Ngoại Hạng Anh

Nhận định, soi kèo Gwangju FC vs Buriram United, 17h00 ngày 18/2: Tiếp tục sa sút

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-20 23:41:14 我要评论(0)

Hồng Quân - 17/02/2025 20:28 Nhận định bóng đ lịch giao hữulịch giao hữu、、

ậnđịnhsoikèoGwangjuFCvsBuriramUnitedhngàyTiếptụcsasúlịch giao hữu   Hồng Quân - 17/02/2025 20:28  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Một trong những nơi tập trung nhiều câu chuyện kỳ lạ nhất Internet, phải kể đến Reddit.

Cách đây khoảng 1 năm, Wallacemk, redditor thích chơi diêm bỗng có một ý tưởng vọt lên trong suy nghĩ và quyết tâm phải thực hiện tới cùng.

"Việc này tốn hơn 10 tháng, chi phí khoảng 500 USD", Wallace chia sẻ về quả cầu khổng lồ làm từ 42.000 que diêm của anh ta.

Dùng keo dán chúng lại với nhau là công việc đòi hỏi sự tinh tế và tỉ mỉ, dù kết quả rất mãn nhãn nhưng không ngăn được Wallace cho nó một... mồi lửa.

Nghe có vẻ đơn giản những Wallace đã phải vận dụng rất nhiều kiến thức mới có thể làm được.

Wallacemk, redditor đến từ New York đã "dành cả thanh xuân" để thực hiện một dự án không-ngầu-cho-lắm với vô số que diêm

Anh chàng làm một quả cầu khổng lồ từ 42.000 que diêm và ghi lại toàn bộ quá trình thực hiện

"Có lần, khi đang nghịch mấy que diêm, tôi nhận ra đầu que diêm lớn hơn thân một chút. Tôi tự hỏi nếu cứ dán chúng lại với nhau và không bao giờ dừng lại, kết quả sẽ là một quả cầu diêm chăng? Từ đó, tôi bắt đầu thực hiện ý tưởng này"

Khi bắt tay thực hiện, tôi rất quan tâm đến việc mình sẽ tốn bao nhiêu que diêm. Tôi ra cửa hàng tạp hóa và mua một lúc 300 hộp diêm (có thể họ nghĩ tôi điên), người bán hàng muốn chắc chắn rằng tôi không dùng số diêm đó để cho nổ tung ngân hàng. Với phần mềm Rhino, nó giúp tôi mường tượng ra cuối cùng quả cầu diêm trông sẽ như thế nào"

"Sau khi tính toán, nếu tất cả những que diêm được gia công hoàn hảo, kích thước như nhau (rất khó xảy ra) thì sẽ mất khoảng 439 que diêm để tạo thành 1 vòng tròn; 62.654 que diêm để tạo nên 1 quả cầu. Tôi đã cố gắng mô hình hóa tất cả nhưng máy tính của tôi không đủ mạnh để render, dưới đây là 1/4 quả cầu"

"Việc dán keo bắt đầu! Vài giờ đầu tiên khá chán nản nhưng đến khi hình dạng của quả cầu diêm bắt đầu được định, tôi thấy phấn khởi và lạc quan hơn"

"Tôi xếp lớp chúng và dán vào nhau theo dạng vòng tròn, nếu xảy ra sai sót vẫn có thể sửa chữa theo ý muốn..."

"Sau khi có kinh nghiệm hơn, tôi có thể dùng keo nóng dán cùng lúc 7 que diêm vào quả cầu"

"Thực hiện phần giữa quả cầu là lúc chán nản nhất, có vẻ 1 bao diêm không làm quả cầu lớn thêm chút nào"

"Tôi giữ lại toàn bộ số vỏ bao diêm, cuối cùng chỉ tốn khoảng 42.000 que diêm là quả cầu đã hoàn thành (sai lệch khá lớn với con số 62.654 được tính toán ban đầu)"

"Memento mori!" (kiểu gì ngươi cũng phải chết)

"Đây là kết quả cuối cùng, màu xanh đã chuyển thành đen, tôi sẽ không bao giờ làm việc gì tương tự nữa"

Theo GenK

" alt="Redditor này 'dành cả thanh xuân' để biến 42.000 que diêm thành quả cầu khổng lồ rồi đốt nó đi" width="90" height="59"/>

Redditor này 'dành cả thanh xuân' để biến 42.000 que diêm thành quả cầu khổng lồ rồi đốt nó đi

9 giờ sáng tại thành phố Sunnyvale, bang California (Mỹ), cô Minni Shali đang trên đường tới trụ sở của Apple để làm việc như thường ngày. Trong khi đó, chồng cô là Vijay Koduri, một cựu nhân viên của Google, đang trò chuyện với đối tác tại một tiệm Starbuck để thảo luận về dự án khởi nghiệp HashCut, một ứng dụng cho phép người dùng tạo video trực tiếp từ Youtube.

Shali và Koduri có hai người con, một cậu con trai 10 tuổi tên là Saurav và một cô con gái 12 tuổi tên là Roshi. Nhìn chung, cuộc sống của gia đình Koduri khá giống với những gia đình trung lưu khác ở thung lũng Silicon, ngoại trừ một thứ. Đó là những công nghệ được phát triển bởi các tập đoàn tại thung lũng Silicon đều bị cấm hiện diện tại nhà của họ.

Gia đình ông Koduri.

Không hề có hệ thống chơi game tại nhà như PlayStation nào tại gia đình Koduri và hai đứa con cũng chưa được phép dùng điện thoại di động. Thực tế, Saurav và Roshi có thể chơi game trên điện thoại của mẹ, nhưng chỉ 10 phút mỗi tuần. Trong khi đó, mặc dù đã mua một chiếc iPad 2 được 5 năm, phần lớn thời gian cô Shali lại để chiếc máy tính bảng này trong tủ quần áo.

"Tôi biết là vào một thời điểm nào đó, các con sẽ cần phải có một chiếc điện thoại riêng", ông Koduri nói với phóng viên của trang tin Business Insider, "Tuy nhiên, thời gian chúng không dùng điện thoại cần phải càng kéo dài, càng tốt".

"Sự khác biệt là các công ty công nghệ không coi họ là một mối nguy hiểm"

Koduri và Shali là đại diện cho một kiểu phụ huynh mới tại thung lũng Silicon. Thay vì trang bị đầy đủ đồ công nghệ cho ngôi nhà của họ, những người làm việc trong giới công nghệ lại đang giới hạn, hoặc thậm chí là cấm, những đứa con của họ tiếp xúc với đồ công nghệ.

Cách quản lý con cái này có thể bắt nguồn từ công việc của các bậc phụ huynh hoặc chỉ đơn giản là vì họ sống tại thung lũng Silicon, một khu vực có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Nhờ vậy, họ biết được sức cuốn hút của công nghệ có thể tiêu tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tổ chức Cộng đồng Thung lũng Silicon trong năm 2017 với 907 bậc phụ huynh cho thấy nhiều người có niềm tin vào lợi ích của công nghệ. Trong khi đó, nhiều người khác lại lo lắng về tác động của công nghệ đối với tâm lý và hành vi xã hội của trẻ em.

"Bạn không thể cắm mặt vào màn hình điện thoại và mong đợi sự trưởng thành", giám đốc bộ phận AI Kim Taewoo của startup One Smart Lab cho biết. Là một phật tử, ông Kim đang dạy cháu trai và cháu gái cách ngồi thiền cũng như giải những câu đố trí tuệ. Mỗi năm một lần, ông Kim lại đưa những đứa cháu vào một ngôi chùa gần thung lũng Silicone để tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn.

Trong khi đó, nhiều cựu nhân viên và một số CEO của các tập đoàn công nghệ lớn đã công khai lên tiếng chỉ trích những công ty chỉ biết làm ra những sản phẩm công nghệ dễ gây nghiện. Những cuộc thảo luận về tác động của công nghệ với trẻ em đang ngày càng được đẩy mạnh. Từ đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy việc để đồ công nghệ tránh xa tầm tay trẻ em là cần thiết.

"Các công ty công nghệ biết rằng khi bạn dùng sản phẩm của họ khi còn là một đứa trẻ, vị thành niên hoặc thanh niên, đó có thể trở thành thói quen suốt đời", ông Koduri cho biết, "Không phải ngẫu nhiên khi Google tìm cách đem tới tất cả trường học tại Mỹ công cụ Google Docs, Google Sheets và bộ quản lý học tập Google Classroom".

Google đang muốn mang công nghệ của hãng tới nhiều trường học tại Mỹ.

Biến trẻ em trở thành khách hàng trọng tâm của những sản phẩm không lành mạnh không phải là một chiến lược mới. Một số ước tính cho thấy các công ty thuốc lá trên thế giới đã chi 9 tỷ USD mỗi năm để tiếp thị sản phẩm với hi vọng trẻ em sẽ hút thuốc vào một ngày nào đó. Tương tự như vậy, nhiều cửa hàng thức ăn nhanh cũng cung cấp những thực đơn dành riêng cho trẻ em. Sự trung thành đối với thương hiệu từ khi còn nhỏ sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ.

"Sự khác biệt là các công ty công nghệ như Google không coi họ là một mối nguy hiểm", ông Koduri nói, "Google luôn miệng nói: "Chúng tôi là người tốt. Chúng tôi giúp trẻ em và những lớp học". Tôi nghĩ Apple và Microsoft cũng sẽ nói như vậy".

"Sự mệt mỏi khi lăn chuột" của các bậc phụ huynh tại San Francisco

Erika Boissiere là một người mẹ 37 tuổi tại thành phố San Francisco, nơi có thung lũng Silicon nổi danh. Cô hiện đang nghiên cứu về những tác động tiêu cực của công nghệ cùng chồng. Mặc dù thiếu những kết quả dài hạn, nghiên cứu của cô vẫn cho thấy những tác hại trong ngắn hạn của công nghệ đối với thanh, thiếu niên. Những tác hại này bao gồm nguy cơ trầm cảm, lo lắng, suy nghĩ cực đoan và tự tử.

Nhiều bậc phụ huynh khi được cô Boissiere hỏi đã cho biết họ đang có ác cảm đối với công nghệ. Mặc dù đang sống ở trung tâm công nghệ của thế giới, vợ chồng Boissiere đang cảm nhận được một thứ gọi là "sự mệt mỏi khi lăn chuột" của người dân nơi đây. Theo đó, ngày càng nhiều người muốn tránh nhìn thấy hoặc dùng đồ công nghệ khi ở nhà.

Nhiều phụ huynh tại thành phố San Francisco đang ngày càng ác cảm với công nghệ.

Vợ chồng Boissiere là một ví dụ điển hình. Họ đã tìm mọi cách để ngăn cho hai đứa con, Jack 2 tuổi và Elise 5 tuổi, có những tiếp xúc cơ bản với công nghệ. Không có TV trong gia đình Boissiere và hai vợ chồng tránh sử dụng điện thoại khi có sự hiện diện của các con. Mỗi khi về nhà, họ đều để điện thoại ở một hộp đựng ngoài cửa. Và mỗi đêm, họ chỉ kiểm tra tin nhắn điện thoại từ 1 cho tới 2 lần trước khi đi ngủ.

"Thỉnh thoảng, tôi phải trốn vào phòng tắm khi con gái bất ngờ vào phòng khi tôi đang nhắn tin", cô Boissiere cho biết.

Xu hướng hạn chế trẻ dùng đồ công nghệ đã có từ lâu tại thung lũng Silicon

Bạn có thể nói những phụ huynh đang hạn chế hoặc cấm con dùng đồ công nghệ đã quá cực đoan. Tuy nhiên, sự thật là họ chỉ học tập theo Bill Gates, Steve Jobs và Tim Cook. Đây đều là lãnh đạo của những tập đoàn công nghệ hàng đầu nhưng hạn chế các con tiếp xúc với công nghệ.

Trong năm 2007, Bill Gates đã quyết định hạn chế con gái dùng đồ công nghệ sau khi phát hiện cô đang quá mê trò chơi điện tử. Sau đó, Bill Gates cũng đã cấm các con dùng điện thoại cho tới khi được 14 tuổi. Đối với trẻ em Mỹ hiện nay, độ tuổi trung bình để bắt đầu dùng điện thoại chỉ là 10.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 với phóng viên của tờ New York Times, cựu CEO Steve Jobs của Apple tiết lộ ông đã cấm các con được dùng chiếc iPad mới ra mắt. "Tôi giới hạn số đồ công nghệ các con có thể được dùng ở nhà", Steve Jobs cho biết.

CEO hiện tại của Apple là Tim Cook cũng tương tự. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 vừa qua, Tim Cook cho biết ông đã cấm cháu trai được dùng mạng xã hội. Câu trả lời này của ông Cook đã được những người trong phong trào phản đối mạng xã hội trích dẫn lại nhiều lần.

Tim Cook sau đó cũng cho biết là người dùng không nên dùng sản phẩm của Apple một cách liên tục. "Tôi không phải là người có thể nói Apple sẽ thành công khi bạn dùng sản phẩm của chúng tôi trong cả ngày dài", ông Cook cho biết.

Kiểm soát quá mức trẻ em không phải là điều cần thiết

Một nghiên cứu trong năm 2014 đã cho thấy những tác động tiêu cực của việc dùng đồ công nghệ quá nhiều không phải là vĩnh viễn đối với giới trẻ. Nói cách khác, tác động tiêu cực của công nghệ chỉ là ngắn hạn và có thể hạn chế bằng các hoạt động xã hội.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã chia 100 trẻ vị thành niên vào hai nhóm có số lượng ngang nhau. Một nhóm sẽ từ bỏ đồ công nghệ và tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời như bắn cung hoặc dã ngoại. Trong khi đó, nhóm còn lại sẽ phải ở nhà và chịu sự kiểm soát của cha mẹ.

Sau 5 ngày, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng đáng kể của tương tác xã hội trong những đứa trẻ tham gia hoạt động tập thể ngoài trời như nắm bắt cảm xúc người khác tốt hơn, biết cười khi cùng làm việc với các bạn và cảm thấy buồn khi gặp thời tiết tồi tệ.

"Kết quả cuộc nghiên cứu này cho thấy chúng ta cần phải có những cuộc trò chuyện xã hội nghiêm túc với những đứa trẻ dùng quá nhiều thời gian cho công nghệ, cả trong và ngoài lớp học", các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhiều trường học đang hỗ trợ những phụ huynh muốn hạn chế con tiếp xúc công nghệ

Trẻ em tại trường tư thục Brightworks ở thành phố San Francisco đang tập tô màu bằng dụng cụ vẽ.

Trong thời đại hiện nay, thật khó để hạn chế hoàn toàn trẻ em tiếp xúc với đồ công nghệ. Các con của ông Koduri là một ví dụ. Mặc dù đã cố gắng nhưng ông vẫn phải cho các con dùng Macbook Air để làm bài tập về nhà và cho chúng dùng laptop Chromebook của Google tại trường học.

Tuy nhiên, ở gần thung lũng Silicon, vẫn có những trường học giúp phụ huynh hạn chế trẻ em tiếp xúc với đồ công nghệ. Trường tư thục Waldorf ở thành phố Los Altos, California là một ví dụ. Những đứa trẻ học ở đây chỉ dùng bảng và bút chì. Ngoài ra, trường cũng cam kết không dùng đồ công nghệ để giảng dạy cho đến khi học sinh lên lớp 8.

Trường tư thục Brightworks ở thành phố San Francisco là một ví dụ khác. Mặc dù nằm trong chương trình K-12 (phổ cập máy tính) của Google, học sinh ở đây vẫn được học cách sử dụng đồ điện, tháo dỡ radio và có những buổi học ngoài trời.

Nhiều trường học tại Mỹ đang coi máy tính là công cụ hỗ trợ học tập đắc lực.

Tại nhiều trường học của Mỹ, đồ công nghệ đang được coi là công cụ hỗ trợ học tập đắc lực. Điều này đã dẫn tới một số người phản đối như hai nhà giáo dục Joe Clement và Matt Miles. Trong cuốn sách "Screen Schooled" xuất bản năm 2017, họ cho rằng đồ công nghệ gây tác hại nhiều hơn lợi ích, kể cả khi chúng giúp học sinh có điểm cao hơn trong môn toán và tập đọc.

"Thật thú vị khi nghĩ về những trường công lập hiện nay, đó là nơi trẻ em được yêu cầu dùng những món đồ công nghệ như iPad. Tuy nhiên, những đứa con của Steve Jobs là những người duy nhất không tham gia", Joe Clement cho biết.

Trước đây, có một tin đồn cho rằng Steve Jobs đã cho các con nghỉ học tại trường để tự học tại nhà và hạn chế dùng đồ công nghệ. Tuy nhiên, độ xác thực của thông tin này hiện vẫn chưa rõ ràng. Joe Clement và Matt Miles cho rằng thật lố bịch khi những người tạo ra công nghệ lại tránh sử dụng chúng vì biết rõ tác hại. Trong khi đó, nhiều người khác lại đang dùng đồ công nghệ quá nhiều.

Sự khác biệt giữa hai thế hệ ngày càng rõ ràng

Ở phía Tây của vịnh San Francisco, Amy Pressman là một doanh nhân công nghệ sống cùng chồng và 2 đứa con, Mia 14 tuổi và Jacob 16 tuổi. Ngoài ra, cô còn một cậu con trai lớn là Brian, người đang không sống cùng gia đình vì là sinh viên năm 2.

Giống như những bậc phụ huynh kể trên, cô Pressman cũng hạn chế con dùng đồ công nghệ tại nhà. Không ai được phép dùng điện thoại khi đang ăn. Ngoài ra, sau 10 giờ đêm, các con của cô cũng không được mang điện thoại lên giường và phải đem vào trong bếp để sạc. Mỗi tuần, cô chỉ cho phép các con chơi game trên điện thoại từ 5 cho tới 6 giờ.

Trẻ em ngày nay không thích ra ngoài chơi như cha mẹ chúng.

Giống như Koduri, người cho biết đã từng thích ra ngoài chơi khi còn là đứa trẻ, cô Pressman cũng mong muốn quay trở về những ngày như vậy. Thế hệ 6x, 7x thích ra ngoài chơi và cảm thấy khó chịu khi bị bắt ở nhà. Trong khi đó, thế hệ 9x hoặc 10x lại thích dán mắt vào màn hình điện thoại hơn.

"Những đứa trẻ ngày nay chẳng thích đi ra ngoài và chỉ muốn quanh quẩn gần nhà", cô Pressman cho biết, "Cậu con trai lớn Brian của tôi đang có nhiều bạn bè hơn hai em vì nó chịu đi ra ngoài khi còn nhỏ".

Trong những năm gần đây, nhờ quy định hạn chế dùng đồ công nghệ, các thành viên trong gia đình cô Pressman đã dành nhiều thời gian cho nhau hơn. Thay vì mỗi người về nhà và nghịch điện thoại trong phòng, giờ đây gia đình Pressman hay đi xem phim cùng nhau và thường xuyên ghé thăm những cửa hiệu kem ngon nhất thành phố San Francisco.

Thậm chí, vào hai năm trước, cô Pressman còn muốn chuyển tới sống ở Thung lũng Chết, một địa điểm nằm giữa hai bang California và Nevada của Mỹ. Đây là khu vực khá hẻo lánh nên có rất ít nhà cung cấp kết nối WiFi và bán cáp sạc.

"Kết nối Internet ở đấy tệ lắm", cô Pressman nói, "Tuy nhiên, điều đó thật tuyệt vời".

Hạn chế con dùng đồ công nghệ là rất khó khăn nhưng đáng để làm

Cô Pressman và nhiều bậc phụ huynh khác cho biết rất khó để biết được nên hạn chế con cái dùng đồ công nghệ tới mức nào. Nguyên nhân là các đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy lạc lõng giữa bạn bè. Ví dụ, khi thấy bạn bè đều được sử dụng iPad, đứa trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi chỉ duy nhất mình là không biết dùng? Càng cấm con cái dùng đồ công nghệ, các bậc phụ huynh càng sợ chúng bị bỏ lại trong thế giới công nghệ hiện nay.

"Tôi không biết cách học làm cha mẹ ở thời buổi hiện nay ở đâu", cô Pressman cho biết, "Thế giới hiện nay không hề giống khi tôi còn nhỏ. Bố mẹ cấm tôi dùng TV quá nhiều vì tôi chỉ dùng nó để xem phim. Tuy nhiên, làm sao tôi có thể cấm các con dùng máy tính khi đó là công cụ để chúng làm bài tập cũng như giải trí".

Các bậc phụ huynh khác cho biết giải pháp của họ là giới thiệu cho con những hoạt động ngoài trời bổ ích hoặc giúp con sử dụng công nghệ một cách lành mạnh hơn. Ví dụ, sau đợt hạn hán kỷ lục tại California trong năm 2016 làm cây cối sau vườn của ông Koduri chết sạch, ông đã quyết định mua xi măng về và xây một sân bóng rổ tại đây. Nhờ đó, hai con của ông và các bạn của chúng đã tìm được một nơi vui chơi mới. Về phần cô Pressman, khi thấy cô con gái Mia bắt đầu quan tâm đến máy tính, cô đã quyết định đăng ký một lớp học lập trình cơ bản cho cả hai mẹ con.

Nhiều người đang hy vọng giúp các con hạn chế sử dụng hoặc thậm chí là tránh xa đồ công nghệ cho tới tuổi trưởng thành. Mặc dù khó khăn nhưng điều này thật sự rất đáng để làm.

Kể từ khi cô Pressman quyết định hạn chế dùng đồ công nghệ trong gia đình, cậu con trai lớn Brian của cô đã thấy được nhiều giá trị của việc này. Cậu sinh viên khoa Toán nói rằng những quyển sách bìa cứng mới thật sự là hữu ích và đồ công nghệ rất dễ gây xao lãng khi học tập.

Và như cô Pressman nhớ lại, khi gia đình đang đi trên đường vào dịp Giáng sinh năm ngoái, Brian đã làm mọi người ngạc nhiên khi thừa nhận mẹ đã đúng.

"Mẹ biết đấy, khi mẹ hạn chế cả nhà dùng đồ công nghệ, con nghĩ mẹ đã sai", Brian nói, "Tuy nhiên, giờ đây, con nghĩ mẹ đã đúng".

Theo GenK

" alt="Nhiều phụ huynh tại thung lũng Silicon đang cấm con dùng đồ công nghệ" width="90" height="59"/>

Nhiều phụ huynh tại thung lũng Silicon đang cấm con dùng đồ công nghệ

Công nghệ CGI ngày càng trở thành một công cụ hữu dụng trong quá trình hậu kỳ của một bộ phim. Đôi lúc người ta dùng nó cho những thứ to lớn (như một chiếc phi thuyền bay giữa các hành tinh trong Star Wars), và đôi lúc là những thứ hết sức nhỏ nhặt (xoá một chiếc micro vô tình bị lộ).

Thông thường, CGI được sử dụng cho những mục đích khá kỳ quặc, hoặc vô nghĩa. Dưới đây là 18 tình huống đặc biệt mà kỹ xảo máy tính đã được tận dụng để thay đổi một số phân cảnh phim.

Xoá "của quý" của Armie Hammer trong "Call Me by Your Name"

Armie Hammer vai Oliver trong Call Me by Your Name

Một trong những điều thú vị nhất của bộ phim này là phong cách thời trang đầu thập niên 1980, bao gồm cả chiếc quần đùi siêu ngắn của Armie Hammer. Tuy nhiên, chính vì quá ngắn nên nó khiến..."của quý" của Hammer "hình như lộ ra liên tục trong quá trình quay".

Chính Armie Hammer cũng đùa rằng: "Có đôi lúc người ta phải xem lại và dùng máy tính để xoá đi mấy viên bi của tôi. Đấy là cái quần đùi siêu ngắn mà, mấy anh nghĩ nên làm gì?"

Thế là những gì cần xoá đã bị xoá trong giai đoạn hậu kỳ, chỉ còn lại những khoảng trống cho sự tưởng tượng mà thôi.

Ghép thành phố San Francisco vào hậu cảnh trong một phân cảnh của "The Room"

v

Một trong rất nhiều thứ khó hiểu trong phim "The Room" - vốn được rất nhiều người bình chọn là bộ phim tệ nhất mọi thời đại - là một phân cảnh diễn ra trên mái căn hộ của Johnny, nơi mà ngôi sao Tommy Wiseau đã thực hiện đoạn độc thoại nổi tiếng "Tôi không đánh cô ta" (I dit not hit her).

Phân cảnh này được quay với phông nền xanh, sau đó khung cảnh thành phố San Francisco đã được máy tính ghép vào hậu cảnh.

Nhưng toàn bộ khung cảnh này là sự tái hiện khá chính xác của mái căn hộ thực ngoài đời của Wiseau. Ông này đã tái hiện lại mọi thứ với một hậu cảnh giả kỹ thuật số.

Kevin Spacey bị xoá vai khỏi "All the Money in the World" và thay vào đó là Christopher Plummer - người sau đó đã được đề cử Oscar cho chính vai này

Christopher Plummer trong All the Money in the World

Một trong những công việc chỉnh sửa hậu kỳ đáng nhớ nhất trong lịch sử hiện tại là việc thay thế Kevin Spacey trong "All the Money in the World". Sau khi Spacey bị cáo buộc tấn công tình dục nhiều người vào hồi tháng 10 năm ngoái, đạo diễn Ridley Scott đã đưa ra một quyết định táo bạo là thay thế Spacey trong bộ phim vốn đã quay xong bằng diễn viên Christopher Plummer - người mà vị đạo diễn này đã chọn đầu tiên cho vai diễn.

VỚi một số cảnh quay lại, tài năng chỉnh sửa thông minh và kỹ xảo điện ảnh "lừa tình", bộ phim đã hoàn thành vào đúng ngày ra mắt hồi tháng 12. Dù tham gia phim chưa đầy 2 tuần, nhưng Plummer đã nhận được đề cử Oscar cho năm diễn phụ xuất sắc nhất.

Dùng máy tính tạo...lông vùng kín cho Dakota Johnson trong "50 Sắc thái"

Dakota Johnson trong 50 Sắc thái

Có rất nhiều cảnh nude trong series 50 Sắc thái, và để quay một số cảnh đó, nhiều hiệu ứng đặc biệt và thủ thuật làm phim đã được tận dụng. Ví dụ, Dakota Johnson đã đeo... mông giả cho một số cảnh quay gần. Nhưng có lẽ hiệu ứng kỹ xảo kỳ quặc nhất mà bộ phim này sử dụng là... ghép lông vùng kín cho Dakota Johnson.

Cụ thể, nữ diễn viên này đã mang một miếng chắn bộ phận sinh dục màu da trong quá trình quay một số cảnh nóng trong phần 1 của bộ phim. Sau đó, người ta đã dùng máy tính để thêm vào một số chi tiết trong quá trình hậu kỳ.

"Dakota đã mang miếng chắn che vùng nhạy cảm của mình. Chúng tôi đã rơi vào một tình thế khó xử, khi trong giai đoạn hậu kỳ phải thêm vào các chi tiết như vậy. Chắc chắn nó không phải là một điểm sáng trong sự nghiệp của mình, nhưng nó thực sự là một trường hợp kỳ quặc" - nhà điện ảnh Seamus McGarvey nói.

Xoá râu của Henry Cavill trong "Justice League"

Henry Cavill đã ký hợp đồng với điều khoản bắt buộc phải để râu khi quay "Mission: Impossible 6", do đó khi anh này phải thực hiện một số cảnh quay lại trong "Justice League", hãng phim đã phải dùng kỹ xảo để xoá bộ râu kia đi.

Tuy nhiên máy tính lại không thực hiện tốt việc này, khiến môi trên của Siêu nhân "không thể ảo hơn", và nó đã trở thành một chủ đề bị phê bình nhiều nhất trong bộ phim này. Chưa kể, mới đây, trên Internet còn xuất hiện một đoạn video cho thấy một chương trình AI có giá chỉ 500 USD - rẻ hơn nhiều so với chi phí hậu kỳ - lại có thể xoá râu tốt hơn nhiều so với các chuyên gia hiệu ứng đặc biệt.

Xoá toà tháp đôi trong "Zoolander"

Sau ngày 11/9, các nhà làm phim đã từng quay phim tại New York buộc phải đưa ra một quyết định khó khăn: phải làm sao với những cảnh quay có toà tháp này trong phim?

Cuối cùng, một số bộ phim như "Glitter" vẫn quyết định để lại toà tháp đôi, trong khi một số khác như "Spider-Man" và "Serendipity" đã xoá nó đi.

"Zoolander" cũng vậy, nhưng không may là ngày ra mắt phim chỉ vỏn vẹn 1 tuần sau sự kiện 11/9, và vụ chỉnh sửa này đã khiến dư luận...nổi điên lên khi cho rằng các nhà làm phim muốn quên đi thảm kịch quá nhanh.

Warner Bros thêm những người trong tình trạng khoả thân vào phía trước những người đang khoả thân khác để phim được xếp hạng R trong "Eyes Wide Shut"

Đạo diễn Stanley Kubrick qua đời chỉ một tuần sau khi trình bản cắt của "Eyes Wide Shut" cho Warner Bros, do đó ông không bao giờ còn có thể phản đối những thay đổi mà studio này đã làm với bản thương mại của phim. "Eyes Wide Shut" có một phân cảnh hỗn loạn, và bị "doạ" sẽ bị xếp hạng NC-17 nếu không chỉnh sửa.

Thế là studio này đã thêm vào một số yếu tố để che chắn bớt những cảnh nhạy cảm, nhưng những hình ảnh mà họ thêm vào lại là hình ảnh những phụ nữ thiếu vải khác mà thôi. Dù sao so với các cảnh gốc thì cũng đỡ bớt phần nào.

"John Wick" chi 5.000 USD để làm...phân chó CGI

Nhìn đống phân này có giống thực lắm không?

Trong một cảnh đầu phim "John Wick", chú chó của nhân vật chính đã "đại tiện" trên bãi cỏ. Nhưng thay vì để chú chó "đại tiện" thật, hoặc làm một cục phân giả, hoặc bỏ luôn cảnh đó đi, thì nhà làm phim lại chi ra 5.000 USD chỉ để render một cục phân CGI nổi lềnh bềnh trên bãi cỏ.

Nguyên nhân vụ việc này theo lời đạo diễn Chad Stahelski là: "Người ta không cho phép chúng tôi cho chó uống thuốc nhuận tràng"?!

Ghép ngực cho Nicolas Cage trong "Ghost Rider"

Bộ ngực cơ bắp như cao su của Nicolas Cage trong Ghost Rider

Đầu tiên phải công nhận rằng Nicolas Cage đã tập luyện rất vất vả để có thân hình rắn chắc cho phim "Ghost Rider". Ở tuổi 40, Nicolas Cage thực sự hoàn hảo cho vai diễn.

Nhưng trên người diễn viên này lại có một số hình xăm, và ở khâu hậu kỳ, người ta đã phải tìm cách xoá bỏ chúng đi. Có vẻ các nhà làm phim thay vì xoá hình xăm thì lại quyết định lắp luôn một bộ ngực giả cho Nicolas Cage. Trong phân cảnh bạn thấy ở trên, bộ ngực anh cứ như một miếng cao su được bơm dầu vào vậy.

Em bé CGI trong "The Twilight Saga: Breaking Dawn - Part 2"

Ai đã phụ trách tạo hình đứa bé này vậy?

Nếu bạn chưa đọc truyện và cũng chưa xem phim, thì đọc tiếp sẽ khiến câu chuyện bị spoil nhé: Trong phần cuối này, Bella và Edward đã có một bé gái tên là Renesmee Cullen, cực kỳ thông minh và lớn nhanh như thổi.

Đây là một thách thức với các nhà làm phim. Đầu tiên, họ dùng một con búp bê để thay thế em bé, nhưng sau đó ý tưởng này bị gạt qua một bên vì...quá ám ảnh. Thay vào đó, em bé này đã được tạo ra bằng công nghệ CGI, và kết quả thậm chí còn kinh dị hơn ý tưởng ban đầu.

Mark Zuckerberg thở ra khói giả trong "The Social Network"

Không thuyết phục làm nhỉ?

Trong một phân cảnh khi Jesse Eisenberg và Andrew Garfield đang thảo luận ý tưởng về Facebook ở bên ngoài một buổi tiệc tại Havard, đạo diễn David Fincher đã thêm vào hiệu ứng khói toả ra khi thở, bởi thời tiết ngoài đời và trong cảnh phim không khớp nhau lắm.

"Hơi thở đó là giả. Không những lúc đó thời tiết không đủ lạnh, mà độ ẩm cũng không đủ để thở ra khói, và tôi cảm thấy nếu bạn đứng ngoài trời trong thời tiết như thế này mà không thở ra khói thì quả là vô lý" - Fincher nói.

Cảnh nude được thêm vào trong phim "Machete"

Người ta đã xoá bộ đồ trắng của Jessica Alba đi

Dùng CGI để che những phần nhạy cảm thì quá bình thường. Trong "Macheta", người ta lại dùng kỹ xảo để khiến nhân vật hở hang hơn!

Cụ thể, diễn viên Jessica Alba đã mặc một bộ đồ nhỏ trong cảnh quay nêu trên. Và ở giai đoạn hậu kỳ, được sự đồng ý của cô, bộ đồ này đã bị xoá đi và các điểm ảnh màu da được đè lên làm cho nhân vật của cô nude 100%.

Thú vị hơn là dù đã chỉnh sửa để nhân vật nude, nhưng nó vẫn không làm lộ bộ phận nhạy cảm mà chỉ khiến nhân vật như đang không mặc quần mà thôi.

Olivia Wilde và Leslie Mann được chỉnh sửa để trông hở hang hơn trong "The Change-Up"

Điều tương tự cũng diễn ra trong bộ phim hài "The Change-Up" năm 2011. Cả Olivia Wilde và Leslie Mann khi quay các cảnh này đều mặc đồ bảo họ che phần trên, nhưng kỹ xảo máy tính đã chỉnh sửa để họ trông như không mặc gì. Thậm chí Olivia Wilde còn được chọn loại "hạt đậu" mà cô muốn thêm vào khi phim ra rạp nữa!

Nhân vật Jar Jar Binks trong Star Wars

Nếu có giải "CGI tệ nhất" thì George Lucas chắc chắn sẽ đạt giải. Ba phần 1, 2 và 3 của series Star Wars của ông đầy những phân cảnh và sinh vật thừa thải, trông gớm ghiếc không tả được.

Nhưng tội lỗi lớn nhất của ông lại xuất hiện trong phần 1 - The Phantom Menace - với nhân vật Jar Jar Binks khiến người xem khó chịu từ đầu đến cuối.

Điều đáng nói là nhân vật này có cũng được, không có cũng không ảnh hưởng gì đến phim. Jar Jar Binks không có một vai trò cụ thể trong cốt truyện, trừ một phân cảnh nó giúp Liam Neeson và Ewan McGregor đi từ điểm A đến điểm B ở đầu phim.

Càng về các phần sau, đất diễn của Jar Jar càng ít đi, nhưng anh này lại đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến sự thống trị của tên ác nhân chính, khi chính Jar Jar là người bổ nhiệm tên này vào chức thượng nghị sỹ lâm thời.

Màn trình diễn nhạc rock dở hơi trong "Return of the Jedi"

Sinh vật CGI kỳ dị này được George Lucas thêm vào phim

Có rất nhiều sinh vật CGI giống côn trùng xuất hiện trong "Star Wars", và một số chúng xuất hiện trong một phân cảnh trình diễn nhạc rock hết sức dở hơi trong "Return of the Jedi".

Trong phiên bản gốc, Jabba the Hut cho các ca sỹ và vũ công nhảy múa để thưởng thức. Cảnh đó đã được dàn dựng thành một màn múa rối tuyệt vời.

Thế nhưng khi George Lucas tung ra bộ phim này lần nữa vào cuối thập niên 1990, ông đã loại bỏ tất cả và thay vào đó bằng các sinh vật CGI xấu xí, cùng một bài hát rock ngớ ngẩn của người ngoài hành tinh. Đây là đỉnh cao của những thứ thừa thãi trong Star Wars, và nó đã làm ảnh hưởng đến mọi thứ khác mà ông đã chỉnh sửa trong các bộ phim gốc.

Wesley Snipes từ chối mở mắt trong một cảnh quay của "Blade: Trinity", và các nhà làm phim phải ghép mắt vào mặt ông

Đấy không phải cặp mắt thực của Wesley Snipes đâu

Có rất nhiều câu chuyện về việc Wesley Snipes gây sự với mọi người trên trường quay của "Blade: Trinity". Nhưng vụ việc kì quặc nhất là khi Snipes từ chối mở mắt trong một cảnh đang quay. Thế là nhà sản xuất buộc phải ghép mắt giả vào thay thế.

Con chuột giả trong "Indiana Jones"

Một trong những cảnh bị chế nhạo nhất trong "Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull" là khi Indiana Jones thoát chết trong một vụ nổ hạt nhân bằng cách...trốn trong tủ lạnh. Và một trong những thứ bị chế nhạo nhất trong cảnh đó là chú chuột chũi CGI trồi lên từ mặt đất sau vụ nổ. Nó rõ ràng là giả, và là dấu hiệu cho một bộ phim dựa dẫm nặng vào CGI.

Màu mắt của Vivien Leigh trong "Gone With the Wind" bị đổi

Đây không được tính là CGI, bởi nó diễn ra trước cả thời đại của kỹ xảo máy tính. Trong bộ phim "Gone with the wind" năm 1939, nhà sản xuất David Selznick muốn trung thành tuyệt đối với cuốn sách cùng tên, do đó màu mắt xanh da trời của diễn viên Vivien Leigh phải được đổi thành màu xanh lá cho giống mắt của nhân vật Scarlett O'Hara. Bởi thời đó kính áp tròng vẫn chưa phổ biến, nên màu mắt của diễn viên này đã được thay đổi trong quá trình hậu kỳ.

Theo GenK

" alt="18 tình huống kỳ quặc khiến Hollywood phải sử dụng hiệu ứng đặc biệt để chỉnh sửa các phân cảnh phim" width="90" height="59"/>

18 tình huống kỳ quặc khiến Hollywood phải sử dụng hiệu ứng đặc biệt để chỉnh sửa các phân cảnh phim