Tự tử và lạm dụng chất ở vị thành niên Việt Nam tăng rất nhiều trong 10 năm qua
GS.TS Nguyễn Quý Thanh,ựtửvàlạmdụngchấtởvịthànhniênViệtNamtăngrấtnhiềutrongnăgiải bóng đá ả rập xê út Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho biết, ở Việt Nam, tỉ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường có tổn thương sức khỏe tâm thần đến mức cần can thiệp là khoảng 12%, tương đương với 3 triệu người. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhận thức về sức khỏe tâm thần trong trường học và cộng đồng còn nhiều hạn chế và mang nhiều định kiến ở Việt Nam. Điều này cản trở việc đánh giá, phát hiện sớm và dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
PGS.TS Đặng Hoàng Minh chia sẻ, theo nghiên cứu, cứ 5 trẻ trong độ tuổi từ 13-18 thì sẽ có 1 em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Như vậy khoảng 20% trẻ gặp vấn đề sức khỏe, rối loạn tâm thần.
Cùng đó, 11% thanh thiếu niên có các rối loạn về cảm xúc như trầm cảm, lo âu; 10% thanh thiếu niên có các vấn đề hoặc rối loạn về hành vi.
“Tự tử cũng là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tất nhiên không phải ai tự tử cũng có vấn đề về tâm thần nhưng đến 90% trong số đó có vấn đề này,... Ở Việt Nam, khoảng 3 triệu trẻ từ 6-16 tuổi có nhu cầu về các dịch vụ khám sức khỏe tâm thần. Trong báo cáo của UNICEF năm 2018 thì tự tử và lạm dụng chất ở vị thành niên của Việt Nam gia tăng rất nhiều trong 10 năm qua”, bà Minh cho hay.
PGS.TS Đặng Hoàng Minh |
Tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng tăng cao nhưng theo bà Minh nhiều người chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp.
Nguyên nhân được bà Minh chỉ ra là việc thiếu hiểu biết, kiến thức về sức khoẻ tâm thần ở nhiều cấp độ từ cá nhân cho đến cộng đồng, chính phủ,... Cùng đó việc thiếu dịch vụ như bảo hiểm y tế, hỗ trợ đi lại khi khám bệnh cùng với nhà trường chưa tạo điều kiện cho các học sinh cần hỗ trợ tâm lý cũng là những nguyên nhân.
Trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo, PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục- ĐHQG Hà Nội) cho hay, xu hướng tự tử trong giới học đường đang ngày càng tăng cao. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử vị thành niên do lo âu trầm cảm, đặc biệt đến từ áp lực học tập và kỳ vọng, thiếu sự sẻ chia của bố mẹ.
“Cũng có thể việc các em không đáp ứng nổi những mong muốn kỳ vọng hoặc có suy nghĩ không đền đáp lại nổi so với sự đầu tư về mặt thời gian và tiền bạc của bố mẹ dẫn đến hành động tự sát để tự trừng phạt bản thân và như một lời xin lỗi đối với họ”, ông Nam nói.Ông Nam cũng cho biết, có những trường hợp sau khi được cứu sống đã tâm sự rằng, tự tử là cách thức cuối cùng để có thể thể hiện thái độ phản kháng lại những áp lực kỳ vọng theo ý muốn của cha mẹ. Hoặc số khác tự nghĩ cần trừng phạt bản thân mình.
Do đó, theo ông Nam, để hạn chế những điều này cần tăng cường giáo dục hiểu biết, nhận thức hơn về sức khỏe tâm thần cho cộng đồng song song với sức khỏe thể chất.
Cùng đó sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình, cha mẹ và nhà trường với con trẻ về sức khỏe tâm thần là hết sức quan trọng. “Với các phụ huynh, thời gian mà chúng ta dành cho các con để nắm bắt tất cả những dấu hiệu thể hiện sự thay đổi về mặt cảm xúc và sự quan tâm là phương thuốc hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề này”, ông Nam nói.
Hải Nguyên
Nữ sinh 16 tuổi tự tử vì bị tổ chức từ thiện “phản bội”
Jesse Walker đã bí mật tâm sự với tổ chức từ thiện ChildLine, về suy nghĩ muốn tự tử của mình. Không ngờ tổ chức này báo cáo với cảnh sát khiến cô cảm thấy niềm tin bị tan vỡ, và chọn đến kết cục đau lòng.