Với game Plantville,lịch v-league Siemen mong muốn đào tạo được nhiều giám đốc tài năng. |
Siemens, tập đoàn công nghệ Đức đang rất kỳ vọng vào Pete, chàng trai trẻ với chiếc mũ bảo hộ cứng màu vàng có gắn tên ngay phía trước. Anh tỏ ra là một người vui tính với nụ cười thường trực và luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ các nhân viên khác trong hãng.
Có điều, anh không phải là một nhân viên của Siemen mà chỉ là một nhân vật hoạt hình trong game online Plantville – sản phẩm được thiết kế nhằm kích thích khách hàng khám phá những cách thức vận hành nhà máy, cách sử dụng các sản phẩm của Siemen hay thậm chí là thể hiện mong muốn của mình bằng cách tự thiết kế những sản phẩm mới mang thương hiệu Siemen. Không chỉ là nơi để giao tiếp với khách hàng, Plantville còn là nơi các lãnh đạo của Siemen khuyến khích nhân viên của mình tham gia để hiểu rõ hơn về các sản phẩm mà họ đang góp phần tạo ra. “Đôi khi các nhân viên quá chú tâm vào công đoạn của mình mà thiếu đi một cái nhìn tổng thể về sản phẩm”, Tom Varney, Giám đốc phụ trách marketing truyền thông của Siemens Industry nói.
Siemen là một trong hàng loạt doanh nghiệp lớn trong đó có cả chuỗi khách sạn hạng sang Hilton, hãng phần mềm SAP, hãng xe hơi Nissan… đang sử dụng game như một công cụ mới mẻ và vô cùng hữu hiệu trong việc tương tác với khách hàng và nhân viên của mình.
Giới chuyên gia gọi đây là xu hướng “Gamification” (tạm dịch: Game cho doanh nghiệp). Theo Wanda Meloni, nhà sáng lập hãng M2 Research chuyên nghiên cứu và tư vấn trong ngành công nghiệp game, thị trường game cho doanh nghiệp ước tính sẽ đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD trong năm 2011 và sẽ “vọt” lên mức 1,6 tỷ USD vào năm 2015.
Trên thế giới, một số doanh nghiệp như Cold Stone Creamery hay hãng chuyển phát United Parcel Service (UPS) đã từng có nhiều năm ứng dụng game vào nhiều công đoạn kinh doanh của mình như đào tạo nhân viên mới, marketing, thiết kế sản phẩm… đồng thời còn là công cụ hỗ trợ cho những thiếu sót tạm thời của các chương trình quảng cáo, marketing truyền thống. Mới đây, hãng xe hơi Nhật Bản Nissan Motor cũng đã sử dụng Gamification vào thế hệ chạy điện Nissan Leaf mới ra mắt của mình để giúp khách hàng làm quen với cách thức điều khiển xe sao cho tiết kiệm năng lượng nhất. Phần thưởng dành cho những khách hàng xuất sắc nhất là những tấm huy chương vàng, bạc, đồng và bạch kim. Tương tự, hãng bán lẻ Target cũng sử dụng một game dành cho các nhân viên bán hàng và thanh toán. Game này sẽ tính điểm dựa vào tốc độ thực hiện giao dịch và phục vụ khách hàng thành công nhằm giúp họ nhanh chóng làm quen và nâng cao tay nghề.