-
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Lens, 21h00 ngày 12/1: Bóng tối bao trùm
-
Đây là cặp vợ chồng thu hút sự quan tâm của người hâm mộ và giới báo chí nhất từ khi công khai hẹn hò cho đến khi ly hôn.
Song Hye Kyo và Song Joong Ki bén duyên khi tham gia dự án phim truyền hình dài tập: "Hậu duệ mặt trời". Thời gian này, rộ lên tin đồn hai người phim giả, tình thật.
|
Hình ảnh đẹp trong đám cưới của hai diễn viên phim "Hậu Duệ Mặt Trời" một thời. |
Trước sự mong mỏi của công chúng, năm 2017 cả hai đã quyết định công khai chuyện tình, đồng thời thông báo sẽ tổ chức đám cưới.
Sau khi công bố kết hôn, mọi thông tin liên quan đến đám cưới của cặp đôi đều trở thành điểm nóng trên các mặt báo.
Đám cưới cổ tích được đưa tin rầm rộ. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm chung sống, họ tuyên bố ly hôn vào năm 2019.
Qua công ty quản lý, Hye Kyo cho biết, cuộc hôn nhân đổ vỡ vì hai người khác biệt tính cách và mâu thuẫn không thể hòa giải khi chung sống. Trong khi đó, luật sư của Song Joong Ki nói "ly hôn là lỗi ở Hye Kyo". Sau khi chia tay, nữ diễn viên đi du lịch ở nhiều quốc gia, chụp ảnh quảng cáo còn Song Joong Ki chuyên tâm đóng phim.
Goo Hye Sun - Ahn Jae Hyun
Sau 3 năm chung sống, 2 diễn viên Goo Hye Sun - Ahn Jae Hyun ra tòa giải quyết tranh chấp ly hôn vào năm 2019.
Sau đó, họ liên tục tố nhau trước truyền thông. Trên trang cá nhân, nàng cỏ Goo Hye Sun cho biết chồng ngoại tình, chê ngực cô không gợi cảm.
|
Nữ diễn viên phim "Vườn sao băng" ngày còn mặn nồng với chồng. |
Phía Ahn Jae Hyun phủ nhận thông tin phản bội vợ, còn tiết lộ Goo Hye Sun đòi anh bồi thường tiền mặt, bất động sản.
Dương Mịch - Lưu Khải Uy
Nữ diễn viên của "Tam sinh tam thế, thập lý đào hoa" gây bất ngờ khi tuyên bố ly hôn chồng Lưu Khải Uy vào năm 2018.
Theo một trang tin của Trung Quốc, cặp đôi đổ vỡ từ năm 2016 nhưng chưa muốn công bố vì liên quan đến vấn đề con cái và các hợp đồng quảng cáo.
|
Chuyện đổ vỡ của vợ chồng Dương Mịch gây tiếc nuối cho khán giả. |
Con gái của họ sống cùng bố và ông bà nội ở Hong Kong (Trung Quốc). Từ khi ly hôn, Dương Mịch đóng nhiều phim truyền hình, hiếm khi đến thăm con.
Nguyên nhân chia tay được cho là do Dương Mịch chỉ chú tâm vào sự nghiệp, bỏ bê gia đình và con cái. Trong khi đó, Lưu Khải Uy cũng vướng bê bối ngoại tình với bạn diễn Vương Âu.
Huỳnh Dịch - Hoàng Nghị Thanh
Hoàng Nghị Thanh là người chồng thứ 2 của Huỳnh Dịch. Trước đó, cô từng có cuộc hôn nhân chóng vánh với đại gia Vương Khải.
|
Vợ chồng Huỳnh Dịch trước khi ly hôn. |
Người hâm mộ mừng thầm khi cô tìm được bến đỗ mới bên doanh nhân Hoàng Nghị Thanh. Thế nhưng, cuộc hôn nhân này cũng sớm tan vỡ.
Chồng cũ tiết lộ Huỳnh Dịch ngoại tình. Vì thế, hình ảnh của Huỳnh Dịch bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến sự tuột dốc trong sự nghiệp phim ảnh.
Chung Hân Đồng - Lại Hoằng Quốc
Chung Hân Đồng và bác sĩ Lại Hoằng Quốc tổ chức tiệc cưới vào tối 20/12/2018 tại Hong Kong (Trung Quốc). 14 tháng sau, Chung Hân Đồng bất ngờ thông báo chuyện hôn nhân đổ vỡ.
Lại Hoằng Quốc là bác sĩ nổi tiếng ở Đài Loan (Trung Quốc), anh từng có cuộc hôn nhân ngắn ngủi với một tiếp viên hàng không. Tháng 10/2017, anh và vợ cũ ly hôn và sau đó không lâu anh công khai tình cảm với nữ ca sĩ nhóm Twins.
|
Bác sĩ Lại Hoằng Quốc cho rằng vợ lạnh nhạt với anh từ sau hôn lễ. |
Nhiều trang báo Hoa ngữ đưa tin bác sĩ Hoằng Quốc liên tục bỏ vợ ở nhà, qua lại với hot girl nổi tiếng. Đây là nguyên nhân chính khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt. Chung Hân Đồng đã rất khổ tâm.
Cô từng nhiều lần đòi ly hôn, nhưng mỗi lần như vậy, Hoằng Quốc đều hứa hẹn thay đổi. Đến khi không thể chịu đựng, cô quyết định đệ đơn ra tòa án. Về phần bác sĩ Hoằng Quốc, anh cho rằng vợ lạnh nhạt với anh từ sau hôn lễ.
Hậu ly hôn, Chung Hân Đồng trở lại cuộc sống độc thân, lao đầu vào công việc và tỏ thái độ khó chịu khi ai nhắc đến chồng cũ trước mặt.
'Tình thập kỷ' của các cặp đôi nổi tiếng Hollywood
Cuộc hôn nhân của những cặp đôi nổi tiếng này trải qua nhiều năm tháng vẫn bền vững, hạnh phúc.
" alt="5 chuyện tình đẹp như mơ, ly hôn chóng vánh của sao châu Á"/>
5 chuyện tình đẹp như mơ, ly hôn chóng vánh của sao châu Á
-
|
Không chỉ mọc trên một bức tường gạch, nó đã bắt đầu nở hoa! |
|
Bạn có thể làm rất nhiều thứ khi bạn muốn sống sót. |
|
Khoai tây bị lãng quên trong phòng tắm hơi. |
|
Đây là những gì phá vỡ các con đường! |
|
Tôi đã thấy một phép lạ sáng nay. Trong một cây cổ thụ to lớn, ngay ở giữa - nơi có thể tránh được gió và thời tiết xấu, một mầm xanh đang phát triển. |
|
Chết chưa phải là hết. |
|
Khu vườn mini trong một ổ gà nhỏ ở vỉa hè. |
|
Cây này đã bị đốt cháy trong một vụ cháy rừng, nó vẫn tiếp tục sống. |
|
Chúng tôi mua trứng, cho chúng vào một cái bát và đây là kết quả sau 17 ngày. |
|
Bạn khó có thể tìm thấy rễ cây ở đâu. |
|
Mùa xuân năm ngoái tôi đã trồng một ít rau, hầu hết chúng đã chết. Nhưng một mầm cà rốt đã im lìm suốt mùa đông, sống sót trong cuộc cạnh tranh với cỏ dại và thời tiết khắc nghiệt. |
|
Đây là một cột bóng rổ được bao bọc bởi cái cây. Không biết mất bao lâu để cây phát triển xung quanh chiếc cột này |
|
Mùa xuân. |
|
Những bông hoa này đẩy qua lớp nhựa đường dày để vươn lên. |
|
Ngay cả bê tông cũng không thể ngăn chặn sự sống. |
|
Một cái cây mọc từ cửa sổ tầng ba. |
|
Và thậm chí một số cây không quan tâm đến trọng lực. |
Cụ bà 80 live stream bán mơ thu hút hàng triệu lượt xem
Hình ảnh cụ già giới thiệu và ăn mơ một cách ngon lành đã thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội Facebook. Nhờ vậy bà đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng.
" alt="17 bức ảnh ấn tượng về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên"/>
17 bức ảnh ấn tượng về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên
-
Trung bình mỗi năm Việt Nam có 2.000 trẻ tử vong do đuối nước, với tỷ suất 6,8/100.000 trẻ, cao nhất so với khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần các nước phát triển, theo số liệu được Bộ Giáo dục & Đào tạo dẫn ra năm 2021.
Nguyên nhân đuối nước chủ yếu là do trẻ không biết bơi. Và với nguyên nhân dễ hiểu này, hè nào cũng vậy, sau mỗi một vụ chết đuối lại là một cuộc loanh quanh đổ lỗi: ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng trẻ thiếu kỹ năng sống sót dưới nước?
Chủ trương đưa bơi vào trường học như một môn giáo dục thể chất đã được ngành Giáo dục triển khai từ cách đây gần 15 năm. Nhưng không phải lúc nào chủ trương cũng dễ dàng hiện thực hóa. Trường học gặp đủ thứ khó khăn, liên quan đến kinh phí, con người, cơ sở vật chất... Mỗi đơn vị muốn dạy bơi ít nhất cần có bể bơi. Bể xây bằng xi-măng kiên cố mất hàng trăm triệu đồng đến tiền tỷ, nếu lắp ráp bằng nhựa compsite cũng suýt soát 50-70 triệu đồng.
Hiệu trưởng một trường THCS ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, đơn vị được tài trợ bể bơi compsite, chia sẻ rằng: mỗi tháng trường mất ít nhất 800.000 đồng tiền hóa chất, 5 triệu đồng tiền hỗ trợ giáo viên dạy bơi. Con em nông thôn phần lớn thuộc gia đình khó khăn, tiền học chữ còn chưa đủ, nói gì đến tiền học bơi. Trường phải lấy chỗ này đắp chỗ nọ. Nhưng ông cũng cho biết thêm: với diện tích bể bơi chưa đầy 40 m2, học sinh chỉ có thể tập những thao tác để nổi trên mặt nước, muốn bơi thành thạo thì gần như không thể.
Vậy nếu coi đây là trách nhiệm của gia đình, thì sao? Một báo cáo của WHO cho biết: Hơn 55% trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo, tập trung nhiều nhất ở khu vực nông thôn. Tôi vẫn cho rằng, trẻ không biết bơi, thiếu những kỹ năng sinh tồn cơ bản, lỗi trước hết phải thuộc về gia đình, rồi sau đó mới đến các đơn vị liên quan. Nhưng xã hội khó có thể đòi hỏi gì nhiều hơn ở các gia đình đang hàng ngày phải chiến đấu với cái ăn cái mặc.
Trong bối cảnh đó, có một giải pháp theo tôi sẽ mang lại hiệu quả sớm hơn và rộng hơn, là tổ chức dạy bơi trong cộng đồng. Cách thức này được thực hiện bởi các tình nguyện viên. Không gian dạy bơi chính là sông suối, hồ đập trên địa bàn. Dụng cụ hỗ trợ là những vật dụng đơn giản, tồn tại sẵn xung quanh như áo phao cũ, xăm ôtô cũ hay thậm chỉ là bè chuối và các vật dụng có thể nổi trên mặt nước...
Năm 2006 tại quê tôi có một thầy giáo tên là Lê Văn Tùng - dạy thể dục kiêm Tổng phụ trách đội ở một trường học thuộc huyện Cẩm Xuyên - đã tổ chức dạy bơi rất hiệu quả theo cách như vậy. Thầy khảo sát, lựa chọn một vùng nước bằng phẳng, độ sâu hợp lý trên dòng sông Rác rồi căng phao làm chỉ giới. Trong phạm vi chừng hơn 200 m2 trên sông, thầy Tùng huấn luyện cho các em nhỏ mỗi sáng mỗi chiều. Gần 10 năm ròng rã, thầy đã giúp khoảng 5.000 em nhỏ trên địa bàn biết bơi mà không mất một khoản đóng góp nào.
Nhưng vì lý do công việc cũng như sức khỏe, thầy Tùng sau đó buộc phải nghỉ công việc yêu thích của mình. Lớp học bơi của thầy giờ vẫn được nhắc tới như là một kỷ niệm đẹp.
Câu chuyện của thầy Tùng cho thấy: dạy bơi trong cộng đồng là một giải pháp phù hợp, hiệu quả đối với trẻ em nông thôn nếu được tổ chức hợp lý. Vấn đề là ai sẽ đứng ra tổ chức?
Nhiều tổ chức, hội nhóm có thể làm được điều này nhưng tốt hơn cả và đúng chức năng, nhiệm vụ hơn cả có lẽ là Đoàn Thanh niên. Hiện nay chiến dịch Tình nguyện hè đã bắt đầu được khởi động. Bên cạnh những hoạt động như tiếp sức mùa thi, sinh hoạt đoàn đội, hay thậm chí là lắp loa, cắm biển cánh báo nguy hiểm nơi sông suối... thì nên chăng Đoàn Thanh niên lập các đội tình nguyện dạy bơi miễn phí. Đội tình nguyện gồm những người có kỹ năng dạy bơi về các địa bàn nông thôn, khảo sát địa hình, địa vật, chăng dây, cắm phao trên sông suối hồ đập, rồi tập bơi cho các cháu.
Với cách làm cầm tay chỉ việc như vậy, chỉ cần độ vài tuần là trẻ em nghèo trên các địa bàn được phổ cập kỹ năng bơi. Đây là một giải pháp ít tốn kém, thiết thực, khả thi trong các hoạt động tình nguyện hè, nhưng dường như chưa được các cơ sở Đoàn đặt vấn đề một cách nghiêm túc.
Trần Long
" alt="Ai dạy bơi cho trẻ nghèo?"/>
Ai dạy bơi cho trẻ nghèo?
-
Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
-
Chồng tôi làm tài xế trên Hà Nội, tôi ở quê chăm sóc nhà cửa, dạy dỗ con cái. Hai vợ chồng kết hôn từ năm 19 tuổi nên giờ con gái đầu tôi đã 20 tuổi. Hai đứa sau, một đứa 15, một đứa lên 10. Con lớn tôi học đại học, trọ gần công ty bố.
Tôi vất vả đồng áng, chăn nuôi lợn gà, người lúc nào cũng thấm đẫm mùi mồ hôi. Chồng tôi thi thoảng tạt về nhà thăm con, mua chút quà bánh rồi lại đi. Mẹ chồng tôi khi xưa còn sống, vẫn than thở, tôi là người có mệnh khổ.
Dẫu vậy, tôi chẳng bận tâm. Với tôi, con cái ngoan ngoãn, học giỏi, biết thương mẹ là mãn nguyện rồi. Tình cảm vợ chồng tôi không mặn nồng nhưng khá tốt đẹp.
Anh về, tôi làm mâm cơm thịnh soạn, thêm cút rượu, chăm sóc, nâng giấc chu đáo. Tôi thương anh vất vả, lăn lội một thân, một mình nơi đất khách quê người, kiếm đồng tiền.
Bởi thế, mỗi tháng anh gửi về 2 triệu, tôi cũng không kêu ca. Tôi bươn chải, chạy chợ sáng nên mấy mẹ con vẫn đủ chi tiêu. Quần áo đứa lớn mặc chật, nhường lại đứa bé. Tiền học cho con lớn, tôi vay tiền quỹ phụ nữ, con nói, sau này ra trường, sẽ hỗ trợ mẹ trả nợ.
Một lần, lúc dọn nhà, tôi thấy rơi ra quyển sổ tiết kiệm 200 triệu đứng tên chồng. Tôi cất quyển sổ vào chỗ cũ. Nhân lúc chồng về làm giấy tờ nâng bằng lái xe, tôi hỏi, anh bảo đó là tiền dành dụm được sau mấy năm chạy xe, để sau này xây nhà.
Năm nay con gái lớn tôi chuẩn bị làm đề án tốt nghiệp đại học, phải đi thực tập và chạy nhiều nơi. Tôi thương con vất vả, hàng ngày phải đạp xe đến trường, liền gọi cho chồng, giục anh đi rút sổ, lấy 30 triệu đồng, mua cho con chiếc xe máy.
Anh không đồng ý, bảo tiền anh vất vả mãi mới tiết kiệm được, chi cho việc trọng đại, tôi thích mua xe thì đi vay tạm. Mỗi tháng anh gửi thêm 500 nghìn đồng, hỗ trợ trả nợ. Cuối cùng, tôi đành sang nhà ngoại, vay em trai 15 triệu đồng, mua trả góp.
Cho đến gần đây, căn nhà đang ở quá xuống cấp, tôi gom tiền bán lứa vịt, 4 con lợn, định bụng gọi chồng về, bảo anh đi rút sổ, xây sửa lại nhà. Bao năm nay, nhà tôi vốn tiếng nghèo nhất làng. Giờ các con dần trưởng thành, cũng cần cho chúng không gian sống thoải mái hơn. Thế nhưng, khi vào hòm lấy, quyển sổ không cánh mà bay.
Tôi hốt hoảng gọi cho anh, chồng chẳng ngạc nhiên, chỉ trả lời cụt lủn: ‘Anh rút, có việc cần giải quyết lâu rồi. Sau đó anh tắt máy. Kế hoạch xây nhà đổ bể, tôi chưng hửng, tâm trạng có chút buồn bực.
Cuối tuần, con gái tôi về, mặt mày ủ rũ, đêm bỏ ra ngoài sân ngồi khóc. Tôi gặng hỏi, con nức nở, nói trong nước mắt: ‘Bố có dì hai mẹ ạ. Con chứng kiến bố đưa bà ta đi mua sắm rồi vào nhà nghỉ. Bà ta phải già hơn mẹ nhiều tuổi’.
Thông tin con tiết lộ, khiến tôi bàng hoàng. Đầu óc rối bời, tôi vẫn phải gắng gượng động viên con. Hôm sau, con gái lên trường, tôi nhắn chồng về nói chuyện.
Anh vừa về đến nhà, có chuông điện thoại reo, anh chạy ra sau bếp nói chuyện.
Tôi đứng ở bờ tường, nghe rõ anh nói với người đàn bà nào đó: ‘Chiếc túi anh mua cho em tháng trước, phải rút sổ tiết kiệm mới đủ. Giờ anh chưa có tiền, đợi mấy hôm nữa anh về nhà lấy tiền, anh mua cho’.
Cuộc điện thoại của chồng thực sự làm tim tôi nhói đau. Tôi ở nông thôn, cả đời chưa đụng đến một chiếc túi xách thời trang, nói gì đến hàng hiệu nhưng tôi biết, món đồ chồng tôi mua cho người tình phải thuộc loại xa xỉ lắm. Vì nó mua bằng khoản tiền 200 triệu của chồng tôi.
Mặc dù biết chồng có người khác, tôi vẫn không có ý định ly hôn mà muốn níu kéo anh quay về với gia đình. Tôi hi vọng, mối tình đó chỉ là phút giây ngang qua đời anh.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Ám ảnh của nữ bác sĩ sau mỗi lần chồng đi công tác
Cuộc hôn nhân những tưởng hạnh phúc của tôi, hóa ra là địa ngục khi chồng mắc chứng ghen tuông thái quá.
" alt="Chồng ngoại tình, bỏ mặc vợ con ở quê"/>
Chồng ngoại tình, bỏ mặc vợ con ở quê
-
Bột mì
Rắc một dòng bột mì quanh kệ đựng thức ăn hoặc bất kỳ nơi nào trong nhà mà bạn nhìn thấy kiến. Kiến sẽ không muốn đi qua phần bột này để tìm đến mục tiêu.
Chanh
Đầu tiên, bạn xịt một chút nước chanh vào ngưỡng cửa và bệ cửa sổ. Sau đó, vắt chanh vào bất kỳ lỗ hay vết nứt nào có kiến. Cuối cùng, bạn có thể rắc các mẩu vỏ chanh xung quanh các lối đi ngoài trời để ngăn chặn kiến.
Chanh cũng có tác dụng chống lại những con gián và bọ chét: Chỉ cần trộn nước ép của 4 quả chanh (gồm cả vỏ) với 2 lít nước, sau đó đem rửa sàn nhà, bọ chét và gián sẽ chạy trốn hết.
Cam
Hãy loại bỏ những con kiến trong khu vườn, trên sân và nền nhà bằng cam. Cho một vài miếng vỏ cam cùng một cốc nước ấm vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi đổ lên những nơi bạn không muốn kiến xuất hiện.
Hạt tiêu
Những con kiến đang tìm các lọ đường trong bếp nhà bạn, hãy đánh lừa chúng bằng một chút hạt tiêu: Rắc hạt tiêu trên đường bọn kiến đi tìm thức ăn, chúng sẽ tưởng rằng phía trước không có đường.
Còn nếu bạn tìm thấy một tổ kiến gần bếp nhà mình, hãy đổ ít hạt tiêu xuống đó và bọn kiến sẽ phải bỏ đi.
Giấm
Bạn hãy đổ nước và giấm với tỷ lệ 1:1 vào một bình xịt, sau đó phun lên những khu vực bạn nhìn thấy côn trùng. Kiến ghét mùi giấm và chúng sẽ bỏ đi.
Muối
Nếu kiến đang làm một con đường vào nhà, bạn hãy ngăn chặn chúng bằng cách rắc muối dọc theo đường đi của chúng hoặc ngang cửa.
Bia uống dở
Nhà có lon bia thừa uống dở thì đừng vội bỏ đi nhé, bởi bạn có thể tận dụng để bẫy gián khá dễ dàng đấy.
Đặt lon bia uống dở vào nơi gián thường hoành hành, sau 1, 2 đêm cắt bỏ phần đầu lon bia bạn sẽ thấy kết quả không ngờ. Gián bị thu hút bởi mùi bia thơm, chúng sẽ tự động mò vào đó và "bỏ mạng" dễ như chơi.
Hành tây hoặc hành lá
Cắt hành tây hoặc hành lá ra đĩa, sau đó bạn hãy để sẵn trong bếp, khi gián ngửi thấy mùi sẽ chạy đi hết.
Những mẹo nhỏ hữu ích khi nấu nướng
Với những bạn thích chuyện bếp núc thì một số mẹo nhỏ đơn giản dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn gái nấu ăn ngon hơn.
" alt="Mách bạn mẹo hay loại trừ gián, kiến bằng thực phẩm"/>
Mách bạn mẹo hay loại trừ gián, kiến bằng thực phẩm
-
Tiến sĩ Pastyrnak khuyên, đặt câu hỏi để tìm hiểu về tình hình của con bạn. Đồng thời, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm qua những người bạn thân của con.
"Khi biết chuyện, cha mẹ sẽ tức giận hoặc thất vọng nhưng trẻ em không cần bạn phản ứng thái quá. Con cần bạn lắng nghe, trấn an và hỗ trợ. Hãy thể hiện là người ổn định, mạnh mẽ và có thể giúp đỡ con trong mọi tình huống" chuyên gia nói.
Dưới đây là những cách đối phó vấn nạn bắt nạt ở học đường:
Ngăn chặn sự bắt nạt trước khi nó bắt đầu
Bạn nên chuẩn bị một số biện pháp để trẻ đối phó khi bị bắt nạt. Ví dụ hướng dẫn con cách nói để ngăn chặn hành vi trên như: "Để tôi yên", "Dừng lại ngay”…
Bạn cũng nên có kịch bản nhập vai "Chuyện gì xảy ra nếu con bị bắt nạt". Cụ thể, bạn có thể đóng vai kẻ bắt nạt trong khi con bạn thực hành các phản ứng khác nhau cho đến khi bé cảm thấy tự tin xử lý các tình huống rắc rối.
Khi bạn nhập vai, hãy dạy bé nói bằng giọng mạnh mẽ. Chắc chắn, rên rỉ hoặc khóc sẽ chỉ khuyến khích kẻ bắt nạt.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực
Đến 3 tuổi, con bạn đã sẵn sàng học các thủ thuật để có thể bảo vệ bản thân. Hãy giúp con thực hành cách nhìn thẳng và lên tiếng ngăn chặn khi có người khác đang làm phiền con.
Thay vì có thái độ buồn, sợ hãi hãy khuyên con chuyển sang dũng cảm, tự tin nếu đang bị làm phiền.
Giữ liên lạc với con thường xuyên
Kiểm tra con mỗi ngày về mọi thứ đang diễn ra ở trường. Sử dụng giọng điệu điềm tĩnh, thân thiện để con không ngại nói với bạn nếu có gì đó không đúng. Nhấn mạnh rằng sự an toàn và hạnh phúc của con rất quan trọng và con phải luôn nói chuyện với người lớn về bất kỳ vấn đề nào.
Xây dựng sự tự tin của con
Con bạn càng cảm thấy tốt hơn về bản thân, khả năng bắt nạt sẽ ít ảnh hưởng đến trẻ. Khuyến khích sở thích, hoạt động ngoại khóa và các tình huống xã hội mang lại điều tốt nhất cho con bạn.
Tôn vinh sức mạnh của trẻ và khuyến khích kết nối lành mạnh với người khác có thể tăng sự tự tin lâu dài của trẻ, ngăn ngừa mọi tình huống bắt nạt tiềm ẩn.
Khen ngợi tiến bộ
Nếu con bạn đang bị bắt nạt, hãy nhắc nhở rằng đó không phải là lỗi của con. Con không cô đơn vì bố mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Khi con bạn nói với bạn cách con đối phó với kẻ quấy rối, hãy cho con biết bạn rất tự hào. Nếu bạn chứng kiến một đứa trẻ khác đối phó với kẻ bắt nạt trong công viên, hãy giúp con học tập, tham khảo.
Dạy đúng cách để phản ứng
Trẻ em phải hiểu rằng những kẻ bắt nạt có nhu cầu thể hiện quyền lực, kiểm soát người khác và mong muốn làm tổn thương mọi người.
Đừng thưởng cho kẻ bắt nạt bằng nước mắt. Kẻ bắt nạt muốn làm tổn thương cảm xúc của bạn, vì vậy hãy tự tin, bình tĩnh khi bị tấn công bằng lời nói.
Ví dụ, khi kẻ bắt nạt gọi bạn là "béo", hãy nhìn thẳng vào mắt anh ta và nói một cách bình tĩnh: "Bạn biết đấy, tôi cần phải bắt đầu tập thể dục nhiều hơn". Sau đó tự tin bước đi.
Báo cáo tình trạng bị bắt nạt
Nếu con bạn không muốn báo cáo về sự bắt nạt, hãy đi cùng với con để nói chuyện với giáo viên, hiệu trưởng trường học. Khi cần thiết, hãy nhờ sự giúp đỡ của những người khác bên ngoài trường, như chuyên gia hoặc cảnh sát.
Ngoài ra, bạn cũng nên đề xuất việc đưa các chương trình chống bắt nạt và chống bạo lực vào chương trình giảng dạy của trường.
Khuyến khích con chống lại hành vi sai
Bạn nên hướng con có hành động tích cực khi nhìn thấy một người bạn hoặc một học sinh khác bị bắt nạt.
Hỏi con bạn cảm giác thế nào khi có ai đó đứng lên bảo vệ mình và khuyến khích con đứng lên bảo vệ bạn bè khi họ bị tấn công.
Liên lạc với cha mẹ của người bắt nạt
Đây là cách tiếp cận đúng đắn chỉ dành cho những hành động đe dọa dai dẳng và khi bạn cảm thấy những phụ huynh này sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn. Gọi điện hoặc gửi email cho họ bày tỏ mong muốn của bạn là cùng nhau giải quyết vấn đề.
10 sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh
Cha mẹ nào cũng nhất mực thương yêu con cái. Nhưng có thể vì nhiều lý do như công việc bận rộn, tư duy sai lầm mà chúng ta quên đi hoặc có lúc thờ ơ với những điều vô cùng quan trọng việc dạy và rèn con trẻ.
" alt="9 cách bố mẹ giúp con đối phó khi bị bắt nạt ở lớp"/>
9 cách bố mẹ giúp con đối phó khi bị bắt nạt ở lớp