Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạnh, 33 tuổi, hiện là Giáo sư tập sự, Trưởng nhóm nghiên cứu mạng Internet vạn vật - Trường Đại Học Soongsil, Hàn Quốc.Cuối năm 2019, anh được nhận giải thưởng Quả cầu vàng về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ Khoa học Công nghệ. Đồng thời, anh cũng là 1 trong số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019.
‘Nhận được giải thưởng, mình rất vui và tự hào, nhưng nhận thấy trách nhiệm của mình lớn hơn’, Tiến sĩ Thạnh nói.
Tuổi thơ đi câu cá, hái nấm
 |
Tiến sĩ Thạnh trong một giờ dạy ở trường đại học. |
Bố Thạnh là bộ đội. Sau giải phóng, ông đưa vợ con rời Hà Nội đến Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. ‘Tuổi thơ của tôi gắn liền với những buổi chiều đi câu cá và hái nấm để giúp bố mẹ cải thiện bữa cơm gia đình’, Thạnh kể.
Dù điều kiện kinh tế không khá giả nhưng bố mẹ Thạnh luôn tạo điều kiện cho các con đi học đầy đủ. ‘Bố mẹ dạy anh em tôi, nếu muốn vươn lên thì nhất định phải học và học nhiều hơn. Anh em tôi đã luôn phấn đấu để bố mẹ vui’, Thạnh nói.
Tuy nhiên, con đường học hành của Thạnh có một chút gập ghềnh khi anh rời quê Lâm Đồng đến Sài Gòn học đại học.
‘Tôi chọn học ngành công nghệ thông tin mà chưa từng tiếp xúc với nó. Máy tính cá nhân không có. Những ngày mới nhập học, tôi rất bỡ ngỡ’, Thạnh kể. Sau đó, anh nghĩ, có thể điểm xuất phát mình thấp nhất, nhưng mỗi ngày kiên trì một chút anh sẽ không phải là người cuối cùng về đích.
 |
Thạnh cho biết, trước khi học đại học, anh không biết gì về công nghệ. |
Thạnh quyết tâm trở thành sinh viên có thành tích tốt, săn học bổng bằng những nỗ lực của chính mình. ‘Bố mẹ phải nuôi cả mình và anh trai học đại học nên rất khó khăn. Mình muốn tự lập và tự mua chiếc máy tính bằng tiền làm thêm’, Thạnh kể.
Giờ lên lớp, Thạnh chăm chỉ đọc sách, tận dụng thời gian tìm tòi, học thực hành ở máy tính của nhà trường để tiết kiệm. Thời gian rảnh, anh đi làm gia sư, phục vụ ở các quán ăn, nhà hàng rồi đi bán hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống sinh viên.
Đến năm thứ hai đại học, Thạnh tự mua được máy tính.
Thạnh cũng nỗ lực rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Vì không có điều kiện học ở trung tâm, Thạnh tự học ngữ pháp và viết. Phần luyện nói, anh cùng một vài người bạn thành lập câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí để cả nhóm vừa có cơ hội tham gia nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài vừa có cơ hội tham gia làm tình nguyện cùng họ. ‘Đó là cách học tiếng Anh của mình, vừa miễn phí, lại vừa ‘thực chiến’’, Thạnh hài hước.
Nhờ những nỗ lực của mình, từ một chàng trai miền núi, mù mờ về công nghệ thông tin, Thạnh đã cho vào bộ sưu tập của mình học bổng trị giá $10,000 của hãng viễn thông Hàn Quốc SKT và là một trong những sinh viên được tốt nghiệp trước thời hạn.
 |
Với những nỗ lực của mình, anh đã săn được học bổng, trở thành sinh viên giỏi về ngành công nghệ thông tin. |
‘Để học nâng cao về công nghệ, tôi nghĩ, phải đi du học. Tôi may mắn nhận được học bổng cao học của trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc, và Đại học Paris, Pháp. Tôi chọn trường Soongsil vì nghĩ mình có duyên’, Thạnh nói.
Thành công nhờ có vợ ở phía sau
Lúc mới đến xứ sở kim chi, Thạnh đã gặp phải những khó khăn về nghiên cứu do ngành học cao học khác với ngành học đại học. Nhưng nhờ kiên trì học hỏi và tìm tòi khám phá, anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu.
Tốt nghiệp cao học, Thạnh được các trường đại học trong nước mời về giảng dạy, nhưng anh quyết định ở lại Hàn Quốc để tiếp tục con đường nghiên cứu. ‘Một phần trong quyết định ấy là vì gia đình. Vợ tôi cũng làm tiến sĩ ở Hàn. Thế mạnh của cô ấy là tiếng Hàn. Sau khi làm tiến sĩ xong, cô ấy ở nhà sinh và chăm sóc em bé, gác lại nhiều ước mơ và dự định. Vợ đã hy sinh cho gia đình như vậy, tôi là chồng nên phải nỗ lực nhiều hơn’, Tiến sĩ Thạnh chia sẻ.
 |
Hiện, vợ chồng Tiến sĩ Thạnh đang sống tại Hàn Quốc. Thời gian tới, khi hai vợ chồng hoàn thành xong các dự định thì sẽ cân nhắc việc về nước. |
Anh cho biết, khi còn làm nghiên cứu sinh, anh tham gia tối ưu tìm kiếm với Amazon để mang lại thu nhập. Còn bây giờ, anh là ‘nhân viên’ cho công ty của vợ. Tuy nhiên, dù làm công việc gì, mục tiêu Thạnh hướng đến vẫn là giáo dục.
Hiện, Thạnh đang nghiên cứu về Internet vạn vật và các thế hệ mạng tương lai. Song song đó, anh cùng vợ tham gia nhiều dự án chính phủ Hàn Quốc tài trợ đào tạo cho các bộ ngành, các trường đại học, chương trình hỗ trợ đào tạo cho thanh niên thất nghiệp; các giải pháp số hóa giúp giải quyết những vấn đề cụ thể của Việt Nam từ ô nhiễm môi trường tới giáo dục và quản lý…
 |
Tiến sĩ Thạnh cho biết, thành công của anh hôm nay là nhờ có sự hỗ trợ lớn của vợ phía sau. |
Thạnh cũng cho biết, vì hai vợ chồng cùng làm nghiên cứu nên cũng có những khó khăn. Nhiều hôm tới hạn làm dự án, con ốm, hai vợ chồng phải làm tới đêm, rồi cùng nhau thức trông con.
‘May mắn, vợ chồng mình cùng đồng lòng và có sự giúp sức của bố mẹ hai bên. Tuy nhiên, hiện mọi khó khăn đã lùi lại, gia đình mình đang có cuộc sống ổn định ở Hàn Quốc. Em bé thứ hai vừa tròn một tuổi. Thành công của mình hôm nay là nhờ có bàn tay của vợ phía sau. Thời gian tới, mình muốn dành thời gian nhiều hơn để vợ phát huy thế mạnh bản thân và làm các dự định của cô ấy’, Thạnh nói, giọng biết ơn.
Thông qua câu chuyện của mình, Thạnh muốn nhắn với các bạn trẻ rằng, đừng tự giới hạn bản thân dù điểm xuất phát của bạn có thể thấp, hãy cứ kiên trì và ham học hỏi từng ngày, mọi việc sẽ thay đổi dù sớm hay muộn.
‘Tương lai của mình do chính những việc mình làm ngày hôm nay quyết định. Everything is difficult before it is easy, so just do it - Mọi thứ đều khó trước khi chúng trở nên dễ dàng, vì thế cứ bắt tay vào làm rồi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn’.
TS Đinh Ngọc Thạnh đang là 1 trong số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. Giải thưởng do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức thường niên. 20 gương mặt đề cử năm nay được chọn ra từ 137 hồ sơ từ 39 đơn vị thuộc 10 lĩnh vực: Học tập; Nghiên cứu khoa học - sáng tạo; Lao động sản xuất; Kinh doanh - khởi nghiệp; Quốc phòng; An ninh trật tự; Thể dục thể thao; Văn hóa nghệ thuật; Hoạt động xã hội; Quản lý hành chính nhà nước. Vòng bình chọn trực tuyến diễn ra từ ngày 10/2 đến 29/2/2020 tại địa chỉ www.tainangtrevietnam.vn Sau khi có kết quả bình chọn trực tuyến, hội đồng sẽ họp phiên cuối cùng vào đầu tháng 3/2020 để chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. |

Tiến sĩ 'nông dân' giành giải thưởng Quả cầu vàng 2019
Là tác giả của hàng chục bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, Trần Ngọc Tuấn là một trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019.
" alt="8X Việt học nhờ máy tính trở thành tiến sĩ công nghệ, dạy ở ĐH Hàn Quốc"/>
8X Việt học nhờ máy tính trở thành tiến sĩ công nghệ, dạy ở ĐH Hàn Quốc
Ở Hà Tĩnh những ngày qua, không khó để bắt gặp hình ảnh cụ ông, cụ bà 'tay xách nách mang' gạo, nước mắm, nắm rau vườn… đến hỗ trợ chính quyền, cơ quan chức năng nấu ăn cho công dân đang phải cách ly vì dịch Covid-19. |
Cụ Thái đạp xe đạp đến khu cách ly để trao quà 'cây nhà lá vườn' động viên cán bộ đang làm nhiệm vụ ở khu cách ly. |


|
Nắm rau, củ quả và số tiền 20.000 đồng của cụ Thái. |
Dù đã bước qua tuổi 89, nhưng việc cụ Nguyễn Văn Thái (trú tại thôn Bắc Tiến, xã Thạch Ngọc, Thạch Hà) đi xe đạp đến điểm cách ly ở xã khiến nhiều người xúc động.
'Hành lý' cụ mang đến khu cách ly là 1 kg gạo, 1 quả bầu, 1 bó rau muống, 1 túi rau vặt và 20 ngàn đồng. Tất cả những thực phẩm giản dị này được lấy từ vườn nhà của cụ.
Cụ Thái tâm sự: 'Tôi chỉ có mấy nắm rau tự trồng ở vườn mang đến để nấu cơm cho công dân ở khu cách ly. Tôi góp một chút tinh thần động viên mọi người, mong nước nhà sớm đẩy lùi dịch bệnh'.
Ở khu cách ly xã Thạch Đài, những ngày qua mọi người còn truyền tai nhau câu chuyện cụ bà Trần Thị Bình (73 tuổi, trú thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà) mang theo 5kg gạo đi bộ đến điểm cách ly tại Trường Mầm non xã Thạch Đà.
 |
Cụ Bình đi bộ xách theo 5kg gạo đến ủng hộ điểm cách ly. |
Cụ Bình chia sẻ: 'Tui biết tin mọi người về ở đây, lại có các chiến sĩ công an, bộ đội, y bác sĩ và các cô giáo trực cả ngày lẫn đêm nên tui thương lắm, muốn góp chút tình cảm nhỏ động viên tinh thần mọi người...'.
Chủ tịch UBND xã Thạch Đài, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 ở xã - Trương Quang Anh cho biết, ở địa phương có 1 khu cách ly với 51 công dân từ Lào, Thái Lan về. Tuy nhiên, những ngày qua địa phương nhận được nhiều tình cảm của bà con nhân dân.
 |
Đại uý Nguyễn Tiến Bình, Trưởng Công an xã Thạch Đài ra chợ phát khẩu trang cho bà con tiểu thương ở chợ và những người đi đường. |
'Trong ngày hôm nay, các nguồn tài trợ gửi về khoảng 60 đến 70 triệu. Còn nhân dân trong xã đóng góp, con số có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Gạo, rau, nước mắm thì ăn thoải mái. Nhiều cụ già lọ mọ mang rau vườn đến khiến chúng tôi xúc động vô cùng', ông Anh nói.
Những câu thơ chất chứa nghĩa tình
Tại điểm cách ly tập trung số 1 của huyện Can Lộc, ở khách sạn Trường Sinh, cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi đây vừa đón nhận tình cảm, lá thư nặng nghĩa tình của bà Trần Chất (64 tuổi, trú tại thị trấn Nghèn).


|
Rau và lá thư của bà Chất gửi đến chiến sĩ khu cách ly ở huyện Can Lộc. |
Từ sáng sớm hôm qua, bà Chất đã mang theo quà quê đến tặng điểm cách ly ở khách sạn này. Quà của bà gồm có rau, củ quả, trứng gà và số tiền 40 ngàn đồng. Đặc biệt hơn là bức thư có bài thơ gửi các chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ ở khu cách ly.
Bà viết: 'Hôm nay bà dậy sớm/ Hái một chút lá vườn/ Xin thể hiện lòng thương/ Với các con tất cả/ Bà chút tình đóng góp/ Mong tất cả bình an'...
 |
Lời dặn cuối thư của bà Chất. |
Sẵn nghề thuốc nam gia truyền với bài thuốc tăng sức đề kháng, chống viêm phổi, cuối bức thư, bà Trần Chất nhắn nhủ các chiến sỹ: 'Bà có thể nấu lá chanh, muối, mận để súc miệng buổi đêm bảo vệ cổ họng. Nếu cần các cháu gọi cho bà nhé'.
Bà Chất tâm sự: 'Dù không có nhiều nhưng rau củ sạch trong vườn, mấy chục quả trứng gà, một chút tiền mặt bà xin gửi để thêm vào bữa ăn cho các chiến sỹ'.
 |
Người dân mang rau đến tiếp tế cho khu cách ly ở huyện Can Lộc. |
 |
Dân ủng hộ rau tại điểm cách ly ở huyện Hương Khê. |
Sau lần tiếp tế này, bà lại tất bật chuẩn bị quà để tặng vài điểm khác trên địa bàn huyện Can Lộc.
Bà nhắn nhủ: 'Bà có để lại số điện thoại, nếu cần thứ rau củ gì, bà sẽ gom góp hoặc đi xin người khác. Vườn bà còn có lá chua me, nếu cần nấu canh chua thì nhắn bà mang đến nhé'.

Chủ nhà giảm tiền trọ, giám đốc hỗ trợ tiền nuôi con cho nhân viên
‘Cảm ơn tấm lòng tốt của bà chủ nhà. Hi vọng các chủ trọ khắp nơi đều thấu hiểu và chia sẻ’.
" alt="Nắm rau, cân gạo nặng nghĩa tình của ông già, bà lão Hà Tĩnh mùa Covid"/>
Nắm rau, cân gạo nặng nghĩa tình của ông già, bà lão Hà Tĩnh mùa Covid