当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Monterrey vs Puebla, 08h00 ngày 13/1: Chủ thắng cả trận lẫn kèo 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Leganes, 0h30 ngày 12/1: Hòa nhạt nhòa
Ông Long khi còn đi dạy thêm Anh ngữ tại một trung tâm Anh ngữ ở TP Cần Thơ Ảnh: Công Tuấn/Người lao động
Vào năm 2007, do là cán bộ nguồn nên ông Long được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành quản lý quan hệ quốc tế tại Vương quốc Anh theo đề án đào tạo 150 thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài của TP Cần Thơ.
Số tiền ngân sách TP Cần Thơ tài trợ cho ông Long đi học khoảng 300 triệu đồng. Sau khi về nước, đến tháng 8-2009, ông Long được bố trí làm việc tại Sở Ngoại vụ và giữ chức phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế.
Do giỏi ngoại ngữ nên ông Long thường tham gia phiên dịch cho lãnh đạo TP Cần Thơ mỗi khi đi công tác nước ngoài hoặc khi có các đoàn nước ngoài đến làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Ngoài ra, ông Long còn tham gia dạy Anh ngữ bên ngoài.
Tại tỉnh Bình Thuận, đầu tháng 5-2014, dư luận cũng xôn xao chuyện ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, đi du lịch nước ngoài rồi bỏ trốn.
Cụ thể, nhân dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, ông Thạch đăng ký đi Hàn Quốc theo một tour du lịch nhưng không xin phép cơ quan. Ngay sau đó, Trung tâm CNTT đã nhận thông tin từ Lãnh sự quán Hàn Quốc thông báo việc ông Thạch xin cấp visa nhưng không có xác nhận của đơn vị. Lãnh đạo trung tâm đã mời ông Thạch lên làm việc và yêu cầu hủy hồ sơ xin cấp visa đi du lịch Hàn Quốc. Ông Thạch cam kết chấp hành.
Tuy nhiên, sáng 28-4, lấy lý do bận công việc nhà, không tới cơ quan làm việc được, ông Thạch đã vào TP HCM để bay sang Hàn Quốc theo tour du lịch. Đến ngày 1-5, khi đoàn khách đang mua sắm đồ lưu niệm tại một chợ ở Hàn Quốc trước khi lên máy bay về nước thì ông đã lẩn vào đám đông rồi “mất tích”.
Trước đó, 2 cán bộ của Bộ Công Thương cũng bỏ trốn, ở lại Mỹ. Cụ thể là bà N.H.G, nguyên tùy viên thương mại tại Mỹ. Bà G. đã không hoàn thành thủ tục kết thúc nhiệm kỳ công tác theo quy định, tự ý nghỉ việc, ở lại nước ngoài.
Trường hợp thứ hai là ông B.N.L, chuyên viên Vụ Chính sách thương mại đa biên. Ông này lợi dụng việc đi học ở nước ngoài đã tự ý nghỉ việc, ở lại nước ngoài. Sau đó cả hai đã bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Đều có chuẩn bị trước
Ngày 13-8, Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ đã ban hành quyết định cho thôi việc đối với ông Long. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ, cho biết do ông Long không phải là đảng viên, không nắm giữ các tài liệu quan trọng của cơ quan nên Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ xử lý như thế là đúng quy định pháp luật.
Đối với trường hợp ông Nguyễn Tất Thạch, theo tìm hiểu của chúng tôi, do có người thân đang làm lao động tại Hàn Quốc nên sau khi “biến mất”, ông Thạch ở lại Hàn Quốc xin làm lao động.
Được biết, ông Nguyễn Tất Thạch được Trung tâm CNTT tuyển dụng năm 2008. Hoàn cảnh của gia đình khó khăn. Ông Hồ Lâm, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, cho biết: “Sau khi nhận được thông tin, sở cũng đã có báo cáo UBND tỉnh và UBND tỉnh cũng có chỉ đạo tiến hành xử lý kỷ luật từng bước theo quy định của Sở Nội Vụ. Ông Thạch không phải là đảng viên, mới chỉ là nhân viên hợp đồng nên đơn vị đã cách chức”.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cho biết việc cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học, công tác nước ngoài rồi tìm cách bỏ trốn không phải hiếm mà đã xảy ra rải rác suốt một thời gian dài. “Những trường hợp này đều có sự chuẩn bị từ trước, tranh thủ được cử đi học để tìm mọi cách ở lại mà thôi” - ông Hương nói.
Theo ông Hương, chuyện cán bộ được cử đi học rồi ở lại nước ngoài còn phản ánh một thực tế đáng buồn xung quanh chuyện sử dụng người tài đã được nói tới rất nhiều trong thời gian qua nhưng chưa có chuyển biến nhiều. “Nguồn chất xám đang bị chảy ra nước ngoài. Ngay cả trong nước, người giỏi cũng không chịu làm việc cho các cơ quan nhà nước để hưởng lương mỗi tháng có mấy triệu đồng. Rõ ràng chủ trương thu hút, đãi ngộ và giữ chân người tài làm việc tại các cơ quan nhà nước đang có vấn đề và cần phải thay đổi” - ông Hương nhận định.
Khó xử lý Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ), cho biết các quy định hiện hành rất khó xử lý đối với những trường hợp cán bộ bỏ trốn, ở lại nước ngoài. “Nếu họ được cử đi học rồi bỏ trốn, ở lại và có đơn xin nghỉ việc thì cơ quan quản lý cán bộ chỉ còn cách giải quyết cho thôi việc. Nếu họ không có đơn xin nghỉ việc thì phải kỷ luật buộc thôi việc vì tự ý bỏ việc. Tuy nhiên, phải rà soát xem cán bộ đó được cử đi học theo chương trình nào, nguồn kinh phí ở đâu; nếu là Chính phủ và các nước tài trợ thì phải yêu cầu bồi thường kinh phí đào tạo theo luật cán bộ công chức, viên chức” - ông Cương nói. |
Từ đầu năm, thị giá cổ phiếu BP tăng 24% nhờ giá năng lượng tăng dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, Meta – công ty mẹ Facebook – lại ghi nhận cổ phiếu sụt giảm gần 35% do kết quả kinh doanh kém thất vọng và dự báo tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong quý I.
Theo Telegraph, nếu đầu tư 1.000 bảng Anh “bắt đáy” BP trong năm 2020, hiện tại khoản tiền của bạn đã nhân đôi, lên 2.000 bảng Anh. Ngược lại, với cổ phiếu Facebook, số tiền giảm chỉ còn 600 bảng Anh. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho hai trường phái đầu tư theo giá trị và theo tăng trưởng.
BP và Facebook là hai công ty rất khác nhau. BP đại diện cho một thế giới xưa cũ, trong khi Meta lại là một trong những hãng công nghệ tiên phong. Tuy nhiên, cả hai cũng có vài điểm chung, chẳng hạn đều thống trị trong các lĩnh vực hoạt động trong vài năm nữa, đều là những tên tuổi “quốc dân”.
Một câu hỏi mà các nhà đầu tư “đau đầu” nhất là đầu tư vào Facebook hay BP sẽ tốt hơn. Theo lời CEO BP, BP là “cỗ máy in tiền”. Khi giá dầu tiếp tục tịnh tiến lên mức 100 USD/thùng và giá năng lượng còn duy trì ở mức cao trong thời gian trước mắt, BP vẫn sẽ tăng trưởng. Nó tạo ra nền tảng vững chắc để công ty chuyển mình thành đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và điện khí hóa của tương lai. Bên cạnh đó, BP có đủ tiềm lực để nâng mức cổ tức trả cho nhà đầu tư, mua lại cổ phần và giảm nợ.
Tương lai của Meta có thể thú vị hơn nhưng lại không chắc chắn bằng BP. Trong ngắn hạn, Facebook cũng là một “cỗ máy in tiền”. Bất chấp những tin tức tiêu cực gần đây, mạng xã hội được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong năm nay. Cũng như BP, nó có thể sử dụng dòng tiền mạnh mẽ của mình tạo ra tương lai tươi sáng. Khoản lỗ 10 tỷ USD từ bộ phận Reality Labs dường như vẫn trong tầm kiểm soát đối với một công ty mỗi năm kiếm được 130 tỷ USD.
Song có một khác biệt quan trọng giữa tương lai của hai bên. Sản phẩm của BP thiết yếu trong xây dựng thế giới hiện đại, còn của Meta thì không. Chúng ta phải sưởi ấm, đổ xăng, chúng ta không thực sự cần đến những thứ mà Facebook cung cấp. Google, Apple hay Amazon mang tính thiết yếu hơn Facebook.
Tất nhiên, tương lai là điều không ai đoán trước được. Giá dầu có thể giảm từ đỉnh, còn vũ trụ ảo của Meta sau cùng có thể trở thành thứ vĩ đại. Dù vậy, hiện tại, đầu tư vào BP dường như là một khoản đầu tư rẻ hơn và chắc chắn hơn, trong khi Meta đắt hơn nhiều và mang tính suy đoán.
Hoặc, đơn giản hơn, bạn có thể phân bổ danh mục đầu tư vào cả BP và Meta, không còn phải lựa chọn giữa cũ và mới, giá trị hay tăng trưởng, Anh hay Mỹ.
Du Lam (Theo Telegraph)
Facebook chỉ còn là công ty đại chúng lớn thứ 8 tại Mỹ, xếp sau rất nhiều tên tuổi khác và lần đầu tiên có thứ hạn thấp hơn hãng chip Nvidia.
" alt="Thế giới thay đổi: Đầu tư vào BP nay còn khả quan hơn Facebook"/>Thế giới thay đổi: Đầu tư vào BP nay còn khả quan hơn Facebook
NHận định, soi kèo Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1: Bổn cũ soạn lại
Trong 6 năm liên tiếp, Giải thưởng IoT đột phá (IoT Breakthrough) thuộc Tổ chức Giải thưởng Đột phá Công nghệ (Tech Breakthrough Awards Organization) đã công nhận những nhà sáng tạo, nhà lãnh đạo và những ý tưởng có tầm nhìn ấn tượng thuộc lĩnh vực IoT như: Kết nối nhà ở, IoT cho người dùng, IoT cho doanh nghiệp, kết nối xe hơi, chăm sóc sức khỏe… Năm nay, chương trình thu hút hơn 3.850 đề cử. Bên cạnh EZVIZ, giải thưởng cho hạng mục Kết nối nhà ở còn thuộc về các thương hiệu tên tuổi như Bosch, GE Appliances, Schneider Electric và Ring.
Sandra Zheng, giám đốc tiếp thị toàn cầu của EZVIZ cho biết: “Giải thưởng IoT đột phá 2022 là thành quả to lớn sau quá trình EZVIZ không ngừng nỗ lực kết nối công nghệ với nhu cầu của người tiêu dùng”. Bà cũng cho biết. “Từ mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh công nghiệp IoT, chúng tôi đã nhận thức sâu sắc rằng việc đổi mới công nghệ phải là điều cốt lõi. Đó là lý do EZVIZ tập trung xây dựng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển nội bộ, giúp EZVIZ nhạy bén và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu. C8PF là một trong những sản phẩm sáng tạo xuất sắc nhất của EZVIZ. ”
Được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn an ninh cao cấp, C8PF tỏ ra hoàn hảo trong tất cả mọi mặt. Công nghệ ghi hình thông minh độc quyền giúp thu phóng hỗn hợp 8 lần và hiển thị hình ảnh qua 2 màn hình trên ứng dụng, giúp người dùng có tầm nhìn bao quát lẫn cận cảnh cùng một lúc. Công nghệ AI vượt trội giúp camera phân biệt được dễ dàng giữ người và động vật hoặc các vật thể chuyển động khác, loại bỏ những cảnh báo không cần thiết. Camera C8PF mang đế trải nghiệm mượt mà bên cạnh các tính năng đa dạng như quay quét 360 độ, xem video trực tiếp và đàm thoại 2 chiều…
Trước giải thưởng lần này, C8PF cũng đã vinh danh tại giải thưởng Thiết kế xuất sắc năm 2019 nhờ thiết kế gọn nhẹ và thiết thực, lấy người dùng làm trung tâm, loại bỏ một cách tinh tế các chi tiết thừa thải, giúp đơn giản hóa việc bảo vệ an ninh cho gia đình.
Doãn Phong
" alt="EZVIZ C8PF được vinh danh ‘công nghệ an ninh gia đình của năm’"/>EZVIZ C8PF được vinh danh ‘công nghệ an ninh gia đình của năm’
Theo kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức quản lý CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành nếu có sự thay đổi về thông tin liên quan đến công dân trong CSDL quốc gia về dân cư thì phải bảo đảm điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 137 ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân và phải thực hiện kết nối với CSDL quốc gia về dân cư.
Việc sử dụng thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư tuân thủ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 137 năm 2015 và Nghị định 37 ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 137.
Đối với việc chia sẻ thông tin công dân giữa các CSDL, UBND TP.HCM hướng dẫn rõ: CSDL quốc gia về dân cư chia sẻ thông tin về công dân cho CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành và Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
CSDL hộ tịch điện tử, CSDL về cư trú, CSDL Căn cước công dân, CSDL về y tế và CSDL chuyên ngành khác cung cấp thông tin về công dân cho CSDL quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để bảo đảm sự thống nhất, đầy đủ, chính xác và kịp thời của thông tin.
Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức chia sẻ dữ liệu thông tin công dân thuộc lĩnh vực quản lý để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Việc kết nối, chia sẻ thông tin về công dân ngoài các nội dung trên phải thực hiện theo hướng dẫn của các bộ, ngành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo UBND TP.HCM giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai nội dung cụ thể khi Bộ Công an hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL khác.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, các sở, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức thường xuyên đánh giá, kiểm tra lỗ hổng bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin khi thực hiện kết nối, chia sẻ giữa CSDL khác với CSDL quốc gia về dân cư.
Sở TT&TT thành phố có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, đường truyền kết nối, quản lý, duy trì, vận hành, phát triển Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP của thành phố sẵn sàng kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đáp ứng yêu cầu kết nối giữa CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL khác tại TP.HCM.
Sở TT&TT cũng được giao phối hợp với Văn phòng UBND thành phố duy trì, vận hành trục liên thông văn bản quốc gia đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với UBND thành phố phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, tỉnh. Cùng với đó, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức hoàn thiện CSDL, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối, chia sẻ.
Trước đó, vào ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án hướng tới mục tiêu ứng dụng CSDL về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp." alt="TP.HCM lên kế hoạch chia sẻ thông tin công dân giữa các cơ sở dữ liệu"/>TP.HCM lên kế hoạch chia sẻ thông tin công dân giữa các cơ sở dữ liệu