1. Mô hình chợ ứng dụng So với mô hình phân phối truyền thống thì mô hình chợ ứng dụng đã giúp cho các nhà phát triển nhỏ lẻ gia tăng đáng kể doanh thu. Phải tới tận một năm sau khi làm rung chuyển thế giới với chiếc iPhone,ángtạocôngnghệrấtđánggiánhưnglạithườngbịlãngquêceo nguyễn phương hằng Apple mới rục rịch ra mắt chợ ứng dụng cho hệ điều hành của mình (lúc đó vẫn còn được gọi là "iPhone OS" thay vì "iOS" như hiện nay). Trước đó hơn 10 năm, vào đầu thập niên 90, công ty NeXT Computer do Steve Jobs sáng lập (sau này đã được Apple mua lại) cũng đã khởi đầu cho mô hình "chợ ứng dụng điện tử" với cửa hàng Electronic AppWrapper. Bởi phần cứng của Apple luôn thu hút quá nhiều sự chú ý, ít ai nhận ra rằng mô hình chợ ứng dụng là một trong những đột phá công nghệ lớn nhất mà Apple mang lại. Vì sao lại như vậy? Khi nhìn lại vào thị trường công nghệ cao trước đó, vốn do Microsoft gần như độc quyền, bạn sẽ nhận thấy rằng mô hình phân phối ứng dụng nhỏ lẻ, rời rạc do nhiều công ty thực hiện qua các phương tiện vật lý như đĩa mềm hay CD ROM đã làm nảy sinh ra tình trạng vi phạm phần mềm và lây nhiễm virus tràn lan, chưa kể quá trình cài đặt phần mềm cũng vô cùng phức tạp và khó nắm biết. Quá trình cập nhật ứng dụng cũng không được đảm bảo, làm nảy sinh ra tình trạng phân mảnh phiên bản gây ảnh hưởng trầm trọng tới trải nghiệm của người dùng. Cuối cùng, các công ty làm chủ nền tảng như Microsoft và Nokia cũng không có nhiều động lực để thực sự cuốn hút các nhà phát triển đến với hệ điều hành của mình, trong khi các nhà phát triển nhỏ lẻ lại phải chấp nhận những thương vụ không mấy dễ chịu với các nhà phát hành lớn. Sự ra đời của iOS App Store (và tiếp sau đó là Android Market) đã thay đổi hoàn toàn khung cảnh này. Người tiêu dùng được tải phần mềm một cách tiện lợi, dễ dàng và quan trọng hơn hết là được đảm bảo an toàn, do tất cả các ứng dụng "lên chợ" đều phải qua bàn tay kiểm duyệt của Apple. Toàn bộ quá trình cài đặt phần mềm đều được tập trung vào một "ứng dụng" duy nhất (App Store), giúp giảm thiểu công sức và thời gian tìm hiểu của người dùng. Cũng không phải vô cớ mà từ sau cuộc cách mạng di động, các nhà phát triển nhỏ vốn ban đầu là "vô danh" bỗng dưng vươn lên thành những thế lực toàn cầu. Câu chuyện về Rovio ("cha đẻ" của Angry Birds) hay King (Candy Crush) là những minh chứng cho thấy sức ảnh hưởng vô cùng tích cực của các chợ ứng dụng tập trung như iOS App Store và Google Play lên cộng đồng phát triển ứng dụng. Chợ ứng dụng đã trở thành một phần không thể thiếu của bất cứ nền tảng nào hiện nay. Cũng chính bởi vậy mà Apple sau đó cũng đã ra mắt một chợ ứng dụng riêng cho máy Mac, còn Microsoft cũng đã ra mắt chợ Windows Store cho cả Windows bản chính lẫn Windows Phone. Thành công khổng lồ của iPhone và cuộc cách mạng Android sau đó đã biến chợ ứng dụng trở thành một mô hình không thể thiếu được đối với bất cứ nền tảng nào, đến mức mà ngay cả các nhà sản xuất phần cứng như Amazon hay Samsung cũng rục rịch phát triển chợ ứng dụng để thu về một phần lợi nhuận màu mỡ từ phần mềm. 2. Bảo mật sinh trắc học Trải qua hàng chục vụ rò rỉ dữ liệu ảnh hưởng tới hàng triệu người dùng nhưng tình trạng bảo mật yếu kém của các trang web cũng như các dịch vụ cung cấp qua mạng/phương tiện số khác vẫn là vô cùng yếu kém. Lý do là rất đơn giản: con người không thích phải nhớ các chuỗi ký tự phức tạp rối rắm, bất chấp rằng những chuỗi ký tự này có thể bảo vệ cho họ trước tội phạm số và cả tình báo nước ngoài. Cũng chính bởi lý do này mà mỗi lần một vụ rò rỉ thông tin lớn xảy ra là các nhà nghiên cứu lại ngán ngẩm đưa ra cùng một kết luận, rằng "abc134" và "123456" hiện vẫn nằm trong "top" các mật khẩu phổ biến nhất. Chìa khóa cho vấn đề tưởng chừng như nan giải này chính là bảo mật sinh trắc học, trong đó quét vân tay và quét mống mắt (retina) đang là 2 hình thức phổ biến nhất. Giải pháp mà bảo mật sinh trắc học đưa ra cho người dùng là hết sức đơn giản: thay thế một thông tin khó nhớ mà họ phải tự nghĩ ra bằng một thông tin mà họ đã có sẵn từ trước và gần như không thể làm giả. Mức độ an toàn của dấu vân tay so với một chuỗi ký tự - vốn luôn có thể là nạn nhân của tấn công brute force – là không cần phải bàn cãi. Khi thực hiện quét dấu vân tay hay quét mống mắt, bạn cũng không cần phải lo lắng khi có ai đó ở gần như khi bạn nhập mật khẩu qua bàn phím. Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của Windows 10 là tính năng đăng nhập bằng mống mắt có tên "Windows Hello". Đó là còn chưa kể bảo mật sinh trắc học còn có mức độ tiện dụng tăng đáng kể so với hình thức nhập mật khẩu thông thường, giúp giảm thiểu thời gian và thao tác ở phía người dùng. Chiếc iPhone 5s được Apple ra mắt vào năm 2013 có thể được coi là một bước trưởng thành của bảo mật bằng vân tay, do quá trình quét vân tay trên iPhone 5s nhanh và tiện lợi hơn rất nhiều so với thiết bị quét vân tay trên các dòng laptop ra mắt trước đó. Mới gần đây, Microsoft cũng đã trang bị sẵn công nghệ quét mống mắt cho 2 chiếc Lumia 950 và 950 XL đình đám, giúp tạo ra thêm một lựa chọn đáng chú ý cho bảo mật sinh trắc học trong cuộc sống hàng ngày. 3. Cập nhật phần mềm qua mạng (OTA) Sau khi các nhà phát triển hệ điều hành di động như Apple, Google và Microsoft lần lượt cung cấp tính năng cập nhật OTA cho các thiết bị chạy hệ điều hành của mình, người dùng smartphone nhanh chóng nhận ra rằng phương thức cập nhật này sẽ giúp tăng đáng kể mức độ tiện dụng so với phương thức cập nhật qua kết nối với PC trước đó. Thế nhưng, ý nghĩa thực sự của OTA lại nằm ở lĩnh vực đang bùng nổ hiện nay là Internet-of-Things (Internet Vạn Vật), cũng như các lĩnh vực con như smarthome và xe thông minh. Lý do dẫn tới sự cần thiết của tính năng OTA là bởi phần mềm trên các thiết bị thông minh sẽ luôn luôn gặp lỗi. Khi IoT mở rộng ra phạm vi toàn cầu, rất nhiều các sản phẩm đồ gia dụng, điện tử và cả các thiết bị công nghiệp nặng cũng sẽ được kết nối. Việc thực hiện cập nhật và vá lỗ hổng thủ công thông qua laptop hay các thiết bị chuyên dụng sẽ gây tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí, chưa kể các thiết bị đặt tại các vị trí khó tiếp cận (ví dụ như máy đo nồng độ dưới lòng sông hay các thiết bị theo dõi đặt trong đường ống hóa chất) sẽ là vô cùng khó khăn. Lúc này, OTA là phương thức duy nhất giúp đảm bảo an toàn liên tục cho các thiết bị Internet-of-Things. Những thành quả mà Tesla đạt được với các bản cập nhật phần mềm phát hành qua mạng dành cho Model S là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sự tiện lợi tối đa mà công nghệ này mang tới. Công ty của tỷ phú Elon Musk liên tục mang tới các tính năng mới cho người dùng Model S một cách dễ dàng, không tốn kém, không mất thời gian. Mới gần đây, Tesla đã ra mắt tính năng tự lái Autopilot cho Model S cũng qua các bản cập nhật OTA. Khi các tài xế Model S bày tỏ sự... thiếu trách nhiệm trong quá trình sử dụng tính năng tự lái, nhà sản xuất xe hơi này lại gỡ bỏ Autopilot cũng chỉ bằng một bản cập nhật phần mềm. Với Tesla và những nhà sản xuất xe hơi thông minh khác, OTA là chìa khóa giúp loại bỏ những vụ thu hồi xe trị giá tỷ đô như vụ việc của Fiat Chrysler vào tháng 7 vừa qua. 4. Bút stylus (của thập niên 2010) Lý do chính khiến cho chiếc bút stylus trên các dòng sản phẩm Samsung Galaxy Note, Microsoft Surface hay Apple iPad Pro không được đánh giá quá cao là bởi người ta đã quen với bút stylus trong vòng hàng chục năm rồi. Thế nhưng, chiếc bút stylus của thập niên 2010 lại khác hẳn với những chiếc bút stylus đã từng có mặt trên smartphone của Palm hay Nokia vào thập niên trước. Khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, Steve Jobs đã đưa ra một nhận định nổi tiếng: "Ai mà sẽ muốn một chiếc stylus cơ chứ?... Nếu bạn nhìn thấy bút stylus thì có nghĩa là nhà sản xuất đã thất bại". Tuy vậy, bạn cần phải hiểu rằng chiếc bút stylus của thời kỳ này có nhiệm vụ duy nhất là... bù đắp cho các thiếu hụt của công nghệ cảm ứng điện trở. Smartphone màn hình điện trở có độ nhạy quá tệ với tay người và do đó đòi hỏi phải có thêm bút để nhận diện cử chỉ cảm ứng một cách chính xác. Dùng cảm ứng ngón tay có thể đã là "đủ" với bạn, nhưng chiếc bút stylus sẽ đưa trải nghiệm cảm ứng lên tầm cao mới. Nhưng iPhone (và các dòng Android màn hình lớn sau đó) đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề cảm ứng, và chiếc bút stylus cũng nhờ đó mà được "giải thoát" khỏi vai trò phụ kiện rườm rà để trở thành một sản phẩm bổ sung hữu ích. Nhà sản xuất có vai trò đi đầu trong cuộc cách mạng stylus mới là Samsung khi đưa chiếc bút này trở lại trên chiếc phablet đầu tiên: Galaxy Note N7000. Trên "đất diễn" là màn hình cỡ lớn của dòng phablet Note, chiếc bút stylus mang tới khả năng viết, vẽ một cách thoải mái và tự nhiên hơn nhiều so với khi dùng ngón tay. Khi độ phân giải màn hình được gia tăng, bút stylus cũng là một phương thức nhập liệu có độ chính xác cao hơn đáng kể so với ngón tay, nhờ mang lại khả năng vẽ kỹ thuật một cách vô cùng chính xác trên màn hình cảm ứng. Đó là còn chưa kể các nút bấm được bố trí thuận lợi trên bút stylus cũng sẽ mang tới một kênh nhập liệu mới, tiện lợi cho người dùng. Khả năng nhận biết lực nhấn được tích hợp vào những chiếc stylus như S Pen cũng là một lựa chọn thay thế giá rẻ và thực sự hữu ích cho các công nghệ như 3D Touch hay Force Touch. Ngay đến cả Apple cũng đã làm trái lời Steve Jobs khi ra mắt bút cảm ứng cho iPad Pro. Sự kiện Apple ra mắt một chiếc bút stylus có tên Pencil cho dòng sản phẩm "đình đám" mới nhất của hãng là iPad Pro cũng cho thấy vị thế quan trọng của chiếc bút cảm ứng trong thời đại mới. Thật bất ngờ, chiếc bút stylus đã từng bị iPhone "giết chết" năm nào giờ đây lại là chìa khóa cho các công ty tiến vào thị trường người dùng chuyên nghiệp. |