Buổi chiều nắng rát,ợliệtchânxincứuchồngthủngruộtnonnguykịgiao hữu trong phòng bệnh Khoa Ngoại Tiêu hóa của Bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều thân nhân bệnh nhân thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn về phía người phụ nữ đang ngồi xe lăn chăm chồng nằm trên giường. Chị là Nguyễn Thị Chi, sinh năm 1987, trú ấp Thạnh Phú, xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Chồng của chị Chi, anh Trần Văn Nghịch nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cách đây 2 ngày, do bị hoại tử dẫn đến thủng đoạn cuối ruột non, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc. Sau khi được phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột, anh được chuyển sang Khoa Ngoại Tiêu hóa điều trị hồi sức. Thế nhưng khó khăn nhất với gia đình anh chị hiện tại là khoản viện phí hơn 20 triệu đồng trước mắt, chưa kể tiền để chăm sóc, tiền cho ca mổ nối ruột non khoảng 2 tháng tới.
Chị Nguyễn Thị Chi khá bất tiện khi phải ngồi xe lăn đi chăm chồng nằm viện. |
Người vợ tật nguyền chới với khi chồng mắc bệnh nặng |
Nhìn chồng mình gầy gò, yếu ớt nằm trên giường bệnh, chị Chi không khỏi xót xa cho anh, cho 2 đứa con nhỏ dại và cho cả chính mình.
Số phận của chị vốn kém may mắn. Ngày nhỏ, sau một trận sốt cao, chị bị teo cả 2 chân. Suốt cả tuổi thơ và thời con gái, chị luôn tủi hổ vì lúc nào cũng phải gắn liền với chiếc nạng hoặc xe lăn.
Trong suy nghĩ của chị, cuộc đời này sẽ luôn phải cô độc bởi sự kém may mắn của mình. Vì thế chị đã rất ngỡ ngàng và có phần xa lánh, khi người đàn ông tên Trần Văn Nghịch cố ý tiếp cận. Về sau, thấy anh thực lòng thương mình, chị đồng ý nên duyên vợ chồng.
Ngày đón cặp con trai sinh đôi cách đây 10 năm, cùng với cảm xúc vỡ òa hạnh phúc vì các con khỏe mạnh, nỗi lo cũng nhen nhóm trong lòng của 2 vợ chồng. Thương vợ con, anh Nghịch cố gắng làm ngày làm đêm để kiếm tiền. Ngày đi cạo mủ cao su, tối ai mướn gì làm nấy. Nội ngoại 2 bên đều thương xót, quan tâm, nhưng nhà ai cũng nghèo, nên gần như 2 vợ chồng vẫn phải tự lực cánh sinh.
“Em cầu mong chồng em khỏe lại để về với 2 con. Để chúng bơ vơ ở nhà, em thật không yên tâm”. |
Khi 2 đứa trẻ được 5 tuổi cũng là lúc sức khỏe của người đàn ông trụ cột đã suy kiệt. Anh Nghịch mắc nhiều bệnh như thiếu máu não, thiếu máu tim, hở van tim, hẹp van tim, huyết áp... Sau đó khoảng 1 năm, anh tiếp tục bị nhồi máu não, yếu nửa người bên phải, gần như không vận động được. Mọi việc lại phải dựa vào người vợ tật nguyền yếu ớt.
Chồng bệnh, 2 con còn nhỏ, chị Chi đành phải gượng dậy làm trụ cột kinh tế. Ngày ngày ngồi xe lăn đi bán vé số để kiếm tiền chăm chồng và nuôi 2 con ăn học. Khoản trợ cấp người khuyết tật hàng tháng của 2 vợ chồng chị là 810 nghìn đồng chỉ đủ để mua thuốc, còn mọi chi tiêu ăn uống phụ thuộc vào tiền bán vé số của chị.
“Em đi lại bằng xe lăn nên chậm chạp, bán được ít. Những buổi không đi học ở trường, 2 đứa nhỏ lại đi phụ bán thêm cùng em. Ba mẹ con hay bán ở khu vực chợ Đồng Ba hoặc chợ Tân Châu. Hôm nào nhiều thì được gần 200 nghìn, còn không thì chỉ khoảng 100 nghìn, thậm chí ít hơn. Vì ngày càng có nhiều người bán nên khó”, chị Chi Tâm sự.
Chị Chi nắm chặt bàn tay gầy gò của chồng, động viên anh nghỉ ngơi cho chóng khỏe. |
Thương cho hoàn cảnh của gia đình, người dân vùng và các thầy cô trong trường tụi nhỏ đều giúp đỡ để 2 bé được tiếp tục đi học. Nhưng vì mỗi ngày vừa đi học về, các con đã lại phải đi bán vé số, không có thời gian ôn bài, học lực vì thế cũng không tốt.
"Nhiều hôm cứ đến lúc ăn cơm tối là các con đã buồn ngủ gục, chẳng có sức mà học bài, vợ chồng em thương con lắm, nhưng vì cả 2 vợ chồng đều tật nguyền nên đành phải chịu. Một mình em đi bán vé số nhiều khi không đủ chi tiêu, các bé nhanh nhẹn hơn, may ra bán thêm chút đỉnh”, chị xót xa.
Giờ đây anh Nghịch bị bệnh nặng, tiền viện phí đã âm mà sắp tới còn phải tiếp tục điều trị. Bác sĩ dự kiến, anh sẽ tiếp tục điều trị hồi sức bằng thuốc kháng sinh và dinh dưỡng ít nhất 5 -7 ngày. Nếu tạm ổn, anh được chuyển về bệnh viện tuyến dưới để duy trì. Khi sức khỏe tốt hơn, hết nhiễm độc, nhiễm trùng, anh Nghịch còn trải qua một đợt phẫu thuật nối ruột.
Trên chiếc xe lăn, người phụ nữ tật nguyền bất lực nắm chặt bàn tay chồng. Chị không biết phải xoay sở ra sao mới có tiền chữa bệnh cho anh, để 2 đứa con có bàn tay chăm sóc của người cha và không còn phải đi bán vé số nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (02838552486) để đóng tạm ứng viện phí cho anh Trần Văn Nghịch; hoặc liên hệ trực tiếp chị Nguyễn Thị Chi; Địa chỉ: ấp Thạnh Phú, xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; Điện thoại: 0356838408. |
Bi kịch của người đàn ông có con ung thư, gia súc bị lũ cuốn sạch
Một mình ôm con tới bệnh viện điều trị, trong người không có nổi vài trăm ngàn đồng, anh Hạnh rơi vào bế tắc khi hay tin trận lụt đã cuốn sạch tài sản, cũng là hy vọng chữa bệnh của cha con anh.