Cùng khám phá bí mật làm nên nét ẩm thực đặc trưng của người Việt tại quận Cam - Orange County ( thuộc tiểu bang California, Mỹ).Nền ẩm thực độc đáo của quận Cam
Ở Mỹ, quận Cam là nơi có đông người Việt sinh sống nhất và là một trong những địa điểm ẩm thực sôi động nhất.
Các món ăn ở đây có hương vị đặc trưng mà du khách không thể tìm thấy bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
|
Một quán ăn của người Việt tại quận Cam, Mỹ. |
Tại đây, các du khách sẽ tìm thấy vô số địa điểm ăn uống. Nhà hàng ốc và lẩu chuyên phục vụ các món ốc với hương vị vô cùng đặc biệt và thường được lựa chọn để tổ chức ăn mừng sinh nhật.
Trong khí đó Phở 45, Cơm Tấm Thuận Kiều lại mang đến cho thực khách trải nghiệm khó quên với đĩa cơm tấm ăn kèm chả trứng và các loại thịt khác.
Vào dịp cuối tuần, một số người sẽ ăn vận đẹp đẽ và tới các nhà hàng đắt đỏ như By House of An để thưởng thức đồ ăn và uống cocktai.
Những người khác thì xếp thành hàng dài bên ngoài nhà hàng Garlic & Chives để nếm thử món lườn cá hồi chiên trứ danh của đầu bếp ở đây.
Bí mật làm nên nét riêng của món ăn
Đằng sau danh tiếng và sự thành công đó là nỗ lực của những đầu bếp trẻ tài ba và sáng tạo.
Họ đã “thổi hồn mới” cho những món ăn truyền thống bằng cách kết hợp nguyên liệu và phong cách ẩm thực từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Cách thức kết hợp mới lạ này đã đem đến hương vị thật sự khác biệt cho món ăn. Nhiều người cho rằng các món ăn ở đây vượt xa đồ ăn trong nước.
|
Những món ăn ở quận Cam được trình bày đẹp mắt và hấp dẫn. |
Kristen Nguyễn, chủ nhà hàng Garlic & Chives, chia sẻ: “Tôi vừa về thăm Việt Nam và phải nói một điều là đồ ăn ở đây (quận Cam) ngon hơn rất nhiều so với trong nước”.
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho điều này. So với California, Việt Nam không có nhiều rau củ phong phú và tươi ngon bằng hay người dân ít chi mạnh tay cho ăn uống hơn.
Ở đây, các thực khách người Việt sẵn sàng chi cả đống tiền để thưởng thức món ăn quê nhà theo phong cách mới hơn và sáng tạo hơn.
Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất làm nên bản sắc ẩm thực của quận Cam. Các đầu bếp ngoài sử dụng nguyên liệu và kỹ thuật nấu ăn từ khắp Á, Âu, Mỹ Latinh, họ còn kết hợp với một loại gia vị đặc biệt chỉ có ở Nam California.
Vì vậy cách chế biến dù hiện đại nhưng không làm món ăn mất đi hương vị đậm đà vốn có.
Người trẻ theo đuổi giấc mơ ẩm thực
Chủ sở hữu Hanoi Corner - một trong những nhà hàng đậm chất Hà Nội nhất ở Mỹ, anh Leo Linh Đoàn cho biết: “Giờ là lúc để người trẻ theo đuổi và sáng tạo ẩm thực”.
Theo Kristen Nguyễn, ngày càng có nhiều người trẻ học nấu ăn và tự mở nhà hàng. Chính họ đã đem đến hơi thở hiện đại cho ẩm thực Việt Nam.
Câu chuyện của Kristen Nguyễn chính là một ví dụ. Cô đến Mỹ từ rất sớm, vừa học nấu ăn cùng bố mẹ vừa chăm sóc các anh chị em khác. Cô từng học nấu ăn tại một trường ở California nhưng sớm nghỉ học để chu du khắp thế giới và tiếp thu phong cách ẩm thực của những nơi cô đến.
Hiện nay, nhà hàng của cô nổi tiếng với các món ăn vừa đặc sắc vừa mới mẻ. Kể cả những vị khách khó tính nhất và không thích phong cách ẩm thực pha trộn này cũng sẽ phải gật gù với hương vị đồ ăn ở đây.
Cô chia sẻ, với hai đứa con cô, cô không khuyến khích chúng trở thành bác sĩ hay luật sư mà hy vọng chúng sẽ học nấu ăn tại Học viện Ẩm thực Hoa Kỳ và trở về tiếp quản nhà hàng của gia đình.
Những thách thức với người Việt ở nước ngoài
Tuy nhiên, người dân ở đây đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tim do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Tricia Nguyễn, Giám đốc điều hành phòng khám Southland Integrated Services, nói rằng: “Những suất ăn lớn toàn tinh bột kết hợp với thói quen ít vận động chính là nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì”.
Cô cho biết: “Khi về thăm Việt Nam, tôi và chồng cùng gọi một bát phở. Nó trông có vẻ hơi nhỏ và chồng tôi sau đó phải gọi thêm ba bát nữa! Ngoài ra, người dân trong nước đi bộ rất nhiều và trông khá gầy gò, còn ở Little Saigon thì đâu đâu cũng thấy người béo phì”.
Gần đây, cộng đồng người Việt ở đây phải đối mặt với những thách thức khác: Ngày càng nhiều nhà hàng mở ra và vấn đề cạnh tranh trở thành thách thức lớn với họ.
Ông Đoàn nói: “Các cửa hàng thực phẩm mới mở gần như hàng ngày. Cửa hàng bánh tráng miệng và trà sữa Boba nổi lên khắp nơi. Họ đang cạnh tranh với nhau khiến tất cả cùng khó khăn”. Ngày nay, các nhà hàng mới ở Little Saigon có tỷ lệ thất bại gần 90%.
Trong tương lai, dân cư ở đây sẽ tăng nhanh và khu vực này sẽ đông đúc hơn. Chẳng bao lâu nữa, người dân quận Cam sẽ có đầy đủ mọi thứ như ở Việt Nam và họ sẽ cảm thấy bớt nhớ nhà hơn.
'Ông ngoại' bán kẹo bông gòn ở Sài Gòn khiến bao học trò thương nhớ
"Khi làm ra sản phẩm, kẹo bông gòn không có màu nhưng lại còn nguyên vẹn hương và vị của trái cây. Tôi tuyệt đối không dùng hóa chất vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe con trẻ", ông Bảy nói.
" alt="Bí mật của đầu bếp quận Cam chuyên món Việt trên đất Mỹ"/>
Bí mật của đầu bếp quận Cam chuyên món Việt trên đất Mỹ
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức tại tỉnh Hà Giang - vùng đất địa đầu tổ quốc, doanh nhân - giảng viên trẻ - tiến sĩ Nguyễn Trung Thành may mắn có được một nền tảng vững chắc để bước ra cuộc sống.Thế hệ anh Thành sinh ra và lớn lên khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mới xóa bỏ chế độ bao cấp. Gia đình còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng bố mẹ luôn chăm lo vun đắp tri thức cho con cái, đặt việc học lên hàng đầu. Vì thế, hai chị em anh Thành luôn là những học sinh học giỏi, chăm ngoan. Thấu hiểu sự hy sinh, vất vả của bố mẹ, hai chị em luôn bảo nhau cố gắng học giỏi để mang lại niềm vui cho gia đình. Hiện nay, dù sinh sống và công tác mỗi người một nơi nhưng tất cả đều không ngừng học hỏi, nỗ lực để dù ở vị trí nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn hướng về gia đình, bố mẹ.
Ông Nguyễn Kim Hải, ông nội của anh Thành từng là Chỉ huy trưởng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Trung Quốc.
Ông Lưu Đình Lã, ông ngoại Thành sau khi tốt nghiệp đại học sư pham lên Hà Giang công tác. Sau đó ông làm Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong rồi làm Phó Chủ tịch, Phó bí thư, Chủ tịch UBND thị xã Hà Giang nay là thành phố Hà Giang.
|
|
Bố anh Thành là ông Nguyễn Đình Sơn - cựu Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang từng nhận Huân chương lao động hạng ba Chủ tịch nước khen tặng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ giảng dạy. Ông luôn quan niệm dù ở đâu, làm gì thì tri thức vẫn quan trọng nhất, cuộc sống khó khăn cũng phải cố gắng cho các con cái chữ nghĩa để vào đời, để làm người. Mẹ anh Thành là bà Lưu Thị Hồng Tâm - cựu giáo viên Trường THCS Yên Biên, là người mẹ, người vợ, người “giữ lửa” cho gia đình, bà quan niệm: “cho con hòm đầy vàng, không bằng cho con một bồ chữ”. Đối với bà, tri thức là hành trang quan trọng nhất để con người tiến thân trong thời đại công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển.
|
|
Nỗ lực cho con tròn con chữ của vợ chồng ông Sơn - bà Tâm đã “đơm hoa kết trái” khi hai người con của ông bà đều đã trưởng thành và thành đạt trong xã hội. Cô con gái lớn là chị Nguyễn Huyền Trang đang công tác tại Sở Thông tin truyền thông và con rể là anh Thào Mình Hồng đang công tác trong ngành công an tại tỉnh nhà. Cậu con trai thứ hai là anh Nguyễn Trung Thành sinh năm 1987, tiếp nối truyền thống hiếu học của ông bà, bố mẹ để lại, anh lần lượt tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Mỹ. Nối nghiệp truyền thống gia giáo của gia đình, anh Thành tham gia giảng dạy với tư cách là giảng viên ngành Tài chính - Ngân hàng. Anh luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học tập để trau dồi kiến thức. Anh quan niệm việc học của một nhà giáo còn là việc trau dồi cái tâm đối với nghề nghiệp. Không chỉ học về tri thức, anh Thành còn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy, thu hút sự tham gia của sinh viên, kích thích tính năng động, sáng tạo của sinh viên trong chiếm lĩnh tri thức, để nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, để kết thúc môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức lý luận và thực tế để làm việc tại doanh nghiệp.
Không dừng lại với vai trò giảng viên, TS Nguyễn Trung Thành còn là một doanh nhân trẻ trên thương trường, anh là “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền lớn là Công ty cổ phần tư vấn Duy Thành hơn 7 năm qua tại Hà Nội. Làm lãnh đạo một doanh nghiệp, anh luôn tâm đắc các hoạt động thiện nguyện xã hội, quỹ phúc lợi Duy Thành Foundation luôn được duy trì để anh cùng các mạnh thường quân cũng như tập thể anh em nhân viên công ty chung tay giúp đỡ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
|
|
Là một tiến sĩ trẻ nhưng rất đam mê du lịch, mỗi chuyến đi đến từng quốc gia khác nhau giúp anh Thành có thêm những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, ẩm thực hay địa lý của đất nước đó. Từng đặt chân đến 38 quốc gia và vũng lãnh thổ, đã cho chàng tiến sĩ trẻ cơ hội tiếp xúc với những doanh nghiệp nước ngoài, tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển công ty. Kết hợp du lịch và quảng bá hình ảnh đơn vị cũng như tìm thêm những cơ hội làm ăn mới đã đưa “con thuyền” này cập bến đỗ thành công mới. Anh luôn biết cách thu xếp thời gian giữa công việc và gia đình. Trân trọng giá trị gia đình luôn giúp tìm thấy ở đó sự bình yên và hạnh phúc.
Nói về tổ ấm của mình, chàng tiến sĩ 8x chia sẻ: “Điều đáng quý nhất của gia đình tôi là không chỉ tỏa sáng về tri thức mà còn cùng nhau vun đắp tình yêu thương, gắn kết giữa các thành viên, gia đình đùm bọc cùng nhau vượt qua khó khăn, đối với mọi người luôn có tình tương thân tương ái. Đây là nền tảng đế tất cả các thành viên trong gia đình vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống”.
Doãn Phong
" alt="Ngày Gia đình Việt Nam nói về tổ ấm TS.Nguyễn Trung Thành"/>
Ngày Gia đình Việt Nam nói về tổ ấm TS.Nguyễn Trung Thành