- Ngồi dự buổi bình chọn học sinh nổi trội, một số phụ huynh chia sẻ: “Không ngờ các em thật thẳng thắn nhưng rất công tâm. Với mình thì can đảm nhận lỗi, với bạn thì thẳng thắn phê bình, chỉ ra khuyết điểm. Điều đáng khâm phục là cả người phê bình và người được phê bình đều vui vẻ đón nhận. Chỉ điểm này thôi người lớn còn phải học tập các em”. Theo quy định tại Thông tư 30, nội dung bình chọn không chỉ tập trung vào điểm số như trước đây mà khuyến khích sự phát triển toàn diện như năng lực và phẩm chất của học sinh. Cách thức bình chọn thể hiện rõ sự công khai, dân chủ từ nhiều phía như bạn bè, cha mẹ và thầy cô. Đây chính là điểm mới, điểm tiến bộ của Thông tư 30 mang lại.
|
Tham gia ý kiến xây dựng bài tại Trường Tiểu học Làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Anh. Ảnh: Hạ Anh
|
Cách làm mới đã bớt đi việc “loạn” khen
Theo cách đánh giá và xét danh hiệu thi đua cũ, trong đợt kiểm tra cuối kì, học sinh chỉ cần làm bài môn tiếng Việt và Toán đạt 7-8 điểm đối với (lớp 1, 2,3), khối 4 và 5 thêm (Khoa, Sử, Địa), là các em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Được 9,10 điểm sẽ đạt học sinh giỏi. Vì thế, có lớp sĩ số 35 em thì hơn hai phần ba là học sinh giỏi, còn lại là học sinh tiên tiến, chỉ có khoảng 2 em xếp hạng trung bình.
Có giáo viên than thở: “Lớp mình có vài em học chỉ đạt mức trung bình nhưng kiểm tra cuối kì đạt 7 với 8 điểm, giờ phải xét vào học sinh tiên tiến. Cầm tờ giấy khen trao tặng mình cứ thấy sao sao”.
Học sinh được thể hiện chính kiến
Với việc áp dụng cách đánh giá theo Thông tư 30 như hiện nay, đã giảm được áp lực “loạn” khen như trước. Học sinh được đánh giá ở cả ba mặt như hoạt động giáo dục, phát triển năng lực và phát triển phẩm chất. Và chính các em học sinh là người sẽ bình chọn để tìm ra những gương mặt nổi trội nhất của lớp.
Lần đầu tiên áp dụng việc bình chọn này, nhiều giáo viên cũng nghi ngờ tính khả thi của nó. Bởi không ít người lớn chúng ta thường nghĩ: “Trẻ con thì biết gì”. Nhưng nếu được dự một buổi bình chọn của học sinh ở một lớp nào đó, chắc chắn nhiều người phải thay đổi ngay những suy nghĩ về các em.
|
Thay vì được khen thưởng ở mức giỏi, tiên tiến, học sinh tiểu học được đánh giá "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh" hoặc "hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh". Ảnh: Dân Việt |
Với vai trò giám sát, tư vấn và hỗ trợ cho học sinh trong buổi bình chọn. Tôi thật bất ngờ với việc nhiều em tự nhận xét về mình từ mặt ưu điểm đến những khuyết điểm mình mắc phải một cách rất thẳng thắn.
Nhiều em dũng cảm nhận mình chỉ xếp loại C, loại B.
Bên cạnh đó, một số em cũng đầy tự tin khẳng định mình xứng đáng xếp loại A, A+…(xếp loại là tự giáo viên đưa ra để xem học sinh và nhóm đánh giá có trung thực không).
Có em còn mạnh dạn và rất ngay thẳng chỉ ra những khuyết điểm của bạn làm chính tôi cũng thấy bất ngờ:
Bạn Tuấn học giỏi nhưng nhóm sinh hoạt, bạn không chịu hợp tác; Bạn Mai nhiều lần không cho bạn mượn bút; Bạn Hiền đi vệ sinh không đúng quy định, có vài lần xả rác trên sân trường; Bạn Phúc còn vào quán internet; Bạn Hoa còn cãi lời mẹ, còn để mẹ đút cơm lúc ăn sáng…
Người lớn cũng phải học
Ngồi dự buổi bình chọn học sinh nổi trội, một số phụ huynh chia sẻ:
“Không ngờ các em thật thẳng thắn nhưng rất công tâm. Với mình thì can đảm nhận lỗi, với bạn thì thẳng thắn phê bình, chỉ ra khuyết điểm. Điều đáng khâm phục là cả người phê bình và người được phê bình đều vui vẻ đón nhận. Chỉ điểm này thôi người lớn còn phải học tập các em”.
Với việc học sinh, phụ huynh tham gia bình chọn học sinh nổi trội như hiện nay, không chỉ giúp thầy cô giáo chọn ra được những bạn thật sự xứng đáng mà còn bước đầu tập cho các em biết phê bình và tự phê bình trên tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Phan Tuyết (Trường Tiểu học Phước Hội 2, thị xã La Gi, Bình Thuận)
Buổi bình chọn công khai cuối năm
Từ đầu học kỳ 1, cô hiệu trưởng gợi ý cho giáo viên giúp học sinh làm quen với cách bình chọn "học sinh bầu lẫn nhau". Để tránh tình trạng các em công kích, nói xấu lẫn nhau, giáo viên phải là người hướng dẫn buổi bình chọn, không so sánh em này với em khác. Trước khi tổ chức buổi bình chọn công khai, tôi đã cho các nhóm họp trước, đánh giá và bình chọn cá nhân nổi trội trong nhóm. Cuộc họp có sự tham dự của 3 phụ huynh trong ban chấp hành hội cha mẹ học sinh. Trong buổi bình chọn từ danh sách đề nghị 20 bạn để chọn ra 13 bạn, các em nêu ý kiến nhận xét về ưu, khuyết điểm của từng bạn rất chi tiết. Sau buổi đó, các em lại chơi đùa vui vẻ, kể cả các bạn bị phê bình. Nhìn các em, tôi thầm ước: Gi á người lớn cũng thành thật nhận lỗi, vui vẻ đón nhận những góp ý chân thành như bọn trẻ, chắc chắn xã hội sẽ tốt đẹp hơn. |
Xem thêm:
Khen thưởng tiểu học cuối năm: Mỗi nơi một kiểu" width="175" height="115" alt="Khen cuối năm: Người lớn học lại trẻ con" />