Lịch thi đấu bóng đá Ngoại hạng Anh vòng 17
ịchthiđấubóngđáNgoạihạngAnhvòbóng đá cúp c1 châu âu
Lịch Thi Đấu Premier League 2019/2020 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
14/12 | ||||||||
14/12 | 19:30 | Liverpool FC | ![]() | 2:0 | ![]() | Watford | Vòng 17 | K+PM |
14/12 | 22:00 | Burnley | ![]() | 1:0 | ![]() | Newcastle | Vòng 17 | K+1 |
14/12 | 22:00 | Chelsea | ![]() | 0:1 | ![]() | Bournemouth | Vòng 17 | K+PM |
14/12 | 22:00 | Leicester | ![]() | 1:1 | ![]() | Norwich City | Vòng 17 | K+PC |
14/12 | 22:00 | Sheffield United | ![]() | 2:0 | ![]() | Aston Villa | Vòng 17 | K+NS |
15/12 | ||||||||
15/12 | 00:30 | Southampton | ![]() | 0:1 | ![]() | West Ham | Vòng 17 | K+PM |
15/12 | 21:00 | Wolverhampton | ![]() | 1:2 | ![]() | Tottenham | Vòng 17 | K+PC |
15/12 | 21:00 | Man Utd | ![]() | 1:1 | ![]() | Everton | Vòng 17 | K+PM |
15/12 | 23:30 | Arsenal | ![]() | 0:3 | ![]() | Man City | Vòng 17 | K+PM |
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2: Khách đi tiếp
-
Đứng sau thành công của Vượng Râu, cũng như hy sinh để vun vén gia đình suốt nhiều năm qua là bà xã Thu Hiền. Thu Hiền kém Vượng Râu 5 tuổi, không hoạt động nghệ thuật và cũng rất hiếm xuất hiện trước truyền thông. Nhiều bạn bè của Vượng Râu nhận xét Thu Hiền là người giỏi giang, khéo léo. Vượng Râu từng chia sẻ: "Tôi phải cảm ơn vợ rất nhiều. Cô ấy là người vợ rất tâm lý, chấp nhận hy sinh và yêu thương chồng con".
Cả hai chính thức về chung một nhà năm 2010. Theo Vượng Râu, Thu Hiền là người khá thật thà và thẳng thắn nên anh lo cô sẽ gặp phải thiệt thòi trong môi trường showbiz bộn bề. Vì thế, nhiều năm qua cô chỉ ở “hậu cung” quán xuyến gia đình, quản lý công ty riêng chăm sóc 5 con nhỏ gồm 2 trai và 3 gái. Vượng Râu bảo anh mê vợ ở tài nấu ăn ngon nên dù có đi đâu cũng mong về nhà.
Những lúc có thời gian, Vượng Râu thường rủ vợ đi cà phê hay trà đá trò chuyện để bù đắp. Biết tính vợ giản dị, không thích quà, anh thường thể hiện tình cảm bằng những cái ôm hay hành động âu yếm yêu thương, nhiều lúc chỉ cần một lời chúc.
Là vợ nghệ sĩ nổi tiếng nhưng bà xã Vượng Râu có lối sống rất giản dị. Thu Hiền không chạy theo hàng hiệu, thích chăm sóc con cái, có cuộc sống đơn giản. Tuy nhiên, nhan sắc của cô vẫn được đánh giá là rất trẻ trung.
Bà xã nghệ sĩ Vượng Râu sở hữu gương mặt ưa nhìn.
Thu Hiền xuất hiện trong MV "Thuyền hoa" của chồng
Ngân An
Ảnh: FBNVVượng Râu: Bảo Chung, Trấn Thành là nghệ sĩ hài đáng xem nhất!
"Khó nhất là diễn hài và khó vô cực là diễn bi hài, người diễn phải có chỉ số thông minh cao, gieo, rắc, nhử, lừa… khán giả bằng nghệ thuật buông bỏ đài từ", nghệ sĩ Vượng Râu chia sẻ.
" alt="Bật mí người vợ kín tiếng sinh 5 con cho nghệ sĩ Vượng Râu">Bật mí người vợ kín tiếng sinh 5 con cho nghệ sĩ Vượng Râu
-
Lãnh đạo xã Châu Quế Hạ trao giấy chứng nhận hộ gia đình số cho người dân thôn Khe Bành. (Ảnh minh họa)
Theo nguồn tin từ Báo Yên Bái, để xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM, đặc biệt là tiêu chí về môi trường - một trong những tiêu chí khó đạt nhất của các xã vùng cao hiện nay, Đảng ủy, chính quyền xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã triển khai sâu rộng phong trào "Mỗi người - mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường” thông qua các hình thức như: hội nghị họp chi bộ các thôn, bản; hội nghị sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể... qua các trang mạng xã hội Zalo, Facebook để nhân dân biết, hưởng ứng và thực hiện, nhất là việc phân loại, xử lý rác thải.
Ngoài ra, mỗi thôn, bản, khối các đoàn thể đều ký cam kết, chịu trách nhiệm triển khai phong trào có hiệu quả, góp phần hoàn thành tiêu chí về môi trường tại đơn vị mình theo kế hoạch về đích NTM...
Thôn Khe Bành, một thôn đặc biệt khó khăn của xã Châu Quế Hạ, để thực hiện các tiêu chí NTM gắn với CĐS, 100% người dân trong thôn đã tích cực tham gia "Tuần lễ CĐS” để được tiếp cận và sử dụng những tiện ích CĐS đem lại cho người dân, nhất là trong lĩnh vực XDNTM.
Sau tuần lễ cao điểm thực hiện CĐS, nhà văn hóa thôn Khe Bành đã có hệ thống Wifi truy cập Internet, tivi thông minh màn hình cỡ lớn, thiết bị âm thanh phục vụ nhu cầu sinh hoạt trực tiếp và trực tuyến của nhân dân.
Đồng thời, tạo lập nhóm Zalo với 85% đại diện hộ dân tham gia để trao đổi thông tin, triển khai công việc chung của thôn đến nhân dân; 100% đảng viên của Chi bộ đã biết cài đặt, sử dụng nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” phục vụ sinh hoạt Chi bộ, cập nhật những tài liệu, hình ảnh về XDNTM…
Đến nay, thôn Khe Bành đã phủ sóng điện thoại di động 4G; có 195 hộ gia đình có điện thoại thông minh, đạt tỷ lệ trên 95%; có 368 người trong độ tuổi lao động được tập huấn kỹ năng số cơ bản; 77% người dân đã cài đặt và được hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công để giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 78% người dân cài đặt và sử dụng nền tảng "Sổ sức khỏe điện tử” và nền tảng tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa; 370 công dân đủ 14 tuổi trở lên được cấp mã định danh điện tử, cài đặt ứng dụng VNeID…
Bí thư Chi bộ thôn Khe Bành - Triệu Chằn Ton cho biết: "CĐS là hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về CĐS cho cán bộ và người dân. Việc hình thành thói quen sử dụng công nghệ số của người dân chính là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và XDNTM tại địa phương”.
Mặc dù là khái niệm khá mới, nhất là với xã khó khăn như Châu Quế Hạ, song dưới sự vào cuộc quyết liệt triển khai, hướng dẫn tận tình của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Châu Quế Hạ đã xây dựng thành công nhà văn hóa xã đạt tiêu chuẩn nhà văn hóa số. Đồng thời, đã tạo lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin, triển khai công việc chung trong XDNTM; tất cả đảng viên đã cài đặt và sử dụng thành thạo "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”…
Thông qua CĐS, xã đã huy động được mọi tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng ngày công, tiền của, hiến đất… cùng địa phương xây dựng các tiêu chí NTM… Đến nay, xã Châu Quế Hạ đã hoàn thành 14/19 tiêu chí XDNTM như: duy trì 235 ha lúa 2 vụ với cơ cấu 40% là giống lúa thuần chất lượng cao và 60% giống lúa lai; tập trung phát triển 404 ha ngô/ 3 vụ; trên 5.000 ha quế và 14 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; hình thành 35 mô hình phát triển kinh tế.
Đồng thời, các hình thức tổ chức sản xuất luôn được quan tâm với 31 hộ kinh doanh, 4 hợp tác xã và 24 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả; gần 25 km đường trục thôn, xóm, đường liên thôn và 7,34km đường ngõ xóm được bê tông hóa; tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định đảm bảo "3 cứng” đạt 75%; đã có 100% hộ sử dụng điện thường xuyên và trên 85% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 39 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện còn 19,18%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 71,67%.
Đồng thời, xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT đạt 82,8%. Đặc biệt, xã có 80% nhà văn hóa thôn, bản đạt nhà văn hóa số; 90% công dân được công nhận là công dân số, tỷ lệ người dân thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt là 80%...
Thời gian tới, xã Châu Quế Hạ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia quyết liệt của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân gắn với CĐS nhằm tranh thủ và huy động cao nhất nguồn lực để xây dựng, thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sự đóng góp của nhân dân theo phương châm "nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, quyết tâm cán đích NTM theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.
Trần Ngọc
" alt="Châu Quế Hạ đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới">Châu Quế Hạ đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
-
- Khẳng định phát triển các trường ĐH ngoài công lập là xu thế tất yếu, các chuyên gia cũng kiến nghị cần có giải pháp thiết thực để phát triển hệ thống này. Phát biểu tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp củng cố phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) Việt Nam do Hiệp Hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức sáng nay, 22/12, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT cũng việc phát triển đại học ngoài công lập vừa có cái lợi, vừa có cái hại, tuy nhiên, do nhu cầu học đại học tăng (xu thế đại chúng hóa), và ngân sách nhà nước hạn hẹp, nên việc tư nhân hóa giáo dục đại học là xu thế tất yếu.
Theo ông Tùng, có 2 dạng hoạt động mang tính tư nhân hóa, xã hội hóa giáo dục đại học. Hướng thứ nhất là phát triển các trường đại học tư thục do các đối tác ngoài công lập đầu tư, và hướng thứ hai là tư nhân hóa hoạt động của các trường công.
Tư nhân hóa hoạt động của các trường công là việc các trường công dịch chuyển từ việc hoạt động chủ yếu dựa trên ngân sách nhà nước sang hoạt động chủ yếu bằng tài chính do tư nhân (người học) đóng góp và các nguồn thu khác từ hoạt động dịch vụ và chuyển giao công nghệ.
"Xu hướng tư nhân hoá cũng có nghĩa là các trường tại khu vực công được khuyến khích (nếu không muốn nói là bắt buộc) giảm phụ thuộc vào đầu tư công để trở nên “doanh nghiệp hoá” hơn, cạnh tranh hơn và chứng minh được hiệu quả quản trị tốt hơn" - ông Tùng phân tích.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT ĐH FPT cho rằng, để phát triển các trường tư cần phải thu hẹp các trường công. Ảnh: Lê Văn. Phân tích các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước, ông Tùng cho rằng, Việt Nam đang lựa chọn đi theo hướng thứ 2 là tự chủ hóa các trường công trong khi siết chặt sự phát triển của các trường tư.
Tuy nhiên, theo ông Tùng hướng này cũng không dễ dàng. "Chủ trương chính thức từ 2014, và khởi đầu bằng một trường đại học tự chủ, năm 2015 thêm 11 trường, và đến năm 2016 chỉ được 3 trường. Như vậy, sau 3 năm chưa tới 10% số trường công lập đăng ký hoạt động tự chủ" - ông Tùng phân tích.
Theo ông Tùng, nếu Việt Nam chọn lựa hướng tư nhân hóa các trường công thì cần nhanh chóng tăng số trường và mức độ tự chủ của các trường công.
"Trừ một số trường trọng điểm ưu tiên phát triển, nhà nước cần lên lộ trình giảm dần chi hàng năm để các trường thích nghi dần. Đồng thời cũng cần có chính sách ưu tiên cho các trường tự chủ sớm như đang làm hiện nay" - ông Tùng đề nghị.
Ngoài ra, một chính sách nữa cần thực hiện sớm là nhà nước hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho sinh viên, trước mắt cho một số ngành quan trọng để thêm khuyến khích các trường tự chủ và định hướng nghề nghiệp.
Trong khi đó, nếu như vẫn có ý định phát triển trường đại học tư, thì theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, giải pháp quan trọng nhất là thu hẹp hệ thống trường công.
"Có thể thực hiện theo cách giảm chỉ tiêu các trường công mỗi năm 5% trong 7 năm để tạo thị trường (và qua đó là chất lượng) cho các trường tư" - ông Tùng kiến nghị. "Ngoài ra, cũng cần gỡ bỏ các quy định tài sản chung bất hợp lý và quy định trích quỹ tối thiểu 25%. Và theo kinh nghiệm của ĐH FPT, để tránh xung đột nội bộ, các trường tư nên quản lý theo mô hình một thành viên, tức là có một công ty hoặc một quỹ quản lý toàn bộ vốn của trường".
Không giới hạn phát triển các trường tư
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, Bộ GD-ĐT luôn nhất quán là đảy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường thêm các trường ĐH ngoài công lập.
"Chúng tôi chủ trương không cho phép thành lập các trường công lập nữa nhưng nếu trường ĐH tư thục có đầu tư lớn, chất lượng cao và không vì lợi nhuận thì vẫn trình thủ tướng để phê duyệt thành lập chứ không giới hạn" - ông Ga nói.
Ông Ga cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT luôn đối xử bình đẳng giữa trường công lập và dân lập, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, hiện tại, tâm lý xã hội vẫn có sự phân biệt đối xử giữa hai hệ thống này.
"Một số ngành các trường ngoài công lập mở là dư luận phản ứng cho rằng ngành đó các trường dân lập không đào tạo được. Tuy nhiên, dư luận không biết nhiều trường dân lập đầu tư rất tốt, thậm chí đầu tư tốt hơn nhiều so với trường công lập vì vậy không lý do gì họ không được mở ngành theo đúng quy định" - ông Ga nói.
Từ đó, ông Ga cho rằng, dư luận cũng nên công bằng với trường ngoài công lập để các trường này có thể phát triển trong hệ thống các trường đại học nói chung.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, Bộ GD-ĐT không giới hạn sự phát triển của các trường ngoài công lập. Ảnh: Lê Văn. Giải thích về việc "siết chặt" quản lý đối với các trường ngoài công lập, Thứ trưởng Ga giải thích, trước đây Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2020 đạt tỉ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các trường đại học ngoài công lập được mở ra rất nhiều.
Tuy nhiên, sau đó chúng ta nhận thấy thấy số sinh viên không có nhiều. Số học sinh tốt nghiệp càng ngày càng giảm. Chỉ tiêu 450 sinh viên/1 vạn dân không thể đạt được nên đã được điều chỉnh. Hiện nay, số lượng các trường đại học đã dư, cung đã vượt cầu nên các trường rất khó tuyển sinh.
Đối với vấn đề mô hình để phát triển các trường ngoài công lập, ông Ga tán đồng với ý kiến của ông Lê Trường Tùng, cho rằng, các trường phải có mô hình quản trị 1 thành viên.
"Hiện nay các trường vừa lo đào tạo lại vừa lo phân chia lợi tức tạo nên tình trạng rất phức tạp. Khi có vấn đề xảy ra, Bộ phải xử lý tất cả các vấn đề liên quan tới tài chính, lợi tức trong khi vấn đề của chúng ta là tập trung đào tạo cho tốt" - ông Ga nói.
Ông Ga cho rằng, mô hình quản trị một thành viên không phải mới mà thế giới đã có. Tức là thông qua một công ty hay một tổ chức tài chính nào đó. Tất cả những vấn đề liên quan tới tài chính thì giải quyết ở công ty còn nhiệm vụ của trường thì tập trung vào đào tạo.
Ông Ga cũng khẳng định các việc thực hiện tự chủ ở các trường công cũng là cách để đa dạng hóa các mô hình trường đại học, gúp hệ thống giáo dục phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu học tập của người dân và chất lượng càng ngày càng được nâng cao.
Lê Văn
" alt="Đề xuất giảm chỉ tiêu trường công để tạo thị trường cho trường tư">Đề xuất giảm chỉ tiêu trường công để tạo thị trường cho trường tư
-
Nhận định, soi kèo Plzen vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 21/2: Ngược dòng đi tiếp
-
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và đang gắn bó với mỗi người chúng ta,Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mong muốn giúp bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc.
Trong cuộc phỏng vấn với Tri thức - ZNews, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về quá trình thực hiệnHành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Trải nghiệm hợp tác thú vị này đã truyền cảm hứng cho hai tác giả tiếp tục con đường đưa kiến thức khoa học đến với độc giả qua những trang tranh truyện giàu màu sắc, lời thoại sinh động.
Tác giả Kiều Ly: Tôi không tưởng tượng được nghiên cứu của mình lại được thể hiện đẹp như vậy
- Từ khi nào chị ấp ủ ý tưởng "chuyển thể" luận án tiến sĩ của mình thành một tác phẩm sách tranh truyện?
- Tác giả Kiều Ly:Thú thực, thời làm luận án tại đại học Sorbonne Nouvelle (2014-2018) tôi chỉ cố gắng làm xong luận án rồi chỉnh lý để xuất bản. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ làm một cuốn truyện tranh, vì tôi chưa từng làm sách cho trẻ em, cũng không biết làm thế nào chuyển thể một công trình hàn lâm thành một cuốn tranh truyện có lời thoại.
Từ trái qua: biên tập viên Hoàng Thanh Thủy, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly.
Sau khi bảo vệ luận án và về nước, tôi vẫn đang sửa bản tiếng Pháp để xuất bản, thì tháng 8/2021 biên tập viên Hoàng Thanh Thủy (Nhà xuất bản Kim Đồng) viết thư ngỏ ý mời tôi cộng tác viết một cuốn sách về lịch sử chữ Quốc ngữ cho trẻ em. Tôi đắn đo khá lâu mới dám nhận lời. May mắn thay, họa sĩ Tạ Huy Long cũng nhận lời vẽ minh họa cho cuốn sách. Ba chúng tôi cùng nhau làm việc trong gần 2 năm thì hoàn thành Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.
- Ý tưởng này đã được các anh chị triển khai như thế nào trong 2 năm đó?
- Tác giả Kiều Ly:Tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 10/2021. Khi ấy, tôi viết giống một bài báo khoa học với trích dẫn cụ thể cho từng mục. Chị Thủy nhận xét như vậy thì khô khan quá và trẻ em khó mà hiểu được.
Sau đó chúng tôi đã thống nhất là sẽ để Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là người kể chuyện thì câu chuyện sẽ mềm mại hơn. Ngoài ra, để thu hút độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi sẽ viết cuốn sách này theo hình thức bán hư cấu, tức là để nhân vật bộc lộ cảm xúc hay đưa ra các nhận xét về cảnh vật, con người.
Từ đây, tôi chuyển thể nội dung lịch sử chữ quốc ngữ qua lời kể của Đắc Lộ và có thêm một số phần thể hiện cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bàn bạc để tạo lời thoại và tôi cũng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu để họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhân vật.
Qua 7, 8 lần sửa bản thảo thì cuốn sách có diện mạo như độc giả cầm trên tay hôm nay.
- Đối với chị, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách này?
- Tác giả Kiều Ly:Có lẽ thách thức lớn nhất là tôi chưa có kinh nghiệm viết sách cho trẻ em hay làm truyện tranh. Ngoài ra, chuyển thể từ ngôn ngữ học thuật sang ngôn ngữ truyện tranh cũng không hề dễ dàng.
Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
- Tháng 10 vừa qua, bộ 2 cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)và 100 câu hỏi về Lịch sử chữ quốc ngữcủa chị đoạt giải Sách Phát hiện tại Giải Sách Hay. Nay Hành trình sáng tạo Chữ Quốc ngữ lại vào Chung khảo Giải Sách Quốc gia. Với một người nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Tác giả Kiều Ly: Với một nhà nghiên cứu, được làm điều mình thích và cố gắng đi đến tận cùng nhất có thể để giải đáp tò mò khoa học của chính bản thân đã là một hạnh phúc; hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi một chút mới nho nhỏ mình tìm ra được công bố, được đón nhận và được ghi nhận.
Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
Tác giả Phạm Thị Kiều Ly
Tất nhiên, giải thưởng nào cũng có những tiêu chí nhất định và không đại diện cho tất cả. Nhưng với những nhà nghiên cứu trẻ như tôi, trong chừng mực nào đó, giải thưởng giúp chúng tôi thêm chút tự tin để vững bước hơn.
Tôi nghĩ công việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra chân lý, tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, mà cần hướng đến phổ biến tri thức. Lịch sử chữ Quốc ngữ chưa được đề cập một cách tường minh trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ được giải thưởng, mà các công trình của tôi về lịch sử chữ Quốc ngữ - chữ viết mà chúng ta tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng lại ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc - được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng.
- Chị có kỷ niệm hay khó khăn gì khó quên trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Tác giả Kiều Ly:Thực ra kỷ niệm thì rất nhiều, riêng với bản thân tôi, khoảnh khắc xúc động nhất là lần đầu tiên nhìn thấy các bản vẽ minh họa của anh Long. Tôi chưa hề tưởng tượng được "đứa con tinh thần" của mình lại được chuyển thể một cách sinh động và đẹp đến vậy. Tôi nhớ mình đã đứng lặng im rất lâu nhìn các bức tranh ấy và tưởng tượng đến hành trình các thừa sai tới Việt Nam truyền giáo, hành trình họ sáng tạo chữ viết và hành trình đi tìm tư liệu nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Khó khăn cũng rất nhiều, nhưng khắc ghi nhất với tôi là khi cuốn truyện tranh đã dần thành hình, nhưng anh Long yêu cầu tôi bỏ hết lời kể của nhân vật Đắc Lộ với ở ngôi "tôi", mà chuyển cho một nhân vật thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Tôi rất khổ sở khi phải bỏ dần các chi tiết mình đã dày công tạo ra. Nhưng trên tất cả, chúng tôi đã rất hạnh phúc được làm việc cùng nhau và được thỏa sức sáng tạo.
Sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Ảnh:NXB Kim Đồng.
Họa sĩ Tạ Huy Long: Mong kiến thức hàn lâm đến với thiếu nhi một cách thân thiện nhất
- Là họa sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong mảng sách tranh, tranh truyện dành cho thiếu nhi, dự án Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữcó ý nghĩa thế nào đối với anh? Công việc minh họa cuốn sách có gì khác biệt với những tác phẩm khác mà anh thực hiện?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Tôi từng minh họa nhiều tác phẩm hư cấu hoặc phi hư cấu, nhưng Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn sách đầu tiên tôi minh họa cho thể loại bán hư cấu, nghĩa là tôi được tưởng tượng ra không gian và nhân vật. Song việc tưởng tượng ấy không được rời xa những dữ liệu thực tế, ở đây là những dữ liệu liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, với những nhân vật hoàn toàn có thật là cha Đắc Lộ cùng các thừa sai người phương Tây trong không khí của Việt Nam thế kỉ 17.
Công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ": họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Họa sĩ Tạ Huy Long
Có thể hiểu, công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ" : họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Đây là trải nghiệm rất thú vị đối với bản thân tôi: Lần đầu tiên tôi chuyển thể những kiến thức hàn lâm vốn chỉ có trong kho lưu trữ hay những công trình khoa học công phu hàng nghìn trang thành những xuất bản phẩm thân thiện, để đông đảo bạn đọc phổ thông, đặc biệt là trẻ em đọc, xem, hiểu, suy nghĩ và cảm thông với các nhân vật và với các nhà nghiên cứu. Quá trình tìm kiếm tư liệu giúp tôi được sống với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước: thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh.
- Anh đã khắc họa nhân vật, địa danh như thế nào để tái hiện bầu không khí lịch sử thời đó trong cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Điều thôi thúc tôi nhất là tôi muốn biết những người phương Tây đầu tiên nghĩ gì khi đặt chân trên xứ ta cách đây hơn 400 năm. Thông qua nhân vật cha Đắc Lộ, tôi muốn họ sống lại và kể lại câu chuyện của họ khi họ đến nước ta, trong bối cảnh đời sống xã hội có những biến động lớn là sự phân chia ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng ngoài… Tôi muốn biết điều gì thôi thúc họ vượt nghìn trùng đến một xứ sở xa xôi.
Điều may mắn là nhiều thừa sai, bao gồm cả Đắc Lộ, đã ghi chép lại cảm nhận cá nhân của họ cùng những mô tả bối cảnh nước ta thế kỉ 17. Tư liệu hình ảnh trực tiếp thì không có, nhưng tư liệu gián tiếp thì có nhiều. Đó là những cơ sở để chúng tôi xây dựng bối cảnh và các lời thoại.
Có bối cảnh thì mới có thể quyết định được việc xây dựng các nhân vật như thế nào. Cho nên ở giai đoạn đầu, cả ba chúng tôi - tác giả Kiều Ly, biên tập viên Thanh Thủy và tôi - phải thống nhất cốt truyện, đưa ra vài phong cách để thể hiện - một cuốn sách bán hư cấu nhưng dựa trên cơ sở và dữ liệu có thật, cân đối các tình tiết để chuyển thể thành hình ảnh. Giai đoạn sau khó hơn, làm sao nhân vật cha Đắc Lộ "sống được", nghĩa là phải dựng lên những hoạt cảnh, nơi ông đi lại, ăn uống, cảm khái, u buồn…
- Đối với anh, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Hình ảnh cha Đắc Lộ truyền đạo cho giáo dân bản xứ thuở sơ khai là khó nhất vì không có nhiều tư liệu. May thay, Kiều Ly tìm được một số hình ảnh minh họa có cùng chủ đề ở một số nước trong khu vực. Từ đó suy ra, cộng với ghi chép mà cha Đắc Lộ để lại giúp tôi dễ hình dung.
Giai đoạn hoàn thiện luôn gặp nhiều khó khăn và phải chỉnh sửa nhiều. Có những vấn đề tưởng chừng là đơn giản và ít ảnh hưởng đến cấu trúc của câu chuyện thì lại là vấn đề lớn. Kha khá minh họa phải vẽ lại.
Chẳng hạn, chỉ một chi tiết các giáo sĩ dòng Tên không đeo thắt lưng bằng thừng mà đeo thắt lưng bằng vải mà tôi đã phải sửa lại vài chục tranh. Hay việc hồi thế kỉ 17, ngôn ngữ (từ ngữ, cách nói) của người Việt, đặc biệt là giáo dân sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay. Chúng tôi đã phải cân nhắc việc sử dụng một số từ ngữ cổ hoặc một số từ ngữ của giáo dân nhưng không quá xa lạ để bạn đọc hiện nay vẫn có thể tiếp nhận được. Việc này Thủy và Ly làm rất tốt.
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữđược đề xuất trao giải tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.
" alt="Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ">Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Sydney FC, 19h00 ngày 19/2: Tin vào chủ nhà
- Bật mí người vợ kín tiếng sinh 5 con cho nghệ sĩ Vượng Râu
- Á hậu Huyền My mặc áo dài phong cách hoàng gia
- JayKii và Mai Anh làm đám cưới sau khi sinh con đầu lòng
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2: Vượt trội
- Tuyên Quang chuyển đổi số bằng nhiều cách làm sáng tạo và hiệu quả
- Tham vọng hồi sinh mảng smartphone của Huawei
- Học tiếng Anh qua sách luyện siêu trí nhớ từ vựng
- Nhận định, soi kèo U20 Saudi Arabia vs U20 Triều Tiên, 14h00 ngày 19/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Tin sao Việt 31/3: BTV Quang Minh VTV kỷ niệm 15 năm ngày cưới
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo ES Setif vs Belouizdad, 22h45 ngày 20/2: Trên đà hưng phấn
- Hơn 3.000 video Wolfoo bị xóa trên YouTube, Sconnect phát đơn “kêu cứu”
- Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội thiết kế cánh tay điều khiển bằng suy nghĩ
- Kỳ Duyên, Hương Giang bị chê năng lực yếu hơn cả thí sinh Siêu mẫu
- Siêu máy tính dự đoán PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2
- Mở rộng trường học cổ nhất Sài Gòn
- Bằng Kiều khóc òa, hát tiễn biệt nhạc sĩ Ngọc Châu
- Đề thi minh họa môn Tiếng Nga kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
- Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
- Vì sao học sinh Vietschool tư duy tiếng Anh như người bản xứ?
- Tổng thống Putin cấm đăng ký các trang web trong nước bằng email nước ngoài
- Hé lộ chiếc váy Nhã Phương mặc trong ngày cưới Trường Giang
- Nhận định, soi kèo Montego Bay vs Racing United, 6h00 ngày 21/2: Kéo dài mạch thắng
- Sao việt 7/4: NSND Công Lý rạng rỡ bên vợ trẻ
- Cô gái khỏa thân làm gián đoạn chương trình trực tiếp
- Nhà trường không thể chạy theo thi cử mà quên giáo dục nhân cách
- Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
- Trung tâm Tiếng Anh Langmaster có tốt không?
- VinFast tặng 50.000 pin xe máy điện cho học sinh
- Hàng chục ngàn khẩu trang kháng khuẩn tặng HS Hà Nội
- 搜索
-
- 友情链接
-