Mãi đến khi đoàn xe của nhân vật chính rời đi,ệnHướngDẫnSinhTồnDànhChoNữPhụThờiMạtThếlich ngay am cả vùng hoang dã chỉ còn lại có một mình mình ngồi phịch dưới đất, Vân Đào cuối cùng mới nhận rõ hiện thực.
Cô xuyên sách, xuyên vào một quyển truyện mạt thế tên là 《 Ánh rạng đông 》.
Trong sách cô là một nhân vật lót đường thảm hại bò lên giường nam chính thất bại bị đuổi ra khỏi đội.
Mà thời gian cô xuyên tới đúng lúc vừa bị đuổi ra khỏi đội. Cô thậm chí còn chưa kịp nói một câu, đoàn xe đã ném cô rồi đi mất.
Dựa theo tình tiết trong truyện, hai ngày sau cô sẽ vào miệng tang thi.
Vân Đào: Con mẹ nó...
Vân Đào cũng không biết nên mắng ai.
Giờ phút này, Vân Đào không có dị năng, không có vật tư. Ngay cả trên người mặc cũng là váy ngủ tơ lụa hai dây để chuẩn bị bò giường.
Tận thế đã ba năm rồi, mệt cho nguyên chủ còn có thể tìm ra bộ váy ngủ trên dưới đều che không được như này.
Phàn nàn thì phàn nàn, Vân Đào sẽ không ngu ngốc giống nguyên chủ ngồi tại chỗ khóc lóc ỉ ôi mãi cho đến lúc hao phí thể lực cuối cùng, dẫn đến gặp tang thi cũng chạy không nổi.
Cô đi từng bước từng bước theo hướng đoàn xe Hỏa Chủng rời đi. Không phải cô muốn đu bám theo lần nữa, mà là tuyến đường đội nhân vật chính đi là an toàn nhất và dễ gặp được đội xe khác nhất.
Sự thật chứng minh Vân Đào đã đúng. Lúc màn đêm buông xuống, Vân Đào thực sự đã gặp được người.
Đối phương có bốn chiếc xe, đang đậu ở ven đường dựng trại.
Niềm vui sướng dâng lên trong lòng, Vân Đào còn chưa kịp chạy như điên thì một chấm đỏ đã nhắm ngay trước ngực cô.
Vân Đào nhanh chóng dừng bước, hai tay giơ cao hô to, "Đừng nổ súng, là người sống, người một nhà!"
Đối diện không lên tiếng, cũng không di chuyển súng.
Pha “đụng hàng” gần như tương đồng hoàn toàn của diễn viên Diễm My và Á hậu Nguyễn Lê Ngọc Thảo.
Trương Quỳnh Anh - Lona Kiều Loan - Ngọc Trinh
Ngọc Trinh và Á hậu Kiều Loan tiếp tục “đụng độ” khi cùng diện một thiết kế đầm dạ hội cầu kỳ của NTK Lê Thanh Hòa. Chiếc đầm cúp ngực màu hồng với điểm nhấn ở tay áo cũng từng xuất hiện trong bộ ảnh thời trang của ca sĩ Trương Quỳnh Anh.
Kỳ Duyên - Sam:
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và diễn viên Sam “đụng hàng” chiếc đầm body của NTK Lê Thanh Hòa.
Ngọc Trinh - Tiểu Vy:
Mỹ nhân xuất hiện nhiều nhất trong danh sách sao “đụng hàng” đầu năm 2021 là Ngọc Trinh. Không chỉ đọ sắc với Chi Pu và Kiều Loan, Ngọc Trinh một lần nữa diện chiếc đầm giống với hoa hậu Trần Tiểu Vy. Tuy chênh lệch khá nhiều về chiều cao và tuổi tác, nhưng Ngọc Trinh chứng minh cô diện thiết kế này nổi bật không kém nhan sắc tươi trẻ và rực rỡ của hoa hậu Tiểu Vy.
Hương Giang - Midu
Hoa hậu Hương Giang và Midu cùng khoe vẻ đẹp duyên dáng trong chiếc đầm xếp tầng của NTK Nguyễn Minh Công. Không chỉ "đụng hàng" váy áo, Hương Giang còn vô tình chọn đôi sandal cao gót mà Bích Phương từng tạo trend một thời gian dài.
Minh Triệu - Lona Kiều Loan:
Á hậu Kiều Loan cũng “chạm chán” không ít lần với các mỹ nhân Vbiz trong năm 2021. Trong một bộ ảnh thời trang trước thềm năm 2021, Lona Kiều Loan đã chọn chiếc đầm vàng giống hệt của người mẫu Minh Triệu đã từng diện trong một sự kiện trước đó. Đây tiếp tục là một sản phẩm của NTK Lê Thanh Hòa.
Mai Hương
Thời trang nóng bỏng của Quỳnh Nga 'cá sấu chúa'
Danh hiệu "cá sấu chúa" dường như không còn phù hợp với Quỳnh Nga khi cô quay trở lại với diện mạo ngày càng đẹp và vóc dáng ngày càng thu hút khán giả.
" alt="Ngọc Trinh, Chi Pu, Kiều Loan và dàn sao Việt 'đụng hàng' đầu năm 2021" />
Tháng 6/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 44/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29, trong đó nêu rõ “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập”.
Tháng 7/2014, Bộ GD-ĐT công bố quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch hành động triển khai chương trình trên, nêu rằng sẽ “Thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia để triển khai việc đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học; tiến tới tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh cao đẳng, đại học”.
Tháng 2/2015, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức thi THPT quốc gia, thay thế cho các quy chế thi tốt nghiệp phổ thông trước đó, nêu rõ (điều 2): thi THPT quốc gia nhằm 3 mục đích:
(1) Lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT; (2) Cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; (3) Cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.
Từ năm 2015, cuộc thi THPT quốc gia - một kỳ thi đa mục tiêu "3 trong 1" - bắt đầu được thực hiện, thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học "2 chung" trước đó.
Cụm thi: 4 năm thay đổi 3 lần
Khái niệm “cụm thi” – là nơi sẽ tổ chức trông thi, chấm thi cho thí sinh trong 4 năm 2015-2018 được thay đổi 3 lần.
Năm 2015: Mỗi cụm thi đại học (thí sinh dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển sinh ĐH, CĐ) phục vụ cho việc thi cử của ít nhất 2 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và do các trường đại học chủ trì, còn các cụm thi tốt nghiệp (chỉ để xét tốt nghiệp) thì thi trong cụm do Sở GD-ĐT chủ trì. Trong năm 2015, có tất cả 38 cụm thi đại học và 65 cụm thi tốt nghiệp. Nhiều thí sinh từ tỉnh này phải sang tỉnh khác để thi.
Năm 2016, sửa đổi đáng lưu ý là quy định mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức cụm thi đại học do trường đại học chủ trì, và cụm thi tốt nghiệp do sở GDĐT chủ trì. Năm 2016 có tất cả 70 cụm thi đại học và 50 cụm thi tốt nghiệp.
Nâng điểm thi ở Sơn La
Năm 2017, thông tư mới về thi THPT quốc gia thay thế cho quy định của năm 2015. Một thay đổi lớn về thi THPT quốc gia trong thông tư 04/2017 là quy định “mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do-sở-GDĐT-chủ-trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh”. Các trường đại học tham gia với vai trò phối hợp, không còn vai trò chủ trì như các năm 2015, 2016 nữa.
Năm 2018 các cụm thi được tổ chức giống như 2017.
Sai sót "chết người" ở đây là mặc dù đã quyết định thi THPT quốc gia là kỳ thi đa mục tiêu vừa để xét tốt nghiệp vừa để làm căn cứ tuyển sinh đại học, mặc dù đã quyết định tổ chức thi tại địa phương để giảm nhẹ tốn kém đi lại của thí sinh, nhưng lại giao cho địa phương chủ trì.
Mâu thuẫn lợi ích giữa các địa phương (muốn con em quê hương mình vào được các trường đại học tốt) và các trường đại học (tuyển được đầu vào có chất lượng tốt) làm cho tiêu cực có đất để nở hoa kết trái (mầm thì đã thể hiện qua phong trào "2 không" năm 2007 khi xiết chặt thi cử và tỷ lệ thi tốt nghiệp ngay lập tức giảm mạnh).
Được giao cho chủ trì, và vì lợi ích cục bộ, tiêu cực tại địa phương đã nảy sinh và không phải chỉ một nơi. Quy định giao cho địa phương chủ trì đã để "lửa gần rơm" từ 2016, và 2018 thì bén. Mà có khi bén ngay từ 2017...
Gỡ dây: 5 nút thắt
Gỡ 1: Trung tâm Khảo thí
Nghị quyết 44/2014/NQ-CP của Chính phủ đã nêu rõ cần "thành lập các Trung tâm Khảo thí độc lập" (mục II.4.a). Kế hoạch hành động được ban hành theo Quyết định 2653/2014/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT cũng nêu cần "thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia" (mục II.4.c). Trong QĐ 2653 cũng chỉ rõ cần xây dựng và thực hiện "Đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng" và "Đề án đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo".
Đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2018-2020 đã được ban hành theo quyết định 1475/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/2018 (và đã được Bộ GDĐT thu hồi sau đó 1 tháng) cũng không nhắc đến việc thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập, mà chỉ nhắc đến việc xây dựng 25 trung tâm thi vệ tinh để từ 2021 thí sinh thi trên máy tính.
5 năm đã trôi qua và việc thành lập các Trung tâm Khảo thí chưa được thực hiện, còn Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục cũng đã được đổi tên, bỏ đi chữ Khảo thí và Kiểm định, với tên mới là Cục Quản lý Chất lượng. Kiểm định được giao cho các trung tâm kiểm định đã được thành lập, còn Khảo thí giao về đâu?
Nếu như có các trung tâm khảo thí đủ mạnh, tổ chức các kỳ thi độc lập đánh giá năng lực kiểu như "SAT Vietnam" - để cho các trường đại học cao đẳng dựa vào đó để tuyển sinh, thì kỳ thi chung (3 trong 1) không còn cần thiết. Mỗi năm có cả triệu thí sinh Việt Nam học xong phổ thông, cứ tính là 50% có nhu cầu vào đại học cao đẳng, mỗi thí sinh thi 3-4 môn, thi 1-2 lần - cứ tính là thi tất cả là 5 lần đi - sẽ là 2.5 triệu lượt thi/năm. Nếu thu 2 USD/lượt thì (khoảng 50 ngàn đồng/lượt), thì mỗi năm SAT Vietnam có doanh thu 5 triệu USD. Đủ lớn để PPP (BOT) nếu nhà nước muốn nắm, hoặc tốt hơn là thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập với nhà nước. Việc này cần phải được làm ngay...
Gỡ 2: Thi THPT
Việc thay đổi nền giáo dục "vị-thi-cử" sang giáo dục "vị-giáo-dục" không thể ngày một ngày hai, khi nhiều thầy cô thấy hẫng hụt khi bỏ thi THPT - mất đi động cơ quan trọng của việc dạy của thầy cô và việc học của học sinh hiện nay.
Việc thi THPT còn nhằm một mục tiêu rất quan trọng là cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở các địa phương.
Chẳng hạn nếu chỉ dựa vào kết quả thi THPT quốc gia thì tỷ lệ tốt nghiệp của Sơn La, Hà Giang mấy năm qua không quá 20% - và cần phải có động thái của địa phương và của trung ương để hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại các địa phương này.
Cho nên nói thẳng luôn: khi không thi thì mất động lực dạy và học, khi bệnh thành tích tại địa phương vẫn còn, khi chất lượng giáo dục phổ thông các địa phương còn quá khác biệt, nhiều địa phương là vùng trũng giáo dục - thì vẫn phải có một kỳ thi tốt nghiệp mang tính quốc gia.
Gỡ 3: Giải quyết xung đột lợi ích
Khi vẫn còn những trường đại học (mà là nhiều trường Top) sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đại học, khi tỷ lệ tốt nghiệp gần 98% - tức tốt nghiệp THPT không quá khó, thì với thí sinh và phụ huynh, với địa phương, kỳ thi THPT quốc gia mang tầm quan trọng của một kỳ thi đại học.
Để tránh xung đột lợi ích, không thể để cho địa phương chủ trì việc chấm thi. Trông thi vẫn nên tổ chức tại địa phương để thuận lợi cho thí sinh, và với việc thi trắc nghiệm, trong phòng thi mỗi thí sinh một đề, có thêm cán bộ trông thi từ các trường đại học, lắp camera trong phòng thi... thì tạm yên tâm về khâu trông thi.
Việc chấm thi cần do Bộ GD-ĐT chủ trì, tổ chức chấm thi tập trung dựa trên dữ liệu bài thi được quét chuyển về Bộ ngay khi thi xong. Kỳ thi năm 2019 sắp tời mới chỉ tăng cường vai trò tổ chức của các trường đại học, còn vẫn chấm thi tại địa phương - nút thắt này chưa được gỡ.
Gỡ 4: Giảm nhẹ
Dù sao thì tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm vẫn trên 95%. Với Luật Giáo dục hiện nay, vẫn có thể áp dụng cơ chế đặc cách công nhận tốt nghiệp cho một tỷ lệ thí sinh nhất định, chỉ tổ chức thi cho số thí sinh còn lại.
Nếu chỉ để xét tốt nghiệp thì có thể đặc cách miễn thi rất nhiều, nhưng để có số liệu làm cơ sở đánh giá chất lượng giáo dục tại địa phương thì số thí sinh dự thi phải đủ lớn.
Đề nghị là cho các địa phương xét đặc cách xét tốt nghiệp cho 30% thí sinh khá giỏi tính từ trên xuống tại địa phương mình, còn 70% vẫn thi THPT quốc gia. Như vậy vẫn còn động cơ dạy và học, giảm bớt đi được 30% số thí sinh thi cử - tức khoảng 300 ngàn thí sinh 1 năm, và vẫn đủ số liệu để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông tại các địa phương.
Gỡ 5: Tự chủ tuyển sinh đại học
Mục 4 mà gỡ xong thì buộc các trường đại học phải tăng cường tự chủ tuyển sinh, vì 30% số thí sinh khá giỏi không có điểm thi THPT Quốc gia.
Đây là một cú hích tăng tính vận động của các trường đại học ngay cả khi chưa có Trung tâm Khảo thí SAT Vietnam.
Giống bố mẹ muốn con cái tự chủ, thì một trong những việc đầu tiên là không nấu cơm cho chúng sẵn có mà ăn nữa...
Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT)
Giữ kỳ thi THPT nhưng không quy định quy mô tổ chức
Đó là một trong những nội dung được đề cập trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
" alt="Sau gian lận thi cử THPT quốc gia, 5 nút thắt cần phải gỡ ngay" />