Ý tưởng cho bài dự thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 khá nhiều và đa dạng. Hãy cùng tổng hợp lại bài mẫu viết thư UPU tiêu biểu về chủ đề khởi nghiệp của các bạn trẻ Việt Nam. Nếu cần chúng ta có thể xem lại hướng dẫn thể lệ và quy định viết thư UPU 2020 ở đây.
Năm nay,àimẫuviếtthưUPUlầnthứnămvềquốcgiakhởinghiệlịch vaạn niên Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thời đại của công nghệ.
Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.
Về nội dung bức thư UPU, năm ngoái nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng đưa ra lời khuyên: "Tra Google để tìm hiểu kỹ về chủ đề của kỳ thi là một lợi thế nếu các em có thể lấy ra nhiều tư liệu quý; nhưng sau đó phải biến những kiến thức mình tra cứu thành ý tưởng của mình bằng sự tinh tế và thông minh rất riêng...".
Trong khi đó nhà văn Phong Điệp truyền thêm cảm hứng sáng tạo cho các bạn học sinh khi viết: "Điều mà các thành viên Ban Giám khảo trông chờ nhất ở mỗi bức thư chính là có cơ hội được lắng nghe các em cất lên tiếng nói của mình, bày tỏ những suy nghĩ về các vấn đề của cuộc sống cũng như tâm tư, khát vọng của cá nhân".
Hãy cùng tổng hợp lại bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất về chủ đề khởi nghiệp của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay. |
Bài mẫu thư UPU lần thứ 49 về khởi nghiệp
Bài mẫu 1
Kính gửi Shark Dũng ạ
Dù vẫn còn là học sinh nhưng cháu đã bắt đầu suy nghĩ về dự định cho tương lai. Cháu cũng cảm thấy rất hứng khởi với các ý tưởng khởi nghiệp để tạo dựng những điều lớn lao.
Vì thế mà cháu không bỏ sót tập nào của chương trình Shark Tank vừa qua, và rất ấn tượng với Shark Dũng với tinh thần luôn giúp đỡ các start-up hết sức có thể, sẵn sàng "lội bùn cùng start-up".
Qua tìm hiểu cháu mới biết Shark Dũng là Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng CyberAgent của Nhật Bản, và được coi là "người đỡ đầu" cho các startup khá thành công như Tiki, Vatgia, NhacCuaTui, Batdongsan, Vicare, Jupviec, Topica, Vexere, CleverAds, Luxstay... và tham gia sáng lập Foody.
Nên có thể nói rằng Shark Dũng chính là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một chuyên gia đỡ đầu các start-up. Quan trọng nữa là Shark Dũng đã bắt đầu công việc này từ hơn 10 năm trước, thời điểm mà nhiều công ty khởi nghiệp chưa hiểu thế nào là quỹ đầu tư và còn nảy sinh hoài nghi, nhưng Shark Dũng vẫn kiên trì trên con đường của mình.
Tất nhiên con đường khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng.
Như nhận định của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại "Diễn đàn quốc gia khởi nghiệp 2019 - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp" đầu tháng 12/2019, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới, nhưng khả năng hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp lại nằm trong nhóm 20 nước cuối cùng.
Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí khởi nghiệp và hành động cụ thể là rất lớn. Và các chuyên gia vẫn thường chỉ ra rằng có đến 90% dự án khởi nghiệp, hoặc thậm chí là 99%.
Thế nên những người vừa có chuyên môn, kinh nghiệm, vừa có tinh thần cao như Shark Dũng rất đáng quý. Việt Nam muốn trở nên hùng cường chắc hẳn sẽ rất cần những người giỏi như Shark Dũng và có tinh thần tận tâm theo phương châm "Start-up là ngôi sao, nhà đầu tư là supporter".
Thực ra cháu viết thư này chỉ để bày tỏ mong muốn rằng sau này nếu có ý tưởng khởi nghiệp gì thì sẽ gặp được những người như Shark Dũng, và cũng mong Shark Dũng có thêm các chương trình định hướng tương lai cho học sinh sinh viên.