 nêu quan điểm như vậy trong chương trình )
Trong chương trình Đối thoại chính sách của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng ngày 13/8, nhóm Đối thoại giáo dụcđã đề cập tới các vấn đề nóng của giáo dục hiện nay: kỳ thi quốc gia, thị trường giáo dục, tạo nguồn nhân lực.
Buổi đối thoại diễn ra với sự dẫn dắt của biên tập viên Quang Minh và 3 khách mời. Dưới đây là thảo luận về "thị trường giáo dục".
Biên tập viên Quang Minh:Xin hỏi ông Ngô Bảo Châu là từ câu chuyện dừng 207 ngành học tại các trường đại học, nó để lộ những vấn đề gì, khiếm khuyết gì của các trường đại học hiện nay?
GS Ngô Bảo Châu:Về vấn đề này, trong nhóm chúng tôi đã có thảo luận và có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo ý kiến cá nhân,, tôi khá ủng hộ việc dẹp bớt những khóa đào tạo kém chất lượng, một số khóa đào tạo không đủ giáo viên cơ hữu, hay tôi đặc biệt lưu ý những khóa đào tạo từ xa. Khi mà thay vì học cả học kỳ, sinh viên chỉ học 1 tuần hoặc vài ngày. Những khóa học từ xa có rất nhiều tiêu cực khác, kể cả trong lối sống của giáo viên.
Về vấn đề này tôi nghĩ là, tuy rằng nó đi ngược với nguyên tắc của thị trường nhưng cần phải quản lý chặt và mạnh dạn dẹp bớt những hình thức đào tạo như vậy.
Việc này đòi hỏi một sự dũng cảm nhất định vì khi làm như vậy thì hiển nhiên là cơ quan quản lý đánh vào nồi cơm của một số giáo viên, giảng viên. Nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi thì nên làm và cần làm.
BTV Quang Minh: Như vậy, ý kiến của ông là đây là một thị trường đặc thù và cần sự quản lý chặt của cơ quan Nhà nước?
GS Ngô Bảo Châu:Ý kiến chung của tôi thì vẫn tin rằng về lâu về dài thì cái làm thay đổi cục diện giáo dục vẫn là sự tự chủ của các trường đại học và cạnh tranh, làm nên sức mạnh của từng trường một. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng vẫn phải thường xuyên kiểm tra về mặt chất lượng.
BTV Quang Minh:Xin mời ý kiến thêm của anh Ngọc Anh. Thực ra, ông Ngô Bảo Châu cũng đã đặt ra một vấn đề đang gây tranh cãi về mặt dư luận là có nên coi giáo dục là một thị trường hay không? Hay là một lĩnh vực rất đặc thù, cần sự quản lý chặt của cơ quan Nhà nước? Bởi vì hiện nay chúng ta đang động chạm đến vấn đề con người.
PGS Trần Ngọc Anh:Tôi là người nghiên cứu kinh tế. Quan điểm của tôi là giáo dục đại học thực sự là một thị trường và nó có thể hoạt động tốt, ít cần sự can thiệp của Nhà nước, Chính phủ.
 |
PGS Trần Ngọc Anh |
Nếu anh hỏi tôi về bệnh viện thì tôi sẽ nói không phải. Y tế là lĩnh vực mà bệnh nhân khi đến họ khó có thể biết chất lượng khám như thế nào, cái máy đó, thuốc đó có chữa được cho họ không.
Nếu anh hỏi tôi về giáo dục phổ thông thì tôi cũng nói đó không phải do thị trường quyết định.
Nhưng tôi nghĩ rằng giáo dục đại học là nơi mà người tiêu dùng biết khá tốt về chất lượng giáo dục, nên ở đó không có vấn đề hạn chế thông tin nhiều như hai lĩnh vực trước tôi nêu.
Theo tôi thì nên mở rộng vai trò thị trường. Một trong những điều mà tôi nghĩ chúng ta có thể làm để bật phá được giáo dục đại học của mình là nên để cho thị trường tham gia một cách mạnh mẽ hơn.
BTV Quang Minh: Nhưng liệu có là mạo hiểm hay không khi mà một quyết định sai của người học sẽ dẫn đến 4 hoặc 5 năm và ảnh hưởng đến tương lai của chất lượng nguồn nhân lực?
PGS Trần Ngọc Anh: Chính xác.
Vai trò của Nhà nước không phải là xông ra để cung cấp dịch vụ này.
Vai trò của Nhà nước không phải là chặn các giấy phép để cho họ không được mở ra để tăng sự cạnh tranh.
Vai trò của Nhà nước là có những quy định đúng, và các trường như vừa nêu trong phóng sự vừa rồi không đạt tiêu chuẩn thì đóng cửa. Tôi hoàn toàn đồng ý.
Vai trò quan trọng hơn của Nhà nước là cung cấp thông tin cho người đi học để họ biết trường đó chất lượng như thế, trình độ giáo viên như thế, cơ sở vật chất như thế. Phải có một chỗ để công bố thông tin này để người đi học lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, mình phải rất cẩn thận trong việc hạn chế sự cạnh tranh. Theo quan điểm của tôi là như vậy.
 |
Tại phiên "Đối thoại giáo dục" diễn ra ngày 31/7 ở TP.HCM, khi trình bày quan điểm của mình, dẫn lập luận của nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith, PGS Trần Ngọc Anh phát biểu: "Chúng ta có một trường học tốt không phải nhờ vào lòng tốt của ông hiệu trưởng, các thầy cô giáo đấy là một phần mà chính là sự ích kỉ của họ. Tức là họ muốn để cho sự thành công của họ và thành công ấy gắn với chất lượng giáo dục mới đưa trường đó đi lên và đó chính là cơ chế thị trường trong giáo dục". |
BTV Quang Minh:GS Ngô Bảo Châu có bình luận gì thêm không vì tôi sợ rằng trong một cơ chế thị trường chưa thực sự hoàn hảo như ở Việt Nam thì mọi thông tin như đề xuất mà anh Ngọc Anh nói đều có thể bị làm méo mó ở một công đoạn nào đó?
GS Ngô Bảo Châu:Tôi cũng nghĩ là xã hội Việt Nam còn rất xa với một cơ chế tự chủ hoàn hảo, đặc biệt là tâm lý sính bằng cấp hay sự thăng tiến trong cơ quan Nhà nước, phụ thuộc rất nhiều vào bằng cấp. Bằng cấp có thực chất hay không người ta ít đặt câu hỏi, mà người ta hay đặt câu hỏi là anh có bằng hay không.
Khi có sự méo mó về mặt thị trường như vậy thì sẽ kéo theo sự méo mó trong đào tạo. Người ta sẵn sàng trả tiền để theo học những khóa học mà người ta biết là chất lượng không tốt, miễn là có cái bằng.
Vì thế nên là theo tôi nghĩ cơ quan quản lý vẫn nên có trách nhiệm can thiệp vào sự méo mó của thị trường.
BTV Quang Minh: Đó là một đặc thù rất Việt Nam và không có ở nơi khác?
GS Ngô Bảo Châu:Có lẽ là ở những nước kém phát triển như Việt Nam
PGS Ngọc Anh:Tôi muốn tranh luận với anh Châu một chút.
Quan điểm của tôi khi muốn cải cách giáo dục là mở bung ra. Tôi đang nói đến phương án ít can thiệp. Tất cả nhảy vào kinh doanh giáo dục lợi nhuận, phi lợi nhuận… Có hàng trăm trường đại học vào cạnh tranh, họ có thể đưa ra các sản phẩm tốt hay xấu.
Một thời gian sau, sẽ có một nhóm các trường đại học tập trung vào chất lượng, họ đi vào nhóm thị trường muốn mua chất lượng giáo dục cao, một số thì đưa loại chất lượng trung, số còn lại cung cấp chất lượng kém.
Thế thì, những trường tập trung vào chất lượng cao sẽ thành lập một hiệp hội giống như các nước khác và các hiệp hội đó sẽ đặt ra yêu cầu nếu muốn tham gia hiệp hội đó thì phải đảm bảo tiêu chuẩn này kia và họ sẽ kiểm tra.
Như vậy, sẽ có 20-30 trường tốt nhất sẽ thành một nhóm, loại trung sẽ thành một nhóm…Như thế dần dần sẽ hình thành các nhóm. Thị trường tự phân loại để phục vụ nhân dân các nhu cầu khác nhau.
"Để các trường tự sắp xếp theo thị trường như thế thì sẽ có một giai đoạn hỗn loạn và có thể mất 5-7 năm. Vai trò của nhà quản lý là làm sao để quá trình này ít xảy ra nhiều hỗn loạn đau đớn nhất"- PGS Trần Ngọc Anh |
Nhưng để các trường tự sắp xếp theo thị trường như thế thì sẽ có một giai đoạn hỗn loạn và có thể mất 5-7 năm.
Vai trò của nhà quản lý là làm sao để quá trình này ít xảy ra nhiều hỗn loạn đau đớn nhất.
Sự kiểm duyệt một chất lượng nhất định để cho những trường không có giáo viên, cơ sở gì vẫn đi bán bằng được thì phải loại bớt những loại trường đó đi, nhưng không nên cản trở khi người ta đến đăng ký thành lập trường, mình đưa ra các tiêu chuẩn quá chặt chẽ, khiến không nâng được sức cạnh tranh. Thế cho nên vai trò cũng rất là khó.
Nhưng theo tôi nghĩ, động lực thị trường vẫn là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, phục vụ nhân dân ở các nhu cầu khác nhau.
 |
PGS Đỗ Quốc Anh
|
BTV Quang Minh:Mời thêm ý kiến của anh Quốc Anh. Bởi vì thực ra ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề kinh doanh được liệt vào dạng kinh doanh có điều kiện, có nghĩa là không thể nào anh cứ đăng ký là anh được phép kinh doanh.
PGS Đỗ Quốc Anh: Tôi cũng là một nhà nghiên cứu kinh tế. Thành ra cũng có suy nghĩ tương đồng hơn với anh Ngọc Anh. Tôi tin tưởng vào giải pháp lâu dài là giải pháp thị trường, tức là thị trường sẽ tự quyết định và tự phân cấp, phân tầng như anh Ngọc Anh nói.
Nhưng có lẽ tôi bảo thủ hơn một chút, tức là tôi rất muốn nhấn mạnh vào quá trình quá độ.
Để đạt được đến tương lai dựa hoàn toàn vào thị trường thì vai trò của Nhà nước như anh Châu nói cũng quan trọng. Cụ thể là trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và giám sát về mặt thông tin. Nhưng bù lại, song song với chuyện đó là cố gắng giảm bớt rào cản về thủ tục, tăng thêm tính minh bạch về mặt thông tin.
Tức là đáng ra Nhà nước bỏ rất nhiều thời gian về việc xét duyệt thì bây giờ cố gắng đầu tư nhân lực và công sức vào việc tìm hiểu kỹ thông tin chính xác ở các trường đại học để có thể cung cấp thông tin tốt nhất cho người đi học và cho nhà tuyển dụng.
GS Ngô Bảo Châu:Tôi xin bổ sung một ý nhỏ, là tôi vẫn tin vào vai trò trong quản lý giáo dục. Nhưng mặt khác tôi cũng tin rằng tương lai của một nền giáo dục mà chúng ta cần hướng đến không phải là nền giáo dục đồng phục, đâu cũng giống đâu, mà cần sự đa dạng, có nhiều lựa chọn cho tất cả mọi người.
Tôi tin rằng con người rất khác nhau. Nhu cầu để họ phát triển được hết khả năng của mình là khác nhau. Vì vậy, bản thân giáo dục phải hết sức đa dạng.
 |
"Kim tự tháp" giáo dục đại học |
 |
Trong "trách nhiệm 360 độ", hiệu trưởng chịu trách nhiệm với các bên, trong đó sinh viên là đối tượng quan trọng nhất. Nguồn: Báo cáo "Minh bạch và Trách nhiệm giải trình là Động lực cải cách" của PGS Trần Ngọc Anh, PGS Đỗ Quốc Anh
|
 |
Đề xuất cơ chế cạnh tranh |
Xem toàn bộ buổi đối thoại dưới đây:
Play" alt="'Giáo dục đại học thực sự là một thị trường'"/>
'Giáo dục đại học thực sự là một thị trường'
- Sau hơn 1 năm chuẩn bị dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dạynghề và trình Quốc hội tại kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội XIII, nhưng hầu hết cácđại biểu đều có ý kiến không đồng tình với tên gọi của Dự thảo Luật.Sự không đồng tình tên gọi của dự thảo đã không phù hợp với Hiến pháp mới2013, vì trong Hiến pháp đã không quy định dạy nghề làm một lĩnh vực tách riêngcủa hệ thống giáo dục đào tạo và mọi người đều ngầm hiểu rằng dạy nghề thuộcgiáo dục nghề nghiệp.

|
Ảnh: Báo CA TP.HCM |
Nói theo Chủ tich QH Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp xin ý kiến của UBTV QH,thì việc lấy tên Dự thảo Luật sửa đổi như vậy là chưa thể hiện tư duy Hiến phápmới.
Điều cũng đáng nói là năm 2006, khi chuẩn bị xây dựng Luật Dạy nghề đã cókhông ít nhà khoa học quản lý đề nghị sửa đổi tên Luật Dạy nghề thành Luật Giáodục nghề nghiệp để phù hợp với Luật giáo dục 2005. Nhưng những người chịu tráchnhiệm xây dựng Luật lúc đó cứ khăng khăng lấy tên là Luật Dạy nghề và Luật đódường như là Luật của Bộ LĐTBXH được chính phủ phân công quản lý nhà nước về dạynghề, còn anh trung cấp chuyên nghiệp (do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước) vồn thuộcGD nghề nghiệp lại chịu điều chỉnh bởi Luật Giáo dục.
Gần đây nhất khi hội thảo về Dự thảo luật nói trên, GS. Nguyễn Minh Đường, Ủyviện Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực lại đề nghị nên đổitên thành Luật Giáo dục nghề nghiệp nhưng chủ tọa lại khăng khăng tên gọi LuậtDạy nghề sử dụng đã lâu, xã hội quen rồi và không đồng ý nghe theo khuyến cáocủa nhà khoa học.
Lịch sử luật pháp trên thế giới không có và không bao giờ có Luật Dạy nghề màchỉ có Luật Giáo dục nghề nghiệp (Thái lan, Trung Quốc...) hoặc đạo luật về Đàotạo nghề nghiệp (Đức, Hàn Quốc...). Bản thân cụm từ dạy nghề cho thấy nó khôngbao trùm lên triết lý của giáo dục và đào tạo nghề nghiệp với tư cách là một hệthống con thuộc hệ thống GDĐT - gọi là dạy nghề luôn có nội hàm của việc truyềnnghề, dạy nghề trong các làng nghề ở nền sản xuất tiểu nông.
Thế giới luôn dùng cụm thuật ngữ TVET viết tắt từ tiếng Anh (Technical andVocational and Training – Giáo dục và đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp) hoặc cụmtừ VET (viết tắt của Vocational Education and Training – Giáo dục và đào tạonghề nghiêp). Một số người giải thích rằng, do lý do tế nhị về quản lý nhà nướccủa GD nghề nghiệp nếu tên dự thảo là Luật đào tạo nghề thì sợ lại lẫn với chứcnăng đào tạo của Bộ GD-ĐT?!
Mọi người đều biết cái áo chẳng làm nên thầy tu, nhưng cái tên gọi của Dựthảo Luật lại thể hiện cái tầm và cái tâm của những nhà làm luật.
Chính vì quá nhấn mạnh đến dạy nghề để đầu tư từ ngân sách nhà nước mà nhiềutrường THCN, cao đẳng (không nghề) do Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủvề quản lý nhà nước hầu như chưa bao giờ có các chương trình mục tiêu để đầu tưphát triển. Điều đó đã hình thành nên sự bất bình đẳng ngay trong lòng hệ thốngGD-ĐT trong việc hưởng lợi từ đồng tiền thuế của dân giữa một bên là các trườngdạy nghề một bên là các trường TCCN, CĐ vốn có quy mô HSSV đông gấp nhiều lần sovới quy mô các trường dạy nghề.
Để việc sửa đổi Luật Dạy nghề lần này thành luật giáo dục nghề nghiệp có chấtlượng, thiết nghĩ cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI,các Chỉ thị của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư, Nghị quyết số 29 của Hội nghị TƯlần thứ 8 về Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, Hiến pháp 2013.
Đồng thời, khắc phục được những yếu kém của công tác GD nghề nghiệp hiện naytrên 3 bình diện: Bình đẳng cơ hội tiếp cận đến GD nghề nghiệp, Chất lượng vàHiệu quả và phù hợp với xu hướng cải cách GD nghề nghiệp trên thế giới.
Cơ chế nào để doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề?
Với tư cách là một cử tri, mấy vấn đề sau đây khi bàn về Luật Giáo dục nghềnghiệp cần được đặt ra và suy nghĩ nghiêm túc: Liệu sau khi luật mới có hiệu lựcthì cơ cấu hệ thống GD nghề nghiệp sẽ được định hình thế nào, có phát triển ổnđịnh và hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu kinh tế-xã hội của các địa phương và của cảnước hay không?
Sau khi luật có hiệu lực liệu các cơ sở GD nghề nghiệp có tăng sức hấp dẫnvới thanh niên, những người lao động và những nhà sử dụng lao động? Để các cơ sởđào tạo nghề không còn cảnh đìu hiu trong tuyển sinh như hiện nay? và lời giảibài toán phân luồng, khơi luồng trong hệ thống GDĐT có thể trở thành hiện thực?
Việc thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo theo tinh thần của NQ29, thì cóthể thống nhất các trình độ trung cấp nghề với TCCN, cao đẳng nghề và cao đẳngthành cao đẳng nghề nghiệp hay không? (hay vẫn để cao đẳng tách khỏi Luật Giáodục nghề nghiệp).
Có lẽ chỉ có thể thống nhất tên gọi các trình độ mới có thể tái cơ cấu GDnghề nghiệp và quy hoạch tốt mạng lưới cơ sở GD nghề nghiệp ở các địa phương đểđáp ứng các trình độ nhân lực mà thị trường lao động có nhu cầu theo quy luậtcủa kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập khi đến 2015 cộng đồng ASEAN đượchình thành.
Luật Giáo dục nghề nghiệp một khi có hiệu lực liệu có xóa bỏ (hoặc hạn chếtối đa) tư duy bao cấp trông ngóng nhiều vào nguồn ngân sách hạn hẹp của quốcgia hay không? Cơ chế nào để huy động doanh nghiệp, xã hội tham gia tích cực vàohoạt động đào tạo nghề?
Vấn đề cốt lõi cuối cùng là Luật có hiệu lực thì người dân có cải thiện đượckỹ năng nghề nghiệp, cải thiện được cơ hội việc làm và thu nhập, đồng thời luậtđó có góp phần làm cho hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáodục đại học phát triển một cách hài hòa, ổn định và bền vững trong điều kiện cảnước phải thắt lưng buộc bụng cho các mục tiêu phát triển.
Xây dựng chính sách pháp luật, điều cần thiết phải đi từ nghiên cứu kháchquan, tôn trọng các quy luật và hết sức tránh tư duy áp đặt, duy ý chí, mangnặng màu sắc hành chính quan liêu, cần lắng nghe chân thành ý kiến của cácchuyên gia, các nhà khoa học và người dân (ĐBQH). Có như vậy, mới tránh cho đượcluật vừa ban hành và có hiệu lực nhưng chưa dùng đã cũ lại mang ra sửa.
Lê Hà (Hà Nội)
" alt="Sửa Luật Dạy nghề xin đừng cải lương"/>
Sửa Luật Dạy nghề xin đừng cải lương