Nhận định, soi kèo Buriram United vs Khonkaen United, 18h00 ngày 19/1: Củng cố ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Kịch bản quen thuộc -
Nhiều ưu đãi độc quyền vivo T1 Series trên ShopeeNhận thấy tiềm năng to lớn này, vivo đã ra mắt T1 Series với thông điệp “Turbo Trên Tay, Chơi Là Gáy” tại Việt Nam và phối hợp cùng Shopee để mang đến cơ hội sở hữu smartphone có cấu hình mạnh mẽ với nhiều ưu đãi đặc biệt. T1 5G được trang bị năm công nghệ Turbo chính: Bộ xử lý Turbo được hỗ trợ bởi vi xử lý Snapdragon 778G 5G, công nghệ sạc nhanh, màn hình AMOLED 6,44 và tốc độ làm mới 90Hz, chế độ làm lạnh Turbo với 8 công nghệ làm mát và camera Turbo 64 megapixel hỗ trợ quay video 4K và xem video kép.
Bà Nguyễn Thu Huyền, Giám Đốc Marketing, vivo Việt Nam, cho biết, “người dùng thuộc thế hệ trẻ ngày nay vốn đã quen với các trải nghiệm trên nền tảng trực tuyến như: Thể thao điện tử, trò chơi trên thiết bị di động và mua sắm. Do đó, chúng tôi vui mừng ra mắt T1 Series với thông điệp “Turbo Trên Tay, Chơi Là Gáy” nhằm mang đến sản phẩm smartphone đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ. Đồng thời, chúng tôi đặc biệt phân phối độc quyền sản phẩm T1x 8G+128G dành cho người dùng Shopee với chương trình ưu đãi hấp dẫn. Trong phạm vi ra mắt T1 Series, chúng tôi cũng tổ chức giải đấu Turbo Cup Challenge nhằm tạo ra sân chơi hữu ích cho giới trẻ cũng như tăng cường mối quan hệ giữa chúng tôi với cộng đồng game thủ.”
Trong khuôn khổ sự kiện ra mắt sản phẩm mới, vivo cũng khởi động giải đấu Turbo Cup Challenge dành riêng cho sinh viên và PUBG Mobile được lựa chọn làm tựa game thi đấu. Giải đấu sẽ bắt đầu tại 4 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Malaysia với vòng sơ loại vào ngày 4/6, vòng chung kết quốc gia 18/6, và vòng chung kết khu vực SEA 9/7 với bốn đội hàng đầu từ mỗi quốc gia, tranh chức vô địch Turbo Cup Grand Champion để có cơ hội rinh giải thưởng trị giá 20.000 USD.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành, Shopee Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi vui mừng chứng kiến sự phát triển của vivo trở thành thương hiệu công nghệ được yêu thích trong khu vực nhờ các sản phẩm sáng tạo và chất lượng, với mức giá cạnh tranh. Nhiều người dùng của chúng tôi cũng là những người chơi game trên thiết bị di động, sử dụng Shopee không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng những trải nghiệm giải trí và tương tác xã hội. Chúng tôi mong chiến dịch ra mắt thành công và hy vọng rằng sản phẩm sẽ mang lại nhiều niềm vui cho người dùng”.
Chiến dịch “Turbo Trên Tay, Chơi Là Gáy” còn có sự tham gia của những gương mặt nổi tiếng trong cộng đồng công nghệ và game để đánh giá điện thoại thông minh T1 Series và góp mặt trong các buổi giới thiệu sản phẩm được phát trực tiếp trên Shopee Livestream.
Đặc biệt, vào 21/5, khách hàng mua vivo T1x 8GB/128GB trị giá 5.990.000 trên Shopee sẽ được giảm ngay 1 triệu đồng, trả góp 0% cùng cơ hội rinh về nhiều quà tặng độc quyền khác như: voucher giảm giá, tai nghe và chuột gaming Logitech, bộ quà tặng Coolmate.
Tìm hiểu thêm về chương trình “Turbo Trên Tay, Chơi Là Gáy”, và thông tin chi tiết về giải đấu ‘“Turbo CupChallenge” tại: https://shopee.vn/vivo_official_store_vn
Phạm Trang
"> -
Uống trà đá, ăn kẹo lạc trả tiền bằng công nghệ 4.0Tại chợ 4.0, các chủ cửa hàng đều đã chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán số. Ảnh: Trọng Đạt Mô hình chợ công nghệ, chợ 4.0 được coi là bước đi chiến lược trên con đường xây dựng, phát triển xã hội số và kinh tế số tại tỉnh Thái Nguyên. Mô hình này giúp người dân địa phương tiếp xúc với công nghệ số, thúc đẩy việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngay cả trong những giao dịch hằng ngày.
Theo ông Trần Đăng Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, đến nay, cơ bản người bán, người mua tại chợ Đại Từ đã biết cách sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tích cực triển khai nhân rộng mô hình này và thúc đẩy việc tăng tỷ lệ người mua, người bán sử dụng phương thức giao dịch trực tuyến nhiều hơn.
Trao đổi với VietNamNet, chị Lê Thị Mơ - một tiểu thương chuyên bán kem, trà đá trước cổng chợ Đại Từ (Thái Nguyên) cho biết đã sử dụng phương thức thanh toán số được gần một tháng nay.
Theo chị Mơ, dịch vụ này khá thuận tiện cho công việc kinh doanh và dễ sử dụng, thao tác hơn so với chuyển khoản ngân hàng. Đây là lý do khiến nhiều chủ cửa hàng tại khu vực này đã chuyển sang hình thức thanh toán mới khi được giới thiệu.
“Khoảng 30% người uống trà đá ở đây không dùng tiền mặt nữa mà đã chuyển qua thanh toán số”, chị Mơ nói.
Cùng có chung nhận định như chị Mơ, chị Nguyễn Thị Thúy - một tiểu thương đang bán tạp hóa tại chợ Đại Từ cho biết, một trong những ích lợi của thanh toán số là việc người bán không phải chuẩn bị tiền lẻ.
“Nhiều khi không có sẵn tiền lẻ, tôi phải chạy đi đổi khắp nơi rất bất tiện, với thanh toán số thì không cần như vậy nữa. Tiền của tôi không bị nhàu nát, việc quản lý trong tài khoản cũng dễ dàng”, chị chia sẻ.
Theo chị Thúy, phần lớn khách hàng tại tiệm tạp hóa của chị là công nhân. Hầu hết trong số họ đều đã chuyển sang sử dụng thanh toán số. Nhìn chung, khoảng 70% khách của cửa hàng chị Thúy đã sử dụng hình thức thanh toán này.
Ông Đỗ Xuân Hòa - Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cho rằng, việc triển khai mô hình chợ 4.0 là bước đi tiếp theo nhằm cụ thể hóa Nghị quyết về Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên.
Chợ 4.0 giúp gia tăng hiệu quả kinh tế tại địa phương, thúc đẩy thói quen không dùng tiền mặt. Người dân Thái Nguyên không cần phải mang theo tiền mỗi khi đi chợ. Họ cũng sẽ nhận được những ưu đãi, chiết khấu nhất định khi sử dụng phương thức thanh toán mới.
“Thái Nguyên sẽ nhân rộng mô hình chợ 4.0 trên địa bàn toàn tỉnh. Các tổ công nghệ số cộng đồng sẽ vận động người dân sử dụng, cài đặt các nền tảng số nói chung, trong đó có nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng tôi cũng sẽ quan tâm, hỗ trợ triển khai các nền tảng số dùng chung trên địa bàn”, Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên nói.
Trọng Đạt
"> -
Clip: Minh Dũng thành "Thánh chửi" nhờ vai Lệ Tú Nhàn trong "Lô tô" Minh Dũng 'Lô tô' tuổi 40 vẫn trắng tay, phải làm đậu phộng và tóp mỡHối tiếc vì bám trụ sân khấu 18 năm mới nghĩ cho mình
- Đã khi nào anh tự hỏi vì sao mình yêu nghề đến thế mà cuộc sống vẫn lận đận vẫn phải đi bán tóp mỡ nuôi thân?
Bạn biết không tôi học trường sân khấu 1996 – 1999, tốt nghiệp vào sân khấu kịch Sài Gòn của anh Phước Sang làm hơn một năm chuyển sang làm cho sân khấu Phú Nhuận của chị Vân ngay những ngày đầu thành lập. Từ người nhắc tuồng, vai quần chúng, dần dà tôi mới được lên vai. Đến giờ, tôi là số ít diễn viên còn trụ lại ở sân khấu Phú Nhuận khi nhiều người đã rời đi. Tôi từng đi đúp vai cho sân khấu khác vài lần nhưng thế nào đi nữa vẫn phải quay về ngôi nhà của mình.
Tôi cũng có nghề phụ là làm đậu phộng và tóp mỡ nước mắm tỏi ớt, bán khoảng 4 – 5 năm nay rồi. Trong giới sân khấu, tôi bán hai món này rất nổi tiếng đấy. Năm vừa rồi, thịt heo lên giá cao quá, tôi cũng không mua nổi mỡ heo để làm. Đầu năm nay vừa định làm một mẻ có dịch Covid-19, tôi không thể vừa mang khẩu trang vừa livestream chế biến tóp mỡ, hoặc lỡ đâu mình không vệ sinh tay đúng quy chuẩn có thể dính “phốt”. Heo thì đắt, tôi bán rẻ không được, bán đắt chẳng ai mua. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi dẹp luôn, hết dịch rồi tính tiếp.
- 18 năm vào đủ loại vai từ người già đến giả gái vẫn không nổi tiếng, anh buồn chứ?
Trên sân khấu, tôi thường đóng vai người già, giả gái… kiểu vai hóa trang nhiều, khán giả xem rất thích và khen nhiều nhưng không biết là Minh Dũng. Tôi đóng toàn vai “đinh” đấy, không ít khán giả ấn tượng các vai diễn của mình nhưng gặp tôi ngoài đường chẳng nhận ra. Gặp 10 người, chắc chỉ được một người thấy tôi quen quen chứ chẳng nhớ tên. Buồn lắm, tôi chạnh lòng chứ! Và không ngừng tự đặt câu hỏi vì sao mình diễn mãi không nổi.
Lạ lắm, con người thật của tôi đối lập với các vai diễn. Minh Dũng trên sân khấu ồn ào, náo nhiệt và độc địa nhưng tôi ngồi trước bạn đây không hề như vậy.
Tôi không biết cách PR mình, không biết làm sao để nổi bật. Thỉnh thoảng, tôi thắp nhang khấn Tổ: “Tổ thương con đi. Tổ liếc người ta nhiều rồi, liếc con một chút đi”. Tôi không cầu mình nổi tiếng ầm ầm, chỉ mong được khán giả nhớ nhiều hơn và có thêm công việc. Hy vọng Tổ nghe thấu lời tôi.
- Diễn viên sân khấu vừa ổn định đã đi đóng phim, quay gameshow. Nhiều người đã nổi tiếng bằng con đường như vậy, chứ đâu riêng gì anh?
Tôi có lời mời chứ nhưng lòng cứ canh cánh chuyện lịch riêng của mình có thể ảnh hưởng đến sân khấu và lịch chung của mọi người. Hồi xưa, khán giả sân khấu vẫn đông, tôi phải diễn hết suất này đến suất khác nên nếu vì bản thân mình mà ảnh hưởng đến tập thể thì áy náy lắm. Cứ nghĩ vậy, tôi lại từ chối những lời mời. Nhiều lần, tôi bay từ tỉnh về TP.HCM cho kịp diễn dù chỉ nhận 1/2 lương suất đó, không đủ tiền đi lại. Vậy mà, đôi khi tôi vẫn bị trách móc.
Đến tuổi này, tôi ngộ ra rằng có sống chết ôm lấy sân khấu đi nữa cũng không được gì. Nhìn lại 18 năm qua, tôi bật cười chua chát vì trót sống cho người nhiều quá. Tôi cả nể, vì tình nghĩa để rồi cái tình, cái nghĩa ấy trói mình lại, không thoát ra được. Tôi từng sợ cảm giác làm ai đó mếch lòng, thất vọng và mệt mỏi khi nghĩa tình không còn trọn vẹn.
Bây giờ, tôi phải sống cho mình nhiều hơn, cứ nhận lời mời nào là tôi đều thu xếp đi. Bạn thấy đấy, mình cần người ta chứ người ta đâu cần mình? Tôi để vuột cơ hội, vô số diễn viên ngoài kia sẽ giành lấy thôi. Có lẽ, tôi nhận ra điều này hơi muộn.
Lao đao vì "phốt" hét giá cát-xê
- Hay do anh sống phóng túng, ngẫu hứng trồi sụt, thỉnh thoảng lại tự mình “biến mất”?
Sau khi đạt quán quân Tiếu lâm tứ trụ và đóng xong phim Lô tô, giữa năm 2017, tôi nhận được một lời mời phim điện ảnh nhưng khi thấy giá cát-xê không hợp lý, tôi đã nhẹ nhàng đề nghị bàn lại thì tai vạ bắt đầu. Tôi mất vai và bị bêu riếu “mới nổi đã hét cát-xê” suốt thời gian đó. Mấy tháng sau, tôi mất tất cả công việc, không ai mời show tôi nữa.
Lần đầu tiên tôi biết cảm giác bị cô lập, bị dồn tới chân tường. Tôi câm lặng, uất ức chịu đựng vì không thể nói gì nữa. Tôi bỏ đi nước ngoài 3 tháng chứ không phải tự nhiên biến mất, vừa để trốn tránh cũng là để tự cứu lấy mình. Vì nếu vẫn ở Việt Nam, chắc tôi không chịu nổi.
Tôi không hét giá, tâm tôi không tham lam như vậy. Tôi thấy mình làm nghề nhiều năm nên muốn đòi hỏi mức chi phí phù hợp hơn, điều ấy có gì sai? Không lẽ tôi cứ lấy giá cát-xê từ bao nhiêu năm mãi sao?
Thú thật, tôi có đề nghị mức cát-xê cao hơn phim Lô tô khoảng 50% nhưng trong bụng tôi nghĩ nếu họ đồng ý 1/2 thôi cũng đủ rồi. Tôi đã xem qua kịch bản, thấy mình đóng góp nhiều mới đề nghị như vậy. Số tiền cũng chẳng bao nhiêu mà tôi đã trả cái giá quá đắt.
- Việc “nói thách” cát-xê cũng là phần lỗi của anh đó thôi?
Tôi thừa nhận mình nói như vậy là không khéo nhưng tôi đang làm việc với một người thân quen chứ không hoàn toàn chỉ là công việc. Tôi nói nhiều, như là đang chia sẻ để họ hiểu rằng đã đến lúc tôi phải nâng mức cát-xê lên. Tôi không hề trịch thượng một chút nào.
Minh Dũng như tự thu mình sau sự cố mà anh đổ cho "năm xui tháng hạn". - Nếu anh sống tốt, được mọi người yêu quý hẳn họ đã không tin vào lời bêu riếu sau lưng kia?
Có lẽ, người ấy có sức ảnh hưởng lớn, thậm chí khá dễ sợ, nên người ta tin họ chứ không tin tôi. Một số đồng nghiệp có khuyên tôi ráng nhịn cho qua, phần lớn không ai phản ứng gì. Thời gian đó, tôi nghiệm lại, có lẽ xưa giờ tôi thẳng tính quá, chuyện gì khuất tất cũng nói cho ra lẽ mà không kiêng dè nên người ta đã mích lòng mình sẵn rồi, nhân sự vụ đó thì cô lập mình thôi.
Rồi mọi thứ cũng qua đi, tôi phải gặp để lấy lòng mọi người lại nhưng thú thật tôi vẫn nặng tâm lý chuyện cũ. Tôi nhún nhường vô thức đến nỗi ai kêu gì làm nấy, giá nào cũng làm. Đến giờ tôi và những người ấy vẫn làm việc với nhau bình thường. Họ kêu show thì tôi đi nhưng giữa chúng tôi không còn như xưa. Với những đối tác từng tuyên bố “bài trừ” tôi thời gian ấy, tôi cũng đối xử bình thường, nguôi ngoai hết rồi.
Thỉnh thoảng túi không còn một đồng
- Nhìn lại hành trình 18 năm, anh thấy mình được và mất gì?
Tôi chẳng có gì! Tôi không nhà, không xe, không có tiền mà cũng chẳng có tiếng. Tôi không có dư thì đành, thỉnh thoảng túi không còn một đồng, phải mượn bạn bè đôi trăm, một triệu cho qua bữa. Những lúc hết tiền, tôi có động lực làm đậu phộng, tóp mỡ bán; nhưng cũng “nghệ sĩ” lắm, bữa bán bữa nghỉ thôi.
Tôi ở chung với mẹ và hình như cũng chỉ có bà hay hỏi vì sao tôi theo nghề mãi mà vẫn nghèo. Tôi biết giải thích mẹ làm sao khi vừa định tăng giá cát-xê thì đã… Bạn thấy đấy!
Tôi đi diễn 18 năm, cát-xê từ 40 nghìn/suất đến tận bây giờ mới là 1 triệu/suất, hôm nào rạp vắng thì lĩnh nửa lương. Các bạn trẻ đi show, quảng cáo mới có tiền mua nhà, mua xe chứ. Tôi cười an ủi bà: “Con nghèo nhưng vẫn nuôi má được mà”. Đôi lúc, tôi cũng an ủi mình rằng tiền có nhiều, chết cũng chẳng mang theo được.
Diễn viên sân khấu chúng tôi làm gì có hợp đồng. Nếu bị tai nạn khi làm việc, chúng tôi sẽ phải tự lo khoản đó. Chủ rạp hoặc bầu show có chăng sẽ hỗ trợ cho chúng tôi một ít tiền thuốc men “tình nghĩa”. Hồi xưa, tôi có trăn trở nhưng bây giờ thì thôi, cảnh chung rồi, trăn trở mà làm gì.
Nghề này bạc thật, quá bạc là đằng khác! Chúng tôi làm nhiều điều tốt thì không ai nhớ nhưng lỡ làm sai một lần mang tội cả đời.
Từng tuổi này, tôi không ước mong gì hơn mình vẫn khỏe. Nếu được, Tổ hãy cho tôi thêm chút cơ hội công việc nữa, tôi sẽ kiếm một cái nhà nho nhỏ để còn kịp “dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai…”.
Trò chuyện với VietNamNet, nghệ sĩ Minh Dũng nói năm nay anh tiếp tục quay dự án Phượng khấu phần 2 và 3, dự kiến quay vào tháng 6 & 9/2020; bên cạnh đó là một dự án phim sitcom và một phim truyền hình ở Hà Nội, series hài của nghệ sĩ Việt Hương, một web-drama của ekip diễn viên trẻ…
Trong Phượng khấu, ban đầu, Minh Dũng vào vai một thái giám vỏn vẹn 10 phân đoạn toàn “tâu, bẩm”. Anh thấy không đã nên đề nghị đạo diễn cho thêm đất diễn. Cuối cùng, Huỳnh Tuấn Anh ghép vai thái giám với vai mụ Đinh thành thái giám Đinh theo hầu Nhân Tuyên Hoàng thái hậu Trần Thị Đang (NSƯT Lê Thiện đóng). Anh rất hào hứng vì đây là vai độc địa, hiểm ác đúng sở trường – người thực hiện mọi chỉ đạo của Thái hoàng thái hậu.
Nói về cảnh tát Nhất giai Quý phi Phạm Thị Hằng (Hồng Đào đóng) trong teaser bị chê chưa đạt, Minh Dũng phân bua rằng anh rất hiểu nếu diễn cảnh tát mà chỉ sử dụng hình thể thì không đặc tả được. Tuy nhiên, thấy Hồng Đào gầy gò, mỏng manh mà cảnh tát phải quay đến 4 – 5 lần, anh sợ đàn chị không chịu nổi.
“Vì vậy, đúng là tôi có chùn tay một chút. Về phía mình, nếu phải đóng vai có cảnh bị tát, tôi luôn yêu cầu bạn diễn tát mạnh hết sức nhưng khi diễn cảnh tát người khác, tôi lại có một chút chần chừ”, Minh Dũng nói thêm.
Gia Bảo
Ảnh: Bảo Hòa
Phim cung đấu đầu tiên của Việt Nam bị tố đạo 'Diên hy công lược'
Blogger có tài khoản "Kim Ngư Cơ đợi gió" đăng loạt ảnh so sánh trang phục, bối cảnh của "Phượng khấu" với "Diên hy công lược" bằng giọng gay gắt.
">