当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Teuta vs Skenderbeu, 22h59 ngày 27/3: Giờ phút quyết định 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Hệ điều hành Android của Google có những lợi thế trước iOS với tính "mở" và khả năng tuỳ biến cực cao, tuy nhiên, một nhược điểm cố hữu từ nhiều năm nay của nó là khả năng cập nhật cực kỳ kém cỏi. Nếu như người dùng iOS trên toàn thế giới có thể update bản iOS mới chỉ trong thời gian rất ngắn, thì những ai sử dụng Android đều thường lắc đầu ngán ngẩm. Họ phải chờ đợi rất lâu để một bản update Android đến được với mình. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự phức tạp của hệ thống cập nhật phần mềm trên Android, một hệ thống với sự xuất hiện của quá nhiều các bên liên quan (Google, nhà sản xuất thiết bị, nhà mạng).
Sự chậm trễ này khiến người dùng Android có nguy cơ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng. Các thiết bị Android mỗi khi gặp một lỗ hổng bảo mật nguy hiểm nào đó đều phải chờ "dài cổ" mới được update bản vá lỗi, và trong thời gian chờ đợi này, hacker có thừa điều kiện để khai thác vào lỗ hổng, đánh cắp thông tin người dùng.
Trong một công bốmới đây, Google cho biết hãng đã dành cả năm 2016 để hợp tác với nhà sản xuất bên thứ ba và các nhà mạng nhằm cải thiện hệ thống update của Android. Và mặc dù Google nói rằng, hãng đã có những cải thiện ở mảng này (Android đã phát hành bản update bảo mật cho 735 triệu thiết bị từ hơn 200 nhà sản xuất trong 2016), thế nhưng khoảng một nửa người dùng Android vẫn không nhận được các bản vá bảo mật quan trọng.
![]() |
"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo vệ tất cả người dùng Android. Khoảng một nửa thiết bị được lưu hành, tính đến cuối 2016, không nhận được một bản update bảo mật nào vào năm ngoái" - những người phụ trách mảng bảo mật Android là Adrian Ludwig và Melinda Miller cho biết trong một bài đăng trên blog. 2016 cũng là năm Google áp dụng chính sách phát hành bản vá bảo mật cho Android vào hàng tháng.
Khi hãng sản xuất điện thoại phát hiện ra lỗ hổng trong sản phẩm của mình (thông qua báo cáo của các nhà nghiên cứu bảo mật bên thứ ba hoặc qua phát hiện nội bộ), họ sẽ tiến hành khắc phục trước khi lỗ hổng bị hacker khai thác rộng rãi. Nhưng trong hệ thống Android vốn có cả hàng trăm nhà mạng và nhà sản xuất, việc tung ra các bản update tới mọi người dùng là một quá trình phức tạp.
Chỉ có các smartphone dòng Pixel và Nexus do chính Google sản xuất mới nhận được các bản update tự động, còn hàng trăm hãng sản xuất thiết bị Android ngoài không tung bản update bảo mật cho khách hàng của mình ngay lập tức. Điều này, như đã nói, đẩy khách hàng vào tình thế nguy hiểm, bởi trong thời gian chờ đợi được cập nhật (có khi cả tháng trời), hacker sẽ thực hiện các vụ tấn công đánh cắp dữ liệu.
" alt="Android quá phức tạp khiến 50% thiết bị không nhận được bất kỳ bản update bảo mật nào trong 2016"/>Android quá phức tạp khiến 50% thiết bị không nhận được bất kỳ bản update bảo mật nào trong 2016
Nếu ai đó nói với bạn rằng, mọi người sắp nhảy xuống vực, liệu bạn có bắt chước làm theo điều này? Vì một lí do nào đó, trên mạng xã hội đang rộ lên một trào lưu bị các cơ quan hành pháp gọi là "điên rồ và nguy hiểm": nói "Hey Siri, 108" với trợ lý ảo trên các thiết bị mang thương hiệu Táo khuyết. Trong đó, 108 là số đường dây nóng cho tình huống khẩn cấp ở Ấn Độ, tương đương với dịch vụ 911 ở Mỹ.
Do Apple đã khiến việc gọi tới đường dây nóng trong tình huống khẩn cấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trở nên dễ dàng, nên rắc rối có thể phát sinh khi bạn nói 108 với Siri. Chỉ cần bạn thốt lên con số đại diện cho đường dây nóng xử lý tình huống khẩn cấp của bất kỳ quốc gia nào, trợ lý ảo này sẽ kết nối bạn với dịch vụ ứng cứu của từng nước, tùy vào vị trí hiện tại của bạn.
Ví dụ, bạn có thể tới thăm nước Anh và yêu cầu Siri gọi 911. Lúc này, trợ lý ảo thông minh của Apple sẽ gọi đến 999, đường dây nóng dịch vụ ứng cứu khẩn cấp ở Anh, thay vì quay số 911.
Vì vậy, theo cảnh báo nhà chức trách ở nhiều nước, việc nhiều người đua nhau nói "Hey Siri, 108" tiềm ẩn nguy cơ lớn. Câu lệnh này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường dây nóng cho tình huống khẩn cấp của nhiều quốc gia trên thế giới và trì hoãn các cuộc gọi xin ứng cứu thực sự.
Cảnh sát hạt Harris, bang Texas, Mỹ đã cho đăng tải khuyến nghị chính thức lên Facebook, yêu cầu mọi người ngừng đua theo trào lưu ra lệnh 108 với Siri.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt="Tại sao người dùng Apple được khuyến cáo cấm nói '108' với Siri?"/>Tại sao người dùng Apple được khuyến cáo cấm nói '108' với Siri?
"Bàn thắng bẩn" được công nhận của Raul Ruidiaz đã giúp Peru vượt qua Brazil với tỷ số 1-0 trong trận đấu sáng nay. Pha ghi bàn bằng tay đã khiến Selecao bị loại khỏi Copa America, dù giải đấu này được trang bị công nghệ mắt diều hâu (Hawk-Eye Technology) tương tự như Euro 2016 và Worldcup 2014.
![]() |
Bàn thắng bẩn của Peru vào lưới Brazil trong trận đấu sáng 13/6. Ảnh: imgflip. |
Pha quay chậm cho thấy cầu thủ Peru đã dùng tay đệm bóng vào lưới của Brazil. Đáng nói hơn, những hình ảnh này cũng được trích xuất từ máy quay của Hawk-Eye, công nghệ vốn giúp trọng tài phân định những tình huống gây tranh cãi, đặc biệt là các pha bóng nhạy cảm trong vòng cấm và xác định bóng đã qua vạch vôi hay chưa.
Tuy vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía các cầu thủ Brazil, nhưng trọng tài Andres Cunha vẫn công nhận "bàn thắng bẩn". Vị trọng tài này đã tham khảo ý kiến của các trợ lý trước khi đưa ra quyết định, và Hawk-Eye không giúp thay đổi được kết quả, dù có đầy đủ các góc máy chứng minh cầu thủ của Peru ghi bàn bằng tay.
Theo Reuters, Hawk-Eye được áp dụng vào Copa America 2016 và cả Euro đang diễn ra. Trên trang chủ của công ty phát triển công nghệ này cũng xác nhận việc Copa America có áp dụng Hawk-Eye để hỗ trợ trọng tài.
"Mắt diều hâu" Hawk Eye được sáng chế bởi Paul Hawkins và lần đầu sử dụng vào năm 2001 trong một số trận khúc côn cầu, sau đó được áp dụng vào các trận bóng lớn. Hawk-Eye là hệ thống gồm 6-8 camera tốc độ cực cao, được đặt ở nhiều góc trên sân.
Dựa vào các hình ảnh tổng hợp, phần mềm (và cả người giám sát) sẽ biết được bóng đã qua vạch vôi hay chưa, hay bất kỳ tình huống nhạy cảm nào trên sân cỏ nói chung. Khi bàn thắng được Hawk-Eye cho là hợp lệ (đã qua vạch vôi), thông báo "GOAL!" sẽ lập tức được gửi đến đồng hồ điện tử của trọng tài chính.
Trước khi có mặt tại Copa America và Euro, Hawk Eye từng được sử dụng tại World Cup 2014, Women's World Cup 2015, Ngoại Hạng Anh và Bundesliga của Đức hai mùa gần nhất.
So với các công nghệ Goal -Line khác, Hawk-Eye không cần gắn cảm biến vào khung thành và có cách lắp đặt gọn gàng, độ chính xác cao, linh hoạt. Hawk - Eye được FIFA và UEFA tín nhiệm vì ngoài việc xác định bóng qua vạch vôi hay chưa, nó còn giúp các trọng tài phân định được những tình huống nhạy cảm mà mắt thường không kịp quan sát. Không ít những pha tiểu xảo hoặc ghi bàn không hợp lệ bị Hawk-Eye "bắt bài".
Tuy nhiên, dù áp dụng công nghệ hiện đại nhất và trọng tài có đủ thời gian để hội ý với trợ lý, "bàn thắng bẩn" của Peru vẫn được công nhận.