Chiều 18/3, tại trụ sở Huyện ủy Thuận Thành (Bắc Ninh) diễn ra cuộc họp giữa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cùng các ngành chức năng thông tin về sự kiện phụ huynh tỉnh này ồ ạt đưa con đi xét nghiệm nhiễm sán lợn.Sau khi nghe một số ý kiến của các đại biểu ở cơ quan đoàn thể, chính quyền huyện Thuận Thành, ông Chiến cho biết, tỉ lệ nhiễm bệnh của trẻ em Bắc Ninh nằm trong khoảng bình quân chung của cộng đồng người dân Việt Nam, tức hơn 11% (186/1.557 kết quả).
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong dao động chung của người dân Việt Nam là từ 10 – 12% và tương đương với 55 tỉnh, không có gì là bất thường. Do đó, người dân các xã không phải lo lắng, hoang mang thái quá.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/03/18/19/bi-thu-bac-ninh.jpg) |
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh |
Ông Chiến dẫn lời GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: “Trường hợp một số trẻ ở Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn được nhận định là có “3 không”: Đây không phải là ngộ độc thực phẩm - Không phải là dịch - Không phải là bệnh cấp tính. Sán lợn là bệnh chữa được, người dân không nên hoang mang, dao động không cần thiết".
Ông Chiến cũng cho biết, chưa nên đổ lỗi cho cơ sở nào vì cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh và chưa có kết luận chính thức.
“Hiện tỉnh đã giao cho cơ quan công an, ban an toàn thực phẩm cùng các cơ quan liên quan làm việc với thái độ nhanh nhất, trung thực, khách quan nhất trên cơ sở không bao che.
Chúng ta cũng cần đặt lại vấn đề, trong trường đó giả sử có 100 học sinh, cả cô và trò cùng ăn thức ăn đó, tại sao lại chỉ có 10 em nhiễm sán còn 90 em không nhiễm. Cơ quan chức năng cũng cần phải làm rõ ý này, tại sao lại có hiện tượng này.
Con đường lây lan phải do các ban ngành chuyên môn y tế, các cơ quan chức năng phải tìm, phải làm rõ nguyên nhân điều này để tránh hoang mang dư luận. Vì thế đề nghị chưa quy kết vấn đề cho cơ quan, tổ chức cá nhân nào, mà phải chờ kết luận chính thức của các cấp có thẩm quyền làm việc khách quan, chính xác”, ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, tỉnh cũng yêu cầu xác minh làm rõ phụ huynh chia sẻ clip thịt lợn có sán gạo vào ngày 14/2 tại trường mầm non ở Thuận Thành có thật hay không. Nếu đúng, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí xét nghiệm sán cho các trường hợp trên.
“Quan điểm là làm nghiêm túc, không bao che, ai sai phạm sẽ xử lí nghiêm”, Bí thư Chiến thông tin.
Trước tình hình đó, Bí thư Nguyễn Nhân Chiến đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc nhanh nhất, khẩn trương, sớm có kết quả để thông báo đến người dân, tránh hoang mang, càng sớm càng tốt.
Giao nhiệm vụ cho các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách điều trị, phòng ngừa và trên cơ sở tuyên truyền như vậy, người dân nào vẫn thấy cần thiết phải đưa con mình đi lấy mẫu để xét nghiệm thì hướng dẫn người dân đi lấy máu theo lịch của huyện Thuận Thành.
“Chúng ta không thể bắt buộc tất cả mọi người mang con của mình đi lấy máu được, hoàn toàn theo tự giác của người dân, nếu như có nguyện vọng, chứ không đi vận động tất cả các hộ đi xét nghiệm. Ép buộc là không được, đây là quyền của công dân”, Bí thư Bắc Ninh nói.
Thanh Hùng
![Vụ trẻ nhiễm sán lợn: Phòng Giáo dục ép mua thực phẩm của công ty?](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/03/18/16/hon-200-tre-nhiem-san-lon-phong-gd-dt-ep-mua-thuc-pham-cua-cong-ty.jpg?w=145&h=101)
Vụ trẻ nhiễm sán lợn: Phòng Giáo dục ép mua thực phẩm của công ty?
- Một phụ huynh cho biết, trước đây các cô giáo vẫn tự đi chợ nấu cơm cho các cháu nhưng sau này Phòng GD-ĐT huyện có “lệnh” bắt phải dùng thực phẩm của công ty.
" alt=""/>Học sinh nhiêm sán lơn, Bí thư Bắc Ninh: 'Chúng tôi không bao che...'
![](<p style=)
- Trong buổi thi sáng 2/7 ở môn thi Ngữ văn, không ít thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại hoặc tài liệu vào phòng thi hay khiển trách trừ điểm vì hỏi bài bạn.Tại cụm thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng 2/7 có 98.7% thí sinh đến dự thi, tương đương với 13478 thí sinh.
Trong buổi sáng 2/7 tại các điểm thi của trường có 6 thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động và mang tài liệu vào phòng thi. Mặc dù các thí sinh chưa sử dụng nhưng theo quy định tất cả các trường hợp này đều bị đình chỉ thi.
Theo lãnh đạo nhà trường, các thí sinh đều bị phát hiện và xử lí không lâu sau khi bắt đầu tính thời gian làm bài. Cũng sáng nay, có một thí sinh tại điểm thi của trường phải đi cấp cứu vì đau ruột thừa.
Tại cụm thi Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tổng số thí sinh đến dự thi là 1121 thí sinh, đạt tỉ lệ 98,83%. Có 1 trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi. Thí sinh này cũng bị phát hiện, xử lí không lâu sau khi thời gian làm bài chính thức.
Thông tin ban đầu từ Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết sáng 2/7 có một trường hợp bị khiển trách do hỏi bài bạn.
Trước đó, ngày 1/7, đã có một số trường hợp đáng tiếc cũng liên quan tới lỗi mang điện thoại vào phòng thi. Tại điểm thi Trường ĐH Thành Đô, sau khi tính giờ làm bài được một lúc, cán bộ coi thi phát hiện trong túi quần của một nam sinh có vật nghi là điện thoại. Khi được hỏi, thí sinh này đã bỏ từ túi quần ra điện thoại của mình. Mặc dù đang để ở chế độ tắt máy nhưng theo quy định em vẫn bị đình chỉ thi.
Tại điểm thi trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng, thí sinh Thái Công Lập (quê Quảng Nam, dự thi tại phòng 316) bị đình chỉ thi do giám thị phát hiện điện thoại rung và rơi giữa nền nhà.
Lập cho biết: “Sáng đi thi do em vội quá nên để quên cả điện thoại và chìa khóa phòng trọ trong túi. Mẹ em về phòng không thấy chìa khóa nên gọi điện để hỏi em. Điện thoại em để chế độ rung, khi mẹ gọi được vài giây thì điện thoại tuột ra khỏi túi rơi xuống nền nhà thì bị giám thị bắt gặp và đình chỉ thi”.
Trong khi đó, trên các mạng xã hội cũng lan truyền một số hình ảnh được cho là thí sinh khóc tức tưởi sau khi bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng thi.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/07/02/12/20150702095506-z1.jpg)
|
Bức ảnh được cho là chụp tại điểm thi Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng |
Trước thông tin về việc vẫn có những thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động vào phòng thi, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho rằng trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về thí sinh.
Ông Trinh bình luận: “Quả thật, đây là một điều rất đáng tiếc. Chúng tôi đã tiến hành truyền thông rất nhiều, các giám thị đã phổ biến rất kỹ lưỡng, nhưng rồi thí sinh vẫn mắc lỗi.
Những thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi có thể do quên, do lơ đễnh…, nhưng dù với lý do nào, những thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi đều bị xử lý nghiêm.
Vì tình thương với các em, tôi đề nghị các cán bộ coi thi tiếp tục nhắc nhở kỹ càng vấn đề này trước khi thí sinh vào phòng thi. Tới trước giờ bóc đề thi, cán bộ coi thi tiếp tục nhắc thêm lần nữa và cho phép các em được nộp lại điện thoại di động và các vật dụng trái phép khác nếu lỡ mang vào. Nếu làm kỹ như vậy, tôi hy vọng không còn xảy ra trường hợp bị đình chỉ đáng tiếc nào nữa.
Nhưng phải nói rằng, thí sinh chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng về vấn đề này”.
Kết thúc môn thi Ngữ văn sáng nay, tại cụm thi số 30 (Đắk Lắk) có 20.905/21.096 thí sinh đến dự thi. Trong đó, 191 thí sinh bỏ thi và có 1 thí sinh bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế mang điện thoại vào phòng thi. Tại cụm thi do Sở GD-ĐT Đắk Lắk chủ trì 6.122/6.220 thí sinh đăng ký dự thi, vắng 98 thí sinh. Không có thí sinh và giám thị vi phạm quy chế, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn. Trùng Dương" alt=""/>Thêm nhiều 'cái chết' trong phòng thi
- Tin HOT Nhà Cái
-
|