Thông tin được PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng,ầnnghìnngườibệnhkhókhănđượcgiúpviệnphíck c1 Vụ Phó Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) chia sẻ tại hội nghị tổng kết 9 năm thực hiện Thông tư 43 về công tác xã hội của bệnh viện và góp ý sửa đổi thông tư mới, ngày 28/11.
Theo ông Hưng, hoạt động công tác xã hội, hỗ trợ người bệnh đã có từ hàng nghìn năm nay, chủ yếu mang tính bộc phát, nhỏ lẻ của cá nhân các thầy thuốc. Từ năm 2010, sau đề án của Chính phủ và đặc biệt sau các hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015, hoạt động này ngày càng chuyên nghiệp, đi đúng quỹ đạo, theo hướng tận tâm, hiệu quả, có sự quản lý của nhà nước. Điều này giúp bệnh nhân an tâm, tin tưởng hơn khi đến viện.
TS.BS Hà Anh Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng nhìn nhận những năm qua, công tác xã hội từ chưa có tên tuổi đến lĩnh vực được cả xã hội thừa nhận, giúp người bệnh được hỗ trợ với nhiều hình thức khác nhau, không chỉ về mặt hành chính mà còn về tâm lý, vật chất, tái hòa nhập cộng đồng...
"Trước đây ngành y tế có nhiều khủng hoảng không đáng có, xuất phát từ những tai nạn nghề nghiệp, sai sót chuyên môn, chủ yếu là công tác truyền thông còn yếu kém", ông Đức nói. Hiện, tình hình được cải thiện đáng kể. Ngành công tác xã hội cần được ngày càng chuyên nghiệp hóa, với đội ngũ nhân viên phải có chứng chỉ hành nghề.