Quên trên xe một con người
Dù đã mở hết cửa kính cho gió lùa vào lồng lộng,êntrênxemộtconngườbóng đá + sau mười phút di chuyển, áo tôi vẫn đẫm mồ hôi còn lũ trẻ không ngừng "trách móc" vì khó chịu.
Cuối ngày, tôi không thể sốc hơn trước thông tin một đứa trẻ 5 tuổi - bằng tuổi con trai tôi - tử vong vì bị bỏ quên 11 giờ trong xe đưa rước. Nhiệt độ ngoài trời nơi xảy ra sự việc là 35°C.
Ôtô là một không gian đóng kín với lượng oxy giới hạn. Khi xe tắt máy, không khí không được trao đổi giữa trong và ngoài xe, oxy sẽ giảm dần theo thời gian và nhu cầu sử dụng. Với một chiếc ôtô con, lượng oxy có thể sử dụng cho trẻ tối đa khoảng hai giờ đồng hồ. Với một chiếc buýt cỡ nhỏ, thời gian ấy có thể kéo dài gấp bốn hoặc năm lần, tức không quá mười giờ.
Ngoài nguy cơ thiếu không khí, hiểm họa lớn hơn là sốc nhiệt. Dưới trời nắng nóng, trong điều kiện tắt máy và đóng kín cửa, nhiệt độ trong xe có thể tăng cao hơn cả chục độ so với bên ngoài. Có lần khi ngoài trời khoảng 30°C, tôi đo được nhiệt độ trong xe lên tới hơn 45°C. Trong khi đó, với thân nhiệt vào khoảng 37°C, con người sẽ bắt đầu bị tổn thương với nhiệt độ môi trường từ 40°C trở lên.
Năm năm trước, bé trai 6 tuổi ở trường Gateway, Hà Nội, từng thiệt mạng vì bi kịch tương tự. Tôi tự hỏi tại sao lại có thể tiếp tục quên một con người, và làm thế nào để điều đau xót này không lặp lại?
Trước hết, tài xế phải xác định rõ trách nhiệm quản lý xe của mình cũng như chức năng của xe - là phương tiện vận chuyển. Xe không phải là không gian chơi đùa - nhất là với trẻ em - nên người lái chỉ có thể tắt máy, rời khỏi xe khi đảm bảo chắc chắn không còn ai bên trong. Muốn vậy, tài xế phải kiểm tra tình trạng xe trước khi đóng cửa. Với ôtô con, sẽ dễ nắm bắt số lượng người rời xe hơn. Đối với xe đưa đón học sinh, tài xế buộc phải đi kiểm tra từ đầu đến cuối xe ít nhất một lượt trước khi khóa cửa. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép tin tưởng người khác báo cáo mà phải tự mình kiểm tra. Sự quan sát từ đầu xe có thể bị đánh lừa bởi những góc khuất - nhất là khi trẻ con thường gục xuống ngủ sau những thành ghế.
Chuyện này đâu có gì khó khăn, chỉ là việc tuân thủ kỷ luật lao động. Phía dưới bản tin về cái chết của đứa trẻ hôm qua, một độc giả chia sẻ: "Tôi là lái xe đưa đón các cháu hàng ngày, trên xe còn một quản sinh nữa. Buổi sáng rất quan trọng vì các bé hay ngủ, khi xe về đến trường, quản sinh sẽ đi từng hàng ghế kiểm tra xem còn bé nào ngủ trên xe không. Sau đó tôi lại đi một lượt vừa vệ sinh xe vừa nhìn lại lần nữa. Phải tạo cho mình một thói quen mới làm được nghề này". Nếu tài xế nào cũng làm được như vậy, đã không có đứa trẻ nào "bị nhốt".
Tiếp đến, người tiếp nhận trẻ phải có thao tác kiểm đếm độc lập lúc lên, xuống xe hoặc lúc bàn giao cho giáo viên. Mỗi lần nhìn thấy một trẻ, người này sẽ chỉ cần mất một giây đánh dấu vào bảng theo dõi. Kỷ luật này cũng tương tự kỷ luật rà xe của tài xế, không bao giờ được phép bỏ qua.
Ở vị trí đứng lớp, giáo viên sẽ phải đối chiếu và ký nhận danh sách bàn giao. Mỗi một trẻ bước vào lớp, giáo viên chỉ mất một giây để quan sát và tiếp nhận.
Ngay sau sự việc, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu xây dựng ngay quy trình đưa đón trẻ. Tôi chắc chắn điều này là cần thiết. Nhưng mọi quy trình, ngay cả khi được tuân thủ chặt chẽ, cũng vẫn có xác suất xảy ra tai nạn. Huống hồ ở đây, tệ hại hơn cả thiếu quy trình là những con người tắc trách. Theo lời người bà, đứa trẻ ngồi ngay sau ghế lái mà vẫn có thể bị cả lái xe lẫn cô giáo đưa đón bỏ quên. Cô giáo, được trang bị công cụ điểm danh nhưng khi phát hiện vắng học sinh, cũng không thông báo cho gia đình.
Khi thiếu quy trình hướng dẫn - giám sát giao nhận trẻ, khi không thể trông đợi vào kỷ luật lao động vào trách nhiệm nghề nghiệp của con người, theo tôi, cần trang bị thêm máy móc, thiết bị. Với sự phát triển của công nghệ giám sát hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã cho lắp đặt các thiết bị an toàn trên xe đưa rước học sinh. Ví dụ hệ thống school bus ở Mỹ được lắp đặt hệ thống cảnh báo an toàn, buộc tài xế phải đi tới cuối xe tắt thiết bị này nếu muốn tắt động cơ.
Cái chết của bé trai trường Gateway vào tháng 8/2019 đã không còn là tai nạn cá biệt.
Tháng 9/2019, một cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường học ở Bắc Ninh. Rất may cháu bé kịp thời được cứu sống. Vào tháng 6/2020, một nam sinh lớp 4 ở Từ Liêm, Hà Nội cũng bị bỏ quên trên xe ôtô đưa đón. Sau khi tỉnh ngủ, bé đập cửa và được giải cứu.
Sau những sự việc như vậy, các trường học hoàn toàn có thể chủ động trang bị công cụ giám sát an toàn trên xe đưa đón của mình. Ở quy mô quản lý nhà nước, theo tôi ít nhất cần làm hai việc: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy trình tiếp nhận - đưa đón học sinh, và Bộ Giao thông Vận tải bổ sung yêu cầu về các trang thiết bị an toàn cần có trong điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải chuyên chở học sinh.
Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại, mọi quy trình và công nghệ cũng chỉ là hệ thống hỗ trợ, để giảm thiểu sơ suất gây ra do sự vô trách nhiệm của con người. Con người là yếu tố quyết định cuối cùng. Mỗi người liên quan trong sự việc chỉ cần bỏ ra thêm vài giây kiểm tra, mạng người có thể đã không bị phí phạm.
Tài xế, quản sinh, cô giáo phải hiểu rằng, họ mang lên xe một con người - không được phép bỏ quên.
Võ Nhật Vinh
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Hyundai Steel Red Angels Nữ vs Hwacheon KSPO Nữ, 17h00 ngày 27/3: Lịch sử gọi tên
-
Michael Shell, nhà kinh tế học của Văn phòng Giao thông và Chất lượng Không khí (OTAQ) thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, ngày 26/4 đã tới dự và phát biểu tại Tọa đàm nhân Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Chất lượng không khí do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Theo ông Shell, việc người dân sử dụng quá nhiều xe máy, thay vì phương tiện giao thông công cộng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc đường và gây ô nhiễm không khí hiện nay. Chuyên gia Mỹ cũng đề cập tới việc tại Việt Nam đã có một số đề xuất cấm xe máy lưu thông để giảm thiểu tắc đường và nâng cao chất lượng không khí.
Nhà kinh tế Michael Shell diễn thuyết tại Tọa đàm nhân Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Chất lượng không khí ngày 26/4. (Ảnh: Thành Đạt) Ông Shell nhận định lý do xe máy được sử dụng nhiều tại Việt Nam vì đây là phương tiện được vận hành đơn giản, nhanh chóng và dễ luồn lách. Theo ông, trên thực tế, đi xe máy hiệu quả hơn về mặt không gian vì nếu trên cùng một đoạn đường, tất cả những người đi xe máy chuyển sang đi ô tô thì diện tích mặt đường bị sử dụng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Chuyên gia Mỹ đặt câu hỏi: Vậy nếu cấm xem máy thì người dân sẽ sử dụng phương tiện gì?
Theo ông Shell, trong trường hợp của Việt Nam, người dân ngày càng có xu hướng sử dụng ô tô nhiều hơn. Ông Shell dẫn con số thống kê cho thấy trong số 1.000 người dân Việt Nam, hiện mới chỉ 23 người có ô tô, trong khi đó tại Mỹ cứ 1000 người thì sẽ có 790 có ô tô. Tuy nhiên, con số này tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên trong tương lai.
“Kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng 7%/năm, đời sống người dân ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Việc người dân có mong muốn mua ô tô nhiều hơn sẽ tạo áp lực lớn hơn đối với môi trường”, ông Shell cho biết.
Chuyên gia Mỹ nói rằng, một bài toán đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác là làm sao để vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân.
Ông Shell đề cập tới chiến lược “kiềng 3 chân” để giải quyết vấn đề sử dụng phương tiện giao thông hiện nay.
Trụ cột thứ nhất: Nhiên liệu sạch hơn. Theo đó, các phương tiện có thể sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường trong quá trình đốt cháy, từ đó giảm phát thải khí CO2.
Trụ cột thứ hai: Công nghệ mới. Theo đó, các phương tiện sẽ sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Tại Mỹ, nước này đã tăng tiêu chuẩn đối với động cơ xe cơ giới và yêu cầu bất kỳ xe nào lưu thông trên đường cũng phải đạt yêu cầu về phát thải khí CO2.
Trụ cột thứ ba: Hành vi của người tham gia giao thông. Để thay đổi hành vi, cách hiệu quả nhất là khuyến khích hành vi tốt bằng cách tạo điều kiện làm cho nó dễ dàng thực hiện hơn, đồng thời hạn chế hành vi xấu bằng cách làm cho nó khó khăn và đắt đỏ hơn.
Chuyên gia Shell phân tích hình ảnh xe máy dày đặc trên đường phố Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt) Theo chuyên gia Shell, để người dân Việt Nam có thể thay đổi hành vi sử dụng xe máy thường xuyên khi tham gia giao thông, cần có những loại phương tiện công cộng với giá cả hợp lý và đi lại thuận tiện, chẳng hạn tàu điện ngầm hay xe buýt như các đô thị lớn trên thế giới vẫn đang thực hiện.
“Nếu đưa ra một phương án đi lại đơn giản hơn, dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn, người dân sẽ lựa chọn phương án đó. Điều này không chỉ giúp cải thiện kinh tế, giao lưu giữa người dân với nhau mà còn nâng cao chất lượng không khí”, ông Shell nhận định.
Ông Shell lấy dẫn chứng ở thủ đô Washington, sau khi xây dựng tuyến đường riêng và thuận tiện cho xe đạp, đã có rất nhiều người dân chọn phương tiện này để di chuyển. Số người sử dụng xe đạp tại Washington cao nhất so với các đô thị và bang khác tại Mỹ.
Chuyên gia Mỹ cũng đề cập đến giải pháp mà nhiều thành phố trên thế giới đã áp dụng, đó là làm cho các hành vi không được khuyến khích trở nên đắt đỏ hơn.
Tại thủ đô London, Anh, chính quyền quy định các phương tiện đi vào khu vực trung tâm phải là phương tiện công nghệ cao, từ đó hạn chế phát thải khí CO2, nếu không phải trả phí rất đắt. Thủ đô Stockholm, Thụy Điển cũng áp dụng quy định này.
Trong khi đó, thành phố New York, Mỹ áp dụng thu phí tắc đường tại một số khu vực, đặc biệt là những nơi có mật độ giao thông cao vào giờ cao điểm. New York là thành phố duy nhất tại Mỹ áp dụng biện pháp thu phí tắc đường. Theo đó, các phương tiện đi vào khu vực này sẽ phải trả phí cao (11 USD). Mục đích của biện pháp này là không khuyến khích người dân đi các phương tiện vào thành phố giờ cao điểm, thay vào đó phải sử dụng phương tiện công cộng.
Thủ đô Paris, Pháp cũng đang gặp vấn đề về chất lượng không khí với số lượng xe lưu thông lớn. Tương tự một số nước như Colombia, Mexico, Paris cũng áp dụng phương pháp biển chẵn, biển lẻ, trong đó dựa vào số trên biển để cho phép phương tiện đi vào thành phố theo ngày chẵn hay lẻ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp ngắn hạn vì nếu không có giải pháp toàn diện, có khả năng người dân sẽ mua thêm hai, thậm chí ba xe mới để có cả biển chẵn và biển lẻ do nhu cầu sử dụng vẫn rất lớn.
Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh bên cạnh việc hạn chế phương tiện cá nhân, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng mạng lưới phương tiện công cộng để đảm bảo nhu cầu của người dân.
(Theo Dân trí)
" alt="Giải pháp cấm xe máy tại Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia Mỹ">Giải pháp cấm xe máy tại Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia Mỹ
-
Làm sao để tránh bị “dắt mũi” trong tình cảm?
-
Nạn quay lén phụ nữ trong nhà vệ sinh ở Hàn Quốc gia tăng
-
Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ
-
NSND Minh Châu tìm thấy niềm vui dù sống một mình ở Việt Nam. Ảnh: FBNV - Nhiều người thắc mắc vì sao người đàn bà đẹp Minh Châu gần 70 tuổi mà vẫn trẻ đẹp phơi phới vậy, bí quyết của bà là gì?
Bí quyết của tôi không có gì ghê gớm cả. Tôi thường nói với mọi người rằng hãy yêu thật nhiều. Yêu không phải chỉ có tình yêu nam nữ mà là yêu nhiều thứ xung quanh, yêu động vật, yêu cỏ cây hoa lá và yêu người Việt Nam. Đi đến đâu tôi cũng tự hào về người Việt lắm! Sâu thẳm tôi yêu mến tất cả mọi thứ, kể cả khi có ai đó đối xử với mình không tốt, tôi cũng không quan tâm hay nghĩ về nó nhiều.
Chính vì thế, phải luôn tự tạo một cuộc sống thoải mái về tinh thần, chứ không ai cho mình hết. Điều đó xuất phát từ bên trong và không tự nhiên mà có, bản thân phải rèn luyện và đọc những gì tích cực nhất. Kể cả lúc đau khổ nhất tôi cũng không bao giờ nghĩ tới việc làm gì đó tiêu cực cho ai. Tôi có nhiều bạn, nhóm chơi. Tôi nghĩ bí quyết chỉ có vậy. Tất cả là do chính mình. Nếu biết cách để yêu thương sẽ làm cho người ta sống thoải mái và toát lên sự trẻ trung.
- Bà có nhiều bạn và luôn suy nghĩ tích cực nên ít khi thấy buồn, nhưng những lúc ốm đau chỉ có một mình, NSND Minh Châu có thấy tủi thân?
Là con người nên phải có lúc cảm thấy cô đơn hay buồn bã. Lúc đó tôi chọn cách chia sẻ với mọi người chứ không giấu để sớm thoát ra khỏi tình trạng đó. Khi bạn bè đến với mình sẽ bớt đi rất nhiều stress và thấy được yêu thương, chăm sóc.
Con gái duy nhất của NSND Minh Châu đang định cư ở Mỹ. Ảnh: FBNV - Hiện bà vẫn ở một mình còn con gái sống ở Mỹ như bao năm qua?
Bạn ấy sống ở Mỹ và thi thoảng vẫn về Việt Nam. Con gái chỉ lo cho mẹ nên ngấm ngầm tìm bạn trai cho tôi. Nếu gặp người hợp tôi đồng ý ngay mà(cười).Bạn ấy có tổ chức vài cuộc gặp rồi nhưng tôi chưa đến độ cảm thấy thích nên chưa thành công. Con gái giờ 42 tuổi và mới có em bé năm ngoái. Cháu ngoại tôi tháng 11 này là tròn 1 tuổi, vì nhớ cháu quá nên mới đây tôi sang Mỹ thăm.
- Bà có bao giờ nghĩ sẽ sang hẳn đó sống với con cháu?
Tôi chỉ thích ở Việt Nam, sang chơi thì được nhưng ở bên đó cảm giác không phải chỗ của mình. Về đây tôi có bạn bè, có gia đình, họ hàng, nhiều thứ có thể vui với nó chứ không cô đơn.
NSND Minh Châu lên chức bà ngoại từ năm ngoái. Ảnh: FBNV - Con gái có mong muốn đón bà sang ở hẳn Mỹ?
Bạn ấy đang động viên tôi sang đó sống nhưng bằng này tuổi rồi muốn thay đổi cuộc sống khó lắm, trừ khi có một cuộc tẩy não (cười). Sang đó có con có cháu nhưng lại thiếu nhiều cái khác mà những cái đó lại rất quan trọng với tôi.
Do vậy, tôi vẫn đang trong giai đoạn suy nghĩ xem nên làm thế nào cho hợp lý bởi tôi muốn tạo điều kiện cho cháu ở môi trường tốt để sống và học hành. Đợt sang Mỹ vừa rồi tôi có tìm hiểu và thấy hệ thống giáo dục bên đó rất tuyệt vời, mình không phải lo cái gì cả. Tôi chấp nhận phải hy sinh sống xa nhau cho cháu mình được hưởng nền giáo dục tốt nhất.
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc TuấnNSND Minh Châu chia sẻ dù chơi khá thân với Quốc Tuấn khi ở Hãng phim truyện Việt Nam nhưng chỉ biết tới hoàn cảnh của anh sau khi xem một chương trình truyền hình. "Tôi khóc, khóc nhiều lắm", bà nói." alt="NSND Minh Châu tuổi U70: Con gái âm thầm tìm bạn trai cho tôi!">NSND Minh Châu tuổi U70: Con gái âm thầm tìm bạn trai cho tôi!
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 0h45 ngày 28/3: Giữ quân
- Bức ảnh 49 ngày ông ngoại mất và điều ước của cô cháu gái gây xúc động mạnh
- Chợ Miên độc đáo giữa lòng Sài Gòn
- Đề xuất dùng xe điện đưa đón học sinh ở TP HCM
- Nhận định, soi kèo Hyundai Steel Red Angels Nữ vs Hwacheon KSPO Nữ, 17h00 ngày 27/3: Lịch sử gọi tên
- Sở Văn hóa phản hồi vụ ồn ào đêm nhạc Westlife 'quảng cáo tiền ảo, web cờ bạc'
- Góc khuất phố đèn đỏ: Bi kịch những cô gái trẻ bỏ nhà ra sống tự lập
- Bỏ cấp phép phổ biến ca khúc trước 1975
- Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách
- Độc giả chia sẻ cách ứng phó cướp giật sau vụ 'hiệp sĩ tử nạn'
- 随机阅读
-
- Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
- Cô bé bán lê nổi tiếng 3 năm trước ở Hà Giang: Đã là thiếu nữ xinh đẹp, giỏi giang
- Xe điện, nên mua BYD Dolphin hay VinFast VF 6?
- Ôtô BMW tự chạy trong nhà máy sản xuất
- Soi kèo phạt góc Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
- Việc làm chất lượng cao 'bốc hơi' tại Hàn Quốc
- Panasonic đoạt giải máy làm sữa hạt được yêu thích nhất
- Bài học cuộc đời từ những câu chuyện nhỏ
- Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
- Vay tiền khắp nơi mua nhà, tôi từng ân hận muốn bán
- Tâm sự của nữ giảng viên 18 năm nuôi con chậm phát triển
- Chốn nương ẩn của người đàn bà nửa đời bôn ba, nửa đời cô độc
- Nhận định, soi kèo Teuta vs Skenderbeu, 22h59 ngày 27/3: Giờ phút quyết định
- Nữ 'chiến sĩ' của mạng lưới truyền thông siêu đặc biệt
- UBND TP.HCM trao 5 bằng khen cho báo VietNamNet
- Cuộc trùng phùng đặc biệt sau 20 năm của cựu tù nhân và cán bộ quản giáo
- Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo
- Khánh Vân, Vũ Thu Phương hỗ trợ Thuý Vân trong MV đầu tay
- Văn khấn tết Hàn thực 2023 theo bài cúng cổ truyền Việt Nam
- Nhà sản xuất Little Women lên tiếng sau khi phim bị xoá khỏi Netflix Việt Nam
- 搜索
-
- 友情链接
-