“Ngay ở khâu sàng lọc trước tiêm, nhân viên y tế sẽ hỏi triệu chứng chủ yếu gợi ý về nhiễm siêu vi. Nếu có, người ta có thể cho người này xét nghiệm. Nhưng việc xét nghiệm đại trà là hoàn toàn không cần thiết”.
Khám sàng lọc trước tiêm cho lực lượng tuyến đầu tiêm mũi 3 tại TP.HCM. |
Theo bác sĩ Vân Anh, việc test nhanh trước tiêm gây ra 2 tác động rõ ràng là tốn kém và tốn thời gian. Truy tìm F0 trước tiêm làm phát sinh thêm 1 bước so với quy trình chuẩn. Bên cạnh đó, gây tốn kém tiền cho người dân khi mua test hoặc chi phí của cơ sở y tế.
“Thời gian tới dịch Covid-19 diễn tiến như thế nào, chúng ta chưa thể biết trước. Do đó, vẫn phải để dành nguồn lực và chi phí dự trù cho công tác y tế nếu dịch bùng phát”, bác sĩ Vân Anh phân tích.
Trong khi đó, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM rất bất ngờ với quy định trên. Ông cho rằng, một số cơ sở ở TP.HCM từng xảy ra tình trạng này và đã khắc phục.
"Test nhanh trước tiêm khiến người dân phải chờ đợi và tập trung đông ở điểm xét nghiệm. Như vậy không đảm bảo 5K. Hơn nữa, nếu âm tính tại thời điểm đó cũng không đảm bảo được 2-3 ngày sau người ta không dương tính do tụ tập hay tiếp xúc.
Việc này vừa mất thời gian vừa lãng phí", bác sĩ Nguyên khẳng định.
Ông lấy ví dụ, quận 11 là một trong những địa phương tiêm vắc xin cộng đồng nhanh nhất, số lượng cao nhất vì người dân chỉ đến và tiêm, không test nhanh, không phải chờ đợi.
Một số ý kiến cho rằng, địa phương đưa ra quy định test nhanh trước tiên vì lo ngại có F0 hoặc tiêm nhầm cho F0 đang mắc bệnh. Các bác sĩ cho rằng, ngay cả khi tiêm trúng người đang nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng không gây hại.
“Chỉ đơn giản là chúng ta tốn thêm một mũi vắc xin, không có hại gì cho người tiêm", bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh chia sẻ thêm, hiện Bộ Y tế đã cho phép F0 vừa âm tính có thể tiêm ngay sau khi âm tính, trong khi trước đây phải chờ 6 tháng. Lý do, vì kháng thể SARS-CoV-2 tạo ra không bền vững nên người bệnh cần phải bổ sung bằng mũi vắc xin tiếp theo.
Bộ Y tế cho phép F0 vừa hoàn thành điều trị được tiêm ngay liều vắc xin tiếp theo. |
Theo bác sĩ Vân Anh, quy định thời gian 6 tháng đưa ra, một phần có lý do thời điểm. Ở giai đoạn đầu, Việt Nam còn khan hiếm vắc xin, vì vậy phải kéo dài thời gian để ưu tiên vắc xin cho những đối tượng cần được bảo vệ cao nhất (lực lượng tuyến đầu, người bệnh nền, người lớn tuổi…).
Tình hình vắc xin tại nước ta hiện nay đã ổn hơn. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã cho phép F0 khỏi bệnh sau 1 tháng có thể tiêm mũi tiếp theo. Sự thay đổi này liên quan đến những nghiên cứu lâm sàng bổ sung của vắc xin Covid-19.
Thông thường, từ khi nghiên cứu một vắc xin từ phòng lab đến khi sử dụng cho cộng đồng phải mất khoảng 10 năm. Trong 10 năm, rất nhiều thực nghiệm lâm sàng được thực hiện cho nhiều nhóm tuổi, nhóm đối tượng. Các nhà khoa học sẽ phân tích để đưa ra khuyến cáo về độ tuổi, khoảng cách giữa các liều vắc xin, liều cơ bản
“Thế nhưng, vắc xin Covid-19 chỉ có 1 năm. Người ta vừa phải nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng bổ sung, vừa tiêm cho cộng đồng. Các khuyến cáo được cập nhật liên tục để phù hợp với kết quả nghiên cứu và đáp ứng tình hình dịch”, thạc sĩ Vân Anh phân tích.
Trước đó, nhiều người dân thị xã Hoài Nhơn, Bình Định nhận thông báo tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cần test nhanh trước tiêm. Tại trạm y tế phường, việc thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 có giá 100.000 đồng/mẫu gộp 2 người.
Sáng 31/12, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo khẩn, yêu cầu UBND thị xã Hoài Nhơn dừng ngay việc "vận động" người dân thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Vào tháng 8/2021, một số bệnh viện tại TP.HCM cũng yêu cầu người dân test nhanh trước tiêm vắc xin Covid-19. Đại diện Sở Y tế TP khẳng đinh, đây là yêu cầu không bắt buộc.
Linh Giao
Thông tin mới cho thấy những người chưa được tiêm chủng và lớn tuổi có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
" alt=""/>Test nhanh trước khi tiêm vắc xin CovidThợ Thái Lan độ Honda Monkey lai bobber và chopper
Dự án nâng cấp độc đáo này do một lò độ xe ở Thái Lan thực hiện dựa trên chiếc Honda Monkey 125. Chiếc Monkey độ mang màu sơn đen chủ đạo, ngoại hình của mẫu xe khỉ gần như lột xác hoàn toàn, trở nên hầm hố, dữ dằn hơn hẳn thiết kế nguyên bản. Trong khi đó, hiệu năng vận hành không khác biệt xe zin khi động cơ, hộp số, hệ thống phanh và hệ truyền động được giữ nguyên.
Tinh chỉnh khung sườn, thay đổi kiểu dáng
Lò độ Zeus Custom đã thiết kế lại khung sườn của chiếc Monkey khi bổ sung thêm các khung phụ phía trước và bên dưới động cơ, kết hợp với đó là hạ chiều cao cụm phuộc sau chỉ còn 190 mm. Việc này nhằm thể bố trí bình xăng nghiêng dốc về sau thay vì nằm ngang như nguyên gốc. Cùng với đó, ghi-đông mới dạng chữ U được bố trí cao, tách rời khỏi chảng ba kết nối với phuộc trước hành trình ngược Up-side Down. Đồng thời, vị trí gác chân của người lái được bố trí dời về phía trước nhằm tạo ra tư thế ngồi giống xe cruiser.
Nâng cấp trang bị hiện đại và đẹp mắt hơn
Bản độ Honda Monkey được hoàn thiện bằng các trang bị mới cao cấp và bắt mắt hơn hẳn so với xe zin. Bao gồm: đèn chiếu sáng trước công nghệ LED cỡ 5", đèn hậu đặt lệch về bên hông trái xe, đèn xi-nhan LED, yên đơn bọc da, ống pô đơn dạng vòm ôm quanh động cơ, lọc gió thép, dè chắn bùn sau cắt ngắn... Ngoài ra, mâm xe cũng được sơn đen mờ để tăng thêm sự mạnh mẽ, hầm hố.
Theo Zing
Trào lưu gắn logo trên vô-lăng đang được những chủ xế hộp ưa chuộng nhưng thực tế việc làm này lại khiến tính mạng luôn bị đe dọa
" alt=""/>Ngắm Honda Monkey 125 độ thành môtô siêu dịCùng tội danh còn có:
Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC, bị phạt 7 năm tù.
Trương Thị Xuân Loan, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án 3 Công ty AIC, bị phạt 5 năm tù.
Nguyễn Thị Thu Phương, nguyên Trưởng bộ phận Thư ký tài chính Công ty AIC, bị phạt 6 năm tù.
Nguyễn Thị Tích, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Mopha, bị phạt 3 năm tù, tổng hình phạt với bản án cũ, bị cáo Tích nhận 7 năm tù.
Đỗ Văn Sơn, nguyên Kế toán trưởng Công ty AIC, bị phạt 30 tháng tù, với bản án cũ, bị cáo Sơn chịu chung hình phạt 8 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Thị Quyên, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH định giá Cimeico, bị phạt 24 tháng tù treo.
Hoàng Đình Sơn, nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình y tế, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, bị phạt 36 tháng tù.
Nguyễn Quý Thịnh, nguyên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Ban Quản lý dự án các công trình y tế, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, bị tuyên 24 tháng tù.
Phạm Ngọc Dũng, nguyên Chuyên viên Phòng Kế hoạch tài chính Sở Y tế Quảng Ninh, bị phạt 24 tháng tù.
Trần Quốc Công, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Uy Tín Toàn Cầu, bị phạt 21 tháng tù.
Nguyễn Anh Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng, bị phạt 36 tháng tù.
Tạ Hải Anh, nguyên Trưởng Ban xuất khẩu lao động Công ty AIC, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ cao, bị phạt 18 tháng tù.
Cao Việt Bách, nguyên Tổng Giám đốc Công ty BVA, bị phạt 18 tháng tù.
Đối với 2 bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Lương Văn Tám, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình y tế, Sở Y tế Quảng Ninh, 30 tháng tù, hưởng án treo. Lê Thị Phú, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuộc Sở Tài chính Quảng Ninh, bị 30 tháng tù, hưởng án treo.
Theo cáo trạng, dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009, tổng vốn đầu tư 238 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn và chia thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp. Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC) tham gia dự thầu và trúng toàn bộ 6 gói thầu.
Với 6 gói thầu sai phạm, bà Nhàn và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50 tỷ đồng. Viện kiểm sát xác định, việc Công ty AIC trúng thầu có hành vi giúp sức của các bị cáo thuộc Công ty AIC và các công ty có liên quan.
Quá trình điều tra, các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Sơn, Trương Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Tích đã bỏ trốn, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã và phát thư kêu gọi các bị cáo ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng, đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định. Bị cáo Đỗ Văn Sơn bỏ trốn nhưng ngày 22/6/2023 đã ra đầu thú. Bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương cũng bỏ trốn, bị truy nã, nhưng đã ra đầu thú ngày 28/7.
" alt=""/>Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận án 10 năm tù