Diễn kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ là hoạt động thường niên của Nhà hát Tuổi trẻ từ nhiều năm qua nhằm tưởng nhớ và tri ân cặp vợ chồng nghệ sĩ tài danh Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh đã vĩnh viễn ra đi vào những ngày cuối tháng 8 mùa thu năm 1988, khi tài năng và sức sáng tạo nghệ thuật đang ở độ sung sức nhất.Là nơi ra mắt vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17” từ gần 40 năm qua - dấu mốc đáng nhớ mở ra sự nghiệp sân khấu tuy ngắn ngủi nhưng lẫy lừng của Lưu Quang Vũ, cho đến nay Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng và công diễn 15 vở kịch của anh, giành được nhiều giải thưởng cao quý qua các liên hoan sân khấu cũng như sự yêu mến của nhiều thế hệ khán giả.
Trong tháng 8 này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức chuỗi hoạt động tưởng nhớ và vinh danh Lưu Quang Vũ với tên gọi “Mùa diễn kịch Lưu Quang Vũ” gồm các đêm diễn những vở kịch đặc sắc: “Ai là thủ phạm”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Tin ở hoa hồng” với sự diễn xuất của các gương mặt nghệ sỹ quen thuộc được đông đảo công chúng biết đến: NSƯT Minh Hằng, NSƯT Đức Khuê, Vân Dung, Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Thanh Sơn, Bá Anh… cùng tập thể diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ.
 |
Nghệ sĩ Vân Dung trong vở Tin ở hoa hồng. |
Vở “Tin ở hoa hồng” do NSƯT Chí Trung làm đạo diễn. Kịch bản “Tin ở hoa hồng” được cố tác giả Lưu Quang Vũ viết vào năm 1982. Nội dung vở kịch nói về những người trẻ mới ra trường ôm ấp nhiều hoài bão, khát vọng và niềm tin về một xã hội tốt đẹp.
Vượt qua những khúc mắc, khó khăn, điều giữ hai thanh niên trẻ theo đuổi công việc của mình chính là niềm “tin ở hoa hồng”, tin ở những điều tốt đẹp vốn có trong mỗi người và trong cuộc sống.
“Hoa cúc xanh trên đầm lầy” do đạo diễn Sỹ Tiến dàn dựng là vở kịch giả tưởng duy nhất của tác giả Lưu Quang Vũ với nhiều yếu tố mới lạ và vô cùng hấp dẫn. Câu chuyện thể hiện nhãn quan vượt thời đại khi đi sâu khai thác những yếu tố hết sức mới mẻ ngay cả trong cuộc sống đương đại của tác giả.
Khán giả sẽ thấy được trạng thái của các nhân vật khi gặp lại quá khứ, nhìn thấy tương lai của mình trên trên sân khấu một cách sinh động, đầy mâu thuẫn cuốn hút giữa những giá trị đối nghịch nhau cùng niềm tin vào những điều tốt đẹp. Với vở diễn này, các Nhà hát Tuổi trẻ đã xuất sắc giành huy chương Vàng tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2018.
 |
Thu Quỳnh trong vở Hoa cúc xanh trên đầm lầy. |
“Ai là thủ phạm” là vở diễn kể về đời sống thường nhật của người dân thành thị những năm 80 của thế kỷ XX ở Hà Nội, ở một khu tập thể có biệt danh "Quân khu Phượng Hà". Bằng thủ pháp dàn dựng sân khấu đồng hiện, xen kẽ giữa những bối cảnh xưa cũ là suy nghĩ của lớp trẻ hiện nay, đạo diễn, NSƯt Chí Trung đã khẳng định được bản lĩnh sân khấu khi vẫn giữ được cái “hồn cốt“ đậm chất kịch tâm lý, nhân văn của tác giả Lưu Quang Vũ mà vẫn tạo được sự hấp dẫn ở những tình huống hài…
“Mùa diễn kịch Lưu Quang Vũ” được kỳ vọng sẽ mang đến một không gian nghệ thuật ấn tượng, nơi xúc cảm của người xem lắng đọng và thổn thức để cùng nhớ về một tượng đài của nền kịch nghệ Việt Nam.
Tình Lê

Xúc động đêm tưởng nhớ 30 năm ngày mất Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh
Đêm nhạc, thơ, kịch "Tình yêu ở lại" tưởng nhớ 30 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã lấy nhiều nước mắt của người xem.
" alt="Bảo Thanh, Thu Quỳnh tham gia diễn kịch Lưu Quang Vũ"/>
Bảo Thanh, Thu Quỳnh tham gia diễn kịch Lưu Quang Vũ
Nhà hát Kịch Việt Nam vừa công bố vở diễn "Người mẹ trước vành móng ngựa" - đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang. Khán giả một lần nữa lại được xem tài diễn xuất của NSND Lan Hương trong vai một bà mẹ chồng độc đoán và đầy mưu mô.Câu chuyện kịch trải dài theo số phận của nhân vật Holly khi phải đối diện với quan điểm thiếu môn đăng hộ đối trong gia đình chồng, bị mẹ chồng ép chết giả rồi sống ê chề trong thân phận gái làng chơi. Cô bị tống tiền khi bị phát hiện thân phận, chấp nhận hy sinh trở thành “người đàn bà không tên” dù phải đối mặt với án tử hình…
Vở diễn phản ánh những góc khuất của xã hội nước Mỹ, ở đó có không ít thân phận người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân bị vùi dập. Nhưng qua đó cũng sáng ngời phẩm chất vị tha, nhân hậu của người mẹ, người vợ sẵn sàng nhận về mình những hy sinh, mất mát.
 |
NSND Lan Hương tái xuất hoá thân thành bà mẹ chồng ác nghiệt trong ‘Người mẹ trước vành móng ngựa’. |
NSND Lan Hương vào vai bà Estell, bà mẹ chồng không chấp nhận địa vị xuất thân của con dâu và ép buộc con dâu phải giả chết và bỏ đi biệt tích. Khán giả đã thấy một Lan Hương "độc ác" như thế nào bằng xương bằng thịt trên sân khấu. Thái độ và cử chỉ của Lan Hương khiến người xem bị cuốn hút bởi hiếm có người nào "sống 2 mặt" như Lan Hương trên sân khấu. bà vô cùng ngọt ngào với con dâu khi có con trai ở bên, nhưng lại đay nghiến Holy mỗi khi vắng con trai yêu quý.
NSND Lan Hương chia sẻ: "Vai mẹ chồng là một người đàn bà quyền lực, quý tộc và sang trọng. Nó khác với các mẫu vai đào thương của tôi trên sân khấu kịch. Vì vậy dẫu vai diễn hoàn toàn khác với các mẫu vai mà tôi đã đóng trên sân khấu tôi vẫn cứ quyết định thử sức mình”.
Nữ nghệ sĩ cho rằng, vở diễn từng được chính NSND Doãn Hoàng Giang dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam. Tuy nhiên, hồi đó chị chưa có cơ hội được thể hiện. Vì thế, lần này chị tham gia với một tinh thần đầy hào hứng và thích thú.
 |
Việt Hoa mới tốt nghiệp đại học lại nhận ngay vai chính với cuộc đời biến động, tâm lý diễn biến phức tạp. |
Bên cạnh những diễn viên quen thuộc như NSND Lan Hương, NSƯT Trịnh Mai Nguyên, Phú Đôn, vở diễn quy tụ dàn diễn viên trẻ như Việt Hoa, Tuyết Trinh, Thế Nguyên. Vai chính Holly nặng ký được giao cho diễn viên trẻ Việt Hoa. Vai này ban đầu có cả Khuất Quỳnh Hoa dày dặn kinh nghiệm hơn, nhưng lý do sức khỏe khiến cô lỡ vai diễn.
Việt Hoa mới tốt nghiệp đại học lại nhận ngay vai chính với cuộc đời biến động, tâm lý diễn biến phức tạp. Ở buổi tổng duyệt 19/9, Việt Hoa còn khá căng thẳng. Tuy thế NSND Trung Anh theo sát diễn viên tập luyện, hết lời khen ngợi diễn viên trẻ vừa tốt nghiệp này, nói rằng hiếm diễn viên trẻ nào ở nhà hát diễn tốt như thế.
 |
Vở diễn cũng được khen ngợi bởi sự đầu tư về trang phục biểu diễn. |
Phục trang của vở cũng là một điều đáng chú ý. Đây là một vở diễn được Bộ VHTTDL đặt hàng nên Nhà hát Kịch Việt Nam quyết định đầu tư kỹ lưỡng. Ngoài đạo diễn nổi tiếng là NSND Doãn Hoàng Giang, BGĐ quyết định mời NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam thiết kế phục trang cho vở diễn này.
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, anh đã đầu tư khá nhiều tiền cho phần trang phục này. "Nếu thẳng thừng ra, trang phục cho đêm diễn không dưới 2 tỷ. Tuy nhiên, vì tôi rất mê sân khấu nên tôi chỉ lấy chút gọi là biểu trưng và động viên ekip thiết kế", NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam chia sẻ.
Tình Lê

NSND Lan Hương trở lại diễn cho Nhà hát Kịch Việt Nam
Dù đã nghỉ hưu nhưng NSND Lan Hương vẫn được Nhà hát Kịch Việt Nam tin tưởng mời vào vai bà Estelle trong vở kịch kinh điển "Người mẹ trước vành móng ngựa".
" alt="NSND Lan Hương tái xuất vai mẹ chồng độc ác đẩy con dâu ra trước vành móng ngựa"/>
NSND Lan Hương tái xuất vai mẹ chồng độc ác đẩy con dâu ra trước vành móng ngựa
, ông đã gặp cô gái người Mường tên là Đinh Thị Bẩy.</p><p>Hồi đó, Bẩy đã 23 tuổi mà vẫn chưa chịu lấy chồng. Bà ngoại Bẩy là thầy thuốc người Mường, bản thân chị cũng biết nhiều cây thuốc, nên muốn theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng để học nghề thuốc.</p><table width=)

Ông Trọng và chị Bẩy hồi mới gặp nhau.
Thấy cô gái Mường say mê nghiên cứu thuốc men, ông Trọng rất quý, nên đã đưa cô về Hà Nội, làm việc ở khu vườn xoài kiêm trại nghiên cứu thực phẩm chức năng của ông ở Hoài Đức, ngay ngoại thành Hà Nội.
Theo ông Trọng, hồi đó, ông thuê người làm cỏ ở trang trại mất 10 triệu đồng một tháng, thế nhưng chị Bảy tháo vát, quản lý đâu ra đấy, lại xắn tay cùng công nhân làm việc, nên chỉ tốn 3 triệu mỗi tháng mà vườn sạch tinh tươm.
Một hôm, đến trang trại vào lúc 12 giờ trưa, thấy công nhân nghỉ ngơi, mà Bảy vẫn làm cỏ ngoài vườn, mồ hôi mướt mát. Nhìn cô gái chân quê chăm chỉ, ông Trọng xúc động làm ngay mấy câu thơ: “Em ngồi nhổ cỏ nhưng vẫn đợi/ Chẳng hiểu cỏ kia có dễ không/ Chỉ chờ ai gọi thôi em nhé/ Đứng dậy đi em chim sổ lồng”.
Nghe mấy câu thơ đó, chị Bẩy không nói gì, mà lẳng lặng đi vào nhà ăn. Ông Trọng đi theo, nhấc lồng bàn, thì chỉ thấy món rau muống luộc và quả trứng.
Chị Bẩy mời ông ở lại ăn cùng. Ông Trọng toàn ăn cao lương mỹ vị, nhưng không ngờ bữa ấy chỉ có rau muống và quả trứng luộc lại ngon miệng đến thế.
 |
Cô gái này đã yêu say đắm bác sĩ Trọng. |
Ăn xong cơm, ông Trọng cứ tiếc nuối, rằng vừa “xuất thần” làm mấy câu thơ, mà ăn xong, no bụng, lại quên mất. Không ngờ, cô gái làm vườn ấy đọc lại từng chữ rành rọt, không thiếu chữ nào.
Không những thế, cô còn đọc rất nhiều bài thơ của ông, rồi bình từng câu, từng tứ. Ông Trọng càng giật mình, khi không hiểu vì sao, một cô gái làm vườn cho mình, mà lại thuộc nhiều thơ của mình đến vậy.
Sau này, ông mới biết, những đêm ở trang trại rộng mênh mông, buồn quá, cô lục đống sách, báo trong phòng của ông để đọc.
Là sơn nữ xứ Mường, Bẩy có tâm hồn lãng mạn, nên rất thích thơ. Những bài thơ về tình yêu, cảnh sắc thiên nhiên của ông Trọng, Bẩy chỉ đọc vài lần là thuộc.
Ông Trọng ngã bổ chửng, khi cô gái vẫn gọi ông bằng thầy cất lời: “Thầy ơi! Em muốn làm vợ thầy!”.
Ông Trọng bảo: “Nghe cô ấy nói thế, tôi quá giật mình. Nhưng suốt bao năm một mình gà trống nuôi con, giờ lại được cô gái trẻ tỏ tình thì thích thú lắm, nên tôi nhận lời ngay”.
Vài hôm sau, ông Trọng tìm lên huyện Yên Lập, cùng vài người thân để… hỏi vợ.
 |
Ông Trọng. |
Lúc ông Trọng lên, đã là chiều tối. Nhà gái tụ họp đông đủ. Dù đã được chị Bẩy nói trước, song mọi người vẫn không khỏi ngỡ ngàng, bởi chú rể quá già, nhiều tuổi hơn cả bố vợ.
Khi đó, ông Trọng đã 79 tuổi, còn bố vợ mới 68. Bố vợ gọi ông Trọng bằng anh, còn ông Trọng gọi bố vợ bằng ông.
Nhiều người xì xầm bàn tán. Mấy bà cô, bà thím còn lôi chị Bẩy ra ngoài khuyên giải mọi điều, nhưng ý Bẩy đã quyết, nên không ai lay chuyển được.
Tình cảnh lúc đó khá gay cấn, có nguy cơ đổ vỡ. Không để mọi người bàn ra tán vào nhiều, ông Trọng đã nói thẳng rằng, mai là ngày lành tháng tốt, nên xin được cưới luôn.
Ông bố vợ nghe con rể tương lai nói vậy, thì bảo: “Tôi sẽ hỏi ý kiến tổ tiên. Nếu tổ tiên đồng ý, thì tôi không có cách nào khác. Ngược lại, thì xin trả lễ cho anh”.
Nói rồi, ông bố vợ vào trong buồng, lấy chiếc đĩa cùng 2 đồng xu. Ông thắp hương trên bàn thờ, rồi gieo quẻ. Gieo xong, ông bảo với mọi người: “Được rồi. Các cụ đã đồng ý. Mai tổ chức cưới luôn”.
Ông Trọng hỏi lễ cưới ở đây thế nào? Các cụ già xúm vào bảo phải 1 con bò, một con lợn, trăm lít rượu, gà, gạo…
Ông Trọng chẳng cần nhẩm tính, đưa một cọc tiền to nhờ gia đình nhà gái mua sắm hộ, vì đường xa không mang được gì theo.
 |
Tấm ảnh cưới phóng lớn của vợ chồng ông Trọng cùng những lời mô tả đám cưới dài 28 ngày, linh đình nhất Việt Nam. |
Nhận xong lễ, thì thấy mọi người nhổ rào bó thành đuốc, đốt cháy đùng đùng tỏa đi khắp các hướng. Hóa ra, mọi người đốt đuốc soi đường đi mời cưới.
Hôm sau, đám cưới tưng bừng diễn ra. Cả họ nhà gái, cả bản đến dự, ăn uống no say, rượu rót tràn cả thung lũng. Chú rể Nguyễn Hữu Trọng tuy tóc đã bạc, nhưng uống rượu như nước lã, khiến cả nhà gái say nghiêng ngả.
Cưới xong ở nhà gái, thì ông Trọng đưa vợ về Hà Nội tiếp tục tổ chức lễ cưới.
Ông kể: “Có lẽ, đám cưới của tôi không chỉ to nhất Hà Nội từ trước đến nay, mà còn là đám cưới dài nhất, tới 28 ngày. Ngày cưới chính tôi tổ chức ở khách sạn tại Hà Nội, còn các ngày khác thì tổ chức ở khu nhà vườn Hoài Đức, bên sông Đáy.
Tôi gọi điện mời cưới. Mọi người hỏi cưới hôm nào, tôi bảo hôm nào đến cũng được, đều có cỗ và rượu.
Tôi tổ chức cưới dài ngày như thế, nên không ai có thể từ chối đến chúc mừng vì bận. Vì tôi tổ chức cưới kéo dài, nên khách đến rải rác, cứ mỗi ngày dăm mười mâm”.
Cưới xong, đúng một năm sau, thì vợ ông trở dạ, sinh cô con gái, đặt tên là Nguyễn Kim Phúc. Con cháu, người thân ông Trọng đều không tin ở tuổi ông vẫn có con, nên lúc chị Bẩy mang bầu thường nói ra, nói vào.
Nhiều người còn nói bóng gió rằng ông Trọng già rồi còn đi đổ vỏ. Thế nhưng, khi bé gái ra đời, nhìn khuôn mặt lột ông Trọng, thì không thấy ai bàn tán gì nữa.
Và để có nếp, có tẻ, ông Trọng bàn với vợ sinh tiếp. Năm 2012, cậu bé Nguyễn Hữu Đức ra đời, khi ông Trọng đã ở tuổi 82.
Lúc này, mọi người không còn bàn tán xôn xao chuyện cụ ông 82 tuổi vẫn sinh con nữa, mà người ta bàn tán, tò mò, vì sao cụ ông hiện đã 84 tuổi vẫn đáp ứng được chuyện chăn gối với vợ trẻ.
Bí quyết của ông Trọng là: Sống vô tư, thanh nhàn, không thù hận, kèn cựa, ăn uống sạch sẽ, bổ dưỡng, tích cực làm việc, rèn luyện thân thể. Đặc biệt, cần sử dụng thảo dược quý từ sớm, để loại trừ bệnh tật từ gốc.
(Theo VTC News)" alt="Chuyện tình cụ 80 và thiếu nữ 20 ở HN: Đám cưới kéo dài 28 ngày"/>
Chuyện tình cụ 80 và thiếu nữ 20 ở HN: Đám cưới kéo dài 28 ngày