Gia đình Phúc Thịnh hiện đang ngụ tại ấp Long Thái, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Không có nhà cửa, đất đai, khi Phúc Thịnh vừa ra đời, ba mẹ con được người cậu cho mượn đất vườn để cất căn nhà bằng tôn nho nhỏ. Họ cố gắng làm lụng, chắt chiu, hy vọng sớm có được mảnh đất của riêng mình. Thế nhưng Phúc Thịnh bất ngờ phát bệnh ung thư võng mạc khiến tiền dành dụm tiêu tan, còn phải vay mượn khắp anh em, hàng xóm. |
Dù số phận kém may mắn, nhưng cậu bé 3 tuổi vẫn luôn rạng rỡ. |
Sau nhiều đợt hóa trị, Phúc Thịnh được bác sĩ chỉ định xạ trị, với chi phí 20 triệu đồng. Nhưng lúc này, ba mẹ con đã hết đường xoay sở. Hai bên nội ngoại đều nghèo khó, chẳng có ai để dựa vào.
Cậu bé Phúc Thịnh mới 3 tuổi đã mù lòa đôi mắt. Mà thực tế, có thể con từ sớm đã không được nhìn thấy những màu sắc sinh động và tươi đẹp của cuộc sống này. Gương mặt của con luôn rạng rỡ, tiếng cười vẫn luôn giòn tan. Chính điều đó lại càng khiến cho cõi lòng của ba mẹ con tê tái. Không còn khả năng cứu chữa đôi mắt, ba mẹ con cũng chỉ mong con có thêm thời gian sống, có người yêu thương, chăm sóc cho con.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết “Tiếng cười giòn tan của đứa trẻ mù lòa cần 20 triệu đồng chữa bệnh”, có rất nhiều tình cảm thương mến của bạn đọc đã dành trao đến con.
Ngoài số tiền 183.395.868 đồng bạn đọc ủng hộ qua tài khoản của Báo VietNamNet, có nhiều nhà hảo tâm đã liên hệ trực tiếp tới mẹ của con để giúp đỡ số tiền 40 triệu đồng.
|
Mẹ Phúc Thịnh (trái) bất ngờ khi con được nhiều bạn đọc thương cảm, giúp đỡ |
Chưa bao giờ có số tiền lớn như vậy trong tay, người mẹ trẻ run lên vì xúc động. Tất cả số tiền hơn 183 triệu đồng do đại diện Báo VietNamNet trao lại được mẹ con đóng vào tạm ứng viện phí để điều trị lâu dài cho con.
Thông qua Báo VietNamNet, chị Trang, mẹ của bé Phúc Thịnh gửi lời cảm ơn chân thành đển các nhà hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho con được tiếp tục chữa bệnh.
Khánh Hòa
Cháu mồ côi học giỏi bị ung thư, tia hy vọng của bà ngoại vụt tắt
Ba của Minh Trí mất từ khi con chưa kịp chào đời, mẹ có gia đình mới nên từ nhỏ, một tay bà ngoại chăm bẵm, nuôi nấng con. Minh Trí là niềm hi vọng của người bà già yếu, cho đến khi bệnh tật bất ngờ ập đến.
" alt=""/>Bạn đọc VietNamNet ủng hộ hơn 220 triệu đồng cho bé Phúc Thịnh
Trong bài viết mới đây, tờ Siam Sport phân tích về những khó khăn mà Thái Lan phải đối mặt ở vòng loại World Cup 2022/Asian Cup 2023.Có ít nhất hai vấn đề mà Thái Lan lo lắng, gồm Thai League trở lại muộn, và các trận quốc tế không cho phép khán giả vào sân.
|
Thái Lan có ít nhất hai nỗ lo lớn, khi vòng loại World Cup 2022 trở lại |
Mới đây, quyền Tổng thư ký LĐBĐ Thái Lan (FAT) Parit Suphaphong cho biết, Thai League sẽ học các giải như Bundesliga, K-League, V-League khi xây dựng kế hoạch trở lại sau Covid-19.
Dù vậy, theo ông Parit Suphaphong, FAT không có kế hoạch đưa Thai League trở lại trước tháng 9.
"Giải đấu không trở lại sớm. Chúng tôi thông qua phương án trở lại trong tháng 9", ông Parit Suphaphong nhấn mạnh.
"Đa số các CLB xây dựng kế hoạch cho các trận đấu vào tháng 9, nên không thể gấp rút".
Siam Sport cho biết, FIFA và AFC dự kiến các trận quốc tế trở lại từ tháng 10.
Điều này khiến Thái Lan không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho các trận đấu còn lại của bảng G vòng loại World Cup 2022.
Trong khi đó, với việc FIFA xem xét các trận đấu không khán giả, kéo dài cho đến hết năm 2021, Thái Lan thiệt thòi không nhỏ.
Theo lịch thi đấu, 2/3 trận còn lại của Thái Lan diễn ra trên sân nhà. Nhưng lợi thế này gần như mất đi, khi các trận diễn ra không khán giả.
Ở bảng G vòng loại World Cup 2022/Asian Cup 2023, Thái Lan đang xếp thứ 3, với 3 điểm ít hơn ngôi đầu của tuyển Việt Nam.
"Hiện tại, với 8 điểm sau 5 trận, Thái Lan có những lo ngại nhất định", Siam Sport viết.
"Một khi FIFA quy định các trận đấu không khán giả, Thái Lan mất đi một nguồn năng lượng lớn từ sự cổ vũ của người hâm mộ".
Thái Lan có 2 trận sân nhà, gặp Indonesia đã thay tướng, và cuộc chiến với đối thủ trực tiếp Malaysia. Trận còn lại là chuyến làm khách của UAE.
Người Thái đang lo lắng về cơ hội đua ngôi đầu bảng G với Việt Nam, thậm chí nguy cơ không vào nhóm 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất để giành vé giai đoạn 3 vòng loại.
Thiên Thanh
" alt=""/>Báo Thái Lan: Thái Lan lo lắng khi đua với Việt Nam
Cụ thể, Hải đạt tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển là 29,75 điểm. Trong đó, có 2 điểm 10 môn Toán và Hóa học, môn Vật lý em được 9,75 điểm. Điều này cũng đồng nghĩa em trở thành 1 trong 2 thí sinh đồng thủ khoa khối A của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Điểm thi các môn khác của Hải cũng rất tốt. Cụ thể, điểm thi môn Sinh học là 7,5 điểm; Ngoại ngữ 8 và Ngữ văn 6,75 điểm.
Trước đó, Hải cũng là thí sinh đạt điểm số cao nhất (9,73 điểm) trong hơn 5.000 bài thi ở kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
|
Nguyễn Trung Hải - Thủ khoa khối A toàn quốc |
Chỉ sai duy nhất 1 câu trong 3 bài thi tổ hợp
Chia sẻ với VietNamNet, Hải cho hay không quá bất ngờ bởi đã tính được điểm sau khi thi. Dù vậy nhưng phòng trường hợp khoanh nhầm hoặc tô đáp án lỗi mờ, Hải chưa nói với mọi người.
Nhưng rốt cuộc, Hải chỉ không làm đúng 1 câu duy nhất của đề thi môn Vật lý và đạt tổng điểm 29,75.
“Thật vui sướng nhưng trở thành thủ khoa là điều mà em không hề nghĩ đến”, Hải nói.
Hải khiêm tốn cho rằng có thể mình đạt được kết quả này do đề thi năm nay có phần dễ hơn so với năm ngoái. Nói về ấn tượng với kỳ thi, Hải kể môn Toán em gặp khó với 1 câu và sau khi đã hoàn thành các câu khác thì dành đến 40 phút còn lại để giải quyết mỗi câu này. “Câu này khá khó và phải đến gần cuối giờ em mới nghĩ ra và hoàn tất bài làm”, Hải kể.
|
Nguyễn Trung Hải và mẹ |
Bà Nguyễn Thị Doan, mẹ của Hải thì như vỡ òa trong hạnh phúc và bất ngờ.
“Tôi phấn khởi suốt từ khi biết điểm tới giờ. Bình thường mọi ngày ngủ 6 tiếng nhưng rạng sáng nay vui quá không ngủ được. Nhưng vẫn chưa tin con trở thành thủ khoa. Hôm thi xong môn Toán, tính kiệm lời nên con không thể hiện ra điều gì. Tôi hỏi có làm được bài không, Hải chỉ nói là bao giờ có điểm thì mẹ biết. Chỉ đến khi kết thúc bài thi môn Hóa học, con mới nói chỉ có một câu môn Vật lý là khoanh bừa còn lại là làm hết”, bà Doan kể.
“Như hôm thi kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng vậy. Nhưng cuối cùng kết quả đều tốt”.
"Chơi điện tử bình thường"
Nói về chiến thuật học tập của mình, Hải cho biết em rất tập trung nghe giảng ở trên lớp để có thể hiểu bài ngay và về nhà có nhiều thời gian hơn cho việc tìm hiểu mở rộng kiến thức. Hải tìm hiểu tài liệu và đọc thêm kiến thức trên mạng rất nhiều.
“Trước giai đoạn thi, hầu như ngày nào em cũng học từ khoảng 8h tối đến 1-2 sáng. Thời gian gần thi, em nghỉ sớm hơn bởi để giữ sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho kỳ thi”, Hải chia sẻ.
Hải cho hay bản thân cũng tham gia rất nhiều các nhóm học tập trên mạng để trao đổi và tiếp nhận kiến thức, tham khảo lời giải, đáp án bài tập từ các bạn.
“Em nghĩ có nhiều hình thức để nâng cao kiến thức chứ không phải chỉ trong sách vở. Các bạn trong các nhóm em tham gia đến từ khắp mọi miền của đất nước. Cứ có bài tập khó mà không thể giải quyết, các thành viên lại đăng lên để mọi người cùng nhau thảo luận hoặc chia sẻ lời giải cho nhau. Hoặc chia sẻ những bộ đề, câu hỏi,... như một cộng đồng. Đó là một kênh để em thu thập kiến thức, tài liệu còn với công cụ mạng internet, đặc biệt là Google thì mình cũng có thể tự tìm kiếm theo nhiều cách khác nhau”, Hải kể.
Dành nhiều thời gian cho việc học, nhưng Hải cho hay “em vẫn chơi điện tử bình thường”.
“Em nghĩ quan trọng là mình biết cách sắp xếp giữa thời gian học và thư giãn. Bố mẹ em không hề quản lý việc này mà để em tự điều chỉnh chính mình. Kể cả trong giai đoạn ôn thi, lúc nào nghỉ thì vẫn có thể chơi game”.
Chàng trai "sâu sắc và hài hước"
Nói về con trai, bà Doan cho hay, các giáo viên nhận xét Hải rất có ý chí, đặc biệt say mê với việc học.
“Có hôm đi học về nhà buổi trưa lúc 12 kém 15, vì chưa làm được một bài mà con không ăn trưa mà đã giở sách vở ra trăn trở ngồi làm xong cho kỳ được. Khi tìm ra cách giải, có khi con vui sướng làm các động tác ăn mừng, xong rồi mới chịu ăn cơm. Chưa làm được thì cảm giac con cứ trăn trở, bứt rứt”, bà Doan kể.
Theo bà Doan, Hải ít nói, hay ngại ngùng nhưng là người sâu sắc, thậm chí hài hước.
Với kết quả này, Hải đăng ký xét tuyển bằng điểm thi vào ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và hy vọng trúng tuyển. Tuy nhiên, thực tế Hải đã “chắc suất” vào ngành học này bởi là thí sinh có điểm số cao nhất trong kỳ thi riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thanh Hùng
Chàng thợ may quê lúa trở thành thủ khoa khối A sau 3 năm bỏ học
Chán học, cuối năm lớp 10 Kiên bỏ nhà vào trong Nam. Ba năm đi làm thuê với đủ thứ nghề, cậu nhận thấy: “Hóa ra đi làm khổ cực hơn mình nghĩ”.
" alt=""/>Nam sinh Hải Phòng trở thành thủ khoa khối A toàn quốc năm 2020