Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong
Bộ Công an và TP. Hà Nội trùng tu cổng trại Bảo An Binh. Trại lính được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép, nó được sáng tạo bởi kiến trúc sư người Pháp Henri Vildieu - từng thiết kế các công trình nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ…
Trại lính nằm trên diện tích rộng, từng là đồn trú của hơn 1.000 lính song đến nay dấu tích chỉ còn lại một cánh cổng nhỏ, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là cổng chùa cổ.
Trong những ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cổng trại Bảo An Binh đã trở thành chứng nhân cho một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử hiện đại. Tại địa điểm này của 78 năm trước, dù Nhật đã đầu hàng song vẫn án binh bất động đợi đồng minh đến tiếp quản.
Lực lượng Bảo An Binh là mối đe dọa lớn nhất cho sự thành công của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8. Những vị lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa khi ấy, dẫn đầu là ông Nguyễn Quyết (sau này là Đại tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam), với sự hậu thuẫn của quần chúng nhân dân vừa thuyết phục vừa trấn áp lực lượng Bảo An Binh bằng sức mạnh tinh thần, khơi dậy lòng yêu nước, vận động họ ủng hộ và tham gia lực lượng vũ trang Cách mạng hoặc trở về quê.
Trong đó, đơn vị quân nhạc của Bảo An Binh đã bước sang hàng ngũ Cách mạng, tiền thân của Đoàn quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống. Theo thời gian, cổng trại Bảo An Binh bị xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 4/2023, Bộ Công an và TP. Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng.
Sau khi thống nhất phương án, hai đơn vị đã tiến hành trùng tu cổng trại Bảo An Binh, phục hồi gần nhất với hiện trạng cũ năm 1945.
Kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”. Trên cánh cổng vẫn treo biển “Nơi đây năm 1945 là trại Bảo An Binh. Ngày 19/8/1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này”.
Công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống. Những người thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm từ các làng nghề truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã được mời đến tham gia quá trình tu bổ.
Cổng trại Bảo An Binh là chứng nhân cho sự kiện quan trọng bậc nhất của lịch sử hiện đại. Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: “Việc trùng tu cổng trại Bảo An Binh thể hiện tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn những giá trị của lịch sử. Tuy công trình không lớn nhưng giá trị lịch sử rất cao. Tôi đánh giá đây sẽ là một điểm nhấn văn hóa rất đáng quý. Công trình còn có giá trị kết nối quá khứ, hiện tại với tương lai”.
Nằm cạnh Nhà hát Hồ Gươm hiện đại vừa khánh thành, cận kề những công trình văn hóa khác ngay khu vực trung tâm Thủ đô, cổng trại Bảo An Binh sau khi được trùng tu đã tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc quanh hồ Hoàn Kiếm, góp phần quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.
Nghệ thuật khèn của người Mông trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaBộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia." alt="Dấu tích một sự kiện lịch sử trọng đại bên cạnh Nhà hát Hồ Gươm" />Ảnh lột tả mức độ tàn phá của thảm họa động đất tại thành phố Kahramanmaras, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP Tôi vội rời khỏi nhà, tay không rời chiếc điện thoại để cập nhật dòng sự kiện trên các mạng xã hội. Ngày càng có nhiều hình ảnh và video về thảm họa cùng lời kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức. Thông tin về ảnh hưởng của động đất lan ra 9 thành phố lân cận khiến tôi tự hỏi liệu đây có phải là thảm họa động đất lớn nhất từ trước tới nay hay không.
Khoảng 11h sáng, tôi nhận được điện thoại từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (ĐSQ) yêu cầu đưa lên trang cộng đồng tin tức về động đất để xem có ai bị ảnh hưởng hay không, từ đó thu thập thông tin về sự an toàn của mọi người, báo cáo ĐSQ hoặc cho số hotline để mọi người có thể trực tiếp liên lạc.
Ngay sau đó, tôi bắt đầu chạy thông tin trên trang Cộng đồng người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đến 13h ngày 6/2, truyền thông tiếp tục đưa tin về cơn địa chấn thứ hai mạnh 7,5 độ Richter tại thành phố đông nam Kahramanmaras, với video quay cảnh một phóng viên đang làm phóng sự về công tác cứu hộ đã trực tiếp chứng kiến động đất xảy ra.
Đến tối cùng ngày, các dữ liệu tạm thời ghi nhận hơn 4.000 người thiệt mạng và gần 15.000 người bị thương. Tuy nhiên, căn cứ toàn cảnh về động đất ở 10 thành phố đông nam, giới chuyên gia đánh giá số thương vong sẽ còn tăng.
Sống ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2009, tôi từng trải qua nhiều cơn địa chấn. Trong 3 năm qua, tôi đã chứng kiến trận động đất mạnh 6,8 độ Richter ở thành phố Elazig khiến 44 người thiệt mạng hồi tháng 1/2020 và trận động đất mạnh 6,9 độ Richter xảy ra ngoài khơi biển Aegean, khiến 117 người thiệt mạng và nhiều tòa nhà bị san phẳng. Song, khi nhìn bán kính ảnh hưởng 500km của trận động đất mới, tôi hiểu thảm họa khủng khiếp như thế nào.
Đêm đó, tôi trằn trọc không ngủ được và nằm suy nghĩ cách giúp các nạn nhân động đất. Nghĩ đến việc Việt Nam hay tổ chức các chương trình hỗ trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, tôi tính tại sao mình không làm một đợt ủng hộ cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng thảm họa.
Ngay hôm sau, 7/2, tôi đăng thông tin lên trang cộng đồng để kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ cho nạn nhân động đất. Lập tức, hơn 10 anh chị em gọi điện tới đề nghị tham gia và cùng tôi đi đến các xưởng để quyên góp đồ ủng hộ hoặc mua đồ dùng thiết yếu để ủng hộ. Đến cuối ngày, chúng tôi gom được 4 thùng quần áo với hơn 700 bộ, chủ yếu là quần áo mùa đông của trẻ con và một ít áo phông dài tay cho nam giới, rồi giao cho Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD).
Các nhân viên tổ chức AFAD chụp lưu niệm cùng anh Dương Nam Phương (thứ 2 từ bên phải) và những người Việt cùng nhóm sau khi nhận đồ ủng hộ. Ảnh: Nhân vật cung cấp Khi trao 4 thùng hàng, tôi nói với các nhân viên AFAD rằng: “Người Việt chúng tôi có truyền thống tương thân, tương ái. Hơn nữa, tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương thứ hai của mình vì vợ tôi cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ”. Họ vô cùng cảm động, ôm tôi và muốn chụp ảnh cùng nhóm. Họ đồng thời cảm ơn tấm lòng của cộng đồng người Việt.
Sau khi anh Bùi Xuân Mai đăng ảnh chụp chúng tôi giao đồ ủng hộ cho AFAD lên trang cộng đồng, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại hơn từ những người Việt đang ở châu Âu và cả ở Việt Nam bày tỏ mong muốn ủng hộ cho các nạn nhân. Đặc biệt, tôi nhận lời đề nghị trực tiếp từ 2 công ty của người Việt tại Istanbul muốn phối hợp quyên góp 50 thùng thực phẩm và nhu yếu phẩm sẵn có. Tôi thực sự rất cảm động và lên kế hoạch thực hiện ngay với 2 công ty này.
Trong lúc đi thu gom đồ ủng hộ, bầu không khí ảm đạm bao trùm cả nước, giữa thời tiết rét buốt mùa đông khiến tôi đôi lúc nghẹn ngào. Không ai có tâm trí làm việc hay bất cứ hoạt động gì khác, ngoài việc chăm chú theo dõi tin tức trên truyền hình, nín thở theo dõi các nỗ lực giải cứu những người bị mắc kẹt. Ngay cả khi lên tàu điện ngầm, tôi cũng cảm thấy sự im lặng đến ớn lạnh. Không ai trò chuyện với ai, khác xa ngày thường.
Ngay trong chiều 8/2, chúng tôi kết thúc công tác chuẩn bị cho 50 thùng thực phẩm và 4 thùng quần áo, rồi vận chuyển đến địa điểm nhận ủng hộ của chính quyền quận Bakırköy, thành phố Istanbul.
Tại đây, hàng trăm tình nguyện viên Thổ Nhĩ Kỳ thuộc các lứa tuổi đang tất bật tiếp nhận các thùng hàng quyên góp, sắp xếp và phân loại chúng. Trong lúc chúng tôi bốc dỡ đồ, rất nhiều ánh mắt của họ hướng về phía các thùng hàng dán các lá cờ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ cạnh nhau. Nhiều người tới bắt tay chúng tôi. Một phụ nữ trung tuổi hỏi tôi xuất xứ của các thùng hàng. Tôi đáp: “Từ người dân Việt Nam, cô ơi”. Người phụ nữ tỏ ý cảm ơn và lấy điện thoại ra chụp ảnh.
Các thùng hàng ủng hộ của cộng đồng người Việt cùng biên bản ký nhận của chính quyền Bakırköy. Ảnh: Nhân vật cung cấp Sau khi thực hiện xong đợt ủng hộ, chúng tôi quay trở về công việc. Nhưng vẫn còn rất nhiều người Việt từ trong nước liên hệ đến trang cộng đồng và trang web của ĐSQ hỏi về cách ủng hộ. Rất may, hiện Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Việt Nam về cách thức ủng hộ và người Việt cũng có thể tham gia theo sự hướng dẫn của họ.
Đến ngày 10/2, theo công bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đã có 19.388 nạn nhân động đất thiệt mạng và 77.711 người bị thương. Có thể vẫn còn nhiều người bị vùi lấp trong đống đổ nát của những tòa nhà đổ sập, chờ được giải cứu. Tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện về các cuộc giải cứu thần kỳ, như việc tìm thấy một em bé 10 ngày tuổi còn sống sót sau hơn 90 giờ bị mắc kẹt.
Hôm nay, trên đường lái xe về nhà, tôi nghe đài phát thanh thông báo ở nơi xảy ra động đất "bắt đầu xuất hiện mùi khó chịu, vì thế công tác cứu hộ cần được đẩy nhanh hơn nữa”. Tim tôi chợt thắt lại vì hiểu “mùi khó chịu” đó là gì. Cầu chúc cho Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả người dân vượt qua thảm họa này càng sớm càng tốt.
Dương Nam Phương
Istanbul ngày 10/2/2023
Hành động ý nghĩa của người Việt tại ‘tâm chấn’ Thổ Nhĩ Kỳ
Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu cao tinh thần nhân đạo, phát động các đợt quyên góp giúp đỡ người dân sở tại vượt qua những khó khăn do trận động đất kinh hoàng ngày 6/2 gây ra." alt="Lời khẩn cầu của 1 người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ khi có 'mùi khó chịu' nơi động đất" />Shark Bình muốn biến cái riêng thành cái chung, chia sẻ các bài học kinh doanh với mọi người thông qua cuốn sách "Long Mạch". Trong tháp nhu cầu Maslow chỉ ra các nhu cầu cơ bản của con người bao gồm 5 tầng. Theo cách hiểu của tôi, ở tầng cao nhất, đỉnh của chóp, con người có nhu cầu được để lại di sản, điều gì đó cho đời để về sau được nhớ đến. Đó là nhu cầu sâu sắc, giá trị nhất của con người.
Có nhiều cách để lại di sản, mỗi ngành mỗi nghề khác nhau. Tôi chọn viết sách chia sẻ những điều có ích cho mọi người trong lĩnh vực của mình. Tôi tạm gọi đó là lý do “thùng thuốc súng” khi chọn ra sách.
Tuy nhiên, có một lý do khác để tôi hoàn thành xuất bản cuốn sách này mà tôi gọi là “tia lửa điện”. Khi dịch Covid xảy ra, tôi có thời gian rảnh. Từ lý do “thùng thuốc súng”, tôi nung nấu và nhận ra đây là thời điểm tốt để bắt tay viết sách.
- Để viết một cuốn sách không phải điều dễ dàng, anh đã “thai nghén” và hoàn thành mục tiêu này như thế nào?
Ban đầu, tôi cứ nghĩ viết sách đơn giản nhưng cực kỳ khó. Tôi đánh giá đây là một trong những dự án khó nhất trong cuộc đời mình.
Tôi cũng từng tìm tới một số nhóm biên tập để chắp bút, ghi chép lại ý tưởng của mình. Tôi rất tri ân công sức của các bạn bỏ ra thời gian đầu. Tuy nhiên, sau đó tôi cảm thấy mọi thứ vẫn không đúng ý mình. Cuối cùng, tôi quyết tâm tự viết.
Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện tôi gặp rất nhiều khó khăn. Đôi khi tôi cũng bế tắc, ngồi 2-3 tiếng không viết được chữ nào. Có lúc tôi cũng lười, hay những mối quan tâm xung quanh khiến tôi xao nhãng khỏi mục tiêu.
Từ khi bắt đầu viết sách năm 2021, tôi định bỏ cuộc mấy lần rồi nhưng tiếc công sức bỏ qua trước đó và vì điều kiện công việc vẫn cho phép nên tôi lại quyết tâm. Tuy nhiên, tiến độ vẫn rất chậm. Nhiều khi 2 tháng tôi mới viết xong 1 chương. Cuốn Long Mạchthật ra chỉ tóm gọn được một nửa những điều tôi muốn viết.
Giữa năm 2022, tôi quyết tâm viết tiếp để xong một cột mốc quan trọng của cuộc đời. Tháng 9/2022 tôi hoàn thành và ra mắt cuốn sách vào tháng 10.
Tôi cũng rất vui khi dành toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc bán sách để góp phần thực hiện dự án từ thiện xây trường mầm non cho trẻ em vùng sâu vùng xa tại tỉnh Kon Tum. Ngôi trường đã được thi công hôm 16/7 vừa qua, xây dựng trên diện tích khoảng 500m2, bao gồm 1 phòng học lớn, 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh, mái hiên và sân chơi. Các phòng được thiết kế hiện đại, thông thoáng, phù hợp với nhu cầu học tập và vui chơi của các em.
Tôi làm 10 việc thì thất bại 7-8 việc
Trong cuốn sách, doanh nhân Nguyễn Hòa Bình đã chia sẻ những câu chuyện thất bại từ thực tiễn kinh doanh của chính mình. - Với anh, cuốn sách này là di sản như thế nào?
Tôi lập nghiệp bằng 2 bàn tay trắng với khoa học công nghệ. Từ khi còn là sinh viên năm 2, tôi làm nhiều việc, trải qua đủ loại cung bậc, mô hình kinh doanh. Trên con đường đó, tôi thất bại nhiều hơn thành công. Tôi làm 10 việc thì thất bại 7-8 việc. Tôi cũng không có người hướng dẫn mà đều tự mò mẫm. Sau này khi có đôi chút thành công, tôi cũng cho là mình gặp nhiều may mắn.
Tôi có một triết lý về cuộc đời là bất cứ con người nào sinh ra đều ở chung một điểm. Sau này, mọi người ùa ra 4 phương 8 hướng để tìm đường tới đỉnh thành công trong cuộc đời. Theo tôi, 80% số người sinh ra không có được thành công vì họ không biết đích đến ở đâu. Những người thành công nhất là do may mắn được chỉ bảo, tìm được con đường ngắn nhất.
Trong kinh doanh, bài học thất bại nhiều hơn thành công. Trước khi muốn thành công bạn phải tránh được thất bại đã. Các startup (doanh nghiệp mới khởi nghiệp) khó áp dụng được những bài học thành công trong sách vì còn phụ thuộc nhiều điều kiện. Tuy nhiên, điều mà người đọc có thể áp dụng được là cách tránh thất bại.
Điều tôi muốn chia sẻ với mọi người thông qua cuốn sách là các câu chuyện thành công, thất bại để giả sử ai đó đọc được sẽ tham khảo được cách tránh thất bại. Đó là cách tôi để lại di sản cho cuộc đời.
- Tại sao anh chọn tựa đề cuốn sách là “Long Mạch”?
Trong cuốn sách, tôi có giới thiệu về cụm từ “các góc nhìn tươi mới và bài học thực chiến cho startup khởi nghiệp từ 0-1”. Giai đoạn từ 0-1 là giai đoạn tay trắng bắt đầu khởi nghiệp. Bạn gieo hạt giống, trồng một cái cây điều quan trọng nhất là hạt phải nảy mầm, trồi lên mặt đất và biến thành một cây nhỏ tự tồn tại được. Đó là giai đoạn sơ sinh. Hầu hết các startup (70-90% doanh nghiệp) sẽ “chết” ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2 là giai đoạn từ 1-10. Tức là cây đã sống được và lớn lên. Doanh nghiệp tự tồn tại đã nâng tầm, tăng trưởng về quy mô.
Giai đoạn 3 là giai đoạn hiếm hoi để có thể đạt được. Đó là giai đoạn từ doanh nghiệp vừa tới doanh nghiệp lớn, đứng top trong ngành nào đó.
Chương quan trọng nhất là Long Mạch- tên cuốn sách. Tôi nghiệm ra, bất kỳ doanh nghiệp nào tồn tại được, vượt qua từ 0-1, từ 1-10 đều phải có một "mánh" nào đó. Chữ “mánh” áp dụng cho mọi cá thể trong xã hội. Mỗi người thành công đều có “mánh” riêng do vô tình hoặc cố ý tìm thấy được.
Long mạch chính là bộ công thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là nơi hội tụ những công thức đúng khiến doanh nghiệp được thuận lợi, thành công. Đó chính là thông điệp chính tôi gửi gắm trong cuốn sách. Tôi thấy đại đa số doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp cảm tính, thiếu tính toán đúng, thường hay “copy - paste” (sao chép - PV). Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra bộ công thức riêng thì mới có thể dẫn tới thành công.
Shark Bình mong nhiều doanh nhân Việt Nam sẽ tham gia viết sách chia sẻ kinh nghiệm. - Bài học câu chuyện đau thương về thất bại anh đưa vào cuốn sách là gì?
Tôi liệt kê 10 nguyên nhân thất bại lớn nhất của các startup theo số liệu thống kê của phương Tây. Tôi cũng đưa ra dẫn chứng, ví dụ cho mỗi nguyên nhân để tham khảo.
Nguyên nhân “tính sai mô hình kinh tế” là điều mà nhiều startup gặp phải. Đó đơn giản chỉ là việc lên ý tưởng, tính chi phí, doanh thu. Nhưng trong quá trình làm, rất nhiều người mới thấy càng ngày càng lỗ, thấy mình tính sai mà không kịp sửa nữa.
Tôi cũng gặp phải câu chuyện tương tự. Tôi tìm kiếm mô hình kinh doanh khi làm dự án chợ thương mại điện tử. Đó là thất bại đầu đời và lớn nhất của tôi.
- Qua cuốn sách này, anh muốn truyền thông điệp gì?
Thứ nhất, tôi muốn giúp các startup thông qua các câu chuyện, bài học để né tránh thất bại. Thứ hai là các bạn phải tính toán kỹ để tìm ra long mạch cho doanh nghiệp, cuộc đời của mình. Thứ ba là nếu sau này các bạn có thành công cũng nên đóng góp lại cho xã hội bằng cách kể lại câu chuyện của chính mình một cách không vụ lợi, thuần chất là chia sẻ với mục đích người Việt cùng giúp nhau.
Tôi thường treo thưởng cho các con để tạo hứng thú đọc sách
- Là người làm về công nghệ, không chỉ là đọc sách, anh lan tỏa văn hóa đọc như thế nào?
Tôi đọc được điều gì đó hay thường lưu lại để gửi cho mọi người xung quanh. Đó là cách hay nhất là tôi muốn lan tỏa tới mọi người.
Trong một xã hội bùng nổ thông tin, văn hóa đọc cũng nên được mở rộng, không chỉ là về đọc sách. Tất nhiên, sách, truyện vẫn luôn là tư liệu quan trọng nhất, hạt nhân nhất của tất cả tri thức. Một bộ phim hay thường bắt nguồn từ một cuốn sách hay. Đọc sách chúng ta có thể tư duy, tưởng tượng để ngấm, để hiểu.
Viết sách, đọc sách là chân giá trị của tri thức. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể lan tỏa thông tin thông qua các thông điệp ngắn để phù hợp với thời đại.
Hình thức lan tỏa văn hóa đọc tôi thấy khá hay là tổng kết thành những video ngắn, câu chuyện ngắn để chia sẻ cho mọi người.
Trong gia đình, tôi chưa giỏi trong việc bắt ép hay định hướng các con đọc sách. Tôi thường treo thưởng cho các con để tạo hứng thú đọc sách. Nhưng tôi nghĩ, bản thân bây giờ cũng chỉ nên định hướng và tư vấn cho các con chứ không thể ép buộc được.
Shark Bình lan tỏa văn hóa đọc qua những câu chuyện, video ngắn. - Một người thành công như anh thường đọc cuốn sách như thế nào?
Tôi có viết trong chương đầu cuốn sách Long Mạchmột thông điệp bản thân thấy rất đúng. Đó là mấy nghìn năm qua, xã hội lời người có quá nhiều thứ thay đổi. Thứ duy nhất không thay đổi là cách con người đối xử với con người. Vẫn là ngần ấy những triết lý, tư duy, mưu kế mà con người chọn để đối xử với nhau. Tôi thích đọc những cuốn sách cổ về mưu lược, con người như Tam Quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc, Hán Sở tranh hùng, Thủy hử…
Những mẹo kinh doanh cũng đều từ sách cổ, từ trận đánh nọ tới trận đánh kia, đều bắt nguồn, tổng kết từ triết lý của cổ nhân. Nếu thấm được những cuốn sách, câu chuyện như vậy thì người đọc sẽ có cách nhìn nhận về cuộc đời, con người rất tinh.
Với bất cứ công việc nào, nếu bạn làm tới tầm lãnh đạo, quản lý đều gọi chung là ngành lãnh đạo. Mà bản chất của lãnh đạo là dùng người.
- Anh có dự định khi nào sẽ viết tiếp tập 2 của "Long Mạch"?
Tôi luôn có động lực viết sách mang tên “thùng thuốc súng”. Tuy nhiên, tôi đang chờ một “tia lửa điện” tiếp theo để tiếp tục viết tiếp cuốn sách thứ 2. Hiện tại, tôi thấy ít nhất bản thân đã hoàn thành một mục tiêu của cuộc đời là viết sách chia sẻ những điều có ích tới mọi người.
Doanh nhân Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) sinh năm 1981 tại Hà Nội, là Nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn NextTech tiên phong về công nghệ của Việt Nam. Anh được chọn vào danh sách “Top những người có ảnh hưởng nhất đối với Internet tại Việt Nam” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017 và thành viên ban giám khảo Shark Tank Việt Nam. Gần đây Shark Bình còn được biết đến với tư cách chồng của diễn viên Phương Oanh. " alt="Shark Bình: Viết sách là dự án khó nhất cuộc đời!" />Vợ chồng ông Mới tại chương trình Tình trăm năm. Ảnh cắt từ chương trình Tại chương trình Tình trăm nămtập 204, bà An kể: “Hôm đó xí nghiệp hết việc làm, giám đốc yêu cầu chúng tôi vào sắp xếp lại kho hàng.
Trong lúc làm việc, tôi bất ngờ bị bọ cạp cắn. Vừa sợ, vừa đau tôi hét toáng lên. Nghe vậy, ông ấy đến giúp đỡ, đưa tôi đi đắp vết thương. Từ đó, tôi nhận thấy ông là người tốt và dần mở lòng”.
Sau lần ấy, ông bà bắt đầu hẹn hò, có những buổi đi chơi riêng với nhau. Ông Mới thường đạp chiếc xe cũ chở bà đi xem phim. Tại rạp xem phim, ông bà có với nhau nụ hôn đầu đời.
Khi tình cảm chín muồi, ông Mới quyết định cầu hôn người con gái mình yêu. Nhận thấy ông Mới yêu thương, chăm sóc mình hết lòng, bà An đồng ý.
Gia cảnh khó khăn, ông bà tổ chức đám cưới giản dị nhưng ấm áp tình thân tại nhà riêng. Gia đình hai bên tự nấu các món ăn đãi khách. Trước đám cưới ít ngày, bố mẹ ông Mới chặt tre, ngâm trong ao trước nhà.
Sau đó, bố mẹ ông Mới chẻ tre, đan từng tấm phên, làm phòng tân hôn cho con. Bà An cũng tự mua giấy báo về quét hồ, dán lên phên tre để phòng tân hôn của mình kín đáo, thẩm mỹ hơn.
Cưới xong ít hôm, đôi vợ chồng trẻ rời huyện Bình Chánh vào trung tâm thành phố mưu sinh. Tại đây, bà An bán quần áo cũ, ông Mới chạy xe ôm kiếm sống. Công việc ổn định, ông bà dần vượt qua khó khăn.
Ông bà nên duyên sau lần bà An bị bọ cạp cắn trong lúc làm việc. Ảnh cắt từ chương trình Tưởng chừng cuộc sống vợ chồng cứ thế ấm êm, thì mẹ của ông Mới bất ngờ ngã bệnh. Sau nhiều lần vào viện điều trị, bà cụ trở về nhà, cần người chăm sóc.
Vì chữ hiếu, ông Mới xin phép vợ cho mình về chăm, nuôi mẹ đau ốm. Bà An đồng ý, chấp nhận ở lại thành phố, một mình nuôi con nhỏ.
Tìm kiếm hạnh phúc kiểu tình một đêm
Thời điểm ấy, bà An vừa sinh con, phải nghỉ bán hàng nên không có thu nhập. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào tiền chạy xe ôm của ông Mới. Thế nên, khi ông về quê chăm mẹ, bà An gặp nhiều khó khăn.
Để nuôi con, bà ra khu vực chợ Nguyễn Tri Phương buôn bán lặt vặt. Ở ngoại thành, ông Mới cũng tranh thủ thời gian đi làm thuê, phụ hồ để có tiền chăm mẹ, giúp vợ nuôi con.
Dù khoảng cách không quá xa, nhưng ông bà vẫn không thể thường xuyên gặp mặt. Khoảng 2 tuần một lần hoặc khi gom góp được ít tiền, ông Mới mới vào thành phố gặp vợ, thăm con.
Tuy nhiên, ông bà cũng không có không gian riêng để tâm sự vì nhà quá chật. Cả hai đành dắt nhau ra khách sạn để tìm hạnh phúc vợ chồng theo kiểu tình một đêm.
Ông Mới đặt lên má vợ nụ hôn nồng ấm thay cho lời cám ơn của mình dành cho bà. Ảnh cắt từ chương trình Bà An chia sẻ: “Lúc đó, nhà tôi chật lắm, lại có thêm con, nên vợ chồng không có không gian trò chuyện, tâm sự. Mỗi lần ông ấy lên thăm, chúng tôi lại phải ra khách sạn hẹn hò.
Hai vợ chồng ở với nhau một đêm, rồi sáng lại chia tay. Tôi nói vui với ông ấy đây là tình một đêm. Nhưng những đêm ấy còn hạnh phúc hơn lúc mới cưới”.
Dù sống xa nhau, nhưng ông bà không sợ chuyện “xa mặt cách lòng”. Cả hai tin tưởng, thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Sau 3 năm phải hẹn hò, gặp nhau trong khách sạn, ông bà mới được đoàn tụ.
Về sống chung, ông Mới phụ vợ buôn bán nhỏ ở chợ. Khi rảnh rỗi, ông chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập cho đến khi lâm nhiều bệnh nặng.
Chồng bệnh, một mình bà An bên cạnh chăm sóc, thuốc thang. Vừa vất vả mưu sinh vừa chăm chồng đau bệnh, nhưng bà không một lời than vãn.
Trong đời sống hôn nhân, ông bà cũng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi vợ chồng có chuyện không vui hay mâu thuẫn, ông bà chọn cách im lặng chờ cho sự việc nguôi ngoai rồi tự làm lành.
Bằng cách này, gần 40 năm qua, ông bà chưa một lần cãi vã hay nứt vỡ hạnh phúc.
Bà An khẳng định ông Mới là người chồng hiền lành, thương vợ. Suốt thời gian sống chung, ông chưa một lần lớn tiếng với bà.
Trong khi đó, ông Mới biết ơn vợ đã thương yêu, chăm sóc mình khi bệnh tật. Ông tâm sự: “Nếu không có bà ấy, tôi không có ngày hôm nay.
Vì thế, tôi rất thương bà ấy. Vợ tôi có cái tâm rất tốt. Nếu có kiếp sau, tôi nguyện được yêu và trở thành vợ chồng với bà ấy thêm lần nữa”.
Lời nói của ông Mới khiến bà An không giấu được niềm vui. Bà kể thêm rằng, khi vợ chồng còn trẻ, ông Mới rất lãng mạn, tình cảm. Ông không bao giờ quên tặng hoa, quà cho bà vào những ngày lễ đặc biệt trong năm.
Bây giờ, vì nhiều bệnh và có tuổi, ông không còn lãng mạn được như trước. Tuy nhiên, tình yêu thương của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như ngày đầu.
Cuối chương trình, ông Mới quay sang nhìn vợ, nói: “Thời gian qua, vợ chồng mình rất vất vả. Anh đau bệnh nhiều, nhờ em ở bên cạnh chăm sóc mà anh cố gắng vượt qua để bảo bọc, chăm sóc vợ con. Cám ơn em đã luôn sát cánh bên anh”.
Kết thúc lời cám ơn tận đáy lòng, ông tình cảm đặt lên má bà nụ hôn nồng ấm.
Bí quyết giữ lửa hôn nhân giúp cặp đôi U90 có hạnh phúc viên mãn
Sở hữu bí quyết giữ lửa hôn nhân đặc biệt, vợ chồng ông Tú và bà Khanh không chỉ có hạnh phúc viên mãn mà tình yêu càng thêm sâu đậm dù đã ở tuổi U90." alt="Tình trăm năm tập 204: Vợ chồng gặp trong khách sạn, hạnh phúc với tình một đêm" />Một cảnh nghẹt thở trong phim. Phim được đầu tư 200 triệu USD - một trong những con số "khủng" nhất điện ảnh thế giới năm nay. Dưới sự chỉ đạo của đạo diễn từng nhận đề cử Oscar Lee Isaac Chung(Minari - Khát vọng đổi đời)cùng dàn sao trẻ sáng giá Daisy Edgar-Jones (Where the Crawdads Sing),Glen Powell (Top Gun: Maverick)và Anthony Ramos (Transformers: Rise of the Beasts), Lốc xoáy tử thầnlà bom tấn chủ đề thảm họa đích thực được dự đoán sẽ "thổi bay" phòng vé toàn cầu vào tháng 7 này.
Lốc xoáy tử thần ra rạp Việt từ 12/7 với các định dạng 2D, IMAX 2D, ScreenX, 4DX. Phim công chiếu sớm hơn dự kiến trước đó 1 tuần, đồng nghĩa với việc khán giả Việt Nam được xem Lốc xoáy tử thần sớm hơn 1 tuần so với khán giả Mỹ.
"Lốc xoáy tử thần" chiếu tại Việt Nam sớm hơn Mỹ 1 tuần. Nhân dịp khởi chiếu Lốc xoáy tử thần, CJ CGV Việt Nam dành tặng độc giả VietNamNet 8 vé dự ra mắt phim tại Hà Nội và TPHCM vào tối 10/7 tới. Để có cơ hội nhận vé, xin vui lòng gửi email về địa chỉ: congdong@vietnamnet.vn với tiêu đề "Twisters - HN" (với độc giả tại Hà Nội) và "Twisters - SG" (với độc giả tại TPHCM) kèm tên, địa chỉ, số điện thoại. Hạn chót nhận thư là hết ngày 7/7.
Quỳnh An
Bộ đôi đứng sau thành công của thương hiệu hoạt hình tỷ đô 'Kẻ trộm mặt trăng'Thương hiệu hoạt hình tỷ đô "Kẻ trộm mặt trăng" (Despicable Me) chưa chắc đã có thành công như ngày hôm nay nếu thiếu đi bộ đôi “cha đẻ” Pierre Coffin - Chris Renaud khi họ vừa đạo diễn, vừa lồng tiếng cho Minions." alt="Có gì trong bộ phim Lốc xoáy tử thần ngốn tới 5.000 tỷ đồng sắp ra rạp Việt?" />William Tyrrell mất tích từ tháng 9/2014. Ảnh: News William Tyrrell đột ngột biến mất khỏi nhà bố mẹ nuôi ở bang New South Wales (Australia) vào tháng 9/2014 khi cậu bé mới 3 tuổi.
10 năm trôi qua, cảnh sát vẫn chưa tìm ra tung tích của William, cũng như không đưa ra được bất kỳ cáo buộc nào. Vụ việc về William trở thành một trong những vụ mất tích bí ẩn nhất đất nước này.
Mới đây, Natalie Collins, bà nội cậu bé tiết lộ thông tin gây chấn động. Bà cho biết, trước khi mất tích, cậu bé từng bị bà che giấu vào năm 2012.
Bà nội của William từng che giấu cậu bé hồi năm 2012. Ảnh: News Khi ấy, tòa án ra lệnh tách William khỏi bố mẹ ruột để bảo vệ cậu khỏi tình trạng bạo lực gia đình. Cậu được giao cho một gia đình khác chăm sóc.
"Tôi đã giấu William trước khi các quan chức bang New South Wales đến để đưa cháu đi. Tôi đã sắp xếp mọi thứ", bà nói.
Khi đó, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc và thành lập một đội đặc nhiệm để truy tìm William. Sau nhiều nỗ lực, cảnh sát đã tìm thấy William vào cuối năm 2012. Cậu bé được đưa đến sống cùng bố mẹ nuôi.
Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, cặp vợ chồng này (danh tính không được tiết lộ) đã báo cáo về việc William mất tích. Kể từ đó đến nay, không ai nhìn thấy cậu bé nữa và cũng không ai bị buộc tội liên quan đến vụ mất tích này.
Bà Collins cho rằng các cơ quan thẩm quyền đã "không làm tròn trách nhiệm" khi tách William khỏi gia đình ruột thịt, bất chấp việc có người thân mong muốn chăm sóc cậu bé.
"Gia đình tôi đã bị phá hủy hoàn toàn. Tôi có một đứa con trai đang cai nghiện, một đứa khác trong tù và tôi đã mất tất cả", bà nói.
Mới đây, một quan chức chính phủ từng tham gia vào quá trình tách William ra khỏi mẹ ruột năm xưa cũng bày tỏ sự hối hận. Ông luôn tự hỏi liệu việc này có phải là quyết định đúng đắn hay không, theo News.
Ông vẫn thường xuyên nghĩ về William. Vụ việc này đã ám ảnh ông nhiều năm qua. "Không phải ngày nào tôi cũng nghĩ về chuyện cũ nhưng đôi khi hình ảnh William cứ quay trở lại trong tâm trí tôi", ông tâm sự.
Bé gái 6 tuổi mất tích, bố mẹ tìm kiếm, phát hiện cảnh đau lòng
MALAYSIA - Bé gái 6 tuổi mất tích khi đang chơi ở khu vực sông Sungai Tatau. Gia đình báo cảnh sát và các lực lượng chức năng tìm kiếm thì phát hiện thi thể của bé trong bụng cá sấu." alt="Bà nội hé lộ thông tin gây sốc về vụ cậu bé 3 tuổi mất tích 10 năm trước" />
- ·Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2
- ·Rằm tháng 7 năm 2024 nên làm gì và không nên làm gì?
- ·Tập thơ của nữ nhà báo khiến NSND Lê Chức, NSƯT Hạnh Thúy nghẹn ngào xúc động
- ·Chuyện kỳ bí trên những ngọn núi linh thiêng bậc nhất thế giới
- ·Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2
- ·Vui lên nào anh em ơi tập 15: Ánh bị bóc trần âm mưu
- ·'Bí sử Mông Cổ': Tượng đài của văn học cổ xưa
- ·Cuộc sống đảo lộn ở vùng biên giới Nga giáp Ukraine
- ·Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2
- ·Cô gái miền Tây thành TikToker nổi tiếng, góp tiền xây nhà báo hiếu mẹ cha
Nhung chính thức tỏ tình với Hưng. "Anh đừng lấy anh Thắng ra làm lý do nữa. Lý do chính ở đây là anh hèn nhát, không dám thú nhận, đối diện với tình cảm của chính mình. Em bật đèn xanh đến tận nơi mà anh cũng không có chút dũng khí nào à? Anh biết vì sao em tham gia làm xà phòng không? Em chịu vất vả như này là vì ai? Tất cả là vì anh đấy. Đồ ngốc ạ!", Nhung nói.
Ở một diễn biến khác, Ánh (Hương Giang) và Phúc (Chí Huy) cuối cùng cũng bị Nhung ghi lại bằng chứng cho thấy họ phá hoại dược liệu và muốn chiếm xưởng làm xà phòng của bộ ba bạn thân.
"Chị không để cậu làm thuê cho chúng nó đâu mà lo. Cậu sẽ đại diện cùng chị làm quản lý xưởng", Ánh nói.
"Chị hạ màn đi. Tôi làm tất cả mọi việc chị chỉ đạo, từ việc phun thuốc vào vườn dược liệu đến việc báo quản lý thị trường và làm đơn nặc danh tố cáo ông Lộc. Cuối cùng, chị lại mang tất cả những bằng chứng đó cho bọn thằng Tiến tố cáo tôi", Phúc tức giận nói.
Phúc tức giận với Ánh. Ánh giải thích: "Chị và cậu cùng hội cùng thuyền, cậu mà chết thì chị được gì? Kế hoạch đã bàn với nhau, khi có được xưởng và ki-ốt thì mình sẽ hất cẳng nó ra. Cậu phải tin chị, chị sẽ chứng minh cho cậu thấy". Đúng lúc này, đoạn hội thoại của Ánh và Phúc đã bị Nhung quay lại toàn bộ.
Cũng trong tập này, Thắng đi giao xà phòng bỗng gặp được một cô gái phù hợp với mình.
Hưng sẽ đồng ý lời tỏ tình của Nhung? Diễn biến chi tiết tập cuối phim Vui lên nào anh em ơisẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà
'Vui lên nào anh em ơi' tập 20: Thu bị Bính quấy rốiTrong "Vui lên nào anh em ơi" tập 20, Bính uống rượu say tới quán của Thu làm càn." alt="Vui lên nào anh em ơi tập cuối: Nhung tỏ tình với Hưng" />Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hướng dẫn du khách trải nghiệm con rối. "Vì giá cước đường hàng không đi châu Mỹ rất đắt nên tôi tinh gọn đạo cụ mang đi biểu diễn, chỉ hơn 100kg.
Trước đây, tôi dùng tấm tôn làm bể biểu diễn. Dù tôn nhẹ nhưng một mình bê cũng rất nặng. Sau tôi nghĩ đến lưới sắt có những cái ô nhỏ nhưng chịu được lực. Tôi cắt ra rồi thuê thợ hàn lắp ráp thành bể chứa được khoảng 3m3 nước. Lần này, sân khấu được sơn thếp vàng, thếp bạc, có chữ Thọ và 2 con rồng mỗi bên, mái ngói đỏ cắt dán kỳ công. Khán giả rất thích, ra vào chụp ảnh liên tục", nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ.
Dù từng biểu diễn rối nước ở nhiều nước, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm vẫn không khỏi bùi ngùi, xúc động khi diễn tại Brazil.
"Người Việt ở đây rất ít nên khi xem rối nước, họ nhớ quê hương da diết. Khán giả rất thích, có một phụ nữ Việt lấy chồng Brazil đưa cả gia đình tới. Bố mẹ chồng của cô ấy ngày nào cũng xem đi xem lại, từ sáng tới chiều mới về.
Có những cô gái Việt mặc áo dài lặn lội từ xa tới vì nhớ nhà, nhớ quê. Họ chia sẻ, vì nhớ nhà nên biết có nghệ sĩ Việt Nam sang biểu diễn, đã không quản ngại đường xa để gặp đồng bào và xem tích trò rối nước truyền thống", nghệ sĩ kể.
Gia đình phụ nữ người Việt lấy chồng Brazil rất say mê xem múa rối. Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ, khi biểu diễn ở Brazil, anh thường giao lưu với khán giả, giới thiệu vẻ đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam, đồng thời mời họ đến thăm đất nước mình.
Một mình vác sân khấu rối nước đi khắp thế giới
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là đời thứ 7 trong gia đình có truyền thống biểu diễn múa rối nước. Cha anh, nghệ nhân Phan Văn Ngải, là tác giả nhà thủy đình lưu động và “cha đẻ” của hình tượng chú Tễu trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
Trong thời gian tham gia đoàn múa rối nước gia đình, anh nhận ra sân khấu lớn quá cồng kềnh, khó di chuyển, không phù hợp với nhóm biểu diễn nhỏ. Vì thế, anh sáng tạo sân khấu múa rối nước thu nhỏ, ra mắt năm 2000.
Có thể nói, Phan Thanh Liêm là nghệ sĩ Việt Nam mang rối nước đi nước ngoài nhiều nhất. Suốt gần một phần tư thế kỷ qua, gần như năm nào anh cũng mang múa rối nước đi biểu diễn ở các nước như: Ba Lan, Thái Lan, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Italia, Anh, Canada, Malaysia, Trung Quốc, Mỹ…
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là năm 2022, khi đi diễn tại Hàn Quốc.
"Sân khấu được lắp đặt tại công viên Seoul, vừa diễn được một ngày thì trời mưa lớn. Về khách sạn trú thì người của ban tổ chức báo sân khấu trôi, tôi vội vàng ra điểm diễn, nước dâng rất nhanh, không cứu vãn được gì. Mất con rối là mất diễn viên, tôi phải bỏ trò, lòng buồn không tả nổi", nghệ sĩ nhớ lại.
Năm 2018 tại Ý, sát giờ diễn, bể nước bị rò do nilon rách. Anh phải nhờ một họa sĩ địa phương giúp mua nilon, sau đó tự tháo lắp, bơm nước... từ đầu.
"Chuyện như thế này ở Việt Nam tuy vất vả nhưng mình còn biết tiếng, nhờ mọi người hiểu ngay. Tôi không biết tiếng Anh, lúc có phiên dịch, có lúc không. Vì thế, nếu không đam mê sẽ không thể chịu được vất vả", nghệ sĩ bày tỏ.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm bên sân khấu rối nước thu nhỏ. Đi nhiều nước, Phan Thanh Liêm thấy người Nhật và Hàn rất văn minh khi xếp hàng. Anh kể, lần diễn ở Nhật nắng chang chang, có cây lớn che nhưng từ người lớn đến trẻ con cứ ngồi yên ở sân xem chứ không chạy vào trốn nắng. Họ xếp hàng kể cả khi mưa tầm tã để được xem biểu diễn vì rất thích rối nước.
Nghệ sĩ mong muốn tiếp tục lưu diễn quốc tế để quảng bá sâu rộng hơn nét văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm biểu diễn rối nước ở Brazil:
Ảnh, video: NVCC
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm mang rối nước tới 'Lễ hội mùa hè Nhật Bản'Các buổi trình diễn rối nước của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cùng học trò Hoàng Hương Giang là điểm nhấn thú vị trong "Lễ hội mùa hè Nhật Bản"." alt="Hành trình một mình vác sân khấu rối nước đi khắp thế giới của Phan Thanh Liêm" />Diễn viên Long Vũ cho biết dòng suối chảy xiết nên nhìn bằng mắt thường anh có cảm giác không ổn nên hơi lo lắng. Tuy nhiên vì bạn diễn đã làm tốt nên nam diễn viên sinh năm 2001 có động thực để diễn theo Thu Hà Ceri với tâm lý "Hà làm được thì mình cũng nhảy xuống thôi".
Dù đoàn phim đã chuẩn bị phao, dây để đảm bảo an toàn cho diễn viên nhưng đạo diễn Đỗ Thanh Sơn nói Thu Hà Ceri rất chuyên nghiệp và chuẩn bị sức khỏe cho cảnh quay đó.
35 ngày quay phim ở Cao Bằng thời điểm thời tiết không thuận lợi cùng địa hình hiểm trở đã thử thách cả đoàn. Cảnh Chải lên rừng cứu Pu cũng khá vất vả cho diễn viên. Đoàn phim phải mở đường tới bối cảnh và Thu Hà Ceri phải chui thẳng xuống hố để quay phim bắt hình ảnh từ phía trên xuống.
Chưa kể địa điểm quay rất nhiều rắn, côn trùng. Đoàn phim gặp mưa tới nửa quãng thời gian đi làm phim trong điều kiện khó khăn nên các diễn viên khá vất vả. Đi giữa trời rực rỡphát sóng lúc 20h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trên VTV3.
Thu Hà ở hậu trường cảnh quay nguy hiểm. Ảnh: FBNV Quỳnh An
Ảnh, clip: SK Pictures Màn cầu hôn hot girl người Tày của con trai Vân Dung gây sốt''Đi giữa trời rực rỡ'' có sự tham gia của con trai Vân Dung mới phát sóng được 6 tập nhưng nhận được sự quan tâm lớn của khán giả với những trích đoạn phim triệu view trên mạng xã hội." alt="Thu Hà Ceri kể hậu trường đóng cảnh nguy hiểm trên phim VTV" />Cặp đôi được nhận xét tương xứng về ngoại hình. Ảnh chụp màn hình chương trình Đàng gái nhận mình là người hòa đồng, vui vẻ, sống tích cực nhưng hơi kén ăn, thích ngủ nướng.
Nói về đường tình duyên, Bình cho biết từng trải qua 3 mối tình. Mối tình lâu nhất kéo dài 3 năm, chia tay vì nhà bạn gái không muốn cho con lấy chồng xa. Hơn nữa, khi ấy, Bình chưa có công việc ổn định. Hiện Bình đã sẵn sàng kết hôn.
Đến với chương trình, Thanh Bình hy vọng sẽ tìm được người bạn gái có nước da hơi trắng, hiền lành. Ngoài ra, anh không thích bạn gái “ăn nhậu nhiều quá”.
Về phần mình, Mỹ Linh chia sẻ chỉ trải qua một mối tình. Hai người chia tay vì khoảng cách địa lý và tình cảm chưa được sâu đậm.
Đàng trai thừa nhận "nhát gái". Ảnh chụp màn hình chương trình Cô hy vọng tìm được người bạn trai cao 1m65 trở lên, mặt mũi sáng sủa, thân hình cân đối, trưởng thành, chững chạc, độc lập tài chính, có khả năng lo được cho người con gái của mình.
Khi được mời nhận xét về người được mai mối với em gái, chị gái của Mỹ Linh dồn dập hỏi khiến đàng trai “toát mồ hôi”: “Em làm việc ở đâu, địa chỉ cụ thể thế nào, thu nhập bao nhiêu? Nếu sau này hai em đến với nhau, em có thể về Đà Nẵng làm việc hay không? Em có thể chia sẻ về kinh tế khi hai người kết hôn không?”.
Đáp lại câu hỏi của nhà gái, đàng trai có phần run nhưng cũng trả lời một cách rõ ràng, thẳng thắn.
Sau khi mở rào tình yêu, cả hai nói chuyện vui vẻ, trao nhau món quà kỷ niệm. Vì khoảng cách Đà Nẵng và Huế không quá gần, nên việc hẹn hò của cặp đôi cần phải sắp xếp. Thanh Bình hứa hẹn sẽ chủ động lái xe đến gặp bạn gái tuần 2-3 lần.
“Lên chương trình tìm bạn gái, tức là anh đã sẵn sàng kết hôn. Việc nhà anh đã làm từ nhỏ rồi, nên anh có thể chia sẻ với vợ”, Bình cho biết. Anh còn hứa, tiền bạc sau này sẽ để vợ giữ vì “đàn ông giữ tiền mệt lắm”.
Đôi bên nói chuyện tâm đầu ý hợp về tương lai. Ảnh chụp màn hình chương trình Nói về tương lai, Thanh Bình hy vọng nếu hai người hợp nhau thì khoảng 3 tháng đến 1 năm là có thể kết hôn. Bản thân Bình không quan trọng chuyện sinh con trai hay con gái, chỉ cần sống vui vẻ là được.
Thấy đàng trai chia sẻ mọi điều khá hợp ý, Mỹ Linh không còn gì để hỏi. Sau 3 tiếng đếm của MC, đôi trẻ bấm nút hẹn hò, bắt đầu chặng đường tình cảm mới.
2 MC nhận định cặp đôi rất hợp nhau và hy vọng cả hai sớm báo tin vui cho chương trình.
'Ông chú' U80 lên show hẹn hò tìm bạn đời, viết tiêu chí chọn vợ kín tờ giấy
Tiêu chí chọn bạn đời được ông Cần viết vào tờ giấy mang đến chương trình “Bạn muốn hẹn hò” khiến MC và khán giả bất ngờ vì quá tỉ mỉ." alt="Bạn muốn hẹn hò tập 1022: Chàng trai toát mồ hôi trước câu hỏi của nhà gái" />
- ·Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Queretaro, 08h05 ngày 24/2: Chủ thắng cả kèo lẫn trận
- ·Dấu tích một sự kiện lịch sử trọng đại bên cạnh Nhà hát Hồ Gươm
- ·Voice talent Kẻ Trộm Hương kể chuyện đọc sách thiền sư Thích Nhất Hạnh
- ·Lời khuyên của nha sĩ về việc nên đánh răng trước hay sau bữa sáng
- ·Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Perak, 19h15 ngày 24/2: Tưng bừng bắn phá
- ·Hành trình tìm hiểu di sản Bắc Giang: Chùa Bổ Đà
- ·Phương pháp giáo dục xuyên thời đại của Đức Phật
- ·Mẹo vặt giúp tiết kiệm 50% lượng gas khi nấu ăn
- ·Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
- ·Món canh chua thanh nhẹ mà lại nấu nhanh, trời nóng ăn quá hợp