Phòng học bộ môn: Nâng trò
Ở cấp THCS,ònghọcbộmônNângtròbong da hom nay việc dạy và học ở những phòng bộ môn chuyên biệt như phòng Tin học, phòng Hoá học, phòng Lý- công nghiệp… sẽ thực sự giúp cho thày dạy hay, nâng được trình độ chuyên môn; còn trò sẽ hứng thú hơn, tiếp thu tốt.
Chưa tích cực trong… phòng học kiểu truyền thống
Có một thực tế ở nhiều trường THCS (đặc biệt ở vùng nông thôn) hiện nay đó là việc học sinh phải học trong các “lớp học truyền thống” có thiết kế chung cho tất cả các giờ học. Nhiều trường thậm chí còn không có phòng thí nghiệm, nên buộc một số các tiết thực hành học sinh phải học…chay.
Trường THCS An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Do bàn ghế thiết kế chung nên ví dụ khi vào giờ thực hành công nghệ thì không có ổ điện gắn với bàn học để thực hành; hoặc tiết Sinh học, Hoá học bàn kiểu “truyền thống” sẽ không đảm bảo các thí nghiệm theo nhóm.
Đó là chưa kể việc, cứ đến giờ thực hành, giáo viên thì phải lo đi đăng ký mượn đồ dùng giảng dạy; học sinh lo kê dọn lại bàn ghế, vận chuyển giáo cụ thực hành…rất vất vả và mất thời gian (trong khi thời gian chuyển tiết học chỉ có vỏn vẹn 5 phút), nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ dạy.
Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ rất hạn chế vì giáo viên đa số sẽ…ngại khi phải lích kích chuẩn bị hàng loạt thứ máy móc, phông màn, đèn chiếu. Vì vậy hiệu quả giảng dạy sẽ không cao; học sinh không được tiếp cận thông tin, hình ảnh sinh động sẽ giảm hứng thú học tập, hạn chế lĩnh hội kiến thức.
Từ thực tế này, trường THCS An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) trong khuôn khổ hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” dành cho cấp THCS mà Bộ GD&ĐT (Dự án Phát triển Giáo dục THCSII đơn vị đầu mối phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học) tổ chức đã triển khai nghiên cứu đề tài khoa học “Hoạt động chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học ở phòng học bộ môn (PHBM) trong trường THCS”.
Phòng học bộ môn: “trò tích cực - thầy vui”
Từ thực tiễn trường THCS An Khánh đưa ra một số kiến nghị: Dự án Trung học cơ sở II và Vụ Giáo dục trung học nên có những tài liệu cơ sở lý luận về PHBM cho các nhà quản lí về cách quản lí và sử dụng PHBM ở trường THCS; đồng thời có những khoá tập huấn về phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của PHBM.
Ngành giáo dục nên từng bước có những nghiên cứu, định hướng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong PHBM cho thời gian tới, sao cho khi địa phương thực hiện không bị lạc hậu.
Theo đó, hiểu đơn giản PHBM là nơi có thiết bị dạy học bố trí sẵn theo yêu cầu của môn học; có tủ đựng thiết bị dạy học để ngay trong lớp học; có khu vực chuẩn bị các bài thí nghiệm, thực hành của giáo viên và học sinh; hệ thống chỗ ngồi cơ động cho việc học theo nhóm hoặc các thí nghiệm riêng lẻ.
Thầy Nguyễn Trung Đạo, người đã nhiều năm từng làm Hiệu trưởng của trường đánh giá: “Dạy học trong PHBM sẽ tạo ra không khí khoa học cho mỗi tiết học. Phòng học Vật lí với những thiết bị dạy học về cơ, nhiệt, điện quang sẽ làm cho học sinh được sống trong bầu không khí vật lí thực sự; tương tự như thế, PHBM Hoá với những thiết bị thí nghiệm về hoá vô cơ, hữu cơ; PHBM Sinh với những thiết bị dạy học mô hình sinh động, học sinh có thể tháo lắp…sẽ tác động trực tiếp đến học trò kỹ càng hơn”.
Không ở môi trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở PHBM, tránh được tình trạng dạy-học chay. Ở đây các em không chỉ được quan sát, nhận xét, tranh luận…mà còn được thực hành luôn. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: thụ động, ỉ lại, tiếp thu một chiều…
Không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà ngay cả giáo viên cũng được “hưởng lợi” từ PHBM, trình độ chuyên môn được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, không ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên còn có thể dùng công nghệ thông tin để mô phỏng lại…qua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn.
Từ thực tế PHBM của trường THCS An Khánh
Trường THCS An Khánh được thành lập năm 1961, đến nay có 28 lớp với gần 1.000 học sinh/ tổng số 65 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Học sinh trong trường đa số là con em nhà nông, nên còn có những khó khăn về đầu tư tài chính cho học tập.
Học sinh trường THCS An Khánh
.
Vì thế, trước đây trường không có PHBM, giáo viên dạy theo lối cũ. Tuy nhiên cho đến giữa năm 2009, trường đã có được 4 PHBM cho các môn Hoá học; Vật lí; Sinh-công nghệ và Nhạc-tin. Về thiết bị dạy học, nhà trường mới chỉ có ở mức tối thiểu, tuy nhiên được các giáo viên lấp đầy bằng những thiết bị dạy học tự thiết kế, tự làm.
“4 PHBM của trường An Khánh thực tế chưa đạt chuẩn”- thầy Nguyễn Trung Đạo thẳng thắn- “Để có một PHBM đạt chuẩn cần có cơ sở vật chất đồng bộ, từ hệ thống nước, hệ thống ánh sáng, hệ thống phòng chống độc hại an toàn vệ sinh học đường…”.
Khắc phục điều này, nhà trường đã cố gắng tận dụng mọi điều kiện về cơ sở vật chất hiện có để đầu tư cho PHBM như đưa lên phòng học xây mới; nhận tiền ủng hộ từ nhân dân và phụ huynh để mua trang thiết bị cho PHBM; đầu tư 2 phòng học với 46 máy tính, 3 máy chiếu, các bàn ghế chuyên dụng…Ngoài ra, nhà trường tích cực sắm các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy như các loại tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ; sách giáo khoa tham khảo cho giáo viên; đĩa mềm cho các bộ môn…
Nhà trường cũng yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy trong PHBM ngay từ đầu năm, có đăng kí soạn 10 tiết giảng có sử dụng công nghệ thông tin/học kỳ; lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cho mỗi tiết học; giáo viên cũng được khuyến khích tự làm những thiết bị dạy học còn thiếu; sử dụng hợp lí hệ thống điện, máy chiếu, nước sạch.
Đối với học sinh, nhà trường yêu cầu có kế hoạch có PHBM cho các em trước một tuần, tập luyện cho học sinh cách di chuyển đến PHBM một cách nhanh nhất. Rèn luyện cho học sinh thái độ tích cực khi học ở PHBM như chú ý các thao tác thí nghiệm, tích cực tham gia và đưa ra những thắc mắc…
• P.T