APRSAF 28 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 15 - 18/11/2022. Sự kiện có sự tham gia của đại biểu đến từ 35 quốc gia. Bao gồm hơn 350 đại biểu của các cơ quan vũ trụ, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu.
Theo GS.VS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự tham gia của các tập đoàn tư nhân, các công ty khởi nghiệp đã khiến ngành công nghệ vũ trụ hiện diện sâu hơn trong đời sống.
Không khó để nhận thấy hiệu quả của công nghệ vệ tinh viễn thông trong kết nối siêu tốc, truyền thông cho vùng sâu vùng xa. Việc định vị toàn cầu và quan sát Trái Đất bằng vệ tinh cũng mang tới những ứng dụng trong dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ đa dạng sinh học, và quản lý các hoạt động nông nghiệp, đảm bảo quốc phòng an ninh,...
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và xã hội Liên hiệp quốc năm 2020 đã chỉ ra rằng, khoa học, công nghệ và dữ liệu không gian có những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp nhất định trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở các quốc gia trên thế giới.
Châu Á – Thái Bình Dương chiếm diện tích rộng lớn, nơi tạo ra khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 2/3 tăng trưởng toàn cầu. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới và là nơi quy tụ của nhiều nền kinh tế lớn với nền tảng công nghệ tiên tiến. Trên cơ sở này, nhiều quốc gia trong khu vực đã ứng dụng hiệu quả công nghệ vũ trụ thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được sự tăng trưởng lớn mạnh.
Chia sẻ tại Diễn đàn, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc VNSC cho biết, để thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ, Việt Nam cũng chào đón sự tham gia của một số công ty tư nhân đến từ Nhật Bản, Việt Nam, Anh, Pháp và Đài Loan - Trung Quốc tại APRSAF.
Diễn đàn các cơ quan vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28 sẽ bao gồm 5 nhóm làm việc về ứng dụng vệ tinh vì lợi ích xã hội, nâng cao năng lực vũ trụ, giáo dục không gian, biên giới không gian và hội thảo về công nghiệp vũ trụ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hàng trăm chuyên gia vũ trụ top đầu châu Á tới Việt NamNhạc sĩ Hà Phương (Ảnh: Chụp màn hình)
Nhạc sĩ Hà Phương tên thật là Dương Văn Lắm, sinh năm 1938 tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Ông được biết đến là tác giả của nhiều ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca Nam bộ và được xem là nhạc sĩ gạo cội của dòng nhạc bolero ở Việt Nam.
Ngoài Bông điên điển, Em về miệt thứ... nhạc sĩ Hà Phương còn nổi tiếng với bộ 3 ca khúc viết về mưa là Mưa đêm tỉnh nhỏ, Mưa qua phố vắng và Mùa mưa đi qua. Cũng từ đây mà Hà Phương còn được gọi là "ông hoàng mưa".
Nhiều khán giả cho rằng, một số ca khúc của Hà Phương đã góp phần làm thăng hoa giọng hát các ca sĩ tên tuổi như: Chế Linh, Hương Lan, Trường Vũ, Cẩm Ly, Phi Nhung…
Năm 2019, nhạc sĩ Hà Phương từng bị tai biến, phải nhập viện, từ đó sức khỏe yếu đi. Ông cũng đã ngừng sáng tác nhạc. Dù vậy, thỉnh thoảng nhạc sĩ vẫn cố gắng tham gia các chương trình về âm nhạc, để chia sẻ và góp ý cho các thí sinh.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Nhạc sĩ 'Mưa đêm tỉnh nhỏ' bị tai nạn ở tuổi 84, vào viện cấp cứuKhông bất thường
Lý giải cho vấn đề này, ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết, có hai lý do lớn khiến ĐH Việt Nam không lọt tốp 350 trường ĐH châu Á theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education.
![]() |
Top 10 trường đại học hàng đầu châu Á theo xếp hạng của THE |
“Thứ nhất, do tiêu chí xếp hạng của Times Higher Education đưa ra có tính chất quốc tế cao, trong đó tiêu chí hàng đầu là nghiên cứu khoa học phải được đăng ở những tạp chí hàng đầu thế giới.
Đối với Việt Nam, nếu có một bài báo đăng tải trong những tập chí lớn là một "sự kiện" bởi thông thường những nghiên cứu của Việt Nam ít, chỉ đăng trên những tạp chí trung bình. Mặt khác, tiêu chí về nguồn lực xã hội như chuyển giao khoa học công nghệ, tạo nguồn lực cho trường đại học của Việt Nam không có nhiều. Đa số các trường đại học trong nước chỉ thu học phí từ xã hội, và công trình đóng góp cho xã hội của trường đại học cũng ít nên nếu xếp điểm sẽ thấp.
Thứ hai, các nước trong khu vực đầu tư rất nhiều cho đại học nên tốc độ phát triển giáo dục của họ tăng rất nhanh so với tốc độ của Việt Nam. Hệ thống ĐH Viêt Nam tuy đã có tiến bộ, nhưng tốc độ tăng trưởng khoa học và nguồn thu rất thấp. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực có kinh tế phát triển, cùng với chính sách đầu tư cho đại học và sự đóng góp của xã hội đã vươn lên mạnh mẽ đẩy khoảng cách với Việt Nam ngày càng tăng".
Theo ông Nghĩa, hiện nay việc công bố khoa học ở một số trường ở Việt Nam dù tương đối nhiều so với trước đây và đang có những dấu hiệu tiếp tục phát triển, nhưng dàn trải và không tập trung vào những công trình lớn. Do vậy, nếu "muốn kiếm một vị trí cho lần sau" thì phải thay đổi ngay từ bây giờ.
“100 bài trung bình không bằng 2-3 bài đăng ở những tạp chí lớn. Việc này đòi hỏi các trường phải tập trung nguồn lực, lập ra nhóm nghiên cứu mạnh, tập trung có trọng điểm, lựa chọn những cá nhân có tiềm năng lớn. Tức là đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi nhận thức, đầu tư để có những công trình tầm cỡ thế giới hơn chứ không chạy theo số lượng”- ông Nghĩa nhấn mạnh.
Ông Nghĩa cũng cảnh báo, không có trường ĐH nào của Việt Nam lọt tốp 350 ĐH châu Á không phải nghiêm trọng nhưng thấy rõ nguy cơ mà các trường trong nước sẽ phải đối diện. “Đó là coi chừng không tiến nhanh với các nước khác và bị lạc hậu”.
Còn ông Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho rằng việc ĐH Việt Nam vắng bóng trong tốp 350 trường ĐH châu Á theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education là "không bất thường" bởi tùy theo chuẩn của từng tổ chức xếp hạng mà có thể được, có thể không.
“Hiện nay có nhiều tổ chức xếp hạng đại học, mỗi tổ chức lại đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu xếp hạng theo Times Highter Education Việt Nam có thể không có trường nào, nhưng theo các tổ chức khác như Quacquarelli Symonds (QS), Việt Nam vẫn có những trường lọt tốp 200”- ông Nghĩa cho biết.
Ông Lê Văn Út, Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì cho rằng cần phải xem các trường đại học Việt Nam có nộp hồ sơ cho THE hay không, bởi THE không xếp hạng tự động để chắt lọc những trường đại học hàng đầu thế giới.
"Theo tôi biết THE cũng mang tính chất thương mại nên chưa thể khẳng định được việc không lọt tốp là trường Việt Nam kém. Với một tổ chức thương mại phía sau thì rất khó cho những trường mới. Hơn nữa, nếu THE là hệ thống tự động xếp hạng thì rất đáng lo nhưng việc xếp hạng này dựa vào việc nộp hồ sơ. Các xếp hạng của THE cũng rất nặng về khảo sát”- ông Út cho biết.
Nhưng ông cũng cho rằng tổ chức này cũng có tiếng nhất định, việc xếp hạng có ảnh hưởng, do vậy không có trường nào lọt tốp cũng rất “ngậm ngùi”.
Một nhà nghiên cứu nhìn nhận, “xếp hạng đại học cũng chỉ một trong các công cụ của việc đảm bảo chất lượng” và “là cuộc chơi của các đại học nhà giàu” thì đúng hơn.
Quan điểm của ông Nguyễn Đức Nghĩa là “quan trọng là chất lượng như thế nào. Bởi tuy rằng, xếp hạng là kết quả của chất lượng nhưng không nên chạy theo xếp hạng mà hãy để chất lượng tốt đã".
Ông Nguyễn Hội Nghĩa lưu ý, Việt Nam đang ưu tiên hàng đầu cho đào tạo nhân lực cao nên không quá lo lắng về xếp hạng này.
“Mỗi nước sẽ có mục tiêu riêng trong từng giai đoạn. Mục tiêu của chúng ta là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Đại học đầu tiên là phải đào tạo có chất lượng. Nghiên cứu khoa học cũng phải chú trọng nhưng cần sự chung tay của các Viện nghiên cứu như Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam hay các viện chuyên ngành khác".
Lê Huyền
ĐH Quốc gia Singapore là trường đại học hàng đầu châu Á năm thứ 3 liên tiếp – theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education (THE).
" alt=""/>Việt Nam vắng tốp 350 ĐH châu Á: Thoáng chút ngậm ngùi