Sau những cố gắng, Thu Hoài trúng tuyển chương trình học tiến sĩ chuyên ngành Hóa tại Arizona State University (Mỹ) với mức hỗ trợ khoảng 350.000 USD/5 năm (khoảng 8 tỷ đồng). Công việc của Hoài hiện tại là nghiên cứu sinh và làm trợ giảng. |
Nguyễn Thu Hoài (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) từng học song song cả chương trình Cử nhân và Thạc sĩ. |
Niềm yêu thích với Hoá học đến với Hoài bắt nguồn từ những thí nghiệm thú vị khi còn học phổ thông. “Năm 2014, em đỗ vào lớp Tài năng Hoá của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Từ đó em luôn gắn liền với môn học đặc biệt này ”, Hoài chia sẻ.
Bước sang năm thứ ba đại học, Hoài có cơ hội dự phỏng vấn chương trình liên kết của trường và nhận học bổng thạc sĩ tại Thuỵ Điển. Vì vậy, Hoài học song song cả 2 chương trình cử nhân, thạc sĩ.
Một điểm khá đặc biệt là Hoài nhận bằng thạc sĩ tại Thụy Điển trước khi tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Đó là do Hoài được đồng ý học chương trình thạc sĩ liên kết của Thuỵ Điển từ năm thứ ba, trong khi hầu hết những sinh viên khác theo chương trình này thường lên đường vào năm năm thứ tư.
“Thời gian đầu sang Thuỵ Điển em khá hoang mang khi là học sinh nhỏ tuổi nhất lớp. Nhưng trong môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, được nhiều anh chị và thầy cô truyền cảm hứng khiến em đam mê môn Hoá nhiều hơn, tìm được hướng nghiên cứu yêu thích”.
Hoài cho biết để tìm được lĩnh vực phù hợp nhất nên có trải nghiệm ở nhiều mảng khác nhau. Nếu ở đại học, Hoài làm về hoá ứng dụng vào sản xuất như “test nhanh thực phẩm sử dụng phổ hồng ngoại” thì ở bậc thạc sĩ, em chọn mảng mới là “nghiên cứu về vi khuẩn chuyển hoá thuỷ ngân trong môi trường”.
Sau 1 năm học đủ tín chỉ và hoàn thành đề tài, Hoài được cấp bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, Hoài vẫn chưa hoàn thành chương trình cử nhân ở Việt Nam nên quay về để hoàn thành tín chỉ và đề tài để tốt nghiệp.
Có cơ hội tiếp tục học tiến sĩ nhưng Hoài quyết định dành 2 năm đi làm để có kinh nghiệm thực tế và tham gia chương trình thực tập tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Cùng đó, âm thầm chuẩn bị cho dự định học PhD tại Mỹ.
Cần xác định học tiến sĩ để làm gì?
“Bố mẹ từng không ủng hộ và khuyên em cân nhắc lại. “Tại sao cứ phải học lên cao để làm gì? “Tại sao con không ở Việt Nam làm việc?”. Em tin mỗi người đều có một giá trị khác nhau nên hãy khám phá và phát huy điều đó. Vì thế, em bền bỉ thuyết phục bố mẹ cho mình thực hiện”, Hoài chia sẻ.
Cuối năm 2019, Hoài bắt đầu thi các chứng chỉ và đạt kết quả TOEFL 107/120, GRE 331 (bài kiểm tra yêu cầu đối với sinh viên dự định học thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Mỹ). Đồng thời, tìm hiểu các trường đại học có dự án phù hợp, liên hệ trước với giáo sư.
Điểm khiến Hoài tự tin nhất là những trải nghiệm nghiên cứu có được khi đi học và làm việc. Trong bài luận, Hoài thể hiện rõ những tố chất, năng lực để đáp ứng việc học tiến sĩ. Đồng thời, chia sẻ những câu chuyện thật của bản thân cùng mong muốn ứng dụng vào thực tiễn khi theo đuổi nghiên cứu chuyên sâu về Hoá học.
Ngoài ra, Hoài xin thêm 2 lá thư giới thiệu từ giáo sư hướng dẫn và làm việc cùng. “Đợt nộp hồ sơ năm 2020 em gửi tới 5 trường và nhận được chấp nhận từ 4 trường. Em chọn học tại Arizona State University vì hướng nghiên cứu hoá phân tích, hoá môi trường của giáo sư đúng lĩnh vực em thích”, Hoài nói.
Theo Hoài, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi quyết định học tiến sĩ là bản thân đã thật sự sẵn sàng và chuẩn bị tâm lý hay chưa. “Các bạn nên xác định rõ ràng mình thích gì, cần điều gì khi học tiến sĩ? Bỏ ra 5 năm để thu lại những gì? Và sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không?.
Với Hoài, học tiến sĩ tuy vất vả nhưng nhiều niềm vui như có cơ hội làm việc với giáo sư, đồng nghiệp giỏi.
“Em thích giảng dạy, khi học PhD được làm song song nghiên cứu và trợ giảng. Dùng kiến thức có được truyền đạt cho người khác cũng là cách để mình tự ôn lại và phát triển nhiều kỹ năng khác”.
Bên cạnh đó Hoài cho hay phải chấp nhận dành nhiều thời gian, công sức hơn cho nghiên cứu, xa gia đình và bạn bè. Trong khi các bạn xung quanh lập gia đình hay có công việc ổn định thì mình vẫn theo đuổi một đề tài chưa rõ câu trả lời. Em có lựa chọn riêng, làm những gì mình thấy phù hợp và sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định đó. Theo Hoài, học tiến sĩ cần nhất là sự kiên trì, không ngừng tò mò và chủ động tiếp thu những kiến thức mới.
Năm thứ 2 và thứ 3 học PhD đều có kỳ thi, nếu không đỗ thì nghiên cứu sinh sẽ tốt nghiệp với bằng thạc sĩ. Cũng có trường hợp trải qua 5 năm nhưng không hoàn thành được. Đó cũng là rủi ro có thể xảy ra. Khoa học cho em một lăng kính để quan sát điều kỳ diệu, mang đến trải nghiệm quý giá khác và em chấp nhận đánh đổi” - Hoài nêu suy nghĩ.
 |
Nhà khoa học nữ người Mỹ nhận giải Nobel Hóa học năm 2020 - GS. Jennifer A. Doudna là người truyền cảm hứng cho Hoài. “Bà là người phụ nữ đam mê nghiên cứu, kiên trì đưa khoa học đi vào ứng dụng thực tiễn. Em luôn mong muốn đề tài mình thực hiện sẽ mang lại những giá trị như vậy”. |
Hiện tại, Hoài đang thực hiện đề tài về Coronavirus trên chuột (trong môi trường an toàn, ngăn chặn sự các khả năng biến đổi, lây lan của virus).
“Dự án tìm hiểu về dùng điện trường nghiên cứu bề mặt của virus, nắm bắt tính chất, hoạt động và phân biệt chủng virus khác nhau, hướng đến nghiên cứu biện qua điện trường, quét nước bọt bằng điện trường thay vì xét nghiệm sinh học phân tử”.
Bên cạnh đó, Hoài dành 20 tiếng/mỗi tuần đi dạy môn Hóa đại cương cho sinh viên năm thứ nhất.
Ngọc Linh

Cô gái Hải Phòng 2 lần trượt đại học đến viện nghiên cứu hàng đầu thế giới
Từng trượt đại học, nhiều lần bị từ chối hồ sơ, nhưng Đoàn Thị Hải Dương vẫn nỗ lực không ngừng. Tháng 9 vừa qua, Dương đã nhận được học bổng tiến sĩ cùng mức lương 2.800€/tháng tại Viện nghiên cứu Max Planck for Plant Breeding (Đức).
" alt="Dành 2 năm để chinh phục học bổng tiến sĩ ngành Hóa gần 8 tỷ đồng ở Mỹ"/>
Dành 2 năm để chinh phục học bổng tiến sĩ ngành Hóa gần 8 tỷ đồng ở Mỹ
Nhiều công trình kiến trúc độc đáo mà bình dị của Việt Nam đã lọt vào top các công trình kiến trúc mang tầm thế giới.1. Trường mầm non tại Đồng Nai
Công trình trường mầm non Farming Kindergarten tại Đồng Nai do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các kiến trúc sư Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi sáng tạo nên. Đây là một trong những công trình vinh dự lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Công trình đẹp nhất thế giới” đồng hành với 29 công trình khác từ 20 quốc gia do Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh – RIBA (Royal Institute of British Architects) công bố.
 |
Điểm nổi bật của thiết kế là những mái nhà xanh cong cong chạy dài liền tạo ra ba sân vui chơi cho trẻ. Từ sân chơi không những thầy cô giáo mà cả trẻ cũng có thể chạy nhảy dễ dàng lên phía mái nhà trồng rau - nơi có độ dốc cao dần lên đến tầng hai. |
Ngoài ra, trường mầm non cũng giành giải nhì trong cuộc thi quốc tế FuturArc Prize (Thiết kế công trình Xanh).
 |
Trong nhà trẻ có một khu vườn rộng 200m2 trồng năm loại rau củ khác nhau để phục vụ cho tiết học giáo dục nông nghiệp cho trẻ. |
2. Ngôi chùa đá ở Nha Trang
Công trình này đã lọt vào top 7 công trình tôn giáo ấn tượng nhất hành tinh do Liên hoan Kiến trúc thế giới bình chọn.
Công trình kiến trúc đơn sơ gồm hai phiến đá có kích thước tương tự nhau 2,3x3m - một phiến làm sàn, một phiến làm mái. Giữa hai phiến đá là hệ khung sắt để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cũng như tạo hình khối.
Không gian ngôi chùa đá được lấy cảm hứng từ sự tích Đức Phật và cây bồ đề. Vào khoảng năm 500 TCN, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề 3 ngày và 3 đêm và đạt được giác ngộ và sự thấu hiểu. 7 tuần lễ tiếp theo, Đức Phật đã tiếp tục thiền định và suy xét trải nghiệm của mình. Sau 7 tuần, Đức Phật bắt đầu đi khắp nơi giảng dạy Phật pháp.
3. Nhà đá ở Quảng Ninh
Tọa lạc tại Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam, thiết kế không chỉ gây ấn tượng bởi vườn trên mái mà còn vì hình dạng thiết kế đặc biệt. Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa, ngôi nhà hình xuyến nổi bật giữa khu dân cư yên tĩnh. Sở dĩ được đặt cái tên Stone House (nhà đá) vì các kiến trúc sư đã sử dụng chất liệu đá xanh có sẵn ở địa phương, cùng vườn trên mái giúp thiết kế hòa nhập vào cảnh quan xung quanh.
4. Nhà thờ Ka Đơn ở Lâm Đồng
Công trình này đã đạt giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 do Quỹ Frate Sole tổ chức.
Thiết kế của nhà thờ Ka Đơn lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng KTS Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. Sau hơn 4 năm thi công, Nhà thờ Ka Đơn hoàn thành vào tháng 7/2014.
Tư tưởng xuyên suốt trong thiết kế công trình này là sự hòa quyện với thiên nhiên và mảnh đất của Chúa, kế thừa hình ảnh nhà ở truyền thống của người Churu và kết cấu kiến trúc truyền thống của các tộc người sống trên lưu vực sông Đa Nhim, phía nam Lâm Đồng.
5. Nhà nguyện ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
Công trình Nhà nguyện của Kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp đã giành giải nhất Festival Kiến trúc Thế giới với hai giải thưởng Dân dụng & Cộng đồng và Côn trình của năm.
Do khủng hoảng bất động sản và thiếu khu vực sinh hoạt chung nên Nhà nguyện được thiết kế làm nơi để người dân tham gia các hoạt động cộng đồng.
Đặc biệt là, mọi vật liệu để xây dựng và thiết kế Nhà nguyện đều là vật liệu tái chế, tận dụng từ những dự án trước đây như khung thép, tấm kim loại, v.v…
6. Ngôi nhà Điên (Biệt thự Hằng Nga) ở Đà Lạt
Công trình này do Kiến trúc sư Đặng Việt Nga thiết kế và đã từng chịu nhiều chỉ trích của dư luận do sự phá cách trong kiến trúc. Tuy nhiên, công trình này lại lọt vào top những ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới do Archdaily công bố.
Ngôi nhà lấy cảm hứng từ thiên nhiên và được xây dựng giống hình dáng của một thân cây cổ thụ. Tác giả của lối kiến trúc này muốn tạo ra một cái nhìn khác về kiến trúc, vừa phong phú lại vừa khoa học.
Theo Khám phá
" alt="Những công trình kiến trúc Việt Nam xuất sắc lọt top thế giới"/>
Những công trình kiến trúc Việt Nam xuất sắc lọt top thế giới