Làm dâu 2 tháng đã nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân
Không thể hòa hợp với gia đình chồng và cuộc sống nhà chồng,àmdâuthángđãnghĩđếnchuyệnlàmmẹđơnthâkhoa pug có bao nhiêu bitcoin chỉ sau 2 tháng làm dâu, Lan đã nghĩ đến chuyện làm bà mẹ đơn thân cho dễ sống.
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Kataller Toyama vs JEF United, 17h00 ngày 26/3: Thêm một lần đau
Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, ngành công nghiệp nệm cũng đã có những bước tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Các sản phẩm nệm cao cấp, tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống như dòng sản phẩm nệm Nhật Bản Inoac đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng.
Nệm Nhật Bản chinh phục khách Việt bằng sự thấu hiểu
Một chiếc nệm tốt không chỉ được đánh giá ở độ cứng hay mềm của sản phẩm mà còn phải đáp ứng khả năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ sức khỏe của người dùng và mang tới những trải nghiệm thoải mái.
Thấu hiểu điều đó, ngay từ khi tham gia thị trường nệm từ năm 2016, Tập đoàn Nhật Bản Inoac đã và đang đưa các công nghệ tân tiến trong lĩnh vực chăm sóc giấc ngủ trên thế giới tới người tiêu dùng Việt, nhằm đem lại trải nghiệm tốt cho mỗi sản phẩm. Đó cũng là lý do các dòng sản phẩm của Inoac đều được đông đảo khách hàng lựa chọn sử dụng.
Theo đại diện Inoac, tập đoàn hoạt động theo triết lý luôn lắng nghe và giải quyết những vấn đề của khách hàng. Inoac không ngừng đầu tư, cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, Việt Nam không chỉ là một trong những thị trường trọng tâm của Inoac tại Đông Nam Á, mà còn được định vị là trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn tại khu vực.
Oyasumi 7 Zone - công nghệ nệm hiện đại cho giấc ngủ ngon
Cuối 2020, Inoac ra mắt thị trường dòng sản phẩm nệm Oyasumi 7 Zone, ứng dụng công nghệ nâng đỡ cơ thể chuyên sâu - 7 zone-profile. Người sử dụng sẽ được nâng đỡ toàn thân theo 7 vùng: đầu, vai, lưng, hông, đầu gối, bắp chân, bàn chân, từ đó giúp người dùng giữ được trạng thái cấu trúc xương tự nhiên, tận hưởng giấc ngủ ngon.
Đại diện doanh nghiệp cho biết, công nghệ cắt 7 zone-profile còn giúp gia tăng khả năng phân tán và giải phóng áp lực đồng đều của nệm Oyasumi 7 Zone giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, hạn chế đau mỏi tại các vị trí chịu áp lực như vai và hông.
Oyasumi 7 Zone là sự kết hợp của 4 tầng foam cao cấp được thử nghiệm và chọn lọc từ hơn 300 loại PU foam của Inoac, mang lại cảm giác mềm mại, thoáng khí và nâng đỡ lý tưởng. Bên cạnh đó, lớp vải nệm được dệt từ sợi vải cao cấp, sở hữu tính năng kháng nước Lotus và thoáng khí vượt trội, giúp nệm luôn khô ráo và sạch sẽ ngay cả trong khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Mỗi chiếc nệm Oyasumi 7 Zone đều được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản, đạt chứng nhận OeKo - Tex 100 được sử dụng cho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cùng với đó, sản phẩm Oyasumi 7 Zone hiện được Inoac cam kết bảo hành 1 đổi 1 trong 10 năm với lõi nệm, giúp khách hàng yên tâm tận hưởng trải nghiệm giấc ngủ.
Nệm Nhật Bản Oyasumi 7 Zone là sản phẩm của Tập đoàn Inoac ra mắt tại thị trường Việt Nam từ tháng 12/2020. Sản phẩm được áp dụng chính sách bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 10 năm với lõi nệm.
Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ hotline: 1800 1569
Website: https://inoacliving.vn/
Lê Hương
" alt="Nệm Inoac ứng dụng công nghệ nâng đỡ 7 vùng cơ thể" />4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
Do tổn thương dây thần kinh và máu không lưu thông tốt, người mắc bệnh tiểu đường có thể bị loét, nhiễm trùng… ở chân." alt="Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng nặng đái tháo đường" />Tôi rất tâm đắc với bài viết "Huấn luyện con gái làm hết việc nhà", cũng như tư tưởng tiến bộ và rất cần thiết trong xã hội hiện đại của tác giả Hoàng Hôn. Bản thân tôi cũng đã và đang phải chứng kiến không ít trường hợp phụ nữ mệt mỏi, lao tâm khổ tứ khi phải gồng gánh từ việc trong nhà đến việc ngoài phố.
Nếu phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ thì không được xã hội coi trọng, mà cuộc sống cũng dễ lâm cảnh ngột ngạt, tù túng về mặt kinh tế. Thế nên, phụ nữ vừa phải đi làm cả ngày, vừa quần quật việc nhà cửa, bếp núc, đến mức chẳng còn thời gian hay năng lượng cho bản thân. Ngược lại, nếu phụ nữ chỉ lo đi làm, không chăm lo nội trợ thì sẽ miệt mài hứng chịu "gạch đá", đám tiếu (trừ một số trường hợp may mắn lắm mới có người bạn đời thương yêu và thấu hiểu thật sự).
Nhiều người vì vậy chọn phương án chịu khổ cực để đi làm. Một mặt góp sức được vào kinh tế gia đình, sẽ không bị coi thường là "ăn bám". Mặt khác là cho bản thân có cơ hội tiếp xúc với xã hội bên ngoài, có thành tựu gì đó của riêng mình, chứ không chỉ quanh quẩn "bổn phận" làm mẹ, làm vợ (chưa nói đến làm dâu). Đương nhiên, đổi lại, họ sẽ rất mệt mỏi khi phải làm nhiều việc một lúc.
Các nhà Xã hội học đã khuyến cáo rằng xã hội nào trong tương lai càng tôn trọng người phụ nữ, để nam và nữ được phát triển tài năng và mưu cầu hạnh phúc đồng đều, thì xã hội đó càng hạnh phúc, văn minh, và hòa hợp. Tiếc rằng, đây lại là vấn đề chưa có được sự đồng cảm của nhiều người, dù ai cũng có mẹ và ít nhất một người phụ nữ mà họ yêu quý trong đời.
>> Phụ nữ Việt ám ảnh chồng bát đĩa khi đến nhà bạn trai
Thực tế, 300 năm trước, đa số các nơi trên thế giới đều có tư tưởng "phụ nữ sẽ không bao giờ được đi học đại trà như đàn ông". Vì định kiến dai dẳng đó mà Đại học Harvard của Mỹ cũng chỉ nhận sinh viên nữ đầu tiên vào năm 1975, dù phụ nữ đã xin nộp đơn vào trường hơn 100 năm trước đó. Nếu tự cổ chỉ kim, ai cũng nghĩ rằng tương lai cũng sẽ chỉ như bây giờ, thì chúng ta sẽ không có điện để thắp sáng, không có xe để chạy, châu Á sẽ vẫn còn như thời phong kiến, và phụ nữ bây giờ có khi cũng chẳng biết chữ.
Thế nhưng, chính là nhờ những người có suy nghĩ tiến bộ, dám mơ ước đến tương lai bình đẳng, mà xã hội ngày nay mới được phát triển, nhân loại mới ngày càng văn minh. Thế nên, chẳng có lý do gì để ngăn cản những mưu cầu đòi công bằng cho phụ nữ hiện đại.
Ba chữ "trách nhiệm giới" vô tình đòi hỏi người phụ nữ phải mang gánh nặng nhiều hơn trong việc "giữ lửa hôn nhân" so với nam giới. Nếu cứ phân chia rạch ròi "trách nhiệm giới" tức là còn mặc định chuyện nội trợ, chăm con là trách nhiệm của riêng người vợ. Đặc biệt, nó sẽ là tiêu chuẩn kép nếu lại đòi người phụ nữ cũng phải chia đôi trách nhiệm tài chính với chồng (vốn dĩ được cho là "vai trò giới" của người đàn ông).
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="'Phụ nữ Việt khổ vì tiêu chuẩn kép'" />Vợ chồng triệu phú cho biết chưa có ý định dừng lại việc thuê người mang thai hộ.
Cặp đôi cho biết họ tìm tới dịch vụ đẻ thuê vì muốn nhanh chóng có càng nhiều con càng tốt. Đứa trẻ đầu tiên của họ chào đời vào năm 10/3 năm ngoái, trong khi đứa thứ 10 vừa chào đời ngày 16/1/2021.
Bà mẹ của 11 đứa trẻ cho biết: “Tôi không biết chúng tôi sẽ có tất cả bao nhiêu đứa nhưng chắc chắn là chưa có kế hoạch dừng lại”.
Christina, người luôn có cách chăm sóc con nghiêm ngặt, cho biết bọn trẻ luôn ngủ từ 8 giờ tối tới 6 giờ sáng. Các bảo mẫu của gia đình phải ghi lại từng chi tiết về bọn trẻ trong bộ nhật ký.
Bà mẹ trẻ kể rằng, cô đã có tình yêu “sét đánh” khi gặp Galip - ông trùm bất động sản và vận tải gốc Thổ Nhĩ Kỳ. “Anh ấy là người cố vấn, hướng dẫn và là hoàng tử trong truyện cổ tích”.
Trong khi đó, Galip nhận xét về người vợ trẻ: “Cô ấy dễ gần, luôn nở nụ cười trên môi, đồng thời cũng nhút nhát và bí ẩn”.
“Cô ấy là hình mẫu người vợ mà tôi hằng mong ước, là một viên kim cương thô. Tôi nhìn thấy ở đó một trái tim thuần khiết và nhân hậu”.
Christina cho biết, mặc dù Galip lớn hơn cô nhiều tuổi và đã có con riêng nhưng anh không phản đối việc có một gia đình đông con. Cặp đôi đồng nhất quan điểm có càng nhiều con càng tốt.
Vợ chồng triệu phú tiêu tốn gần 10.000 USD cho mỗi lần thuê người mang thai hộ. Cô vợ 23 tuổi cũng cho biết, ban đầu họ dự định sẽ sinh con hằng năm nhưng khả năng sinh sản của cô không thể đáp ứng. Họ quyết định tìm tới những bà mẹ đẻ thuê với chi phí gần 10.000 USD cho mỗi lần mang thai.
Theo luật của Georgie, từ năm 1997, các cặp vợ chồng được phép tìm người mang thai hộ với điều kiện họ phải là hôn nhân khác giới và đã đăng ký kết hôn.
Những người mang thai hộ đều được tư vấn kỹ lưỡng và ký giấy tờ hợp pháp trước khi mang thai.
Cặp vợ chồng cũng đưa ra điều kiện: chỉ những phụ nữ trẻ đã từng mang thai ít nhất 1 lần và không nghiện ngập mới đủ tiêu chuẩn. Những người phụ nữ này cũng được tư vấn tâm lý để đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng và chuẩn bị cho thử thách, bao gồm cả việc từ bỏ đứa trẻ ngay khi nó chào đời.
Christina giải thích: “Phòng khám ở Batumi chọn các bà mẹ giúp chúng tôi và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quy trình”.
“Chúng tôi không quen biết cá nhân với các bà mẹ mang thai hộ và không tiếp xúc trực tiếp với họ để tránh các vấn đề sau khi mang thai”.
“Mọi thông tin liên lạc đều thông qua phòng khám. Chúng tôi chỉ theo dõi các chỉ số sức khoẻ, lên thực đơn ăn uống cho bà mẹ sao cho đầy đủ dinh dưỡng và xem kết quả xét nghiệm”.
Tuy vậy, quá trình thuê người mang thai hộ tới 10 đứa trẻ không hề suôn sẻ hoàn toàn. Christina cho biết, một trong số các bà mẹ đã muốn giữ lại đứa trẻ sau khi nó được sinh ra.
11 đứa con ruột của bà mẹ 23 tuổi. Đăng Dương(Theo Daily Mail)
Những phụ nữ chịu định kiến mang thai hộ vì tiền
Nhiều người mang thai hộ sẵn sàng vượt qua nguy hiểm về sức khỏe, với mong muốn giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn hay các cá nhân gặp khó khăn có con như ước muốn.
" alt="Vợ chồng triệu phú thuê người đẻ hộ 10 đứa con trong 10 tháng" />Sự cố xảy ra ở khu vực Hoon Hay, TP Christchurch (New Zealand).
Theo tờ Stuff, đứa trẻ không còn phản ứng gì khi được phát hiện bên trong chiếc máy giặt cửa trước. Sự việc xảy ra ở TP Christchurch, South Island.
Bộ phận ứng cứu khẩn cấp đã được gọi đến ngôi nhà ở vùng ngoại ô Hoon Hay vào khoảng 5 giờ chiều hôm 19/2. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện nhưng sau đó tử vong.
“Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân tử vong” – một phát ngôn viên của Cơ quan Cảnh sát New Zealand cho hay. Phát ngôn viên này cũng nói thêm rằng, cái chết của nạn nhân không được coi là có gì đáng ngờ.
Ảnh minh họa: Pinterest Bà Karolyn Potter, ủy viên hội đồng cộng đồng địa phương cho biết, khu phố sẽ tổ chức đi bộ quanh ngôi nhà đứa trẻ để tiễn đưa. “Đây là một nỗi buồn không thể diễn tả được”.
Năm 2016, một bé gái 3 tuổi ở Arksansas (Mỹ) cũng tử vong sau khi trèo vào máy giặt lúc bà mẹ đang ngủ. Chiếc máy giặt đã tử động khởi động sau khi được đóng cửa máy. Anh chị em của bé gái cho biết chúng đã quen với việc giúp đỡ mẹ giặt giũ.
Năm 2017, ở Delhi, Ấn Độ, 2 đứa trẻ sinh đôi cũng bị chết đuối sau khi trèo vào chiếc máy giặt mở trong vòng 6 phút lúc bà mẹ ra ngoài mua bột giặt. Thông tin sau đó cho biết, 2 bé trai đã trèo lên đống quần áo để nhìn vào bên trong, rồi rơi vào bên trong máy đã có sẵn nước.
Đăng Dương(Theo Independent)
Mối nguy hiểm khó ngờ từ món đồ chơi vịt cao su trong nhà tắm
Những chú vịt cao su màu vàng dễ thương là một trong những món đồ chơi nhà tắm được trẻ yêu thích nhất. Nhưng món đồ chơi có vẻ ngoài khá vô hại này lại có thể gây nguy hiểm cho con bạn.
" alt="Một em bé tử vong bên trong máy giặt" />Tiến sĩ Nguyễn Phan Thắng hiện làm việc ở ĐH Gachon (Hàn Quốc), là một trong số 10 nhà khoa học nhận giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2020.
33 tuổi, gia tài học thuật của Nguyễn Phan Thắng là 43 bài báo khoa học, trong đó có 28 bài thuộc danh mục Q1 (Nhóm các tạp chí khoa học uy tín nhất).
Tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Phan Thắng đỗ học bổng tiến sĩ của ĐH Chung-Ang (Hàn Quốc). Sau 6 năm học tập và nghiên cứu, anh được nhận vào vị trí giáo sư tập sự và đang làm việc tại phòng thí nghiệm vật liệu chức năng cho ứng dụng năng lượng thuộc khoa Công nghệ hoá học và sinh học của ĐH Gachon.
‘Học được điều gì thay vì học được điểm gì’
Thắng nói, đam mê khoa học của anh được nuôi dưỡng theo cách rất đơn giản. “Khi còn nhỏ, mình chưa từng nghĩ ước mơ của mình là trở thành giáo sư. Hồi nhỏ xíu, khi được học chữ, học toán thì mơ ước làm thầy giáo. Lớn thêm một chút, mình hay theo bố làm công việc sửa các đồ dùng trong gia đình: lắp dây điện, sửa đèn, sửa máy bơm... Khi đó, mình luôn tò mò về sự hoạt động của các máy móc. Không ít lần mình phá hỏng những chiếc đồng hồ báo thức trước khi có thể sửa được chiếc đầu tiên”.
Chia sẻ về thành tích học tập thời phổ thông, anh kể: “Mình không học lớp chuyên hay chọn, mà học tại lớp học tiếng Pháp của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)”.
Anh tự nhận mình học tốt các môn tự nhiên, tuy nhiên anh luôn đặt cao vấn đề học được điều gì hơn là học được điểm gì, nên không có nhiều thành tích nổi trội. Với 29 điểm thi đại học (3 môn), anh đỗ vào ngôi trường Bách khoa giàu truyền thống và bắt đầu con đường nghiên cứu vào năm thứ 4.
Học thạc sĩ xong, chưa định hình được con đường mình cần đi - theo hướng kỹ thuật, kinh doanh hay nghiên cứu, anh đã từng nghĩ mình nên chuyển hướng sang làm những công việc khác như bạn bè.
Sau khi xin lời khuyên và được khích lệ từ người thầy đã dẫn dắt anh ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, anh đã nộp hồ sơ, phỏng vấn và đỗ học bổng tiến sĩ Trường ĐH Chung-Ang.
Làm khoa học cần kiên trì để đối mặt với những bế tắc
"Các nhà khoa học người Việt dù đang làm việc ở đâu cũng góp phần đưa tên tuổi trí tuệ Việt Nam sánh tầm thế giới". Hiện tại, nghiên cứu chính của anh ở ĐH Gachon là tìm hiểu về các vật liệu kích thước nhỏ cỡ nano mét: phương pháp chế tạo, phân tích đặc tính, cấu trúc và áp dụng cho các ứng dụng điện, quang, xúc tác.
Anh đang hướng các vật liệu nghiên cứu của mình về pin tích trữ năng lượng sử dụng ion kim loại Li, Na, Ca. “Vấn đề khó khăn của pin tích trữ hiện nay là dung lượng và độ bền của pin, cũng như làm thế nào để những pin chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo tính kinh tế”.
Những mảng anh từng nghiên cứu đều đã và đang bắt đầu phát triển mạnh ở Việt Nam. Anh nhận định, với sự lớn mạnh của các tập đoàn công nghệ, nhu cầu về phát triển nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn rất lớn. Việt Nam đang theo đà phát triển của thế giới và sẽ bắt kịp trong nay mai.
Anh cũng dự định sẽ về Việt Nam trong tương lai không xa để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu tại quê nhà, đóng góp cho nền khoa học trong nước và phát triển hơn các ứng dụng của khoa học hiện đại.
Tuy nhiên, anh cho rằng các nhà khoa học người Việt dù đang làm việc ở đâu cũng góp phần đưa tên tuổi của trí tuệ Việt Nam sánh tầm thế giới.
Anh luôn tâm niệm, một công trình khoa học được đăng lên là cả tâm huyết, đóng góp của mình và giá trị của nghiên cứu cho nền khoa học cơ bản hay giá trị ứng dụng thực tiễn.
Chia sẻ về việc có số lượng bài báo khoa học đáng nể, anh nói, “một phần do mình có tư duy mở, luôn muốn tìm hiểu những nghiên cứu liên ngành, do vậy ngoài các nghiên cứu chính, mình cũng thường tham gia liên kết, hỗ trợ các nghiên cứu khác từ mạng lưới trong và ngoài trường”.
Như tất cả người làm khoa học khác, để có được thành quả như ngày hôm nay, anh đã không ít lần thất bại. “Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, có những ngày mình làm việc 16 tiếng để giải quyết những khó khăn trong thí nghiệm, những bế tắc, hay những nghiên cứu muốn được lặp lại nhiều lần để hiểu rõ hơn”.
Sau mỗi lần thất bại, anh lại rút ra được nhiều bài học cho bản thân. Anh nói, khoa học cần cả một biển rộng kiến thức và kinh nghiệm, có thể có những thất bại mình sẽ vẫn phải đối đầu. Nhưng với những kinh nghiệm đã tích lũy, người làm khoa học có thể sẽ hạn chế và dễ dàng vượt qua những trở ngại.
Theo anh, phẩm chất mà người làm khoa học cần có ngoài việc nắm chắc kiến thức nền tảng, còn rất cần sự chăm chỉ, kiên trì và luôn giữ được niềm đam mê với công việc.
“Các bạn trẻ đã lựa chọn con đường nghiên cứu khoa học nên vững tin vào bản thân mình, chăm chỉ rèn giũa kỹ năng, kiến thức. Nhưng quan trọng nhất vẫn là luôn giữ được ngọn lửa đam mê trong tim. Trên con đường khoa học có những lúc mọi việc thuận lợi, có cả lúc khó khăn, chỉ cần mình đủ bản lĩnh, tỉnh táo và vững tin thì các bạn sẽ đạt được những thành quả lớn lao, thiết thực cho con người và đất nước”.
Tình yêu của người làm khoa học là logic, sáng tạo
Anh và các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm. Không như nhiều người nghĩ, anh nói, làm khoa học không phải là một công việc khô khan. “Người nông dân yêu cánh đồng, mùa màng và thu hoạch. Người nghệ sĩ yêu ca từ, giai điệu và sự giải trí cho đời. Người làm khoa học cũng vậy, họ yêu sự logic, tính sáng tạo và giá trị thực cho đời. Vậy nên, mỗi một công việc có những đặc thù riêng, nó khô khan với người ngoài nghề nhưng lại là tình yêu với người trong nghề. Tôi cảm thấy rất vui khi mỗi ngày được tìm hiểu, thực hiện các nghiên cứu, được sáng tạo và nghĩ đến giá trị của chúng sau này”.
“Hạnh phúc nhất của người làm khoa học là được tạo ra những sản phẩm khoa học có giá trị cho cuộc sống, được xã hội công nhận, quan tâm và ủng hộ”.
Để cân bằng công việc và cuộc sống, anh hay tìm đến các hoạt động thể thao như chơi bóng bàn, leo núi, hoặc đi dã ngoại, tụ tập cùng gia đình, bạn bè. “Khi các hoạt động ngoài trời không cho phép, tôi có thể ngồi đàn hát, hay nhâm nhi tách trà nóng. Tất cả những hoạt động đó làm tôi có những phút sống chậm lại để tận hưởng cuộc sống, tiếp bước động lực cho thời gian làm việc chăm chỉ”.
Khi được hỏi, nếu không làm khoa học, anh sẽ làm gì, anh đáp: “Tôi có thể làm một người nông dân - trồng cây, rau và hoa màu. Bất cứ công việc nào tạo ra giá trị cho cuộc sống, tôi đều thấy nó rất ý nghĩa và không ngại thử mình”.
TS. Nguyễn Phan Thắng (SN 1987)
Giáo sư tập sự (Assistant Professor), Trường Đại học Gachon, Hàn Quốc
Thành tích nổi bật:
- 43 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó: 28 bài thuộc danh mục Q1 (14 bài là tác giả chính), 11 bài thuộc danh mục Q2 (6 bài là tác giả chính), 04 bài thuộc danh mục Q3 (1 bài là tác giả chính).
- Khen thưởng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc: Có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Hội thảo các nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc ACVYS 2016, 2017
- Giải thưởng General poster award, Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về vật liệu điện và công nghệ nano vì môi trường xanh (ENGE 2016), Jeju, South Korea.
Hoạt động cộng đồng:
- Tham gia các phong trào của hội sinh viên tại Hàn Quốc.
- Tham gia công tác tổ chức, là ủy viên chủ chốt ban tổ chức 2016 và tham gia phản biện; làm chủ nhiệm chuyên đề Hóa học 2017 tại Hội thảo các nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc ACVYS.
- Tham gia phản biện cho một số tạp chí uy tín: Journal of Alloys and Compounds, Solar Energy, Molecular Liquids
- Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2020
Xem thêm video: Robot chế biến thức ăn
Khoản vay 2.000 Euro và những đêm rửa bát thuê của giáo sư Việt 31 tuổi
'Hai cảnh tượng đối lập nhau mà tôi không thể quên trong buổi tối hôm ấy. Nhưng đó là những ngày tháng giúp tôi trưởng thành'.
" alt="Tình yêu logic của tiến sĩ 33 tuổi với gia tài 43 bài báo khoa học" />
- ·Nhận định, soi kèo Chile vs Ecuador, 7h00 ngày 26/3: Gặp khách đang sung
- ·Mâm lễ cúng hóa vàng Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 đầy đủ, chi tiết nhất
- ·TPHCM: Hàng loạt người vào viện vì mọc nhiều "thịt dư", sợ ung thư
- ·Ngày khó quên của gia đình 3 người mắc Covid
- ·Kèo vàng bóng đá San Marino vs Romania, 02h45 ngày 25/3: Khách đáng tin
- ·Holitech thuê 1.000 xe điện VinFast từ FGF
- ·Chàng trai sống tự cung, tự cấp 'không cần đến tiền' giữa Hong Kong sầm uất
- ·Cách làm mứt tắc đơn giản chuẩn vị, không bị đắng
- ·Kèo vàng bóng đá Laci vs Elbasani, 21h00 ngày 26/3: Đối thủ yêu thích
- ·Bà chủ mang món ăn nức tiếng Hà Nội vào TP.HCM, thu tiền triệu mỗi ngày
Sáng 21/4, nhân Ngày sách Việt Nam lần thứ ba, Hội Xuất bản tổ chức trao Giải thưởng Sách Việt Nam năm 2015 tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. Đây là năm thứ 11 giải thưởng này được tổ chức.
Ban tổ chức cho biết họ nhận được 517 cuốn tham dự Giải thưởng Sách Việt Nam 2015 trong đó có 242 cuốn dự xét giải "Sách hay" và 275 cuốn dự giải "Sách đẹp".
" alt="Hai bộ sách lịch sử thắng giải vàng 'Sách hay' 2015" />Con trai bí mật từ Nhật Bản trở về, dành điều bất ngờ cho mẹ (Clip: Ngọc Bẩy).
Trong video, nam thanh niên đến khu chợ nơi mẹ làm việc, giả vờ làm người mua hàng, đặt điện thoại trước ngực để ghi lại khoảnh khắc đặc biệt. Người phụ nữ luống tuổi lúi húi bên sạp rau không hề hay biết khách hàng "lạ mặt" ghé qua quầy hôm ấy chính là con trai mình.
Dù chàng trai cố tình đưa ra các tờ tiền Nhật Bản như một "tín hiệu đặc biệt", nhưng người mẹ vẫn không nhận ra con trai và còn hồn nhiên nói: "Cô không biết đồng tiền này là tiền gì, không biết tiêu".
Chỉ đến khi anh Bẩy tháo khẩu trang, người phụ nữ mới nhận ra con trai mình. Bà ngỡ ngàng thốt lên: "Ôi trời ơi!" rồi bật khóc. Khoảnh khắc người mẹ vừa lau nước mắt vừa mắng yêu con trai: "Sao bảo không về?" chạm đến trái tim của hàng triệu người.
Đoạn video ngắn mà chàng trai quê Hưng Yên chia sẻ trên TikTok nhanh chóng thu hút hơn 6 triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt yêu thích và bình luận từ cư dân mạng.
Bà chủ sạp rau không hề hay biết khách hàng "lạ mặt" ghé qua quầy chính là con trai đã đi xa nhiều năm (Ảnh: Chụp màn hình)
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Bẩy, chủ nhân đoạn video gây sốt mạng xã hội cho biết, anh sang Nhật Bản năm 2016, làm việc tại một công ty sản xuất linh kiện ô tô ở tỉnh Ibaraki.
8 năm qua, nam thanh niên mới chỉ về thăm nhà một lần. Do vậy, dịp Tết Nguyên đán năm nay, anh Bẩy quyết định về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình.
Lần trở về này, anh muốn dành một bất ngờ lớn cho mẹ sau nhiều năm xa cách nên đã bí mật về nước mà không thông báo trước. Anh không ngờ, sự xuất hiện bất thình lình của mình khiến mẹ xúc động đến vậy.
Bức ảnh hiếm hoi anh Bẩy chụp cùng mẹ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Mẹ tôi có hơn 10 năm bán rau ở chợ chùa Láng. Ngày nào hai mẹ con cũng gọi video nên tôi biết rõ mẹ làm việc ở đâu, vào giờ nào. Lúc gặp, tôi cố tình nói lái giọng và đeo khẩu trang xem mẹ có nhận ra không, và mẹ không nhận ra thật.
Đến khi tháo khẩu trang, nhìn mẹ hô lớn rồi khóc, tôi cũng không kìm được nước mắt. Rất nhiều người có mặt ở chợ hôm đó cũng khóc, có người thì trêu mẹ tôi vì không nhận ra con", anh Bẩy tâm sự.
Tối hôm đó, hai mẹ con lập tức bắt xe về quê Hưng Yên để đoàn tụ với gia đình. Bố của anh cũng không giấu nổi niềm vui và sự xúc động khi thấy con trai trở về.
Lần trở về này, anh Bẩy dự định ở lại Việt Nam một thời gian, ăn Tết cùng gia đình trước khi chuẩn bị hồ sơ sang Nhật ký hợp đồng lao động mới.
Khoảnh khắc gặp lại mẹ sau 8 năm của nam lao động quê Hưng Yên không chỉ khiến khu chợ rơi nước mắt, mà còn chạm đến trái tim của hàng triệu người.
"Chỉ những người đi làm ăn xa nhà mới hiểu được cảm giác 8 năm mới được ăn Tết cùng gia đình. Tôi rất bất ngờ khi đoạn clip của hai mẹ con khiến nhiều người xúc động và yêu thích đến vậy", anh Bẩy bộc bạch.
" alt="Bí mật về gặp mẹ sau 8 năm, lao động Việt khiến cả khu chợ rơi nước mắt" />"Du học là một trải nghiệm không thể cân, đong, đo, đếm theo kiểu đầu tư thông thường được. 4-5 năm du học (ở những nước phát triển) khi bạn đang là thanh niên đầy nhiệt huyết sẽ mang lại rất nhiều thứ mà không tiền bạc nào có thể mua được. Thứ quan trọng nhất mà bạn nhận được là nhận thức. Khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhận thức của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. Các thang giá trị hay tiêu chuẩn cũng thay đổi theo.
Bản thân tôi có thể khẳng định những trải nghiệm của 5 năm du học còn đọng lại đến nay lớn hơn rất nhiều mấy chục năm khi tôi còn học trong nước. Tuy nhiên, chuyện có nên đi du học hay không còn cần cân nhắc ở nhiều khía cạnh, nhất là điều kiện kinh tế của gia đình và tố chất của bản thân. Du học rất vất vả là điều không thể khác. Nếu chỉ muốn có kiến thức để kiếm sống thì bạn có thể học được ở nhiều nơi, ngay cả trên mạng, mà chẳng cần đi đâu cả".
Đó là quan điểm của độc giả Minhkinhnguyenxung quanh câu chuyện về giá trị của việc du học được tác giả Richter đặt ra trong bài viết "Lãng phí 800 triệu đồng du học Anh". Câu hỏi "du học để làm gì?", "ai nên đi du học?", "du học về nước có phải đầu tư lỗ?"... từ lâu đã là đề tài gây nhiều tranh luận trái chiều. Chuyện du học sinh trở về nước tìm việc sau khi đầu tư một số tiền lớn đến ra nước ngoài học tập không phải hiếm ở Việt Nam. Nhưng liệu điều đó có phải một sai lầm của người đi du học?
Nhấn mạnh giá trị của du học, bạn đọc Phongnykbình luận: "Đầu tư là mang trong mình một kỳ vọng, đầu tư càng nghiêm túc thì càng có khả năng thành công. Đầu tư kiến thức cũng là một loại kỳ vọng mà người đi du học đầu tư vào kiến thức mới, rộng mở hơn, tiến bộ hơn... nhằm tạo cho mình một vị trí cao hơn về mặc kiến thức.
Đương nhiên, kỳ vọng đó muốn thành công, thì người đi du học phải chọn đúng môi trường, đúng chuyên môn sở trường và học hành nghiêm túc. Không có chuyện cứ đi du học là sẽ có kiến thức cao hơn người học trong nước, nhưng bạn sẽ không thể giỏi hơn người ở các nước phát triển nếu không đi du học, trừ trường hợp bạn là thần đồng".
>> 10 năm chi tiền cho con du học vẫn không thể định cư ở Mỹ
Đồng quan điểm về những giá trị vô hình mà du học mang lại, độc giả Homthuphân tích: "Du học trước hết là để tiếp thu kiến thức mà các cơ sở trong nước không thể cung cấp (hoặc cung cấp với chất lượng thấp hơn), có được những trải nghiệm văn hóa, lối sống, thích nghi với môi trường sống tự lập, giúp bạn trưởng thành hơn... Ngay cả với mục đích học ngoại ngữ thì du học cũng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với người tham gia các lớp học ở trung tâm trong nước.
Tôi từng đi du học, và thấy rằng chỉ khoảng 25% du học sinh quyết định ở lại định cư hoặc chưa chịu về nước, phần lớn là ở Bắc Mỹ - nơi có thu nhập tốt hơn. Cá nhân tôi rất mê những giá trị của các nước châu Âu và vẫn thường xuyên qua đó. Nếu ở lại cũng không phải là tôi không có cơ hội nghề nghiệp, nhưng vì nhiều lý do nên vẫn phải về.
Tôi thấy đa số du học sinh, mục đích chính của du học là để học hỏi cái mới chứ không phải để ở lại kiếm việc. Chi phí du học bây giờ cũng không phải là lớn tới mức buộc bạn phải ở lại kiếm sống".
Ai là người nên đi du học? Bạn đọc FunnyGamenhận định: "Đã đi ra nước ngoài du học là người ta phải suy tính về việc bỏ tiền ra để mua một cơ hội, một trải nghiệm về cuộc sống. Còn bản thân chỉ suy nghĩ ở mức đi học xong về nước làm việc làng nhàng thì rõ ràng là không nên đi. Với các cha mẹ giàu có, tiền bạc không phải vấn đề lớn. Mục đích của họ khi cho con đi du học chắc chắn cao hơn việc học xong lại về làm việc làng nhàng. Còn trường hợp nhà nghèo, học trung bình mà vẫn bắt cha mẹ phải đi vay tiền cho mình du học thì tôi chưa thấy.
Chốt lại, dám thử sức và thử thách bản thân ở môi trường nước ngoài, bạn sẽ có cơ hội thành công vượt bậc (đương nhiên cũng sẽ có nhiều người thất bại). Còn nếu xác định sống an yên thì bạn cứ học trong nước rồi đi làm như bình thường. Người đi du học (nếu nghiêm túc) thì xác suất có thể làm việc, định cư ở nước ngoài nhiều hơn đáng kể so với việc xuất phát bằng con đường học tập trong nước. Mục tiêu cao nhất của du học là học tập và sống trong môi trường phát triển hơn. Còn nếu bạn không coi đó là mục tiêu của mình thì không việc gì phải dấn thân cả".
>> Chia sẻ câu chuyện du học của bạn tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="'5 năm đi du học hơn mấy chục năm ở trong nước'" />"Nếu chúng ta thúc đẩy thỏa thuận không có lợi cho Ukraine, về dài hạn châu Âu lẫn Mỹ sẽ bị đe dọa an ninh", Tổng thư ký NATO Mark Rutte trả lời phỏng vấn Financial Timeshôm 3/12, kể lại điều ông đã nói với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi hai người gặp nhau ở Mar-a-Lago vào ngày 23/11.
Ông bày tỏ lo ngại rằng các nước mà Mỹ xem là đối thủ đang ngày càng hợp tác chặt chẽ liên quan chiến sự Ukraine. Ông cáo buộc Nga chuyển giao công nghệ tên lửa cho Triều Tiên, gia tăng đe dọa Hàn Quốc, Nhật Bản và lãnh thổ Mỹ.
" alt="NATO cố thuyết phục ông Trump không ép Ukraine nhượng bộ" />
- ·Nhận định, soi kèo Lithuania vs Phần Lan, 00h00 ngày 24/3: Cuộc đua song mã
- ·Hàng nghìn fan ôn kỷ niệm 30 năm truyện tranh Conan
- ·Chị em 'hô biến' thức ăn thừa sau Tết thành các món thơm ngon, không lo bị ngán
- ·Yến Sào Thiên Việt ‘chở yêu thương’ đến những hoàn cảnh khó khăn
- ·Siêu máy tính dự đoán Argentina vs Brazil, 07h00 ngày 26/3
- ·Nguy cơ trẻ tiêu chảy do virus Rota khi mưa nhiều
- ·Nữ sinh Học viện Kỹ thuật quân sự đam mê nghiên cứu An toàn thông tin
- ·Đàn ông tuổi Sửu
- ·Nhận định, soi kèo El Kanemi vs Shooting Stars, 21h00 ngày 27/3: Chia điểm là hợp lý
- ·Tái hợp mối tình đầu sau gần 70 năm