Soi kèo tài xỉu Colorado Rapids vs LA Galaxy hôm nay, 8h07 ngày 17/7
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
Cầu thủ Văn Quyết là 1 trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng
Cầu thủ bóng đá Nguyễn Văn Quyếtlà đội trưởng Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội FC. Năm 2020, Văn Quyết đã đạt được một số thành tích đáng kể: nằm trong top 10 Vận động viên tiêu biểu thể thao Việt Nam, giành cúp Quả bóng Vàng Việt Nam, đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V.League mùa bóng 2019-2020, Á quân V-League 2020, Vô địch Cúp quốc gia, Vô địch Siêu cúp quốc gia.
Bên cạnh đóng góp chuyên môn, Văn Quyết còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chung sức cùng Chính phủ và toàn xã hội đẩy lùi, kiểm soát dịch Covid-19. Cụ thể, anh ủng hộ 130 triệu đồng, mua thiết bị y tế và nhu yếu phẩm cho bệnh viện Bạch Mai; tham gia chương trình Chủ Nhật Đỏ - Hiến máu nhân đạo…
Đại uý Vũ Trọng Đại, Giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Đại uýVũ Trọng Đạilà giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Anh là người chủ trì và trực tiếp tham gia những nghiên cứu quan trọng, công bố 4 sáng chế cấp Nhà nước, 6 sáng kiến cấp Viện, 1 bài báo quốc tế. Tiến sĩ Vũ Trọng Đại cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 2017-2018, là điển hình xuất sắc Viettel toàn cầu Viettel’s Star 2018, là nhân viên xuất sắc ngành dọc 2019 cấp tập đoàn…
Trần Anh Tú (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) đã có nhiều đóng góp trong công tác điều tra chống dịch Covid-19. AnhTrần Anh Tú đang công tác ở Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Năm 2020, anh đạt nhiều thành tích trong công tác điều tra chống dịch Covid-19. Cụ thể, anh trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát, cách ly, truy vết ca bệnh và những người tiếp xúc gần.
Trong suốt năm 2020, anh trực tiếp tham gia điều tra chống dịch Covid-19 tại các ổ dịch lớn như: Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Mê Linh (Hà Nội), TP. Đà Nẵng. Anh cũng là thành viên của Tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19.
Nhờ những đóng góp đó, anh được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, nhận giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2020” do Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng, nhận bằng khen Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu.
MỜI BẠN ĐỌC THAM GIA GIAO LƯU TẠI ĐÂY.
Nguyễn Thảo
Công bố 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020
Chiều 5/2, tại trụ sở T.Ư Đoàn, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020 (GMTVNTB) họp lần thứ nhất thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu kín chọn ra 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến.
" alt="Cầu thủ Văn Quyết giao lưu trực tuyến với độc giả báo VietNamNet" />Thời điểm đó vợ chồng Trọng đã kết hôn được 5 năm và có một bé trai khỏe mạnh, thông minh hơn 4 tuổi. Cuộc sống gia đình khá êm ấm, lương của Trọng dành tiết kiệm mua nhà còn lương của Minh chi tiêu hàng ngày. Trọng là người đàn ông biết vun vén, không vướng vào tệ nạn xấu nào.
Mọi thứ cứ bình lặng trôi đi như thế thì người yêu cũ của Trọng bất ngờ liên lạc. Cô nàng thông báo đã ly hôn và hiện tại đang tìm chỗ ở. Trọng và người cũ từng có 4 năm yêu nhau đậm sâu, vì vài chuyện vụn vặt mà chia tay. Trọng không hề có ý định bỏ vợ quay lại với người cũ nhưng tình thương dành cho cô nàng thì vẫn khá đong đầy.
Thương xót người cũ mang theo con nhỏ ra khỏi nhà chồng chẳng có chỗ ở, Trọng không ngần ngại cho cô nàng vay 1 tỷ mua nhà. Thiếu đâu cô nàng nhờ vả thêm nhà ngoại, vậy là 2 mẹ con có chỗ ở êm ấm. Đó cũng là toàn bộ số tiền tiết kiệm mà Trọng dành dụm được những năm qua.
Trên danh nghĩa đều là lương của anh nhưng thực chất trong đó có một nửa công sức của Minh. Sau khi biết chuyện Minh giận chồng vô cùng. Hai người cãi nhau nảy lửa. Trọng khăng khăng cho rằng anh chẳng làm gì sai. Anh chỉ giúp đỡ cô ta như 2 người bạn, không hề ngoại tình. Cô ta chỉ vay chứ nào phải xin, khi nào vợ chồng Minh mua nhà thì cô ta sẽ trả lại đầy đủ.
"Vợ tôi cảm thấy bị tổn thương sâu sắc trong khi tiền không mất, tình cũng không bị chia sẻ. Tôi thật chẳng hiểu suy nghĩ của phụ nữ. Lúc ấy chúng tôi cãi nhau to lắm, giây phút nóng giận không kiềm chế được tôi đã tát vợ 2 cái. Chỉ vì thế mà cô ấy đùng đùng đòi ly hôn bằng được", Trọng kể.
Không khuyên bảo được vợ nghĩ lại, Trọng tự ái và bực tức ký luôn vào đơn ly hôn. Sau ly hôn Minh nuôi con, Trọng chu cấp cho con hàng tháng đồng thời phải trả cho Minh 500 triệu là nửa tài sản của hai người. Trọng vừa cho người cũ vay hết tiền, anh đành mượn nợ để đưa cho Minh.
Trọng tin rằng Minh sẽ sớm hối hận vì cô đi đâu để tìm được người đàn ông tốt như anh? Nhưng nửa năm rồi một năm qua đi, anh không hề thấy Minh chủ động liên lạc với chồng cũ lần nào. Còn Trọng thì đã hối hận vô cùng về hành động sốc nổi của mình khi trước.
Tình hình kinh tế thế giới khó khăn chung nên công việc của Trọng bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút. Trong khi đó Trọng vẫn phải trả lãi hàng tháng cho khoản vay nợ 500 triệu kia. Túng quẫn quá anh tìm đến người cũ đòi tiền thì cô nàng khất lần với đủ loại lý do, cuối cùng còn chặn luôn liên lạc của anh.
Trọng căm tức mà chẳng làm gì được vì lúc trước cho vay tiền tin tưởng cô ta nên không hề có giấy tờ. Vừa mất vợ con lại cõng khoản nợ nửa tỷ trên lưng, Trọng hối hận đến mức mất ăn mất ngủ.
Tròn 2 năm ly hôn, Trọng tình cờ gặp lại Minh trong đám cưới một người quen. Minh trẻ trung và xinh đẹp ra nhiều. Song điều đó không khiến Trọng ngỡ ngàng bằng việc Minh vẫn đeo nhẫn cưới! Rõ ràng cô vẫn còn yêu anh và tiếc nuối cuộc hôn nhân của hai người rất nhiều. Suy nghĩ ấy khiến Trọng vỡ òa trong hạnh phúc.
Đợi mãi mới đến lúc tiệc cưới tàn, Trọng vui mừng níu chặt lấy Minh. Anh vô tư cầm bàn tay vợ cũ, mân mê chiếc nhẫn cưới, đang định thốt ra lời thương nhớ thì Minh rụt mạnh tay lại. Cô xoa tay, mỉm cười: "Hẳn anh thắc mắc tại sao em vẫn đeo nhẫn cưới, đúng không?". Để rồi nghe xong nguyên do mà Minh đưa ra, Trọng xám mặt không thể thốt nổi lời nào.
Khi còn chung sống, có lần con trai Minh xem được cảnh trao nhẫn cưới trên ti vi đã tò mò hỏi mẹ. Lúc đó Minh đã giơ chiếc nhẫn cưới trên tay mình, giải thích với con về ý nghĩa của nó. Vì thế con trai cô luôn đinh ninh rằng bố mẹ còn đeo nhẫn cưới là còn yêu nhau và bé sẽ được hạnh phúc.
Sau ly hôn, Minh nói với con rằng vì một số lý do mà Trọng không sống cùng hai mẹ con nữa. Cô giơ chiếc nhẫn cưới trên tay khẳng định Trọng vẫn yêu thương hai mẹ con cô. Bé ở lứa tuổi dở dở ương ương, không phải quá nhỏ để chưa biết gì nhưng vẫn chưa đủ lớn để hiểu ly hôn là gì.
Khi nào con lớn hơn cô sẽ nói với bé toàn bộ sự thật, còn giờ cô vẫn đeo nhẫn cưới để con yên tâm rằng bố mẹ đang hạnh phúc, con sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý. Thêm nữa cũng để cô tránh được sự làm phiền từ những gã đàn ông khác.
Đêm ấy về nhà, Trọng đã bật khóc, giọt nước mắt ân hận muộn màng của một người đàn ông. Thế nhưng có những sai lầm, dù hối lỗi và bù đắp thế nào cũng không thể dễ dàng lấy lại được.
Cách vượt qua cảm xúc tiêu cực sau ly hôn
Các chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân, tình yêu chỉ cho bạn cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực sau chia tay để lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
" alt="Thấy vợ cũ vẫn đeo nhẫn cưới sau 2 năm ly hôn, chồng cũ mừng rỡ" />Để tạo ra nguồn sữa chất lượng, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, đàn bò còn cần được quan tâm đến môi trường sống, nơi sinh hoạt của chúng. Tại Mộc Châu (tỉnh Sơn La), nhờ được sống trong môi trường gần gũi với thiên nhiên, được chăm sóc cẩn thận, đàn bò sữa mang đến nguồn nguyên liệu sữa tươi mát lành cho hàng triệu gia đình Việt bao năm qua.
Cuộc sống tựa thiên đường trên thảo nguyên Mộc Châu
Những cô bò sữa tự do dạo chơi trên thảo nguyên đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Mộc Châu, nơi có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển. Quanh năm, đàn bò ở đây được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ với độ ẩm trung bình 85% lý tưởng, nhiệt độ luôn trong khoảng 18 - 20 độ C.
Không chỉ “tung tăng dạo chơi” trên những cánh đồng cỏ xanh rì, những cô bò tại Mộc Châu còn được phục vụ chế độ dinh dưỡng “vàng” với những món ăn hảo hạng như: cỏ tươi giàu dinh dưỡng, cỏ khô Alfafa Mỹ, thức ăn TMR cân bằng dinh dưỡng và nước uống tinh khiết từ đầu nguồn. Trong đó, những loại cỏ tươi như: cỏ Mombasa, cỏ voi, cỏ Signal, cỏ yến mạch dùng làm thức ăn thô xanh cho bò được người nông dân trồng từ hạt giống chất lượng cao, không biến đổi gen, không phun thuốc trừ sâu.
Thảo nguyên Mộc Châu 4 mùa mát mẻ là môi trường sống lý tưởng của đàn bò sữa Đàn bò Mộc Châu được chăm sóc kỹ lưỡng bởi những người nông dân lành nghề. Những người nông dân ở đây xem đàn bò sữa như các thành viên trong gia đình và tin rằng: một khi đàn bò hạnh phúc sẽ cho dòng sữa mát lành, chất lượng.
Tại Mộc Châu, người nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi nông hộ ở quy mô nhỏ, mỗi nông hộ chỉ nuôi từ 50 - 200 con nhằm đảm bảo đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và quản lý chất lượng sữa. Đây cũng chính là hướng phát triển chăn nuôi bò sữa mà các nước phát triển như Úc, Mỹ, Nhật Bản… đang áp dụng. Chính vì thế, người nông dân có thể quan tâm tới tình trạng sức khỏe, kể cả thói quen, tính cách của từng cô bò.
Trải qua hơn 62 năm, hàng nghìn hộ nông dân đã phát triển chăn nuôi bò sữa trở thành nghề truyền thống trên thảo nguyên Mộc Châu. Họ không ngừng học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến rên thế giới để đảm bảo mang đến cuộc sống thoải mái nhất cho đàn bò.
Đưa dòng sữa mát lành đến gia đình Việt
Hiểu được tâm huyết của người nông dân Mộc Châu đặt vào đàn bò, chăm chút cho dòng sữa, Mộc Châu Milk đã đồng hành với gần 600 nông hộ, hỗ trợ người nông dân trong mọi khâu để tiếp nối sứ mệnh đưa từng ly sữa mát lành, chất lượng cao đến gần với gia đình Việt.
Để đảm bảo nguồn sữa giữ trọn sự tươi ngon, 100% tự nhiên từ những cô bò hạnh phúc nơi “thiên đường bò sữa”, Mộc Châu Milk đã đặt nhiều điểm thu mua sữa tươi cách các nông hộ không quá 2 km. Theo đó, đều đặn 2 lần/ngày, sữa tươi được lấy từ các trang trại sẽ được vận chuyển đến điểm trạm thu sữa và bảo quản lạnh cho tới khi chuyển đến nhà máy.
Quá trình sản xuất nghiêm ngặt tại nhà máy giúp chất lượng nguồn nguyên liệu sữa được đảm bảo, giữ trọn dinh dưỡng tự nhiên trong từng hộp sữa Tại nhà máy, nguồn nguyên liệu sữa tươi được sản xuất trên dây chuyền tự động theo tiêu chuẩn châu Âu của Tetra Pak (Thụy Điển), đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) như: tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ATVSTP ISO 22000, hệ thống quản lý môi trường 14001-2015. Nhờ đó, các sản phẩm Mộc Châu Milk giữ trọn vẹn hương vị thơm ngon, thuần khiết của sữa tươi nguyên chất.
“Với 100% sữa tươi tự nhiên mát lành từ những cô bò sữa hạnh phúc trên “thiên đường bò sữa”, Mộc Châu Milk tự hào mang những sản phẩm giàu dinh dưỡng, mát lành thơm ngon, là món quà sức khỏe gửi trao tới các gia đình Việt”, đại diện Mộc Châu Milk chia sẻ.
Mộc Châu Milk với 100% sữa tươi nguyên chất từ “thiên đường bò sữa” Mộc Châu Milk dành tặng khách hàng chương trình khuyến mãi “Mua 12 hộp tặng 1 hộp cùng dung tích”, áp dụng với sản phẩm sữa tươi tiệt trùng và sữa chua uống có dán tem chương trình. Ưu đãi kéo dài đến hết 31/03/2021 tại hệ thống cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc.
Xem chi tiết chương trình tại website www.mcmilk.com.vn
Thúy Ngà
" alt="Cuộc sống ‘thiên đường’ của đàn bò sữa ở Mộc Châu" />Xem video: Thương hồ miền Tây chở hoa Tết đến bến Bình Đông
Tất bật bến Bình Đông
Đi từ khuya ngày 19 tháng Chạp, chiếc ghe chở đầy hoa, cây cảnh Tết của anh Nguyễn Minh Tâm (37 tuổi, ngụ huyện Cái Mơn, tỉnh Bến Tre) cập bến Bình Đông (Quận 8, TP.HCM) lúc trời vừa hửng nắng. Thả vội mỏ neo, anh cùng những người đồng hành chuyển hoa Tết xuống vị trí đã thuê trước đó bày bán.
Anh Minh Tâm nói, Tết năm nay là tròn 20 năm anh chở hoa xuân lên bến Bình Đông phục vụ khách. Anh đã theo ghe khi còn là cậu bé ham thích cảnh tất bật đầu xuân tại TP.HCM. Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch, anh quyết định giảm số lượng hoa xuân, chở lên bến ít hơn so với mọi năm.
Ghe hoa Tết của thương hồ từ miền Tây cập bến Bình Đông. Chiếc ghe gỗ cập vào bến, anh bắc chiếc cầu tạm nối liền thân ghe và bờ kè rồi cùng bạn khiêng những chậu mai Tết xuống bến. Gần sát mặt đường, người đi chung đang tất tả bán những chậu cây kiểng đầu tiên cho khách.
Cách đó không xa là gian hàng hoa cúc, vạn thọ… của bà Trần Thị Kiều (54 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre). Bà Kiều nói những ngày đầu, bà chủ yếu bán hoa vạn thọ, cúc nên không di chuyển bằng ghe lớn. Thay vào đó, bà bỏ một số tiền lớn để thuê xe đò chở hoa lên bến Bình Đông.
Sau khi cập bến, thương hồ tất bật vận chuyển hoa xuống bến. “Tôi đi bữa tối 19 rạng sáng 20 tháng Chạp đã đến bến. Hôm rồi, tôi không đi ghe. Đến 25, 26 Tết, ghe của tôi mới lên. Mấy hôm nay, tôi chủ yếu bán cúc, vạn thọ đi xe cho cơ động, bán hết xe này, tôi lại lên xe khác. Nếu đi ghe, mình phải lên hoa hết rồi chất dưới ghe neo ngoài sông khiến bông không tươi, chăm cực lắm”, bà Kiều chia sẻ.
Cùng bán hoa Tết tại bến Bình Đông vào những ngày đầu xuân nhưng bà Võ Thị Nga (54 tuổi) lại không phải là dân trồng hoa chuyên nghiệp. Bà nói mình cũng là thương lái. Vào những ngày giáp Tết, bà đến các làng hoa tại miền Tây đặt mua cây kiểng rồi chở lên bến Bình Đông bán.
Anh Tâm cho biết, anh đã theo ghe bán hoa Tết từ khi còn rất nhỏ. Bà Nga chia sẻ: “Năm nay thời tiết thuận lợi, hoa, cây cảnh đẹp nhưng tôi vẫn canh cánh nỗi lo bán không được vì dịch bệnh. Nói chung, năm nào cũng phải đến 25-26 Tết mới biết có bán được hay không nhưng vào giờ này năm ngoái, tôi thấy các bạn hàng đã lên bến đông đúc, tấp nập”.
“Ai cũng rộn ràng, khách hàng cũng vui vẻ hỏi giá, nói chuyện rôm rả. Bây giờ, dịch bệnh phức tạp, khách cũng ngại chỗ đông người, không dám tụ tập đông lựa hoa, trả giá…”, bà Nga nói thêm.
Các ghe lớn thường chở mai Tết “khủng” có giá trị cao. Hiện tại, dù chưa vào đỉnh điểm dịp mua hoa Tết nhưng bến Bình Đông đã đặc kín các gian hàng hoa cảnh Tết của các thương hồ. Các ghe lớn của những nhà vườn chuyên bán, cho thuê mai Tết đã cập bến từ sớm, chất mai dày đặc bên bờ sông.
Trong khi đó, các ghe nhỏ hơn thường chở các loại hoa, cây cảnh nhỏ cũng đang tất bật bày bán tạo nên không khí tấp nập, rộn ràng trong những gam màu xanh, đỏ… rực rỡ.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số các thương hồ đều đã gắn bó với công việc bán hoa Tết tại bến Bình Đông hàng chục năm nay. Thế nên, dẫu bị ảnh hưởng của đại dịch, đến hẹn họ vẫn lên, bày bán các loại hoa cảnh rực rỡ sắc màu.
Người dân rôm rả trò chuyện khi chọn mua hoa Tết tại bến Bình Đông. Theo ghe hoa Tết từ năm lên 3
Anh Tâm kể, anh bắt đầu theo ghe hoa Tết từ miền Tây lên TP.HCM từ khi 3 tuổi. “Lúc đó, tôi đi ghe với ba. Tôi chỉ nhớ thời đó, người ta đi ghe đông lắm. Nào là ghe chở mai, tắc, vạn thọ, dưa hấu…
Chúng tôi đi cùng một lượt, cùng ghé bến một ngày nên đông vui vô cùng. Lên bến, tôi được thấy cảnh người dân TP tấp nập lựa hoa, mua trái cây… vui hơn ở quê nhiều”, anh Tâm kể.
Cũng theo anh, trước đây đi ghe rất tốn thời gian nên gần như cả nhà anh đều cùng đi một lượt. Họ chuấn bị gạo, thức ăn, bếp để nấu nướng, ăn ngủ trên ghe. Bây giờ, hiện đại hơn, anh ăn cơm hộp, mắc võng ngủ ngay tại khu vực bán hoa.
Khu vực bán hoa hồng Tết thu hút nhiều khách hàng nữ. Trong khi đó, bà Kiều theo ghe bán hoa Tết từ khi con gái bà mới 1-2 tuổi. Đến nay, con gái bà đã thành thiếu nữ và đang quán xuyến việc kinh doanh giúp mẹ. “Năm nay nó 18 tuổi rồi. Năm nào,con cũng theo tôi lên bán. Nay bán ít, nó chưa lên. Ít bữa nữa, em nó mới theo ghe lên sau”, bà Kiều nói.
Bà Kiều nói rằng, dù không phụ thuộc vào mùa hoa Tết nhưng mỗi năm, bà đều mong ngóng ngày chở hoa lên bến Bình Đông bán dù rất vất vả.
Bà nói: “Năm nào tôi cũng lên trước. Khoảng 25 Tết, ghe nhà mới lên sau. Ghe chưa lên, một mình tôi ở đây cũng có nhiều điều bất tiện. Không có bà con thân thích trên này, tôi phải nhờ mấy quán cà phê xung quanh để sinh hoạt cá nhân”.
Bà Kiều tư vấn cho khách hàng của mình chọn mua những chậu cúc nở vàng rực rỡ. “Mới đầu, họ cũng khó chịu. Nhưng sau này quen, tôi cũng chủ động tặng hoa, cây kiểng Tết cho họ nên bây giờ đỡ rồi. Khi nào ghe lên, tôi mới được nấu nướng, ăn, ngủ dưới ghe chứ bây chỉ ăn cơm hộp, ngủ võng 'nuôi muỗi' Sài Gòn thôi”, bà Kiều dí dỏm chia sẻ thêm.
Cũng như anh Tâm, bà Kiều, đa số thương hồ tại bến Bình Đông đều đã gắn bó với công việc bán hoa Tết tại đây trên dưới 20 năm. Thế nên, khi đại dịch bùng phát, họ cùng chung nỗi lo hoa rớt giá.
Người đàn ông chọn được cây bông giấy đỏ rực và chuẩn bị chở về nhà. Anh Tâm nói, chưa năm nào như năm nay, đêm theo dòng nước lên Sài Gòn, anh cứ gác tay lên trán suy nghĩ, lo lắng mãi chuyện hoa bán không chạy.
“Cũng lo lắm vì dịch bệnh ai cũng khó khăn. Nhưng tôi không bỏ được vì đây là cái nghề của mình rồi. Dẫu biết trước là khó khăn nhưng tôi vẫn phải đi”, anh Tâm chia sẻ.
20 năm mang đào cổ 'độc nhất vô nhị' vào Sài Gòn chiều lòng khách chơi Tết
Suốt 20 năm qua, anh Sơn đều tuyển chọn những gốc đào cổ thụ có tuổi đời lớn, dáng đẹp, nhiều hoa để 'Nam tiến', phục vụ khách hàng tại TP.HCM.
" alt="Thương hồ miền Tây chở hoa xuân lên TP.HCM tìm Tết" />Mẹ chồng đã nói vậy, chồng cũng không chiều lòng nên tôi cũng không dám xin về ngoại sinh con nữa.
Lần này, ngay từ khi giữa thai kì mẹ chồng đã đon đả nói sẽ cho tôi về ngoại ở cữ. Bà nói lần trước không cho tôi về, thấy tôi buồn nên thương, lần này ưu tiên nhường bà ngoại chăm cháu. Dĩ nhiên là tôi rất vui. Là con gái, những lúc sinh nở được mẹ chăm sóc thì còn gì bằng.
Thế nhưng hôm qua tôi gọi điện về nhà, định nói cuối tháng này tôi về quê sinh. Bố tôi nói ở quê đang vào vụ thu hoạch rau màu, mẹ thì ốm liên miên. Mẹ tôi già rồi, cứ thời tiết thay đổi là ốm. Tôi nghĩ đi nghĩ lại không muốn về nhà nữa. Thế nhưng khi tôi nói chuyện này với chồng, anh ấy lại tỏ vẻ không bằng lòng: "Em lúc nắng lúc mưa chẳng biết đằng nào mà lần. Khi thì đòi về không được khóc lóc. Khi cho về thì lại không về".
Một lúc sau, tôi vô tình nghe thấy chồng và mẹ chồng nói chuyện trong nhà bếp. Mẹ chồng nói: "Vợ mày nó không về ngoại thì em mày về đây sinh thế nào được. Tao không thể một lúc chăm hai bà đẻ được, người chứ có phải sức trâu đâu, nhà cửa thì chật chội. Mà em mày vốn đã không hòa hợp với nhà chồng, ở cữ bên đó rồi trầm cảm ra thì chết à. Mày làm thế nào thì làm, kiểu gì cũng đưa vợ mày về ngoại sinh đẻ đi".
À, thì ra là thế. Mẹ chồng muốn tôi về ngoại để đón con gái về nhà chăm chứ chẳng phải là thương tôi hay gì như bà nói. Lần trước tôi xin về thì không cho vì sợ mang tiếng nhà chồng không tốt. Lần này thì con dâu không về lại cứ muốn đẩy về ngoại. Tất cả cũng chỉ vì con gái họ thôi.
Tôi càng nghĩ càng thấy ấm ức, càng quyết tâm không về. Vậy nên mấy hôm nay mẹ chồng tỏ thái độ với tôi. Hôm qua bà còn nói thẳng với tôi thế này: "Con cũng biết là em con lấy chồng chẳng sung sướng gì. Đàn bà khi sinh nở mà căng thẳng thì dễ sinh bệnh lắm. Thôi, lần này con chịu khó về ngoại, mẹ đón em con về đây chăm vài tháng kẻo tội nó".
Những lời mẹ chồng nói khiến tôi vừa khó chịu vừa có chút nghĩ ngợi. Tôi không muốn quấy quả mẹ mình khi ốm đau già yếu. Nhưng giờ mẹ chồng đã nói thẳng như thế này, tôi cứ quyết ở lại sinh con có ổn không?
Theo Dân Trí
Con dâu 'giả nai' để 'cảm hóa' mẹ chồng ghê gớm
Bị mẹ chồng chèn ép khi vừa mới sinh con, Lan quyết tâm tìm cách “trị” mẹ chồng.
" alt="Mẹ chồng 'tỏ thái độ' vì tôi không muốn về ngoại ở cữ" />Tuy nhiên, khi chàng 18 tuổi còn nàng 15 tuổi, cả hai phải tách xa nhau. Paul chuyển đến Toronto để làm việc. Một năm sau, khi ông quay lại tìm Harvey, bà đã chuyển đến sống ở một thị trấn khác.
Cuối cùng, cả hai đều kết hôn với người khác.
Ông Paul và bà Harvey thời còn trẻ.
Năm 2017, chồng Harvey qua đời vì ung thư. Hai người đã kết hôn hạnh phúc trong 57 năm và có với nhau 5 người con. Hai năm sau, Helen, người vợ gần 60 năm của Paul, cũng qua đời vì mắc nhiều bệnh, trong đó có chứng mất trí nhớ. Họ cũng có với nhau hai mặt con.
Chính nỗi đau mất đi người bạn đời một lần nữa đưa cặp tình nhân ngày nào trở về bên nhau.
Khi Harvey hay tin vợ của Paul qua đời, bà đã gọi điện để an ủi ông. Sau đó, hai người trò chuyện nhiều hơn về cuộc sống hiện tại, con cháu của mình và cả những ngày hạnh phúc khi xưa.
"Chúng tôi đã bắt đầu trò chuyện 1 lần/tuần, rồi 2 lần, 3 lần/tuần, cuối cùng là hầu như ngày nào cũng tâm sự. Chúng tôi đã thực sự kết nối lại mặc dù không gặp nhau trong ngần ấy năm", cụ ông 84 tuổi nói.
Cặp uyên ương tìm về với nhau khi đều đã ngoài 80 tuổi.
Sau nhiều ngày nói chuyện qua điện thoại, video, Harvey khiến Paul bất ngờ khi đến Toronto thăm ông. Chỉ ba ngày sau khi tái hợp, hai người đã sẵn sàng làm đám cưới.
Ngày 8/8/2020, cặp tình nhân già trao lời thề ước tại một nhà thờ trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè thân thiết. Vì dịch bệnh, hai bên phải hạn chế khách mời tham dự.
Paul Ivany, người chủ trì hôn lễ, bày tỏ: "Trong sự nghiệp của mình, tôi đã cử hành hơn 500 lễ cưới nhưng đây là lễ cưới cảm động nhất, sâu sắc nhất mà tôi từng tham gia".
Vào tháng 2 tới, Paul sẽ bắt đầu điều trị ung thư dạ dày. Ở bên ông lúc này luôn có người bạn gái gặp thời son trẻ, cam kết sẽ ở bên cạnh ông vào những lúc hạnh phúc và khó khăn nhất.
Chú rể bỏ trốn, hôn lễ vẫn tiếp tục với chú rể mới tình nguyện
Một cô dâu ở Ấn Độ đã kết hôn với nhân viên soát vé xe buýt sau khi chú rể đột ngột mất tích vào ngày diễn ra hôn lễ.
" alt="Tái hợp mối tình đầu sau gần 70 năm" />
- ·Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
- ·4 món ăn thuần Việt giúp mát gan, giải độc cơ thể
- ·Nếu Mitsubishi Pajero mới đẹp như thế này, Toyota Land Cruiser lại phải dè chừng
- ·Hongqi Tiangong 08
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs El Bayadh, 23h00 ngày 19/2: Tin vào cửa dưới
- ·Con trai 41 tuổi, tốt nghiệp ĐH Oxford, kiện bố mẹ không chu cấp tài chính
- ·Chuyện tình của anh chàng thấp hơn vợ 1,2m
- ·Người phụ nữ 50 năm làm nghề bắt rắn
- ·Nhận định, soi kèo Dewa United vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 21/2: Cửa dưới thất thế
- ·Bữa ăn 100 nghìn đồng mỗi ngày của người Hà Nội trong khu cách ly
Các tác phẩm do công ty xuất bản Little Tiger Group (Anh) - chuyên làm sách tranh, tiểu thuyết và sách phi hư cấu dành cho trẻ em, thanh thiếu niên - thực hiện. Bộ sách mang nhiều chủ đề, giúp độc giả nhí nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn, đồng thời hướng dẫn các bậc phụ huynh chăm sóc tâm lý của con.
" alt="Bộ sách hướng dẫn trẻ làm chủ cảm xúc" />Chiếc Pajero do Gonzales sẽ có kiểu dáng hình hộp nhiều hơn, được lấy cảm hứng từ các thế hệ trước của Mitsubishi Pajero. Điều này tạo cho ngoại hình của mẫu SUV huyền thoại nhà Mitsubishi trở nên vuông vức, hầm hố mà không thiếu sự hiện đại. Rất có thể, phong cách hoài cổ gần đây được Toyota áp dụng cho hàng loạt các mẫu xe SUV của họ đã truyền cảm hứng lớn cho nhà thiết kế này.
Phần đầu xe tạo điểm nhấn với cụm đèn LED hình chữ T, lưới tản nhiệt cỡ lớn và ngôn ngữ tạo hình Dynamic Shield đặc trưng của Mitsubishi được thiết kế tối giản. Phần thân xe của Pajero mang đậm phong cách của một chiếc SUV cổ điển với nhiều đường thẳng. Các trụ đều được sơn đen để tạo kiểu dáng trần xe nổi và kết thúc là một chi tiết gồ lên ở phần cửa sau gợi nhớ đến ốp bánh dự phòng.
Nhà thiết kế người Philippines đã sử dụng lớp ốp trang trí gần tương đồng với màu sơn thân xe, tay nắm cửa dạng ẩn và nắp capo dạng vỏ sò để Pajero thu hút những khách hàng ưa thích dòng xe SUV hạng sang. Hướng đi này được lựa chọn không phải ngẫu nhiên, vì thông tin mới nhất từ Nhật Bản cho thấy Pajero thế hệ tiếp theo có khả năng sẽ được định vị ở phân khúc SUV cao cấp.
Để giữ DNA của dòng xe này, Mitsubishi Pajero thế hệ mới được hình dung vẫn sẽ sử dụng nền tảng khung gầm xát xi rời (body on frame). Việc phát triển một mẫu SUV khung gầm rời như vậy là điều mà giới mộ điệu luôn mong đợi. Điều này hoàn toàn có thể khả thi khi liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi có đủ năng lực làm điều này.
Pajero mới có thể chia sẻ nhiều linh kiện với Infiniti QX80 hoặc Nissan Patrol sắp ra mắt, sử dụng động cơ V6 tăng áp kép do Infiniti cung cấp, kết hợp với hệ thống dẫn động 4 bánh mạnh mẽ, qua đó tạo ra một đối thủ xứng tầm với Toyota Land Cruiser J300.
Tuy nhiên, một số nguồn tin gần đây lại cho rằng Pajero mới có thể sẽ sử dụng nền tảng khung gầm liền khối CMF-C/D của Mitsubishi Outlander, đi kèm hệ truyền động hybrid. Mặc dù không mấy ấn tượng bằng ý tưởng khung gầm rời, nhưng đây có vẻ là lựa chọn khả thi hơn, đặc biệt nếu Mitsubishi muốn bán Pajero thế hệ mới dưới quy mô thị trường toàn cầu.
" alt="Nếu Mitsubishi Pajero mới đẹp như thế này, Toyota Land Cruiser lại phải dè chừng" />
‘Tô’ nhiều màu cho tổ ấm để gia đình thêm vui vẻ
- Kế hoạch đón Tết của gia đình chị ra sao?
Dự định ban đầu của gia đình là đón Tết ở cả 3 nơi Hà Nội, TP.HCM, Phú Quốc. Nhưng với tình hình hiện tại, mọi thứ buộc phải thay đổi và sắp xếp lại từ đầu.
Trước đó tôi dự định cùng cả nhà ra Hà Nội thăm sức khỏe ông bà và gia đình chị Thúy Hằng những ngày giáp Tết. Nhưng để đảm bảo an toàn cho tất cả, vợ chồng tôi đành hủy chuyến đi Hà Nội và dành trọn thời gian đó chăm chút nhà cửa, chuẩn bị ăn Tết ở TP.HCM.
Hiện tại chúng tôi vẫn giữ nguyên ý định mùng 3 bay ra Phú Quốc, chuẩn bị cho show ca nhạc đầu tiên của năm Tân Sửu 2021, diễn ra vào mùng 5. Hy vọng đến lúc đó tình hình đã ổn định hơn để đại gia đình có thể đoàn tụ tại Phú Quốc, tận hưởng Tết "muộn" cùng khách du lịch và dân địa phương ở đảo Ngọc.
Thúy Hạnh - Minh Khang cùng 2 con gái trải nghiệm không khí Tết sớm tại Aqua City hồi tháng 1/2021. Ảnh: Phước Tuấn. - Chị thường trang hoàng nhà cửa dịp Tết thế nào?
Dù bận công việc nhưng tôi luôn dành thời gian chăm chút cho tổ ấm thêm nhiều màu sắc. Nhất là sau một ngày học tập và làm việc, được trở về ngôi nhà gọn gàng, bày trí bắt mắt sẽ cảm thấy thư giãn, vui vẻ, ấm cúng hơn.
Giáng sinh và Tết Nguyên đán là 2 dịp tôi trang hoàng nhà cửa lộng lẫy và nổi bật nhất trong năm. Cũng như những năm trước, tôi tự đi xem và lựa chọn đồ dùng trang trí đậm không khí xuân như đèn lồng, cây đào, cây mai, câu đối đỏ, bao lì xì...
Cả gia đình Minh Khanh - Thúy Hạnh vui vẻ chụp hình tại phố Xuân Aqua City hồi tháng 1/2021 Tôi tâm niệm rằng Tết mỗi năm chỉ có một lần nên sẵn sàng bỏ thêm chút chi phí để làm đẹp nhà cửa, khiến tổ ấm trở nên lộng lẫy hơn. Từ đó tâm trạng cả nhà cũng thêm vui vẻ, phấn khởi, sẵn sàng chào đón một cái Tết ấm no, hạnh phúc.
Dung hòa cái Tết 2 miền Nam - Bắc
- Món ăn truyền thống ngày Tết của gia đình chị?
Tôi luôn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm món ăn của cả 2 miền như: thịt kho nước dừa, canh khổ qua, nem rán, canh măng... Cả nhà ưu tiên ăn uống tại gia thay vì ra ngoài dùng bữa vì nhà hàng, quán nước có thể đi bất cứ lúc nào, chỉ có những bữa ăn gia đình ngày Tết mới là điều trân quý và hiếm có.
Tết năm nay có chút khác biệt so với những năm trước. Tôi sẽ không trữ thực phẩm trong tủ lạnh nữa mà đến cận Tết mới đi sắm sửa. Siêu thị và các dịch vụ giao hàng cũng hoạt động lại từ mùng 1, mùng 2 nên nếu cần tôi có thể ra tận nơi mua hoặc đặt hàng trực tuyến. Cách này giúp hạn chế lãng phí thực phẩm và giảm bớt gánh nặng cho người nội trợ, các bé cũng không còn "ám ảnh" với những món ăn dai dẳng ngày Tết.
- Chị dung hòa thế nào giữa phong tục đón Tết của 2 miền?
Vì là gia đình “hai miền” với vợ Bắc và chồng Nam, từ khi mới cưới tới giờ, tôi chọn cách hòa trộn văn hóa đón Tết của cả 2 miền. Trong Nam, mọi người thường phóng khoáng và thoải mái nên Tết có thể chọn ở nhà, chúc Tết ông bà hoặc đi chơi, du lịch dài ngày...
Dù là người Sài Gòn nhưng anh Khang lại thích phong tục đón Tết của miền Bắc. Tết là mùa sum vầy nên các gia đình thường tụ họp lại, chúc Tết lẫn nhau, hy vọng về một năm mới ấm no, hạnh phúc, mọi việc hanh thông.
Mùng 1, cả nhà sẽ cùng nhau đến thắp hương cho ông bà nội, rồi đi chúc Tết họ hàng 2 bên nội ngoại, anh chị em bạn bè sau. Dù đón Tết ở Nam hay Bắc, nhà tôi đều ưu tiên đến thăm ông bà trước.
Còn nếu đón Tết ở Hà Nội, chúng tôi sẽ sang thắp hương cho ông bà nội ở TP.HCM rồi di chuyển ra Hà Nội và đến nhà ông bà ngoại chúc Tết, sau đó đến chào hỏi họ hàng bên ngoại.
Mùng 2, mùng 3 sẽ dành thời gian rủ đại gia đình đi du Xuân, chơi 1 trận golf, đưa con sang nhà họ hàng chơi hay ở nhà chuẩn bị bàn tiệc, đón bạn bè, đồng nghiệp thân thiết đến liên hoan đầu năm.
- Dự định của chị trong năm 2021?
Sau nhiều năm chuẩn bị, dự định lớn nhất trong năm 2021 của vợ chồng tôi là đưa cả gia đình “xuống mặt đất”, tìm một không gian sống rộng rãi, thoáng mát, gần gũi thiên nhiên, đồng thời phù hợp với khả năng tài chính.
Thời gian qua tôi có dịp tìm hiểu một số dự án đô thị ven thành phố, trong đó có Aqua City ở phía đông TP.HCM. Mới đây, vợ chồng tôi cùng 2 con đã dành trọn một ngày trải nghiệm không gian sống tại đây và thấy khá hài lòng.
Ngoài yếu tố quy hoạch chú trọng mảng xanh thiên nhiên, nơi đây còn hội tụ đầy đủ các tiện ích cao cấp từ trung tâm giải trí, mua sắm, thể thao đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh viện và trường học quốc tế. Tôi mong muốn sẽ đưa cả nhà đến đây sống để tiện đón bố mẹ vào chơi và ở lâu dài.
Vợ chồng Thúy Hạnh - Minh Khang đánh giá cao không gian sống tại Aqua City bởi nơi đây tách biệt khỏi ồn ào, khói bụi thành phố, tạo điều kiện cho các con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh: Phước Tuấn Song song đó, chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến những chương trình âm nhạc chất lượng cho khán giả tại Phú Quốc. Riêng bản thân tôi cũng có những dự án cá nhân, chuẩn bị cho sự trở lại với khán giả trong năm mới.
Trước đây tôi từng chia sẻ rằng bản thân yêu thích công việc này và đây sẽ là mục tiêu theo đuổi cả đời. Thay vì đứng trên sân khấu, giờ đây tôi chọn đứng ở hậu trường, tạo điều kiện cho những người trẻ phát huy tài năng và tỏa sáng, tiếp nối các thế hệ đi trước.
Ngọc Minh
" alt="Thúy Hạnh trang hoàng nhà lộng lẫy đón năm mới" />Trong mấy ngày tết chị em thường làm mấy món và để trữ đông cho tiện, trong đó có món nem rán. Nhưng điều mà nhiều chị em thường gặp phải khi rán, trữ đông nem là lúc lấy ra từ ngăn đông, nem thường bị rách vỏ, rán lại thường bị bục, không được giòn.
Nhân nem chị Hà dùng để cuốn.
Trên một diễn đàn về ẩm thực, một thành viên tên là Hà Nguyễn đã có cách để giúp chị em khắc phục những "lỗi lầm" đó.
Nem gói bằng vỏ ram, để lâu vẫn không bị rách, rán lại vẫn giòn.
Theo kinh nghiệm của chị Hà, nem muốn không rách và giòn thì dùng vỏ ram. Dùng vỏ ram để gói nem, để trữ đông khi rán lại cũng không bị nát hay rách vỏ, màu nem lại rất đẹp nữa. Gói xong rán sơ trên lửa nhỏ, để ráo mỡ cho nguội hẳn thì bỏ hộp và cất ngăn đá.
Nem cuốn đến đâu rán sơ đến đấy.
Chị Hà đã thử nghiệm và để nem từ ngày 18 tháng Chạp, tới 17 tháng Giêng mới bỏ ra ăn mà nem vẫn ngon như mới làm.
Cách rán nem khi lấy ra khỏi tủ đông của chị Hà như sau:
Rổ nem được rán sơ để đưa vào trữ đông.
- Nem vừa lấy ra từ ngăn đá sẽ hơi dính vào nhau, đập nhẹ hộp 2-3 lần là nem sẽ hết dính.
- Đổ dầu vào chảo và làm nóng.
- Cho nem vào và rán nhỏ lửa để nóng tận vào bên trong.
- Nem chín bày ra đĩa.
Nem lấy ra từ ngăn đông rán luôn, không cần chờ rã.
Một số lưu ý:
- Nên dùng vỏ ram để nem không bị nát và vẫn giòn sau khi để đông.
- Nên gói nem nhỏ và vừa tay.
Món nem rán giòn tan, nóng hổi dù để trữ đông cả tháng.
- Nem bỏ từ ngăn đá cho ngay vào chảo rán, không cần rã đông.
- Pha nước chấm nem có thể thêm 2 nhánh hành tím vào cho thơm.
Bí quyết làm nem chuẩn vị Hà Nội, công thức được hàng nghìn người tán đồng
Nem rán được coi là món quốc hồn quốc túy của Việt Nam nhưng lại nhận được nhiều sự tranh luận nhất.
" alt="Cách trữ đông nem cả tháng không nát, rán lại giòn nguyên như mới" />
- ·Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Al Tai, 20h15 ngày 19/2: Khó tin cửa trên
- ·Chị em 'hô biến' thức ăn thừa sau Tết thành các món thơm ngon, không lo bị ngán
- ·Bài cúng, văn khấn mùng 3 Tết Tân Sửu
- ·Sứ mệnh làm nên hạnh phúc cho vợ chồng hiếm muộn của ThS. BS Nguyễn Ngọc Chiến
- ·Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
- ·Meta sa thải nhân viên 'dùng phiếu ăn mua đồ gia dụng'
- ·Màn vùng lên bất ngờ của người vợ 'điểm 10'
- ·Đàn ông tuổi Sửu
- ·Siêu máy tính dự đoán Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
- ·Holitech thuê 1.000 xe điện VinFast từ FGF