Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa ra văn bản hướng dẫn các quận huyện về việc tách thửa theo, quyết định 60/2017. Văn bản này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ siết chặt quy trình phân lô và nguồn cung đất nền trên thị trường tiếp tục khan hiếm.
Thêm nhiều thủ tục khi tách thửa
Theo văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, khu đất chỉ được thực hiện các thủ tục tách thửa sau khi người sử dụng đất thực hiện hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và được cơ quan chức năng nghiệm thu, tiếp nhận.
Trong khi đó, quận huyện phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 các khu đất quy hoạch có chức năng đất dân cư hiện hữu, đất dân cư hiện hữu kết hợp chỉnh tranh, kể cả đất dân cư xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp có chức năng ở thuộc các trường hợp được tách thửa theo quyết định 60.
|
TP.HCM tiếp tục siết chặt nguồn cung đất nền |
Đối với các trường hợp xin tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật trong thời gian chờ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 thì các quận huyện phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Quy hoạch -Kiến trúc về quy hoạch trước khi chấp thuận cho tách thửa. Ý kiến của Sở được ban hành bằng văn bản sau tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận công văn do các quận huyện gửi đến.
Về hạ tầng kỹ thuật, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đưa ra nhiều yêu cầu như lộ giới đường giao thông hình thành mới phải tuân thủ quy hoạch 1/2000 hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được duyệt. Nếu đường 12m trở lên phải đảm bảo có bề rộng tối thiểu là 7m, vỉa hè không nhỏ hơn 1m, lòng đường không nhỏ hơn 4m…
Nhận định về quy định mới này, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Thanh Toàn nói rằng, các tiêu chí nêu ra trong văn bản hướng dẫn đối với việc tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật sẽ được áp dụng thống nhất cho 24 quận huyện sẽ giúp quản lý chặt quy hoạch và kiểm soát được việc tách thửa để không xảy ra những hệ lụy như trước đây.
Kéo dài thời gian, đội giá bán
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, thời gian vừa qua, việc cho tách thửa quá dễ dãi đã dẫn tới việc nhiều người trục lợi từ chính sách. Chưa kể, các địa phương, đầu nậu cấu kết với nhau đã phá nát quy hoạch vùng ven. Sau khi phá quy hoạch thì các đầu nậu không đầu tư vào các dự án giao thông, công trình công cộng, nhà trẻ, trường học… mà bỏ mặc cho Nhà nước, xã hội lo nên tạo thành nhiều khu dân cư nhếch nhác.
“Đây là một trong những hệ quả của tách thửa dễ dãi, không có quy hoạch. Dù tách thửa ít hay nhiều cũng phải thông qua cơ quan có thẩm quyền. Có những trường hợp phải thông qua Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng chứ không được để phường xã phê duyệt, tránh bị các đầu nậu mua chuộc. Do đó, tôi nghĩ quy định này là cần thiết để hạn chế việc cấu kết giữa các đầu nậu và chính quyền các địa phương phá nát quy hoạch”, ông Đực nói.
Trong khi đó, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cũng đánh giá, quy định mới về tách thửa phù hợp với nhu cầu thực trên thị trường và không ảnh hưởng nhiều tới thị trường bất động sản TP.HCM. Bởi lẽ, việc tách thửa đã được các nhà đầu tư thực hiện nhiều từ năm 2016, năm 2017, còn năm 2018 không còn nhiều dự án.
“Hiện nay, hai nhóm có nhu cầu tách thửa, đó là người có nhu cầu thực và người đầu tư bất động sản. Người có nhu cầu thực thì tôi cho rằng quy định này là hợp lý. Họ có nhu cầu thực, muốn bán bớt hoặc chia nhỏ cho con cháu thì rất phù hợp với quy định phải có quy hoạch 1/500 mới tách thửa, không phân biệt lớn nhỏ.
Trong khi đó, đối với người có nhu cầu đầu tư, văn bản mới này quy định chặt chẽ về quy hoạch, hạ tầng xã hội. Cụ thể, Nhà nước chỉ cho tách thửa ở khu dân cư hiện hữu, còn ở khu vực mới, đường mới thì phải thông qua Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Theo tôi, quy định này là phù hợp, để không phải đá chéo giữa việc mỗi quận huyện tự tung tự tác theo cách riêng của mình.
Tuy nhiên, những nhà đầu tư có nhu cầu tách thửa lớn sẽ rất khó khăn do mất nhiều thời gian hơn, việc duyệt hồ sơ cũng sẽ khó hơn. Quy định này cũng làm tăng chi phí rất nhiều cho những người có nhu cầu phân lô, bán nền quy mô lớn, trong đó có nhiều chi phí vô hình, như chi phí hành chính là một loại không thể đong đếm được. Với quy định mới tách thửa, phân lô mới, bán nền quy mô lớn sẽ mất nhiều thời gian, chi phí hơn; còn nhà ở hiện hữu thì sẽ nhanh. Mặc dù vậy, tôi nghĩ quy định này là phù hợp”, ông Quang phân tích.
Đồng quan điểm, Chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh cũng nhận định, việc càng nhiều quy định, thủ tục thì thời gian để tách thửa sẽ càng lâu hơn. Việc này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư đưa sản phẩm ra thị trường chậm hơn, từ đó kéo theo chi phí tăng lên. Chi phí này cuối cùng lại được tính vào cho khách hàng, người mua.
“Tùy thuộc vào mục đích của từng người, nếu chỉ tách một hai thửa thì quy định mới không ảnh hưởng lắm, nhưng nhà đầu tư tách ra số lượng lớn để bán thì rõ ràng thời gian bị kéo dài hơn và chi phí chắc chắn sẽ tăng lên”, ông Chánh nói thêm.
Diệu Thủy – Quốc Tuấn
Giá đất nền tăng cao nhà đầu tư có nên lao vào?
Nhiều chuyên gia nhận định đất nền tại TP.HCM thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Giá bán nhiều khu vực sẽ còn tăng cao.
" alt="TP.HCM tiếp tục siết chặt nguồn cung đất nền"/>
TP.HCM tiếp tục siết chặt nguồn cung đất nền
Chiếc ghế huấn luyện ở Nou Camp là một bí ẩn, cuộc cách mạng nhân sự đầy hoài nghi bởi tài chính khó khăn, trong khi Messi lẩn tránh về chuyện hợp đồng, Barcelona có quá nhiều vấn đề chờ Chủ tịch Joan Laporta giải quyết.Câu hỏi về dự án thể thao
Sáng thứ Năm, Ronald Koeman trở lại trung tâm huấn luyện của Barca để chuẩn bị cho trận đấu với Eibar ở vòng 38 La Liga, sau vài ngày cả đội được nghỉ ngơi vì không còn mục tiêu nào.
|
Tương lai HLV Koeman không rõ ràng |
Koeman không rõ chuyến làm khách đến xứ Basque có phải trận đấu cuối cùng của ông với Barca hay không, dù hợp đồng vẫn còn 1 năm.
Kể từ ngày đến Nou Camp, Koeman chưa bao giờ được đội ngũ Barca ủng hộ. Josep Maria Bartomeu - hiện đang bị điều tra cáo buộc tham nhũng sau khi từ chức chủ tịch - là người duy nhất ủng hộ ông.
Ngoài danh hiệu Cúp nhà Vua, Koeman gây nhiều thất vọng khi ngồi băng ghế kỹ thuật. Barca dưới bàn tay ông đá rất tệ trong các trận đấu lớn, chỉ giành 1 điểm sau 4 trận với những đối thủ top 3 La Liga.
Chủ tịch Joan Laporta muốn đưa Xavi trở lại, hy vọng về một con đường như Pep Guardiola từng mở ra trong giai đoạn 2008-2012.
Tuy nhiên, Xavi dường như chưa sẵn sàng về mái nhà Nou Camp. Cựu tiền vệ 41 tuổi này vừa gia hạn hợp đồng với Al Sadd, khi cuộc cách mạng mà Barca nhắc đến bị bao phủ trong sương mù.
Barca không có tiền, đó là sự thật. Cuộc khủng hoảng vì Covid-19 và những sai lầm của Bartomeu khiến đội nợ hơn 1 tỷ euro.
|
Barca thất bại từ trong đến ngoài sân cỏ |
Dự kiến, Barca tiếp tục lỗ 300 triệu euro trong mùa giải này. Không khán giả, doanh thu thấp, trong khi quỹ lương lên đến 525 triệu euro khiến tài chính của Barca càng thêm ảm đạm.
Mới đây, Chủ tịch Laporta thành công khi vay 500 triệu euro. Tuy vậy, con số này dành để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cũng như chi phí lương cho cầu thủ.
Hướng đến dự án mới, Barca nhắm đến các mục tiêu tự do (Sergio Aguero, Eric Garcia, Memphis Depay, Georginio Wijnaldum), hoặc trao đổi cầu thủ.
Trước khi giải quyết các trường hợp Antoine Griezmann và Ousmane Dembele - những cầu thủ lương cao nhưng đóng góp ít - rất khó để Barca mua ngôi sao lớn. Đây là lý do Xavi muốn tiếp tục làm việc ở Qatar, thay vì về nhà.
Sự im lặng đáng sợ của Messi
Khi Laporta trở lạ cương vị chủ tịch, ông kế thừa một công trình nhiễm độc nặng từ người tiền nhiệm Bartomeu.
|
Laporta trở lại ghế chủ tịch với nhiều vấn đề phải đối mặt |
Chính việc nhiễm độc này dẫn đến bức tâm thư của Messi cách nay tròn 9 tháng, với mong muốn được rời sân Nou Camp.
Sau những tranh cãi, có nguy cơ phải ra tòa, Messi quyết định ở lại theo hợp đồng, có thời hạn đến 30/6 tới.
Bartomeu từ chức cùng sự hổ thẹn, với hình ảnh một trong những chủ tịch bê bối nhất lịch sử Barca. Joan Laporta trở lại, nhưng Messi vẫn im lặng.
Trong những tháng qua, Laporta nhiều lần muốn làm sáng tỏ tương lai của ngôi sao người Argentina, nhưng chưa được như mong muốn.
Ông Laporta vẫn chưa thể gặp Jorge Messi - cha và là người đại diện của Leo - để tìm kiếm thỏa thuận về các điều khoản mới.
|
Messi im lặng khiến Barca lo sợ |
Vấn đề của Messi là gì? Anh luôn nói đến tình yêu với Barca. Tuy nhiên, phía sau có rất nhiều câu chuyện khác, mà chắc chắn không thiếu khía cạnh lợi ích.
Cầu thủ 33 tuổi này - tác giả 30 bàn thắng ở La Liga cho đến nay, chắc chắn giành Pichichi (danh hiệu Vua phá lưới thứ 8 của anh, và là thứ 5 liên tiếp - một kỷ lục mới của bóng đá Tây Ban Nha) - muốn lợi ích cao về kinh tế, cũng như được can thiệp vào dự án thể thao.
Barca không đủ dũng cảm để gạt bỏ Messi, xây dựng đội hình mới với nền tảng là các tài năng Ansu Fati, Pedri..., hay nhân tố như De Jong. Trong những mùa gần đây, gã khổng lồ xứ Catalunya thất bại nặng nề, nhất là Champions League, bởi cái gọi là "Messidependencia" (hội chứng lệ thuộc Messi).
Chính vì luôn níu kéo Messi mà không mạnh dạn thay đổi, Barca bấn loạn và không biết khởi đầu dự án mới hướng đến mùa 2021-22 như thế nào.
Gia đình ép Messi rời Barca, sang PSG kiếm tiền
Lionel Messi có ý định tiếp tục thi đấu cho Barcelona, nhưng gia đình đang gây nhiều áp lực để anh chuyển sang PSG.
" alt="Barca bấn loạn và sự im lặng đáng sợ của Messi"/>
Barca bấn loạn và sự im lặng đáng sợ của Messi