您现在的位置是:Thời sự >>正文
Đặc sản kỳ dị được ví như 'mì chính nhà giàu', giá ngang chỉ vàng ở Quảng Ninh
Thời sự9935人已围观
简介Quảng Ninh không chỉ được biết đến là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhì khu vự...
Quảng Ninh không chỉ được biết đến là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhì khu vực miền Bắc với vịnh Hạ Long,ĐặcsảnkỳdịđượcvínhưmìchínhnhàgiàugiángangchỉvàngởQuảgiá vàng chiều nay đảo Cô Tô,… tuyệt đẹp mà còn thu hút đông đảo du khách ghé thăm mỗi năm nhờ nền ẩm thực phong phú, có nhiều đặc sản độc lạ, thơm ngon. Một trong số đó không thể không kể đến sá sùng – một loài hải sản đắt đỏ, mang giá trị dinh dưỡng cao.
Sá sùng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, tùy vùng miền như trùn biển (giun biển), sâm đất, đồn đột, địa sâm, giun biển. Tuy có vẻ ngoài kỳ dị nhưng sá sùng lại là đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ninh, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được giới sành ăn nhiệt tình săn đón.
Bề ngoài sá sùng có màu nâu đỏ, thoạt nhìn rất giống trùn đất nhưng kích thước lớn hơn và trên thân có nhiều sợi vân nhỏ li ti, bên trong ruột chứa toàn cát.
Loại sinh vật này thường ẩn náu dưới các khe cát, hang đá ở các vùng biển, có khi ở đáy biển sâu đến 30m. Bởi vậy, để săn bắt chúng, ngư dân địa phương thường canh lúc sáng sớm, khi thủy triều vừa rút.
“Sá sùng chỉ có thể thu hoạch khi mực nước biển xuống thấp, vào khoảng tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Để thu hoạch được sản vật này, người dân địa phương phải đi khi thủy triều rút bớt, thường là sáng sớm. Thậm chí, phải là những người có kinh nghiệm, dùng dụng cụ chuyên dụng mới bắt được sá sùng”, chị Đoan Trang – một người dân sống ở huyện Vân Đồn cho hay.
Sá sùng có hai loại là sá sùng tươi và sá sùng khô. Nếu sá sùng tươi có độ mềm, dai giòn, thường được chế biến thành các món ngon như xào su hào, nấu canh, nấu cháo,… thì sá sùng khô lại hấp dẫn bởi độ giòn rụm, có thể bảo quản và sử dụng trong thời gian dài.
Đặc biệt, sá sùng khô khi đem nướng có mùi thơm rất hấp dẫn, trở thành món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu và được nhiều người sành ăn nhận xét là ngon hơn cả mực nướng.
“Sá sùng tươi là loại ngon nhất, được nhiều người sành ăn lựa chọn. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm, biết cách chọn sá sùng ngon. Để chọn sá sùng tươi ngon, đạt chất lượng, cần lựa những con dậy mùi tanh của biển, thân dày, tròn và sạch cát”, chị Thu Phương, một người dân sống ở huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh chia sẻ.
Tuy sá sùng tươi được nhiều người yêu thích nhưng sá sùng khô lại dễ bảo quản và bảo quản được lâu, có thể vận chuyển tới nhiều tỉnh thành xa, phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc sản của thực khách (Ảnh: Sá sùng QN, Vườn xanh của Hạ)
Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng sá sùng lại có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đến 18 loại axit amin và 17 loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, đặc sản này tốt cho sức khỏe nam giới, người bị hen suyễn, trẻ em bị còi xương,...
Mỗi cân sá sùng tươi có giá thành khoảng 300.000 – 400.000 đồng. Tuy nhiên, sá sùng khô lại có giá cao hơn nhiều lần, dao động từ 4-7 triệu đồng/kg (tùy loại).
“Trung bình cứ khoảng 10-12kg sá sùng tươi mới có thể thu được 1kg sá sùng khô. Sá sùng tươi sau khi khai thác về phải được rửa sạch cát, trụng qua nước sôi rồi sấy bằng bếp than cho nhanh khô mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
Mỗi mẻ sấy như vậy tốn khoảng 2 tiếng đồng hồ. Cả quy trình từ lúc sơ chế đến khi ra thành phẩm đòi hỏi sự kỳ công nên sá sùng khô có giá đắt đỏ cũng là điều dễ hiểu”, chị Phương nói thêm.
Sá sùng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nên được giới sành ăn Việt nhiệt tình tìm mua (Ảnh: Phạm Ngọc Đông, Thu Mai)
Tuy được bán với giá thành cao nhưng sá sùng vẫn là đặc sản được nhiều thực khách săn đón, chấp nhận chi cả chỉ vàng để tìm mua.
Chị Ngô Thủy – chủ một nhà hàng tại TP. Hạ Long cho biết, sá sùng khô là nguyên liệu đắt đỏ song có vị ngọt thanh đặc trưng nên thường được sử dụng để chế biến các món có nước dùng như phở, bún,… thay thế cho bột ngọt, mì chính.
Sá sùng khô đem chiên hay nướng đều ngon, là món nhậu khoái khẩu được nhiều thực khách yêu thích (Ảnh: An Trang, Hoàng Xuân Trường)
Hiện nay, ngoài được bày bán và phục vụ thực khách thưởng thức trực tiếp tại nhiều quán ăn, nhà hàng ở Quảng Ninh, sá sùng còn được đóng gói, hút chân không, vận chuyển tới nhiều tỉnh thành khắp cả nước, trở thành thức quà đặc sản đắt đỏ được đông đảo du khách tìm mua về làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.
Phan Đậu
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
Thời sựPhạm Xuân Hải - 15/01/2025 05:25 Ý ...
【Thời sự】
阅读更多Người một nhà tập 8: Ông trùm giang hồ biết Trí ra tù
Thời sựỞ một diễn biến khác, dù chỉ là người xa lạ nhưng lương tâm Diệp (Quỳnh Châu) không cho phép cô mặc kệ khi thấy Trí nằm ở gầm cầu. "Tôi nghĩ trước khi tìm việc, anh nên tìm cho mình nhà đã. Anh định lại ra gầm cầu ngủ tiếp à?", Diệp hỏi Trí. Anh đáp: "Tự nhiên có chỗ chui ra chui vào có sao đâu. 10 năm bị nhốt, tôi sợ phòng kín lắm rồi".
Cũng trong tập này, Tuệ (Tuấn Tú) vui ra mặt khi biết Diệp cho anh trai thuê xe máy để đi làm xe ôm công nghệ.
Về phần Khải, vợ hắn biết chồng đã có việc làm nên yêu cầu Khải chuyển mỗi tháng 15 triệu tiền đóng học, phí sinh hoạt của con. Thấy vậy, Khải không nề hà chuyển tiền cho vợ khiến cô vui ra mặt.
Ông Đông sẽ làm gì Trí? Trí sẽ kiếm tiền được nhờ lòng tốt của Diệp? Diễn biến chi tiết tập 8 phim Người một nhàsẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Thu Nhi
'Người một nhà' tập 7: Trí ngủ ở gầm cầuTrong 'Người một nhà' tập 7, Trí ở nhờ phòng trọ của Diệp một đêm sau đó ra ngủ vật vạ ở gầm cầu.">...
【Thời sự】
阅读更多Đào Tố Loan gây bất ngờ giữa nhà hát opera nổi tiếng thế giới
Thời sựTừ Paris, Đào Tố Loan chia sẻ với VietNamNet: "Chuyến công tác này của tôi đi cùng Đại tướng Tô Lâm và các lãnh đạo Nhà hát Hồ Gươm trong chuyến giao lưu ký kết nghệ thuật giữa Nhà hát Versailles Pháp và Nhà hát Vienna Áo với Nhà hát Hồ Gươm. Tôi sẽ biểu diễn vào ngày 10/12 tại sảnh Nhà hát Opera Versailles Pháp.
Ngày 8/12 tôi mới có mặt tại Pháp, sau đó được các lãnh đạo Nhà hát Hồ Gươm cho đi thăm quan các địa điểm nổi tiếng nhất tại Pháp, trong đó có Nhà hát opera Garnier mà hôm qua tôi đứng hát. Thật sự lúc đó tôi như cô gái mới lớn vậy, bị choáng ngợp bởi kiến trúc vĩ đại, âm thanh chuẩn mực cho cổ điển của nhà hát - nơi đã có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới biểu diễn.
Từ lâu tôi ước mơ đơn giản là được hát 1 câu thôi cũng được tại cái nôi của nghệ thuật opera, nghệ thuật cổ điển, nơi đã rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã hát ở đây. Và dịp này tôi đã rất hạnh phúc khi ước mơ đã thành sự thật".
Đào Tố Loan sinh năm 1986, từng đoạt giải nhất Sao Mai 2011 dòng nhạc thính phòng. Năm 2014, Đào Tố Loan giành giải nhất và giải khán giả bình chọn tại Hội thảo Opera Lidal North ở Nhà hát Opera Oslo. Năm 2018 giành giải nhất cuộc thi opera Đông Nam Á tại Singapore.
Năm 2019, Đào Tố Loan đoạt huy chương vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc và giải nhì cuộc thi opera Việt Nam. Năm 2021 cô giành giải ba bảng chuyên nghiệp của cuộc thi âm nhạc quốc tế MAP (MAP - IMC) được tổ chức từ Los Angeles (Mỹ)...Đào Tố Loan hiện là giọng ca nổi bật của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, đảm nhận những vai chính trong các vở nhạc kịch lớn của nhà hát như Cô Sao, Lá đỏ, Những người khốn khổ, Công nữ Anio... Cô cũng là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và là giọng opera số 1 Việt Nam hiện nay.
Quỳnh An
‘Tôi không tưởng tượng được một ngôi sao lại có thể ôm vali ra sân bay như vậy’Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng nói anh khâm phục thái độ làm việc của ngôi sao opera Đào Tố Loan và nói cô xứng đáng hơn nhiều với những lời khen dành cho mình.">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
- Hành trình viết văn của tác giả từng là tử tù, chỉ thích cầm đao hơn cầm bút
- Trạm cứu hộ trái tim tập cuối: Kết thảm của An Nhiên, Nghĩa biến mất
- Cách làm hàu tẩm bột chiên vàng giòn
- Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- Vay tiền khắp nơi lo cuộc sống, cô gái sốc nghe mẹ đẻ nói chuyện với anh trai
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
-
Tôi đã trở thành MC như thế nào - Bí quyết nghề nghiệp cho những ai muốn trở thành MC. VietNamNet xin trích đăng. Tai nạn nghề nghiệp, có hay không?
Với nước…
Nghề nào mà chẳng có tai nạn nghề nghiệp, nhưng nghề MC thì những sự cố thường “hề hước” hơn do xảy ra trước bàn dân thiên hạ. Mà có những sự cố lại hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của mình nên nếu không xoay xở được thì chỉ có giơ đầu chịu trận.
Mới đây thôi, tôi dẫn một chương trình ở bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), mấy hôm trước thì trời quang mây tạnh rất đẹp, thậm chí buổi chiều tổng duyệt, trời vẫn rất đẹp nhưng đến tối, được khoảng 1/3 chương trình thì thời tiết “trở mặt”. Trời bắt đầu mưa mà là mưa như chưa từng được mưa, mưa tầm tã, to kinh khủng đến mức tất cả diễn viên ướt sạch từ trong ra ngoài.
Mọi người còn lo là không biết có tiếp tục chương trình được không vì gió quật rất mạnh. Nhưng không hiểu sao trong chương trình đó, khán giả ở lại với các diễn viên từ đầu tới cuối, dù mưa to thế nhưng khán giả không về, chắc vì khán giả thấy thương nghệ sĩ nên muốn đồng cam cộng khổ. Hôm ấy tôi mặc đầm dài đuôi cá tha thướt nhưng khi mưa xuống nó dính chặt vào người, đẹp đâu chả thấy, chỉ biết lúc tôi bước đi thì giống như bước đi trên đá vậy vì mưa và rất lạnh.
Lúc này tôi thấy mình giống nàng tiên cá nhưng mà là nàng tiên cá… bị mắc lưới! Tới khi diễn xong tôi không đi nổi bằng giày cao gót nữa mà phải tháo giày ra, một tay túm váy, một tay cầm giày, đi chân đất lội nước ngập đến ngang bắp chân để về được khách sạn, trông còn “lọ lem” hơn cả cô bé Lọ Lem trong truyện cổ tích. Mà bộ dạng ấy được trình diễn ngay trước mặt những khán giả vẫn còn ngồi lại, thôi thì chả thể nào ỏn ẻn được nữa vì còn mải lo chạy mưa.
Với lửa…
Ngoài tai nạn về nước như vậy thì còn có tai nạn về lửa! Trong một chương trình lễ hội, sau khi nói lời chào mừng thì ban tổ chức bắn pháo điện phụt lên từ sân khấu và phụt xuống từ giàn khung ánh sáng. Chẳng may, tôi bị một tàn lửa của pháo rơi trúng đầu, cái tàn lửa đó nó cháy như nến trên đầu mà tôi mải dẫn vẫn không biết. Chỉ đến lúc mọi người hét lên hốt hoảng tôi mới thấy rát, hóa ra lửa đã bén vào tóc và cháy lên thành tia rồi, xém mất một mảng tóc.
Với động vật…
Rồi có lần, tôi dẫn truyền hình trực tiếp trong trường quay, chả hiểu thế nào mà một con ruồi cứ bay vo ve trước mặt, cũng khiến tôi phân tâm một chút nhưng tôi vẫn dặn lòng: “Kệ nó, kệ nó, KỆ NÓ!!!”. Nhưng chắc bay nhiều nên con ruồi mỏi cánh và nó quyết định “ngồi xuống chiếc ghế nghỉ ngơi”. Và nơi nó chọn để thư giãn chính là cái trán của tôi.
Ôi thôi, chẳng thể đưa tay để xua nó, cũng chẳng thể lắc lắc đầu vì đang truyền hình trực tiếp. Vậy là đành để cho bạn ruồi đi du lịch trên trán của mình thôi, mà nhột nhột kinh mới ghét chứ. Lúc đó chỉ mong anh đạo diễn hình bắt cảnh toàn chứ đừng cận mặt MC…
Và với đồng nghiệp…
Bây giờ lại đến “tai nạn” này cũng hài hước không kém nhé. Đó là lần tôi dẫn đôi với Danh Tùng. Danh Tùng có một đặc điểm là rất nhiều mồ hôi và luôn phải có tờ giấy trong tay để thấm liên tục. Hôm đó, giấy gặp nước nên mủn ra và có một mẩu giấy lưu luyến thế nào mà dính lại trên khóe miệng của Tùng. Khi ra sân khấu, Danh Tùng nói lời chào đầu tiên, tôi đứng bên cạnh nhìn sang thì thấy “sự cố”.
Thế là Tùng đang dẫn, còn tôi im lặng, mắt vẫn nhìn khán giả nhưng cố tình nói mấp máy theo kiểu không cử động môi, là: “Tùng ơi mũi em dính giấy”. Đến lượt tôi dẫn phần của mình, trộm nhìn sang cậu em thì cứ thấy tay cậu ấy chấm chấm vào mũi để tìm cách gỡ giấy theo lời cảnh báo của bà chị, mà tôi thì không thể nói gì thêm được (vì miệng đang dẫn mà).
Tôi dẫn đoạn của tôi xong thì lại đến lượt Tùng. Lúc ấy tôi rảnh rồi nên lại thầm thì tiếp: “Chị nhầm, dính ở miệng, không phải mũi”. Nhưng Tùng dẫn xong thì cũng hết rồi, hai chị em đi vào mà không nhịn được cười và Tùng “trách” tôi: “Chị nhắc cũng như không, làm em cứ đi quẹt mũi”. Cũng may là tôi làm MC chứ không làm bác sĩ, nếu làm bác sĩ mà nhầm miệng với mũi bệnh nhân thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều!
Nhưng ông bà ta có câu “cái khó ló cái khôn”. Những khó khăn trong nghề MC lại khiến tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, linh hoạt hơn, biết xử lý khi gặp khó khăn lúc dẫn chương trình. Các bạn thấy đấy, nghề nào, người nào cũng có những thuận lợi, khó khăn, và những người làm nghề MC cũng vậy. Nhưng đối với tôi, MC là một nghề rất đặc biệt, khiến tôi gắn bó được rất lâu rồi mà chưa từng thấy nhàm chán bao giờ.
MC Mỹ Vân
MC Mỹ Vân VTV viết sách vì thương nhớ người bố đã qua đờiMC Mỹ Vân cho biết, có những đêm trằn trọc nhớ bố không ngủ được, chị đã nghĩ đến việc viết một cuốn sách." alt="Tai nạn nghề nghiệp 'hề hước' của MC Mỹ Vân">Tai nạn nghề nghiệp 'hề hước' của MC Mỹ Vân
-
Bà Thử chăm sóc anh Hóa bị liệt tứ chi nhiều năm qua. Ảnh: Nhân vật cung cấp Thương anh, bà đến đút cơm, thay tã cho anh. Sau những lần tình nguyện chăm sóc, bà Thử biết rằng anh Hóa gặp tai nạn trong lần trèo lên cây để chặt cành. Lần ấy, nhánh cây anh đang trèo bất ngờ gãy đôi khiến anh rơi xuống đất dẫn đến dập tủy.
Sau cơn thập tử nhất sinh tại bệnh viện, anh tỉnh lại trong tình trạng liệt tứ chi. Trở về nhà với cái đầu tỉnh táo, minh mẫn nhưng không thể điều khiển tay chân, anh đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực.
Tại nhà, do chỉ nằm một chỗ, sau một thời gian ngắn, phần lưng, mông của anh hoại tử, lở loét, đau đớn vô cùng. Cùng lúc hứng chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, anh quyết định chọn cái chết để kết thúc nỗi khổ đau không thể giải tỏa của mình.
Tuy vậy, ý định ấy của anh bị người hàng xóm phát hiện, ngăn cản. Sau đó, gia đình anh gom góp tiền, đưa anh vào bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp điều trị.
Dẫu vậy, vì nhiều nỗi khổ, chị gái của anh sau đó cũng không thể ở lại chăm nuôi đứa em trai bất hạnh. Ở lại bệnh viện một mình, không có tiền đóng viện phí, thuê người chăm sóc, anh Hóa định sẽ xuất viện về nhà rồi “ra sao thì ra”.
Đúng lúc ấy, anh gặp bà Thử và được bà tình nguyện chăm sóc không công. Bà Thử kể: “Lần đầu thấy Hóa ở bệnh viện, tôi thương lắm. Không chỉ gầy ốm, xanh xao mà cơ thể nó còn lở loét, bốc mùi khó chịu.
Khi biết hoàn cảnh của nó, tôi càng thương. Tôi đã khổ rồi mà nó còn khổ hơn. Thế nên khi biết nó không có người thân chăm sóc, tôi tình nguyện chăm nuôi”.
Chăm sóc bệnh nhân liệt tứ chi, bà Thử như nuôi đứa trẻ lên 3. Mỗi ngày, bà hỗ trợ, cùng y tá thay tã, rửa vết thương, vệ sinh thân thể cho anh Hóa. Sau đó, bà đút ăn rồi đưa anh đi phơi nắng…
Sau một năm điều trị, vết thương ở vùng da bị hoại tử của anh mới lành lặn, phục hồi. Tuy vậy, bà Thử vẫn phải đút ăn, tắm rửa, vệ sinh cho anh mỗi ngày.
Xem như con ruột
Tại bệnh viện, bà Thử tìm đủ cách hỗ trợ nam thanh niên không máu mủ ruột rà. Biết anh Hóa gặp khó khăn trong việc đóng tiền viện phí, bà xin cơm từ thiện cho anh ăn, bỏ tiền túi chăm lo mà không hẹn ngày được đền đáp.
Lúc ban đầu, bà Thử nghĩ mình sẽ chỉ chăm sóc anh Hóa trong thời gian 1-2 năm. Sau khi anh khỏe lại, bà sẽ về nhà. Do đó, bà chăm sóc anh tận tình mà không nghĩ đến việc "vừa tốn sức, lại mất thêm tiền".
Nào ngờ, điều bà mong chờ không xảy ra. Tứ chi anh Hóa không thể trở lại như bình thường. Mọi hoạt động dù là nhỏ nhất, anh đều phải trông chờ vào sự hỗ trợ của bà Thử.
Đáng buồn hơn, sau một thời gian chăm sóc anh Hóa, bà Thử biết tin cha mẹ anh đều đã qua đời. Các chị gái của anh đã lập gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn, không thể đỡ đần, nuôi em trai bệnh tật.
Trước hoàn cảnh ấy, bà nhận ra rằng, nếu không có mình, anh Hóa sẽ không biết phải nương tựa vào ai. Cuối cùng, bà quyết định sẽ tiếp tục chăm nuôi anh không công, giống như những ngày trước đó.
Để bớt chi phí nằm viện, bà đưa anh Hóa về nhà mình ở Trà Vinh để tiện bề chăm sóc. Rất may, việc làm của bà đều được các con ủng hộ. Thậm chí, 5 người con của bà dù hoàn cảnh cũng khó khăn vẫn tình nguyện chung tay, hỗ trợ chi phí cho mẹ nuôi anh Hóa.
Bà chia sẻ: “Tôi chăm nuôi Hóa 2 năm ở bệnh viện, hiểu hoàn cảnh của nó nên mến tay mến chân rồi thương cho số phận nó nên không bỏ được đã đành. Vậy nhưng các con tôi, khi thấy tôi đút cháo cho Hóa cũng xót xa, động viên tôi chăm Hóa.
Có đứa còn nói: “Mẹ ơi, mẹ đi chùa cũng để làm việc thiện. Nhưng chùa thì mẹ không đi vẫn có người khác đến thắp hương. Còn anh Hóa giờ không có ai nuôi, nếu không có mẹ giúp sẽ khó khăn gấp trăm lần. Vậy thôi mẹ nuôi anh ấy đi, chúng con ủng hộ, chung tay giúp mẹ”.
Được các con thấu hiểu, đồng hành, bà Thử như gỡ được nút thắt trong lòng. Bà đưa anh Hóa về nhà, cho anh nằm trên chiếc giường giữa căn nhà cấp 4 của mình. Hằng ngày, bà bón nước, bón cơm, vệ sinh cho anh như khi còn ở bệnh viện.
Ngoài chăm sóc sức khỏe, mỗi ngày, bà còn trò chuyện để anh khuây khỏa nỗi đau chất chứa trong lòng. Các con của bà Thử làm ăn, sinh sống xa mẹ nhưng mỗi khi có thời gian đều về thăm bà, góp cả sức lực lẫn tiền bạc giúp mẹ.
Sau hơn 6 năm chung tay chăm nuôi người dưng, 5 người con của bà Thử đều xem anh Hóa như anh em trong nhà. Mỗi khi nghe tin anh đau bệnh, cả 5 người lo lắng như chính con, em mình bị đau.
Ơn nghĩa và tấm lòng nhân hậu của bà Thử khiến anh Hóa như được tái sinh. Anh quên đi nỗi đau, sự bất hạnh của mình để vui sống. Anh chia sẻ mình thấy hạnh phúc vì dù gặp bất hạnh, nhưng cuộc đời đã cho anh gặp được người mẹ thứ hai.
Bà Thử tâm sự: “Nó vẫn nói với tôi rằng kiếp này, nó không được làm con ruột của tôi nên nếu có kiếp sau, nó sẽ làm tất cả để trở thành con của tôi. Được như thế, nó sẽ báo đáp những tháng năm tôi chăm sóc nó.
Mỗi lần nghe nó nói như thế, tôi hạnh phúc lắm. Tôi đã hứa với bản thân mình rằng sẽ cưu mang, chăm sóc nó như con ruột của mình cho đến khi tôi khuất bóng”.
Cảm động những người ăn cơm nhà, nuôi người dưng
Bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của người đời họ đã không ngại ngần giúp đỡ, cưu mang những con người cô đơn, bất hạnh khác dù cuộc sống của chính họ cũng còn rất nhiều khó khăn.
" alt="Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng">Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng
-
Ở diễn biến khác, Nghĩa (Quang Sự) ngủ với An Nhiên (Lương Thu Trang) nhưng không kiểm soát được thói quen bao năm khi thường xuyên xoa bụng cho Hà khi cô bị lạnh bụng. An Nhiên rất khó chịu và đẩy tay Nghĩa ra nhưng hắn vẫn tiếp tục ôm cô rồi nói: "Em uống sữa không? Anh xuống làm cho". Lúc này Nhiên không chịu được nữa nên bật dậy.
Trong khi đó, Hà đến công ty và dành cho Nghĩa những lời sắc lẹm khiến hắn ngỡ ngàng: "Khoắng 1 đống tài sản rồi cùng nhau xây dựng tổ ấm ở vùng đất mới, cứ mơ mộng đi. Tôi không ly hôn để xem hai người hợp thức hóa quan hệ kiểu gì. Còn tôi và anh, tôi đố 2 người lên được máy bay đấy".
Khi Nghĩa nhắc đến Vũ, Hà lập tức thừa nhận cô đang nhờ người yêu cũ giúp bởi Vũ là người đầu tiên nhìn ra bản chất của Nghĩa. "Trước khi chia tay nhau, anh Vũ đã nhắc tôi đừng tin anh nhưng tôi không nghe thì bây giờ tôi phải chấp nhận thôi. Tôi cũng phải biết nhìn vào người đàn ông khác để thấy rằng cuộc đời này không chỉ có những kẻ như thằng khốn nạn mà tôi đã cưới nhầm".
An Nhiên sẽ làm gì với Nghĩa? Hà và Vũ sẽ hợp tác để trả thù Nghĩa? Diễn biến chi tiết Trạm cứu hộ trái timtập 17 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
NSND Mỹ Uyên lấy đà tát Quang Sự, cả đoàn phim nghe rõ tiếng 'bốp'
NSND Mỹ Uyên lấy hết sức để giáng cho Quang Sự một cái tát đau điếng khiến nam diễn viên ngã xuống ghế mà không cần diễn." alt="Trạm cứu hộ trái tim tập 17: Nghĩa ngủ với An Nhiên nhưng vẫn nghĩ là Hà">Trạm cứu hộ trái tim tập 17: Nghĩa ngủ với An Nhiên nhưng vẫn nghĩ là Hà
-
Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
-
Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Phúc. Mới đây, cuốn sách Tôi và nỗi buồn không muốn làm khổ nhau nữachính thức ra mắt độc giả, đánh dấu vai trò mới của nam nghệ sĩ.
Trò chuyện với VietNamNet, diễn viên sinh năm 1995 tiết lộ, những video podcast được đăng tải trên TikTok, vô tình “dẫn lối” anh đến với nghiệp viết lách.
“Duyên viết sách của tôi xuất phát từ những trăn trở, suy nghĩ được viết dưới dạng nhật ký; sau đó từ một trong những kỹ năng của người diễn viên là truyền tải bằng giọng nói, kết hợp sở thích quay phim ngắn, tôi đã xây dựng một kênh podcast trên nền tảng TikTok. Mới đầu, tôi nghĩ chỉ đăng để được giải tỏa nỗi lòng, cũng như ghi lại hành trình thay đổi của bản thân, một thời gian sau nhìn lại xem đã tiến được bao xa so với chính mình trước đó”, Hồng Phúc bày tỏ.
May mắn được đông đảo khán giả ủng hộ, hiện kênh của Hồng Phúc đã sở hữu gần 228.000 người theo dõi và hơn 2,9 triệu lượt thích. Đọc các bình luận hưởng ứng tích cực, nam diễn viên cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn và quen dần với việc làm nội dung trên mạng xã hội.
“Sau khi đăng tải lên Tik Tok, nhiều người đồng cảm với những dòng tâm sự của tôi. Từ đó, mình thấy không đơn độc và các bức thư dần dần không chỉ còn dành riêng cho cá nhân mà thông qua đó, tôi muốn chia sẻ tới khán giả một số góc nhìn riêng, quan điểm về cuộc sống, trải nghiệm tự thân mà mình nghĩ giúp ích được cho các bạn trẻ đang hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Liên tục ra mắt nhiều video nên kỹ năng viết của tôi được cải thiện. Thật may mắn, đơn vị phát hành đã liên hệ và chúng tôi cùng biến những dòng note ấy thành hình tác phẩm hoàn chỉnh”, anh nói.
Tuy nhiên, Hồng Phúc thừa nhận bản thân là một “tay ngang” dẫn đến việc “chật vật” soát lỗi chính tả và chuyển thể ngôn ngữ nói thành văn viết. “Vốn là diễn viên, tôi chưa từng nghĩ đến một ngày sẽ viết sách. Đến công đoạn soạn bản thảo, tôi cần chuyển toàn bộ ngôn ngữ nói thành văn viết, xây dựng bố cục, căn chỉnh từng dấu chấm, dấu phẩy… Quá trình tổng hợp và biên tập kéo dài hơn 2 tháng, đầy khó khăn nhưng tôi thật vui và hạnh phúc khi giờ đây được cầm trên tay cuốn sách do chính mình viết”, Hồng Phúc bày tỏ.
Nỗi buồn - người bạn đồng hành của nghệ sĩ
Tôi và nỗi buồn không muốn làm khổ nhau nữa ghi lại tâm sự cuộc sống, hành trình trải nghiệm giàu cảm xúc của một người trẻ trước những chông gai, chướng ngại trên con đường hoàn thiện bản thân.
“Xuyên suốt những bức thư này là thông điệp mình muốn truyền tải: Trên con đường hoàn thiện bản thân, chúng ta không thể tránh việc vấp ngã và bị bủa vây bởi những khó khăn, nhưng chính hành động dám đối diện và vượt qua mới giúp ta trưởng thành rồi mở ra con đường để thấu hiểu chính mình và tìm ra hạnh phúc thật sự.
Tôi mong rằng sau khi đọc cuốn sách, những người trẻ có thể nhận thức được điều đó từ sớm, tránh hoang mang, mông lung giữa những ngã rẽ của cuộc đời khi bước chân ra khỏi sự bao bọc, vùng an toàn", tác giả 9x trải lòng.
Bằng lối quan sát và nắm bắt tinh tế, phản ánh cuộc sống khá nhanh nhạy, nhân sinh quan tích cực, một số bức thư trong cuốn sách được viết già dặn với tư duy sâu sắc. Tuy nhiên, không vì thế mà làm mất đi “chất trẻ” vốn có của người viết nhờ cập nhật ngôn từ gần gũi, bắt kịp xu hướng thời đại.
Qua những bức thư đầu tay, độc giả bắt gặp hình ảnh một cậu thanh niên đã lâu ngày vùi mình vào công việc, chạy đua với nhịp sống hối hả mà dường như đã bỏ lỡ nhiều điều.
Vào một sáng sớm sau đêm mất ngủ, cậu một lần nữa được nhìn lại những cảnh vật thân quen, yên bình mà đã rất lâu cậu không bắt gặp và mơ hồ dự cảm rằng điều gì đó sắp thay đổi cuộc đời...
Với Phiêu (bút danh của Hồng Phúc), nỗi buồn được ví như “một người bạn đồng hành”, vì trong những thời khắc cô đơn nhất, thứ cảm xúc này đã đồng hành cùng người diễn viên trẻ và góp phần hoàn thiện anh.
Đồng thời, đó cũng là động lực và nguồn cảm hứng cho tiêu đề cuốn sách. “Từ xưa đến nay, nỗi buồn cũng như những trạng thái cảm xúc khác: niềm vui, hạnh phúc... luôn tồn tại với chúng ta nhưng ít khi được tách ra khỏi bản thân để nhìn ngắm. Rất nhiều nghệ sĩ đã sử dụng nỗi buồn để thăng hoa thành tác phẩm, vì vậy tôi cũng muốn nỗi buồn ở đây không mang tính tiêu cực, chìm đắm mà thay vào đó nó như người bạn ở bên trò chuyện, đối thoại và dạy ta cách trở nên mạnh mẽ.
Nỗi buồn như những ngày mưa dầm ẩm ướt, ban đầu ta thấy khó chịu vì bất tiện nhưng ở khía cạnh nào đó nó vẫn mang trong mình vẻ đẹp, ta không ra khỏi nhà được để đi chơi nhưng lại có thời gian cho bản thân thả lỏng. Nếu như không có những ngày như vậy thì một buổi sáng đầy nắng đâu còn nhiều giá trị”, nam diễn viên nói.
Xuôi dòng thời gian, hội ngộ Hồng Phúc ở những bức thư cuối, độc giả nhận ra rằng người viết đã có sự chuyển mình, trưởng thành về mặt nhận thức để sẵn sàng đón nhận yêu thương.
Không còn sự “ngây ngô” thuở ghi những dòng nhật ký đầu tiên, dấn thân vào văn chương, tác giả đã dũng cảm chọn nỗi buồn làm người bạn đồng hành. Bởi nếu thiếu đi “người bạn đặc biệt” ấy, hành trình thay đổi đầy ý nghĩa của "Phiêu nói nhiều" sẽ giống như chưa từng được bắt đầu.
Những góc nhìn nhân sinh từ tiểu thuyết 'Người đẹp ngủ mê'Tiểu thuyết 'Người đẹp ngủ mê' của cố nhà văn Nhật Bản Kawabata Yasunari khắc họa thái độ phản tỉnh của người thực hành thiền định để đi đến giác ngộ về dục tính của chính mình và ý nghĩa của nhân sinh." alt="Nam diễn viên 9X bén duyên viết sách nhờ... nỗi buồn">Nam diễn viên 9X bén duyên viết sách nhờ... nỗi buồn