Thực tế, không phải tới lúc này CLB TPHCM và HLV Chung Hae Seong mới phải đối mặt với câu chuyện nhân sự, mà điều đó đã diễn ra kể từ đầu mùa giải 2020. Có điều bây giờ vấn đề nhân sự mới thực sự căng.
Ngạc nhiên ở chỗ, đội bóng của Công Phượng không gặp vấn đề về sự thiếu hụt mà rơi vào chuyện... khủng hoảng thừa. Điều này khiến HLV Chung Hae Seong luôn rơi vào tình thế khó khăn mỗi khi lên phương án cho các trận đấu.
CLB TPHCM vẫn loay hoay với bài toán nhân sự |
Cụ thể hơn, AFC Cup bị hoãn vì dịch COVID-19 khiến CLB TPHCM phải nhận quả đắng bằng việc mua lố số lượng ngoại binh cần thiết cho cả hai giải đấu.
Theo quy định, nếu đội bóng nào tham dự các giải châu lục sẽ được đăng ký 4 cầu thủ ngoại trong danh sách, nhưng V-League thì chỉ sử dụng 3.
Thế nên, việc Jose Ortiz và Ariel Rodriguez gia nhập ở giai đoạn bổ sung không cách nào khác buộc ông Chung phải gạt một trong số các chân sút này và nhường những suất còn lại cho Seo Yong Duk, Diakite ở hàng thủ.
Không chỉ phí phạm, khó khăn sử dụng một suất ngoại binh cho hàng công, ngay cả nội binh CLB TPHCM cũng tính toán sai bằng việc mua 3 cầu thủ từ Khánh Hoà về trong khi danh sách đã có 28 người (theo điều lệ đăng ký tối đa 30).
Vì tính toán có phần dành cho... tương lai này, nên trong số 3 tân binh được coi rất chất lượng ấy ông Chung cũng đành phải gạt Trùm Tỉnh ra khỏi đăng ký danh sách đầy đáng tiếc.
Loay hoay với sự dư thừa ấy, chưa kể dường như ở đây cũng có chuyện “quân anh, quân tôi” khiến CLB TPHCM không dễ bứt lên như kỳ vọng sau giai đoạn 1.
Hay do Công Phượng... đen?
Trừ thời gian đầu quân cho Mito Hollyhock, Incheon Utd, Sint-Truiden, tính đến lúc này Công Phượng cũng đã có 4 mùa “chiến” ở V-League.
Nhưng ở 3 mùa giải trước, chân sút người xứ Nghệ không thể có bất cứ danh hiệu tập thể nào khi HAGL khá non cũng như chỉ đá V-League cho vui, như lời bầu Đức từng tuyên bố.
khiến nỗ lực của Công Phượng có khi... vứt đi |
Tuy nhiên, thời điểm chuyển đến CLB TPHCM dưới dạng cho mượn hồi đầu mùa, lần đầu tiên, chân sút người xứ Nghệ “sáng bừng” cơ hội tìm kiếm được một danh hiệu V-League, sau nhiều năm vật vã trụ hạng cùng HAGL.
Hi vọng này là có cơ sở, bởi với thành tích Á quân cùng sự đầu tư mạnh mẽ của CLB TPHCM, đội bóng mới của Công Phượng rất xứng đáng được kỳ vọng, Chưa nói chân sút trưởng thành từ lò HAGL cũng có phong độ rất cao trong giai đoạn vừa qua.
Nhưng, với những gì đang diễn ra ở CLB TPHCM, hi vọng tìm được một danh hiệu, tấm huy chương nào đó tại V-League đối với Công Phượng dường như xa dần, bất chấp giai đoạn 2 vẫn chưa diễn ra.
Người ta có cảm giác Công Phượng đang khá cô đơn trên hàng công của CLB TPHCM khi thiếu đối tác ăn ý thực sự để làm chuyện lớn.
Tất nhiên, mọi chuyện sẽ khác nếu đội bóng của Công Phượng tìm được tiếng nói chung về tham vọng, nhưng có lẽ chẳng dễ cho chân sút người xứ Nghệ. Vậy nên, có thể một lần nữa Công Phượng lại xa với một danh hiệu ở V-League.
Xuân Mơ
" alt=""/>CLB TPHCM vung tiền quá hóa... dở, hay tại Công Phượng 'đen'- Là con gái của NGND. Thái Thị Liên - người được mệnh danh là “cây đại thụ của ngành Piano cổ điển Việt Nam”, hẳn là từ nhỏ bà đã được sống trong âm nhạc?
Hơn hai tuổi, tôi theo bố mẹ lên sống ở Chiến khu Việt Bắc. Đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ, thiếu thốn nên đến năm 8 tuổi tôi mới lần đầu tiên được thấy cây đàn piano và chính thức theo học đàn tại Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt nam).
Khi đó, mẹ tôi là giáo viên dạy đàn đầu tiên của tôi. Bà là người được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản ở Tiệp Khắc về piano cổ điển. Chính niềm say mê với âm nhạc, sự tận tâm với việc dạy học của bà đã trở thành hình mẫu để tôi noi theo.
- Vậy là một cách rất tự nhiên, bà đã tiếp nối đam mê của mẹ mình?
Đúng vậy, hồi đó, tôi luôn mong ước và tâm niệm sẽ trở thành nhà giáo dạy piano như mẹ tôi.
Năm 1969, tôi được tuyển chọn đi đào tạo ngành âm nhạc tại Kiev - Liên Xô cũ. Sau khi tốt nghiệp, tôi về nước làm việc. Đến năm 1984, tôi trở lại Liên Xô tiếp tục học cao học, làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ tại Nhạc viện Tchaikovsky, Moskva. Tôi may mắn là một trong số những người ở thế hệ đầu được đào tạo bài bản về piano cổ điển tại nước ngoài nên khi về nước, được trường giao nhiệm vụ giảng dạy piano, rồi sau này lên làm quản lý, tôi thấy đó là trách nhiệm và vinh dự của mình.
GS Trần Thu Hà cùng học trò Lưu Hồng Quang - một trong số những nghệ sĩ piano xuất sắc của Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá |
- Khi đã là giám đốc Nhạc viện, lại có thời gian làm Đại biểu Quốc hội, vì sao bà vẫn luôn dành quỹ thời gian eo hẹp cho công việc giảng dạy?
Xuất phát điểm là một nhà giáo, tôi luôn xác định rõ, quản lý chỉ là công việc trong một giai đoạn nhất thời còn dạy học, ươm mầm tài năng âm nhạc mới là đam mê mà suốt cả cuộc đời tôi theo đuổi. Vì thế, dù bận đến đâu, tôi cũng chưa một ngày từ bỏ công việc giảng dạy, trau dồi chuyên môn.
Không ngừng cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc
- Thời gian và sức lực là có hạn, bà có bí quyết gì và lấy đâu ra năng lượng để có thể cùng lúc làm được nhiều việc đến vậy?
Trước đây, giờ hành chính tôi làm công tác quản lý còn dạy chuyên môn sẽ vào đầu giờ sáng từ 7h đến 8h30, sau 5h chiều hoặc những ngày cuối tuần. Buổi tối, tôi dành thời gian tham gia quản lý các chương trình biểu diễn của trường hay nghiên cứu khoa học. Nếu có chương trình tôi tham gia biểu diễn thì sẽ tập đàn sau 12h đêm hoặc buổi trưa.
Lịch thường xuyên kín đặc nhưng lao động trong ngành nghệ thuật ngoài sự vất vả còn có đam mê, niềm yêu thích nên mọi việc cứ thế cuốn mình đi không biết mệt mỏi.
GS. Trần Thu Hà biểu diễn cùng GS Ngô Văn Thành và GS Markus Stocker |
- Thưa bà, bà thường làm thế nào để có thể hỗ trợ tối đa cho học trò của mình?
Có một thầy giáo người Nga đã chia sẻ với tôi: “Không phải cứ chơi đàn hay là dạy đàn giỏi mà cần phải có quá trình.” Giống như người thầy thuốc làm sao xác định được thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân để kê đơn bốc thuốc, lên phác đồ điều trị chuẩn xác.
Nghề dạy nhạc cũng vậy, tôi thường đánh giá những ưu điểm và hạn chế của học trò để từ đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất cho các em. Đó cũng là cái nhạy cảm, kinh nghiệm của người thầy được tôi rèn qua năm tháng.
GS. Trần Thu Hà bên học trò và đồng nghiệp |
- Vậy nhìn lại chặng đường đã qua, điều gì khiến bà cảm thấy hài lòng và còn việc gì khiến bà vẫn mong ước thực hiện?
Là lứa học sinh thời kỳ đầu của Trường Âm nhạc Việt Nam, thời đó ai cũng mơ ước có một ngôi trường khang trang, hiện đại. Cho đến giờ nhìn lại, tôi cũng thấy hạnh phúc khi bản thân đã góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng trường và được làm công việc mà tôi đam mê cả đời là dạy học.
Thời gian tới ngoài việc tiếp tục giảng dạy, tôi còn mong muốn hiệu đính tuyển tập những bản nhạc viết cho piano có giá trị của một số nhạc sỹ Việt Nam. Trước đây do chép tay nên nhiều nốt không còn chính xác như nguyên bản. Tôi may mắn được nhiều nhạc sỹ trao cho bản gốc nhờ chơi nên tới đây sẽ tập trung thực hiện ra mắt tuyển tập này.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thái Trinh(thực hiện)
" alt=""/>GS Trần Thu Hà: suốt cuộc đời chỉ muốn làm một nhà giáo dạy piano6 nguyên tắc phải hiểu thông suốt
Phó Thủ tướng lưu ý, 5 điểm có tính nguyên tắc toàn thế giới, 1 điểm cũng có tính nguyên tắc nhưng cho Việt Nam và một số nước có hoàn cảnh tương tự thì chúng ta phải quán triệt, phải hiểu thông suốt, hiểu rồi thì phải luật hóa và thực hiện trong chỉ đạo điều hành.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam |
Thứ nhất, đại học không chỉ là nơi làm ra tri thức mà còn nơi làm việc, sinh hoạt của trí thức có mặt bằng nhận thức cao hơn xã hội bình thường. Cả thế giới coi đại học là xây dựng mô trình quản trị tiên tiến để từ đó lan tỏa ra cả xã hội, đảm bảo tính dân chủ, tính sáng tạo, khoa học.
Thứ 2, đã tự chủ thì luôn gắn với trách nhiệm giải trình. Mọi hoạt động của cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện theo pháp luật mà còn phải tuân theo quy chế công khai để toàn xã hội giám sát rất chi tiết.
Thứ 3, tự chủ thì không có nghĩa nhà nước không đầu tư tiền nữa. Ở tất cả các nước các trường đại học tự chủ, nhà nước vẫn đầu tư, không chỉ đặt hàng đào tạo hay cấp học bổng mà còn xây dựng cơ sở vật chất.
Thứ 4, tự chủ đại học không có nghĩa là không có quản lý mà quản lý theo pháp luật, không chỉ theo pháp luật giáo dục mà pháp luật nói chung, tất cả các luật.
Thứ 5, tất cả các nước, cả Chính phủ, xã hội, nhà trường thực hiện tự chủ nhưng vẫn phải có cơ chế đảm bảo các đối tượng yếu thế, đặc thù không bị giảm bớt cơ hội tiếp cận giáo dục đại học đặc biệt là giáo dục chất lượng cao. Việc này chúng ta phải làm chú trọng hơn các nước.
Thứ 6, đóng góp vào trường đại học không chỉ là tiền, nhà cửa, máy móc mà còn là trí tuệ, học phí của người dân. Vì thế, lâu dài chủ sở hữu không chỉ là của một cơ quan, tổ chức nào mà là của toàn xã hội.
Chính phủ sẽ công minh và ủng hộ tự chủ đại học
"Có nên bỏ chủ quản không? Thực ra, trong luật pháp nước ta không còn bộ chủ quản. Ví dụ Trường Văn hóa, nghệ thuật của ĐB (ĐB Dương Minh Ánh) thì UBND Hà Nội là cơ quan chủ quản. Nhưng luật pháp hiện nay không còn khái niệm cơ quan chủ quản mà chỉ còn khái niệm cơ quan quản lý và cơ quan chủ sở hữu", Phó Thủ tướng giải thích.
ĐB Dương Minh Ánh (Hà Nội) |
Theo ông Đam, trong quản lý, có quản lý nhà nước và quản lý về mặt khác. Hiện nay, các cơ quan quản lý trực tiếp chủ yếu tiến tới chỉ quản lý cơ bản về công tác cán bộ. Việc này đã có quy định của Đảng.
Hiện nay vẫn còn một số vướng mắc như về kinh tế liên quan tới thu tiền tài trợ, học phí và chi học phí thủ tục cũng còn nhiều vướng mắc. Hay là về cán bộ thì còn chuyện tuổi giữ chức vụ của cán bộ. Nghỉ hưu thì tri thức được kéo dài thêm nhưng tuổi giữ chức vụ theo pháp luật và các quy định của Đảng.
Về quản lý nhà nước, vẫn còn điều kiện mở ngành mới của Bộ Giáo dục Đào tạo, có quy định về tỉ lệ tiến sĩ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, những vướng mắc này dần dần phải điều chỉnh. Trước mắt, có 2 việc quan trọng phải thực hiện tự chủ theo đúng hướng và đúng luật. Đó là, các trường kiện toàn, thành lập Hội đồng trường với cơ quan thực quyền chứ không phải hình thức. Ngoài ra, tất cả các trường đều phải xây dựng quy chế điều hành, tài chính nội bộ rất chi tiết, tỉ mỉ theo quy định pháp luật và công khai cho toàn dân biết và giám sát.
"Đây là quá trình, trong quá trình chuyển đổi, có nhiều điểm mà chúng ta chưa quy định rõ, chưa có tiền lệ thì khi xử lý chúng ta hết sức bình tĩnh, xu hướng là ủng hộ tự chủ", ông Vũ Đức Đam nói.
Đề cập đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Phó Thủ tướng cho rằng, trong phát biểu hôm trước đã rất cụ thể.
"Chính phủ lập 1 đoàn công tác có Bộ Tư pháp vào xem xét, phân tích, báo cáo. Chắc chắn, sau báo cáo này chúng tôi họp lại, có cả Bộ Tư pháp và sau đó sẽ công khai, minh bạch cho toàn dân biết nhưng tinh thần Chính phủ sẽ rất công minh, ủng hộ tự chủ, tạo điều kiện ủng hộ cho trường phát triển", Phó Thủ tướng khẳng định.
ĐB Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) tranh luận về nhận định của ĐB Lê Thanh Vân cho rằng việc xử lý của TLĐ là sai thẩm quyền. Ông Hiểu cho biết trong hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ có Luật Viên chức và nghị định hướng dẫn thi hành luật; các luật chuyên ngành như Luật Giáo dục đại học không có quy định về điều này. Đối với vụ việc ông Lê Vinh Danh, TLĐLĐVN là cơ quan bổ nhiệm lại năm 2014, đến nay Đại học Tôn Đức Thắng chưa thành lập được hội đồng trường theo luật mới. TLĐ không bãi nhiệm, miễn nhiệm mà chỉ thực hiện thi hành kỷ luật theo quy định của pháp luật là ông Lê Vinh Danh bị cách chức. "Việc xử lý vi phạm ở trường Đại học Tôn Đức Thắng, các lãnh đạo Tổng Liên đoàn đã thực hiện công bằng, khác quan, chặt chẽ, thận trọng đánh giá công và tội nhằm phát triển và duy trì sự phát triển mạnh mẽ bền vững của trường trên cơ sở xin ý kiến các cơ quan chức năng" ông Hiểu cho biết. Theo ông Hiểu, những năm qua TLĐLĐVN đã tạo điều kiện tối đa để trường tự chủ nên đã đạt được những kết quả nổi bật, tuy nhiên tự chủ phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật và trách nhiệm giải trình. |
Thu Hằng - Trần Thường
Chiều nay (9/11), kỳ họp Quốc hội thứ 10 tiếp tục nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Hiện, Bộ trưởng Nội vụ trả lời về sắp xếp bộ máy.
" alt=""/>Chính phủ sẽ công minh trong vụ Trường ĐH Tôn Đức Thắng