Nhà nghiên cứu An Chi, người được biết đến với chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây, được biết là có thể viết lách tranh luận quyết liệt được với các cây đa cây đề trong lĩnh vực từ nguyên với vốn từ ngữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau.Đã từng "xin thẳng thắn nhận rằng, cái “vốn” ngoại ngữ của mình chỉ có thể nằm gọn trong lá tre, lá mít", An Chi cho biết ông không muốn nói mình có nghiên cứu nhiều ngoại ngữ, mà chỉ là “nhờ có vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và chữ Hán… nên tôi có thể đọc nhiều loại sách khác nhau, sau này mới có điều kiện và vốn liếng từ ngữ để viết lách tranh luận với các cây đa cây đề trong lĩnh vực này…”.
Sở dĩ có thể tranh luận quyết liệt được với các cây đa cây đề trong lĩnh vực từ nguyên với vốn từ ngữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau, bởi ông luôn luôn chủ trương "phải tra cứu đến đầu đến đũa để điểm được đúng đích".
Mà "khi tự mình thấy là đã đạt được đến đúng điểm đích rồi thì An Chi không “ngại lời” trước bất cứ tên tuổi lớn nào".
|
Ảnh Phạm Thành Long/ Documentary Photography |
“Công cuộc” học ngoại ngữ, qua lời kể của An Chi, xem ra khá… nhẹ nhàng. Ông cho biết “Ngoại ngữ đầu tiên mà tôi cho rằng mình có thể viết rõ ràng, tạm đủ để đọc sách đó là tiếng Pháp. Còn tiếng Anh, hồi tôi đi học đó là ngoại ngữ thứ nhất bắt buộc, nên phải học.
Ngoại ngữ thứ hai, vì tôi học trường Pháp, nên họ có đưa tiếng Việt, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha làm ngoại ngữ thứ hai cho học sinh học. Hồi đó tôi chọn học tiếng Tây Ban Nha. Nhưng chưa hết cấp học đó tôi đã ra Bắc, nên tiếng Tây Ban Nha của tôi vốn liếng chưa được bao nhiêu”.
Trong lĩnh vực từ nguyên, tiếng Hán được dùng rất nhiều và học giả An Chi được xem như là một “chuyên gia”. Với tiếng Hán, ông An Chi cho biết trước đây ông không được học nhưng do gia đình có buôn bán ở Chợ Lớn, ông cũng hay ra chợ nên làm quen với chữ Hán từ đó.
“Những chữ Hán đầu tiên tôi học được là qua các bảng hiệu. Có những chữ đơn giản, ví dụ như "Hiệu thuốc Đại Quang", thì chữ “đại” có 3 nét thôi, dễ học dễ nhớ lắm. Rồi chữ “quang” có 6 nét, cũng dễ nhớ…
Những chữ Hán ở các biển hiệu của Chợ Lớn đập vào mắt, in đậm trong trí nhớ của tôi. Sau này khi ra Bắc tôi học tiếng Trung thêm 1 năm, nhưng cũng là học theo kiểu bắt đầu thôi. Thành ra sự thật thì tôi không được đào tạo gì về tiếng Hán cả, chỉ có tự học" - ông an Chi nói về ngoại ngữ thứ 4 mà ông biết.
Kể về thời kỳ làm phụ ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở Thái Bình, ông An Chi cho biết mình được phân công cho làm ở nhà ăn. "Tôi chỉ lo làm kế toán, lên bảng cho học viên biết chi tiêu của tháng là bao nhiêu, cuối tháng tổng kết lại. Từng quý một đi duyệt gạo, than, công việc hàng ngày không có nhiều, nên có thời gian nghiên cứu từ nguyên…
Trong quãng thời gian đó, có lần tôi về Hà Nội, vào chợ Đồng Xuân rồi lại đi qua chợ Bắc Qua. Không biết sao ở trong chợ Bắc Qua lại có một người bán sách cũ. Người này lại chỉ có một quyển, là quyển trung của bộ “Từ hải” (là bộ từ điển Hán ngữ nổi tiếng, ra đời năm 1936).
Thường thì người ta in “Từ hải” thành một quyền dày hoặc in thành 2 quyển, là quyển thượng và quyển hạ. Nhưng quyển mà người bán sách cũ này có thì lại nằm trong một bộ 3 quyển: thượng, trung, hạ.
Tuy chỉ có quyển trung, nhưng cũng có thể dựa vào đó để nghiên cứu từ nguyên được. Thành ra từ đó tôi đi sâu vào từ nguyên. Thật là cơ duyên".
"Cơ duyên" khi gặp cuốn "Từ hải" quyển trung ông An Chi muốn nói đến còn ở chỗ nhờ cuốn sách này mà ông lại có được một bộ sách quý khác...
"Về Hà Nội, tôi gặp bác Sáu Lời, là một vị lương y ở Viện đông y ở Hà Nội. Bác Sáu có thừa một bộ “Khang Hy từ điển” (bộ từ điển Hán ngữ nổi tiếng ra đời năm 1716), mà lại chưa có Từ Hải. Tuy tôi chỉ có quyển trung nhưng bác Sáu thương tình, ông lấy quyển đó, rồi giao cho tôi bộ thừa của Khang Hy từ điển.
Có bộ sách quý, ỷ vào trí nhớ của mình, tôi đọc lướt rất nhanh tất cả mọi thứ trong mấy tập Khang Hy từ điển…”.
"Đừng ai học ngoại ngữ kiểu... tham lam, như tôi"
Cách phát âm tiếng Quảng Đông, Quảng Tây y như người bản xứ của nhà nghiên cứu An Chi cũng làm nhiều người thán phục.
Ông An Chi cho biết về âm của tiếng Triều Châu (Quảng Đông), ông phải tra cứu ở sách vở, đặc biệt là ở một số quyển từ điển về tiếng Triều Châu, Quảng Đông.
|
Nhà nghiên cứu An Chi
|
“Riêng với tiếng Quảng Đông thì tôi có môi trường học thuận lợi. Hồi tôi 9, 10 tuổi, gia đình đã cho về Chợ Lớn ở. Thời điểm đó, người Anh đã tạo điều kiện cho người Pháp trở lại miền Nam. Pháp tấn công qua Cầu Bông, Hiệp Hòa…, coi như vùng Gia Định hồi đó không được yên tĩnh nên gia đình tôi tản cư về Chợ Lớn.
Ở trung tâm khu vực Chợ Lớn không có trường của người Việt. Chỗ có trường lại xa quá so với khu trung tâm, ở nhà thì thất học, nên gia đình cho tôi học trường của người Hoa. Trường đó nay là trường Trần Hữu Trang trên đường Trần Hưng Đạo.
Trong số bạn cùng trường tôi khi đó đó có những bạn người Quảng Đông. Tôi hay sang nhà một người bạn chơi, lên lầu để coi báo vì nhà họ thường mua nhiều báo làm bao bì gói hàng. Trong số báo đó có những tờ tiếng Hoa, tôi mày mò đọc, rồi mày mò nói chuyện với những cậu bạn trong trường, nên đâm ra phát âm được chính xác…
Khi tôi ở ngoài Bắc trở về Nam vào tháng 8/1975, mẹ tôi còn buôn bán ở Chợ Lớn, tôi công tác ở Sở Giáo dục Thành phố, tối nào tôi cũng về Chợ Lớn.
Hồi đó gia đình tôi để cho một cô người Hoa bán thuốc lá ở trước cửa nhà. Cô đó người Quảng Đông, chừng 30 tuổi trở lại. Thỉnh thoảng, tôi nói chuyện với cô bằng tiếng Quảng Đông, cô khen tôi là “Anh nói rất là đúng”… - ông An Chi giải thích lý do tại sao có thể phát âm tốt tiếng Quảng Đông.
“Hay như tiếng sanskrit thì tôi tìm được một quyển từ điển mỏng. Tôi đọc trong đó, nghiền ngẫm sao cho ngấm vào hiểu biết của mình. Dĩ nhiên làm sao mà hiểu hết được, nhưng mình cũng đọc như thế để có khái niệm khái quát về nó. Chừng nào mà “cãi” với người ta, khi đó cũng có thuận lợi” – ông An Chi chia sẻ thêm về cách học ngôn ngữ này.
Theo học giả An Chi, học ngoại ngữ càng sớm thì cách phát âm càng giống người bản ngữ. Còn tới 19, 20 tuổi, thậm chí tới 30, 40 tuổi mà học thì uốn nắn giọng nói, ngữ điệu sẽ khó.
“Nhưng sự thực với ngoại ngữ tôi làm theo… “võ rừng” thôi chứ không có phương pháp gì hết. Tôi cứ tra cứu rồi viết, tra cứu rồi viết… Tinh thần của tôi là muốn “cãi” với người ta mình phải biết sơ sơ, chứ tay ngang hoàn toàn không biết gì làm sao mà tranh luận được.
Về cách học theo từ điển, trong đó thường chia từng đoạn, có phần sách dẫn. Khi nào cần thì tìm, đọc phần nào ở trang mấy. Hãy đọc thật kỹ phần đó. Nếu hỏi kinh nghiệm của tôi thì đó là kinh nghiệm”.
Ông An Chi thú thực “Hồi học trung học, tôi không nghĩ sau này mình sẽ nghiên cứu ngôn ngữ. Các môn ngoại ngữ họ dạy thì tôi học thôi. Hồi đó, họ dạy theo bộ sách trong trường, mình cũng theo nội dung đó mà học.
Chỉ có một điều hồi đó trí nhớ của tôi rất tốt. Hồi nhỏ tôi nhớ dữ lắm.Vậy nên hồi đó tôi lướt qua hết rất là lẹ. Hồi học trường Pháp, những năm đầu tiên học tiếng Pháp, bà giáo người Pháp còn khen là “Cậu có một trí nhớ tuyệt diệu”.
Nhưng bây giờ tôi quên nhiều lắm. Hồi trước đọc mười thì bây giờ tôi quên tới bảy, tám, thậm chí là tám, chín rồi”.
Theo ông An Chi thì “Tôi thấy rằng cần phải luyện trí nhớ mới được. Chứ như hồi trước tôi đọc Khang Hy từ điển từ đầu đến cuối, kể cả khảo dị, bổ sung… một cách nhanh chóng. Nhưng đó là cách đọc tham lam quá, chạy đua với trí nhớ của mình. Hậu quả là giờ đây tôi đã quên nhiều lắm”.
“Nếu có khuyên các bạn trẻ, thì tôi khuyên rằng… không nên học ngoại ngữ kiểu vội vã và tham lam như tôi” – ông An Chi nói vui.
Nhà nghiên cứu An Chi sinh năm 1935 tại Sài Gòn, còn có bút danh quen thuộc khác là Huệ Thiên, tên khai sinh là Võ Thiện Hoa. Ông là học sinh kháng chiến thời chống Pháp. Tháng 5/1955, ông vượt tuyến ra Bắc đi thanh niên xung phong, học Trường Sư phạm trung cấp Trung ương ở Hà Nội, dạy cấp 2 ở Thái Bình, phụ trách thư viện Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo… Tháng 8/1975, ông trở về miền Nam tiếp tục công tác trong ngành giáo dục, rồi về hưu, đọc sách, nghiên cứu. Từ năm 1990, An Chi bắt đầu cộng tác với báo chí, phụ trách các chuyên mục thường xuyên “Chuyện Đông chuyện Tây” trên Kiến thức ngày nay, “Từ chữ đến nghĩa” trên Đương thời,… và An ninh Thế Giới, Người đô thị, ĐHQG TP.HCM... Các chuyên mục và sách của ông hấp dẫn người đọc bởi những giải đáp gọn ghẽ, tường tận, uyên thâm và hóm hỉnh về ngôn ngữ, văn hóa, điển tích cũng như các thắc mắc hóc búa về từ nguyên, ngữ nghĩa… |
Ngân Anh
" alt="Nhà nghiên cứu An Chi kể kinh nghiệm học nhiều ngoại ngữ"/>
Nhà nghiên cứu An Chi kể kinh nghiệm học nhiều ngoại ngữ
Hàng loạt khu tái định cư tại Hà Nội nhếch nhác, các lối đi lại bẩn thỉu, thậm chí nhiều tòa trở thành nơi nuôi gà, trồng rau. |
Ảnh minh họa. |
Khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính nằm ở vị trí khá đẹp khi tiếp giáp với nhiều tuyến đường lớn như Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, được coi là một trong những địa điểm đẹp và thuận lợi nhất nhì quận Cầu Giấy.
Nhìn bên ngoài, khu nhà rất đẹp nhưng bên trong lại là một cảnh tượng khác. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, hiện khu nhà tái định cư này có dấu hiệu xuống cấp, trở nên nhếch nhác.
|
Cảnh nuôi gà, trồng rau trong chung cư ở Hà Nội |
Trên tầng thượng của khu nhà trở thành nơi nuôi gà của một số hộ dân. Đại diện tổ dân phố cho biết đã nhiều lần nhắc nhở giữ gìn vệ sinh nhưng không có kết quả.
Các lối đi lại cầu thang bụi bặm và bẩn thỉu trong khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính.
Khu nhà tái định cư N5B cao 9 tầng, mỗi tầng có 6 căn hộ, thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, khu nhà tái định cư này đã có dấu hiệu xuống cấp, tường lở, rộp, bong tróc...
Nằm liền kề là tòa nhà tái định cư N6C cũng chung tình trạng. Chuồng cọp mọc lên như nấm tại khu vực này dù không được phép.
Phía dưới tòa nhà tái định cư là nơi nuôi nhốt gà của một số hộ dân.
Khu nhà tái định cư N06 Dịch Vọng nằm gần đường Nguyễn Phong Sắc và Trần Đăng Ninh. Tòa nhà này được xây dựng cách đây gần 10 năm.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân bắt đầu cơi nới, mở thêm nhiều không gian sinh hoạt riêng.
Lối đi chung trở thành nơi để xe máy của những hộ dân dưới tầng một.
Ngay cổng vào tòa nhà tái định cư N06 Dịch Vọng mọc lên nhiều cửa hàng tạp hóa, bán trà đá, làm thu hẹp lối đi chung của tòa nhà.
Nhiều tòa nhà tái định cư tại khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy cũng chung tình trạng.
Khu nhà tái định cư B3A Nam Trung Yên, trên tầng thượng thành nơi trồng rau.
Lối đi cầu thang bụi bặm, tường bong tróc...
... hoặc thành nơi trưng dụng để cất đồ.
Theo Zing News
Hà Nội: Hàng trăm biệt thự triệu USD thành chỗ trồng rau, nuôi gà
Hàng trăm căn biệt thự triệu USD đang bị bỏ hoang dẫn đến tình trạng nước ngập, cỏ mọc um tùm, các hộ dân tận dụng thành nơi trồng rau, nuôi gà
" alt="Cảnh nuôi gà, trồng rau trong chung cư ở Hà Nội"/>
Cảnh nuôi gà, trồng rau trong chung cư ở Hà Nội
-Một căn hộ tầng 12 tại chung cư Rainbow Văn Quán (Hà Đông) vừa bất ngờ xảy ra hoả hoạn khiến nhiều người hoảng loạn và ngạt khói. Hàng trăm hộ dân ở toà nhà bức xúc khi hoả hoạn nhưng hệ thống chuông báo cháy không kêu. Trước đó, Ban quản trị toà nhà cũng đã nhiều lần gửi kiến nghị với chủ đầu tư về việc hệ thống PCCC không hoạt động.Nói về vụ cháy ở toà nhà xảy ra mới đây, bà Hứa chủ căn hộ 1206 chưa hết bàng hoàng. “Tôi và 2 người cháu suýt nữa bị chết vì sặc khói, may mà lực lượng cứu hộ có mặt kịp thời để giải cứu không thì… Căn hộ gia đình ngay cạnh căn hộ bị cháy nhưng hệ thống báo cháy không hoạt động, ba bà cháu đóng cửa kín ở trong nhà không biết. Mãi sau khi khói vào nhà nhiều bị ngạt, mấy bà cháu mới tìm cách ra ngoài nhưng toà nhà bị mất điện, khói mù mịt không thấy gì”, Bà Hứa kể.
|
Hiện trường vụ hoạ hoản ở căn hộ tầng 12 của toà nhà Rainbow Văn Quán (Hà Đông). |
Không chỉ gia đình bà Hứa mà hàng trăm căn hộ khác ở đây đều bức xúc bởi hệ thống chuông báo động không hề kêu khi toà nhà xảy ra hoả hoạn. Theo người dân ở đây cho biết, sau khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, họ phải hô hoán nhau, đập cửa từng căn hộ để báo cháy.
Bí thư Hà Nội: Không thể ngủ yên khi chung cư còn vi phạm phòng cháy Ngày 25/9, tại buổi giao ban trực tuyến giữa lãnh đạo TP Hà Nội với các quận huyện thị xã quý III/2017. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá tình hình PCCC trên địa bàn thành phố còn rất xấu. Tại hội nghị, ông Hoàng Trung Hải cũng nêu rõ những vấn đề liên quan phòng chống cháy nổ ở các khu chung cư. “Trong 79 chung cư vi phạm quy định PCCC, có 19 chung cư đã tự khắc phục. Chúng ta phải làm quyết liệt hơn nữa để khắc phục tồn tại ở 60 chung cư còn lại. Từng chung cư đó ngày nào còn đang vi phạm tiêu chuẩn PCCC thì chúng ta ngủ không yên”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Văn Nam – Trưởng ban Pháp chế HĐND TP về việc quy trách nhiệm lãnh đạo địa bàn khi để xảy ra cháy nổ. |
“Chủ đầu tư quá vô trách nhiệm khi coi thường mạng sống của hàng nghìn người dân chúng tôi. Nhiều năm liền chúng tôi đã gửi kiến nghị về việc hệ thống phòng cháy chữa cháy của toà nhà không hoạt động rất nguy hiểm, nhưng chủ đầu tư vẫn thờ ơ không khắc phục”, chủ một căn hộ ở tầng 14 toà nhà bức xúc.
Có mặt tại căn hộ xảy ra sự cố cháy nổ, công tác khắc phục, sữa chữa sự cố đang được chủ nhà gấp rút triển khai. Anh Quỳnh, chủ căn hộ cho biết, trước đó chiều ngày 21/9, khu nhà bếp và hệ thống tủ bếp bị rò rỉ khí ga, bật bếp ga lên sử dụng ngọn lửa nhanh chóng bùng cháy lớn. Lực lượng phòng cháy chữa cháy đã có mặt khống chế được ngọn lửa nhưng toàn bộ khu nhà bếp, tủ treo tường bị thiêu rụi. Vết tích vụ cháy kinh hoàng đang loang lổ trên tường, trần nhà.
Theo anh Quỳnh, để xảy ra sự cố cháy nổ một phần cũng do sự chủ quan từ phía gia đình khi để hệ thống ga bị rò rỉ, nhưng qua vụ cháy mới cảnh tỉnh, báo động cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy của toà nhà.
Theo Ban quản trị toà nhà Rainbow Hà Đông, chủ đầu tư rất thiếu trách nhiệm trong công tác PCCC cũng như bàn giao phí bảo trị cho Ban quản trị toà nhà.
|
Được giới thiệu là chung cư cao cấp tuy nhiên theo nhiều người dân khi sự cố hỏa hoạn xảy ra hệ thống PCCC của tòa nhà không hoạt động. |
“Năm 2015, chúng tôi đã gửi công văn trực tiếp đến chủ đầu tư khắc phục ngay việc hệ thống PCCC luôn báo cháy giả, hệ thống loa phát thanh công cộng không hoạt động. Đây là hai hệ thống bị sự cố, không đảm bảo hoạt động được ngay từ khi bàn giao vào tháng 11/2014 và ban quản trị đã nhiều lần có thông báo nhưng chủ đầu tư không khắc phục”, vị đại diện ban quản trị nói.
Cũng theo vị đại diện này, tối ngày 22/9 ban quản trị toà nhà và các hộ dân đã nhóm họp sau khi sự cố hoả hoạn xảy ra để gửi kiến nghị yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì và khắc phục hệ thống PCCC.
“Cư dân chúng tôi đều bức xúc, bởi tính mạng hàng nghìn người bị chủ đầu tư xem nhẹ. Nếu chủ đầu tư không thực hiện sửa chữa hệ thống PCCC. Chúng tôi sẽ cùng nhau phong toả tâng hầm, căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối và mời luật sư”, vị này cho biết.
Chung cư Rainbow Văn Quán do Công ty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án cao 27 tầng được giới thiệu là chung cư cao cấp cao, khởi công năm 2010 và đưa vào sử dụng 2 năm sau đó. Tòa cao ốc nằm trong khu đô thị mới Văn Quán - Hà Đông. Trên website của chủ đầu tư (tại địa chỉ bicvietnam.com) tòa nhà được giới thiệu: “Các căn hộ được trang bị đầy đủ các hệ thống kỹ thuật gồm: hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đảm bảo an toàn tuyệt đối”. Tuy nhiên, trong sự cố hỏa hoạn xảy ra mới đây hàng trăm hộ dân ở toà nhà bức xúc khi hệ thống PCCC của toà chung cư cao cấp này không hoạt động. |
Hồng Khanh
Hà Nội còn 60 công trình vi phạm phòng cháy chưa khắc phục
Theo lãnh đạo Cảnh sát PCCC Hà Nội, dù đã công bố danh sách 79 chung cư vi phạm PCCC từ nhiều tháng nay, nhưng đến nay mới chỉ có 19 tòa nhà được khắc phục.
" alt="Cháy chung cư Rainbow Hà Đông, hệ thống báo cháy không hoạt động"/>
Cháy chung cư Rainbow Hà Đông, hệ thống báo cháy không hoạt động
Hình ảnh trong clip cho thấy, hai nhóm nữ sinh cùng nhiều nam sinh đã gặp và ẩu đả trên một con đường thuộc xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa.Sau khi cãi vã, các nữ sinh này đã dùng tay và mũ bảo hiểm đánh nhau.
|
Ảnh cắt từ clip. |
Chiều tối 15/12, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Văn Hải, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Hóa Tiến xác nhận, trong clip được đăng tải trên mạng xã hội có học sinh của trường.
“Số lao vào đánh nhau chủ yếu là các em ở ngoài trường và học sinh bỏ học. Chỉ có 1 em đang là học sinh của trường tham gia đánh nhau. Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã yêu cầu các giáo viên thông báo với phụ huynh về sự việc và yêu cầu các học sinh đang theo học tại trường làm bản tường trình về sự việc. Sau khi vụ việc được chia sẻ lên mạng, các em cũng sốc và sợ. Một số em vẫn chưa đến trường nên nhà trường đang vận động phụ huynh khuyên bảo quay trở lại trường”, ông Hải nói.
Ngoài ra, có khoảng 5 - 6 học sinh khác của trường đứng xem, cổ vũ.
Ông Hải cho hay, nguyên nhân vụ ẩu đả được xác định xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân trên mạng xã hội Facebook. Hiện, Công an huyện Minh Hóa đã vào cuộc xác minh, làm việc với các nữ sinh tham gia ẩu đả.
Về hình thức xử lý kỷ luật với học sinh, theo ông Hải, nhà trường sẽ có hình thức răn đe nghiêm khắc, trên tinh thần giáo dục để các em nhận thức được lỗi lầm và sửa chữa.
“Chúng tôi sẽ chấn chỉnh ý thức của học sinh toàn trường. Đặc biệt, quan tâm đến những em tham gia vụ ẩu đả để các em không bỏ học, tập trung học tập”, ông Hải nói.
Thanh Hùng
Giáo viên được dùng những hình thức kỷ luật nào với học sinh?
Trong khi những quy định mới về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn đang nằm trong dự thảo, nhà trường có thể áp dụng những biện pháp kỷ luật nào với học sinh?
" alt="Nhóm nữ sinh Quảng Bình hỗn chiến bằng mũ bảo hiểm"/>
Nhóm nữ sinh Quảng Bình hỗn chiến bằng mũ bảo hiểm