Khả năng sẽ có mức điểm sàn riêng đối với các trường đào tạo y, dược trong năm 2016 được quan chức Bộ GD-ĐT và đại diện Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y, dược đưa ra trong cuộc họp báo chiều ngày 28/12.Trong cuộc họp báo về việc kiểm tra Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về các điều kiện đào tạo ngành y đa khoa và ngành dược học, trước những băn khoăn về vấn đề điểm sàn trong ngành y, dược, PGS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết ngày 15/12, Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Y, Dược đã họp và đưa ra đề xuất về việc này.
|
PGS Nguyễn Đức Hinh
|
Theo đề xuất này, kỳ tuyển sinh năm 2016, các trường đại học y, dược sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia phải áp dụng điểm ngưỡng cho ngành Dược học (học 5 năm) và Y đa khoa (6 năm).
Ông Nguyễn Đức Hinh cũng cho rằng, mặc dù Luật giáo dục Đại học cho phép các trường tự chủ tuyển sinh nhưng y, dược là ngành đặc biệt, cần có sự quản lý của Nhà nước. Ý kiến đề xuất này được 100% sự ủng hộ của Hội đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) thì cho biết, để chuẩn bị cho tuyển sinh năm 2016, Bộ GD-ĐT đã có những hội nghị với các trường ở hai miền, các Sở GD-ĐT. Một trong những câu hỏi Bộ đưa ra xin ý kiến chính là vấn đề có xây dựng mức điểm sàn riêng cho khối ngành y dược không.
Theo bà Phụng, Luật Giáo dục Đại học quy định các trường có quyền tự chủ tuyển sinh. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là nếu đặt ra hạn mức quy định quá nhiều thì có vi phạm quyền này không, điều này cần lấy ý kiến.
|
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng
|
Bên cạnh đó, ngoài kết quả kỳ thi THPT quốc gia, các trường còn áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác như xét tuyển từ học bạ, xây dựng các tiêu chí tuyển sinh riêng. Vì vậy, điểm sàn chỉ có ý nghĩa đối vói các trường xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
"Chúng tôi muốn rằng những ngành đặc thù nên có quy định đặc thù khi tuyển sinh để đảm bảo yêu cầu chất lượng. Chúng tôi rất khuyến khích các trường làm việc này nếu có đủ cơ sở thuyết phục được xã hội" - bà Phụng nhấn mạnh.
Về mức điểm sàn dự kiến nếu có, ông Hinh cho biết hiệu trưởng các trường y, dược hiện khá băn khoăn về mặt kỹ thuật để ra mức điểm này. Theo ông Hinh, phải tới khi có kết quả của kỳ thi năm 2016 mới có thể đưa ra mức điểm này. “Có người đề nghị mức 21 điểm, có người đề nghị khống chế theo phổ điểm, ở mức 30% hoặc 50%. Tuy nhiên, kết quả thi còn phụ thuộc vào đề thi.
Đào tạo chịu sự tác động của bàn tay vô hình của kinh tế thị trường, nhưng cũng cần có bàn tay hữu hình của quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, còn các trường ở địa phương, và làm thế nào để nhiều trường tham gia chứ không chỉ có một vào trường đào tạo y dược".
Cũng theo bà Phụng, trong buổi làm việc với đoàn thẩm định, bà đã đề nghị rằng nếu xã hội không đồng ý có điểm sàn riêng cho ngành y, dược và Bộ GD-ĐT không thể đưa ra quy định chung, thì Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y, dược có thể đưa ra khuyến nghị về ngưỡng điểm xét tuyển.
Bà Phụng cho biết thêm, sau khi có phản ánh của báo chí, Bộ đã yêu cầu các trường đa ngành có đào tạo y đa khoa báo cáo đầu vào của ngành y đa khoa. 4 trường đã tuyển sinh và đào tạo ngành này cho biết đều tuyển sinh ngành y đa khoa từ mức 20 điểm trở lên. Riêng Trường ĐH Võ Trường Toản báo cáo có một năm trong hai năm gần đây ngành y đa khoa lấy từ 19 điểm.
"Nếu có sự đồng thuận của trường, của thí sinh, của xã hội, Bộ sẽ đặt ra mức điểm sàn riêng cho ngành y dược" - bà Phụng khẳng định.
Trong buổi họp báo, ông Hinh cho biết Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học y, dược sẽ kiến nghị nâng cấp quyết định mở trường đào tạo ngành y lên cấp Chính phủ. Hội đồng đã đưa ra đề xuất và được sự đồng thuận rất lớn về việc nâng thời gian đào tạo bác sĩ lên thành 6 +2 năm. Nếu được chấp thuận, sinh viên ngành y sẽ phải học 8 năm. |
Ngân Anh – Văn Chung
Xem thêm:
“Bác sĩ Kinh Công”: Cho phép tuyển sinh sau khi bổ sung đủ điều kiện" alt="Năm 2016 có điểm sàn riêng cho ngành y, dược?" width="90" height="59"/>