当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo U19 PVF 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1
Quá tải: Tắc đường - sốt đất
Hơn 7 năm trước, khi quy hoạch Hà Nội mở rộng chưa được phê duyệt, một KTS đã dự báo rằng, chỉ trong vòng 10 năm tới đô thị Hà Nội sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc đường và quá tải cục bộ tại nhiều khu vực. Đặc biệt, với việc quy hoạch dồn nén các khu đô thị “chỉ để ở” phía Tây Hà Nội, sẽ khiến nhiều tuyến đường xuyên tâm của Thủ đô trở thành những “cống người” vào mỗi sáng sớm hay lúc chiều xuống.
Và, không phải đợi đến 10 năm, sau 5 năm, Hà Nội đã thực sự xuất hiện nhiều “cống người” trên các trục đường xuyên tâm.
Nhìn lại sự phát triển của Hà Nội, sau gần 10 năm mở rộng, diện tích nội thành đã tăng gấp đôi, gấp ba, nhưng chủ yếu phân lô, bán nền. Các chỉ số về diện tích đất công cộng, cây xanh, đường sá, cầu cống… được quy hoạch theo kiểu tùy hứng, chỉ áp dụng trong từng dự án nhỏ lẻ. Rồi các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên dày đặc, nhưng không có nhà ở đi kèm. Và tất đã xảy ra tình trạng dồn cục khi di chuyển từ nơi ở trong TP đến nơi làm việc.
Trong quy hoạch phát triển Thủ đô trước đây, 9 KCN cũ kết bè với hàng loạt các KCN mới đã tạo thành một vành đai bủa vây Hà Nội. Hậu quả, từ bất cứ hướng gió nào, về mùa đông cũng như mùa hè không khí ô nhiễm công nghiệp đều thổi vào nội thành. Đặc biệt, với Hà Nội mở rộng, nguy cơ ô nhiễm ngay trong lõi đô thị đã hiển hiện.
Và để giải quyết “sai lầm” này, suốt hơn một thập kỷ qua, Hà Nội đã nỗ lực di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi vùng lõi, nhưng những khó khăn về đất đai, chuyển đổi công nghệ… khiến kế hoạch luôn chậm. Tham vọng chuyển toàn bộ cơ sở công nghiệp ra khỏi Thủ đô cũng gặp rất nhiều trở ngại. Bằng chứng là, khi lập quận mới Hoàng Mai (gồm một phần huyện Thanh Trì) thì các cụm công nghiệp đó giờ lại nằm gọn trong nội thành (thuộc Q.Hoàng Mai). Vậy là, mong muốn nội thành “sạch bóng KCN gây ô nhiễm”, một lần nữa phải chuyển thời gian!
Ngay ở các trung tâm, quy hoạch ngăn nắp trước kia cũng bị phá vỡ khi chính quyền cho phép xây dựng hàng loạt cao ốc khiến hạ tầng bị quá tải dẫn đến cống sập, cây xanh bị chặt hạ và các phương tiện giao thông bị “hút” vào. Điển hình phải kể đến con đường Nguyễn Chí Thanh từng được mệnh danh “kiểu mẫu”, đẹp nhất Thủ đô. Với chiều dài 1,8 cây số, các lợi thế về cây xanh, mặt nước, không gian… kể từ khi được “phong hạng”, bây giờ đã “bị” người ta cấy vào đó đủ loại công trình đồ sộ. Mật độ dân số tăng vọt, giao thông quá tải, đường Nguyễn Chí Thanh đang có nguy cơ bị “xuống hạng”.
Do quy hoạch chắp vá, tầm nhìn ngắn hạn với mong muốn khai thác nhanh, hàng ngàn dự án bao quanh các TP cũng đã được chuyển đổi mục đích cho hàng trăm Cty kinh doanh đất trên giấy với hạ tầng chắp vá, tạm bợ. Thế là đô thị lên cơn sốt đất. Tình trạng đầu cơ đất với cách làm ma mãnh “cho dự án, cấp dự án và chạy dự án” càng góp phần cho bức tranh “nhà nhà làm quy hoạch” lộ rõ. Trong cơn quay cuồng đó, các nhà đầu cơ khắp nơi đổ về, kể cả nước ngoài, đã đẩy giá đất lên cao kinh hoàng (giá đất ở Hà Nội khu trung tâm - vùng lõi Thủ đô - thuộc loại cao nhất thế giới).
Băm nát đô thị - tiêu tốn nguồn lực
Cuối năm, đứng “bên rìa” đô thị đang lớn - rộng, Thủ đô Hà Nội, mà thấy nao nao. Nếu nhìn chấp chới từ “đỉnh” một tòa nhà cao tầng nơi phía bắc Thủ đô, thôi thì cũng mừng trước lớp lớp các khối bê tông ken xấp vào nhau. Thủ đô ta đã cao hơn, nơi ở sang hơn nhiều.
Còn nếu nhìn ở khoảng máy bay hạ độ cao chuẩn bị tiếp đất lại thấy những cảm giác khác. Còn đó lô nhô khu nhà thấp tầng san sát, líu ríu, ken dày trong đô thị, còn đó những “mảng vàng” cần tô lại. Còn nếu trực tiếp “đảo một vòng” Thủ đô, tâm tư khi đó mới thật là… tâm tư. Các số liệu công bố cho thấy, diện tích đất dành cho giao thông còn quá khiêm tốn. 7 quận nội thành của Hà Nội cũ có tổng diện tích 83km2, nhưng chỉ có 5,2km2 diện tích đường (chiếm 6,18%). Con số này ở ngoại thành còn "tệ" hơn, chỉ 0,9% quỹ đất được dùng cho giao thông.
Sự manh mún càng thể hiện rõ khi đô thị phát triển lan nhanh theo chiều rộng. Thiếu thiết kế đô thị, chắp vá trong quy hoạch đã khiến mặt tiền nhiều TP bị băm nát bởi tình trạng chia lô, nhà ống dày đặc. Từ đô thị lớn, nhân bản tới các đô thị nhỏ khiến giờ đây tìm đất xây trường học, bệnh viện, công viên… trở nên nan giải. Hàng trăm nghìn tỷ đồng ngân sách - nguồn lực của quốc gia - đã bị ném vào cho việc giải tỏa xây dựng cầu, mở đường, làm các công trình thoát nước, trạm xe buýt, metro, chợ…
Nghịch lý hơn, rất nhiều tuyến đường vành đai chưa kịp xây xong đã trở thành đường nội ô. Các luồng giao thông kết nối (hàng hóa - kho tàng - bến bãi - cảng sông, biển, hàng không…) hầu như lâm vào ngõ cụt. Ví dụ rõ nhất là kết nối giữa sân bay Nội Bài với Hà Nội, tình trạng đô thị “nuốt” các đường vành đai ở Thủ đô.
Xe máy, chia lô nhà ống đã biến Thủ đô trở thành một chợ lớn. Và Hà Nội trở thành 3.600 phố phường với dân số tăng gấp đôi, dân số khống chế trong quy hoạch hơn 10 năm trước nhanh chóng bị phá sản. Các nguồn lực của TP cứ dồn mãi cho giải phóng mặt bằng, chống ngập, mở đường, chống ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, vòng luẩn quẩn chưa thể dứt khi mà tầm nhìn cũng quẩn quanh với những lợi ích trước mắt.
Tất cả những vấn nạn kể trên là hậu quả của việc chậm trễ dự báo, quy hoạch và các chính sách, luật ban hành không khả thi, thiếu thực tiễn trong quản lý phát triển đô thị.
Kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong phát triển đô thị cho thấy, “phải đặc biệt ưu tiên xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị, đó là nền tảng của đô thị”. Nhiều nhà chiến lược đô thị khẳng định “đầu tư cho hệ thống này là cho phát triển, cho mai sau”. Với Hà Nội, mai sau có lẽ khó khăn hơn nhiều - bởi nhìn chung chúng ta vẫn chưa chống đỡ nổi các khủng hoảng hiện tại (do vốn, kỹ thuật, nhân lực) nếu không có một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực sống còn của đô thị: Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Theo Xây dựng
" alt="Quy hoạch đô thị ở Hà Nội quá tải tắc đường"/>“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” - điều này đặc biệt đúng với thị trường BĐS khi hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, với không khí tưng bừng và những triển vọng được dự báo từ thị trường, TNR Holdings Việt Nam (TNR) vừa tưng bừng tổ chức Lễ ra quân đầu năm 2017 với sự tham gia của các đơn vị phân phối STDA, Danko, Vincapital, Hà Nội Online, Goldland, Tâm Việt, Goldmark Land, New Home và An Việt Hưng.
Lễ ra quân thể hiện quyết tâm đưa những căn hộ có chất lượng và môi trường sống tốt nhất từ các dự án Goldmark City, GoldSeason, GoldSilk, The GoldView đến với khách hàng.
Toàn cảnh Lễ ra quân đầu năm của TNR Holdings Việt Nam. Nhà phân phối xuất sắc nhất trong năm 2017 sẽ dành được giải thưởng 1 tỷ đồng. |
Tại lễ ra quân, TNR công bố bức tranh toàn cảnh về định hướng phát triển, tầm nhìn, chiến lược trong việc phát triển các dự án trong thời gian tới.
Lễ ra quân tại dự án Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội). |
Hiện tại, TNR Holdings Việt Nam đang phát triển 4 dự án lớn tại Hà Nội và TP.HCM, bao gồm: Goldmark City, GoldSeason, GoldSilk và The GoldView.
Theo nhận định của bà Nguyễn Hoài An, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty CBRE Việt Nam, điểm sáng trong năm nay sẽ là các dự án BĐS được hưởng lợi từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông.
“Ví dụ, nửa cuối năm 2017, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dự kiến đi vào hoạt động sẽ tăng thêm giá trị không nhỏ cho các dự án có vị trí dọc tuyến đường này”, bà Nguyễn Hoài An nói.
Đây cũng là lý do khiến cho các dự án mà TNR đang quản lý và phát triển như GoldMark City, GoldSeason, GoldSilk được nhiều khách hàng quan tâm.
Đoàn roadshow chuẩn bị xuất phát tỏa đi các tuyến phố lớn tại Hà Nội. |
Năm 2017, thị trường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng phát triển ổn định, bền vững. Tình hình kinh tế ổn định, nhu cầu ở thực đang trên đà tăng trưởng bền vững, tín dụng đổ vào BĐS được điều tiết tốt… Bên lề Đại hội Hiệp hội BĐS Việt Nam, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: “Trong ngắn hạn, chúng ta vẫn có khả năng điều tiết, kiểm soát tốt thị trường BĐS”.
Các em bé rất hào hứng nhận bóng từ các nhân viên phân phối. |
Lễ ra quân tại dự án GoldSeason (47 Nguyễn Tuân, Q.Thanh Xuân - Hà Nội). |
Xuân Thạch
" alt="Ra mắt 2 triệu m2 văn phòng, nhà ở cao cấp"/>
Premier League: Man City bỏ xa MU, Pep Guardiola làm Mourinho buồn
Nhận định, soi kèo PSV Eindhoven vs AZ Alkmaar, 03h00 ngày 12/1: Pháo đài bất khả xâm phạm
Chọn SUV máy dầu: Toyota Fortuner hay Chevrolet Trailblazer?
Cây cảnh không chỉ mang lại vẻ đẹp cho căn nhà, tạo thêm không gian xanh, mà còn mang lại phong thủy tốt cho việc làm ăn và con đường công danh của gia chủ. Do đó, nên xem xét việc chọn lựa cây xanh phù hợp với phong thủy nhà , mệnh ngũ hành của gia chủ để thu hút thêm tài lộc, sức khỏe và may mắn cho mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh việc lựa chọn cây cảnh, gia chủ cũng nên để ý tới màu sắc và chất liệu của chậu cây sao cho phù hợp (chẳng hạn, người mệnh Kim có thể sử dụng chậu cây bằng kim loại, người mệnh Mộc có thể sử dụng chậu cây bằng gỗ, v.v…)
1. Mệnh Kim
Cây kim tiền |
Người mệnh Kim mang tính cách mạnh mẽ, dữ dội đi kèm với sự nóng nảy. Những màu sắc may mắn của người mang mệnh này bao gồm: trắng, vàng và nâu, màu giải hạn là xanh mộc (xanh lá cây). Do vậy, trồng cây cảnh trong nhà là rất cần thiết cho những người mang mệnh Kim nhằm giải hạn, cân bằng cuộc sống, mang lại sức khỏe tốt. Người mệnh Kim có thể chọn các loại cây có lá ánh vàng, hoa vàng... hoặc kết hợp các loại cây xanh thuộc hành Thổ. Cây hợp mệnh bao gồm:Kim Ngân, Kim Tiền, Phất Lộc.
2. Mệnh Mộc
Cây sen đá |
Màu sắc may mắn cho những người mệnh Mộc bao gồm đen và xanh nước biển. Theo ngũ hành, Thủy sinh Mộc nên người mệnh Mộc có thể trồng các loại cây thủy sinh trong nhà. Ngoài ra, một số loại cây cảnh hợp phong thủy với người mang mệnh Mộc và giúp mang lại may mắn, tiền tài, sức khỏe bao gồm: Vạn Niên Thanh, Kim Ngân, Trúc Nhật, Sen Đá.
3. Mệnh Thủy
Cỏ Chi Lan |
Người mệnh Thủy đa phần ôn hòa và khéo léo. Họ mang sức mạnh lớn lao bên trong con người mình. Do vậy, trồng các loại cây xanh có dáng vẻ mềm mại sẽ phù hợp với người mệnh Thủy. Ngoài ra, các loại cây thuộc hành Kim cũng mang ý nghĩa tương sinh đối với người mệnh Thủy, chẳng hạn như: Thường Xuân, Dương Xỉ, Lan Hồ Điệp, Cỏ Chi Lan.
4. Mệnh Hỏa
Cây Trạng Nguyên |
Người mệnh Hỏa có tính cách sôi nổi và chủ động. Màu sắc may mắn bao gồm: đỏ, hồng và xanh lá cây. Bản chất cây xanh là Mộc đã tương sinh với mệnh Hỏa theo ngũ hành nên việc trồng cây xanh trong nhà sẽ giúp gia chủ mệnh Hỏa gặp nhiều may mắn và tài lộc. Những loài cây phù hợp cho người mang mệnh Hỏa bao gồm: Trạng Nguyên, Sen Đá, Lưỡi Hổ.
5. Mệnh Thổ
Cây Ngũ Gia Bì |
Người mệnh Thổ là những người kiên nhẫn, giao tiếp rộng và có tính tương trợ. Màu đại diện là Nâu hoặc Vàng Đất. Người mệnh Thổ nên trồng cây từ đất hơn là cây thủy sinh hay cây leo đá. Trồng những loại cây thuộc hành Hỏa sẽ mang lại phong thủy tốt cho gia chủ như: Vạn Niên Thanh, Ngũ Gia Bì.
Theo Khám phá
" alt="Chọn cây cảnh theo mệnh để tài lộc chảy vào nhà"/>20 mẫu nhà giá dưới 500 triệu mà đẹp như biệt thự, nhìn là mê