Bệnh nhân cho biết, trước đó một năm đã phát hiện khối u lồng ngực, nhưng do thấy khối u nhỏ, không gây khó chịu gì nên bệnh nhân không phẫu thuật. Gần đây, bệnh nhân có triệu chứng khó thở tăng dần nhưng vẫn chần chừ đi khám, đến khi sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, sụt 5 kg thì mới đến viện.
TS Thắng cho biết, ca mổ cho bệnh nhân được thực hiện hôm 9/9. Các bác sĩ lấy ra khối u có trọng lượng hơn 2 kg. Giải phẫu bệnh sau mổ cho kết quả u xơ màng phổi đơn độc độ mô học 1.
Theo TS Thắng, bệnh nhân có khối u lồng ngực lớn này rất hiếm gặp. Khối u lớn này không chỉ gây khó khăn cho phẫu thuật, mà khối u cũng có nguy cơ chuyển thành ác tính theo thời gian.
U xơ đơn độc màng phổi là một loại khối u hiếm gặp, phát sinh từ tế bào trung mô của màng phổi. Phần lớn u xơ đơn độc màng phổi là lành tính tuy nhiên khoảng 12-22% trường hợp có thể trở thành ác tính.
Triệu chứng u xơ đơn độc màng phổi thường không rõ ràng và chỉ xuất hiện khi khối u lớn, gây ra các triệu chứng chèn ép như khó thở, đau ngực hoặc ho kéo dài.
TS Thắng cho biết, phẫu thuật đóng vai trò quyết định trong việc điều trị u xơ đơn độc màng phổi, vì đây là phương pháp duy nhất giúp loại bỏ hoàn toàn khối u và giảm nguy cơ tái phát.
Phẫu thuật triệt để cắt bỏ khối u mang lại tiên lượng tốt và tỷ lệ sống cao cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần theo dõi lâu dài vì nguy cơ tái phát hoặc chuyển thành ác tính.
" alt=""/>Khối u nặng 2kg choán hết lồng ngực bệnh nhânBệnh nhân được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế (Ảnh: BV cung cấp).
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp sốc nhiễm khuẩn khả năng do viêm tụy hoại tử.
Theo y văn thế giới, viêm tụy hoại tử xuất huyết là bệnh hiếm gặp và nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Ngay sau đó, bệnh nhân đã được điều trị tích cực ngay từ đầu với hồi sức dịch, kháng sinh phổ rộng. Mặc dù vậy tình trạng bệnh vẫn nặng lên nhanh chóng, có dấu hiệu xuất huyết nặng ổ bụng kèm theo. Các xét nghiệm cho thấy tình trạng thiếu máu rất nặng và suy đa tạng.
Nhận thấy đây là một ca bệnh nặng, phức tạp, hiếm gặp ở trẻ em và đang đe dọa tính mạng, các bác sĩ tiếp tục hồi sức tích cực với thở máy, truyền máu khẩn cấp số lượng lớn.
Sau hội chẩn khẩn y khoa, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu cầm máu, loại bỏ toàn bộ tụy đã bị hoại tử nặng, khâu tĩnh mạch lách bị thủng gây xuất huyết ồ ạt ổ bụng do biến chứng của viêm tụy hoại tử. Bệnh nhân được truyền gần 3 lít máu trong thời gian ngắn từ khi vào viện đến trước và trong quá trình phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị thở máy, lọc máu liên tục để hỗ trợ các cơ quan tổn thương, sử dụng các thuốc vận mạch liều cao, đảm bảo huyết động và phối hợp nhiều kháng sinh phổ rộng.
Theo đại diện Bệnh viện Trung ương Huế, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân biểu hiện sốc nhiễm trùng dai dẳng, tổn thương thận, rối loạn điện giải, tổn thương gan, phổi, rối loạn chức năng đông máu nặng.
Sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân hết sốt, tình trạng nhiễm trùng và các tổn thương phổi, gan cải thiện, nước tiểu nhạt màu dần và trở về bình thường. Các chỉ số xét nghiệm về nhiễm trùng, chức năng các cơ quan, nước tiểu trở về bình thường.
Đến ngày 27/9, bệnh nhân chính thức được xuất viện sau hơn một tháng điều trị tích cực.
Chị H.T.P., mẹ bệnh nhân cho biết, cháu K.C là con một của gia đình nên rất lo sợ khi cháu rơi vào tình trạng nguy kịch. Suốt thời gian C. nằm thở máy ở bệnh viện, hai vợ chồng chỉ biết cầu mong phép màu đến với con.
" alt=""/>Sau cơn đau bụng, bé trai 15 tuổi rơi vào hôn mê vì căn bệnh hiếm gặp