Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GT-ĐT TP. HCM cho biết, ngày thi thứ 2 tại TP. HCM không có thí sinh, cán bộ vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên, tại địa bàn TP. HCM có những điểm thi xảy ra sự cố về mã đề.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM xin lỗi vì in thiếu mã đề thi |
Theo đó, quận Tân Bình cũng có 11 thi sinh thiếu đề, tuy nhiên do thiếu rải rác nên riêng địa phương này không bị ảnh hưởng thời gian làm bài của thí sinh.
Tại điểm thi Trường THCS Colette (Q.3, TP. HCM) có 16 thí sinh thiếu 5 mã đề. Môn Hóa học có 5 mã đề, mở ra photo nhanh và chưa quá 10 phút thì đã đủ. Môn Sinh bị ảnh hưởng khoảng 10 phút. Thời gian làm bài của các thí sinh chậm hơn so với quy định là 15 phút.
Sơ suất hơn, tại điểm thi THPT Trần Khai Nguyên, thí sinh bị chậm hơn quy định tới 35 phút.Môn Hóa có 8 thí sinh thiếu đề nằm ở 5 mã khác nhau, môn Sinh có 20 em thiếu và rải ở 8 mã đề. Việc khui phong bì đựng đề dự phòng của môn Hóa khiến các em thí sinh bị ảnh hưởng 5 phút. Môn Sinh bị thiếu đề nhiều, lại rải ở 8 mã đề nên mất thời gian khắc phục lâu hơn, tới 30 phút. Vì vậy, điểm thi này thí sinh bị muộn hơn tới 35 phút.
Ông Nguyễn Văn Hiếu nhận trách nhiệm sơ suất trong việc in sao đề. Ông giải thích lý do là vì phòng thi không đủ 24 thí sinh, có thí sinh tự do, thí sinh này có môn thi môn không nên sơ sót thiếu mã đề chứ không phải thiếu đề. Phòng thi đủ 24 thí sinh sẽ không có vấn đề gì. Sự cố này xảy ra ở phòng thí sinh tự do, thí sinh THPT vẫn ổn, không bị ảnh hưởng.
Đồng thời, ông Hiếu xin lỗi và khẳng định ngày mai bộ phận in sao đề thi sẽ kiểm tra kỹ, chắc chắn không để ảnh hưởng tới thí sinh. Sở cũng đã báo sự việc lên Bộ GD-ĐT.
Khánh Hòa
Vừa thi xong môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, nam sinh ở Quảng Nam về nhà ăn cơm để chuẩn bị đi thi tiếp, thì đau đớn chứng kiến cảnh cha cầm dao đâm chết mẹ.
" alt=""/>Lãnh đạo Sở GDTIN BÀI KHÁC:
Tình cũ - lại chuyện dại khờVệ tinh có thể gửi tín hiệu đến và đi từ số lượng lớn các địa điểm trên trái đất mà có thể bỏ qua vấn đề về độ cong của hành tinh - yếu tố cản trở hoạt động liên lạc đường dài trên đất liền.
Các công ty tư nhân đang xây dựng mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp. Cao hơn nữa là vệ tinh địa tĩnh, cách Trái Đất khoảng 36.000 km. Thời gian các vệ tinh địa tĩnh quay quanh Trái đất khớp với chu kỳ quay 24 giờ của địa cầu, từ đó cho phép liên lạc dân sự và quân sự liền mạch hơn do không cần thay đổi vị trí.
Bất kỳ vụ nổ nguyên tử nào cũng có thể ảnh hưởng đến vệ tinh của các quốc gia khác. Các mảnh vụn chuyển động nhanh sẽ dễ dàng làm hỏng hoặc phá huỷ các tàu vũ trụ theo những cách không thể đoán trước.
Không gian vũ trụ đang trở thành một lĩnh vực cạnh tranh của các siêu cường. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đều từng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, với mục tiêu là các mảnh tàu vũ trụ cũ. Viễn cảnh can thiệp vào thông tin liên lạc trên không gian và sự phát triển các kỹ thuật để làm điều đó ngày càng khiến các nhà hoạch định quân sự bận tâm. Chẳng hạn, sử dụng tia laser để “làm mù” vệ tinh, hay phát triển công nghệ cảm biến lượng tử để điều hướng không dựa trên vệ tinh định vị toàn cầu.
Xung điện từ
Thiệt hại lớn nhất đối với cả vệ tinh và Trái đất, chủ yếu đều từ xung điện từ mà vụ nổ hạt nhân tạo ra. Hiệu ứng sẽ tương tự như một cơn bão địa từ tự nhiên gây ra bởi Mặt trời.
Những bức xạ điện từ mạnh có khả năng phá huỷ mạch điện tử trong vệ tinh, vô hiệu hoá hàng loạt cơ sở hạ tầng điện toán và truyền thông trên mặt đất. Chưa kể, dao động điện trong mạng lưới sẽ dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng.
Tiếp đó, các hạt phóng xạ tạo ra bởi vụ nổ trên quỹ đạo lan rộng khắp địa cầu ở độ cao lớn. Dù vậy, khả năng con người bị phơi nhiễm phóng xạ thấp hơn nhiều so với một vụ nổ hạt nhân trên mặt đất.
Các vụ nổ hạt nhân ở độ cao lớn do Mỹ và Liên Xô thực hiện vào năm 1962, trước khi thoả thuận cấm thử nghiệm vũ khí trên bầu khí quyển, đã chứng minh tác động tiềm tàng của loại vũ khí này.
Quả bom Starfish H có công suất 1,45 megaton phát nổ trên Thái Bình Dương đã làm gián đoạn các dịch vụ điện và điện thoại ở Hawaii và làm hư hại một số vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo.
Hiệp ước ngoài không gian năm 1967, có sự tham gia của Mỹ, Nga và Trung Quốc, cấm triển khai vũ khí hạt nhân trên vũ trụ. Theo đó, các bên cam kết không đưa vào quỹ đạo Trái Đất “bất kỳ vật thể nào mang vũ khí hạt nhân”, “không đưa vũ khí hạt nhân lên thiên thể hoặc đặt những vũ khí đó ngoài vũ trụ dưới bất kỳ hình thức nào”. Tuy nhiên, thoả thuận không đề cập đến việc bắn đầu đạn hạt nhân từ trái đất.
SpaceX xây dựng mạng lưới vệ tinh do thám quỹ đạo thấp cho Lầu Năm GócReuters dẫn nguồn tin cho biết SpaceX của Elon Musk đang phát triển mạng lưới vệ tinh do thám lên tới hàng trăm chiếc cho cơ quan an ninh Mỹ." alt=""/>Vệ tinh không gian trở thành mục tiêu mới của vũ khí hạt nhân