600 em học sinh tiểu học đã được tổ chức tham quan thực tế nhà máy SPVB tại Bắc Ninh
Khởi hành từ Hà Nội lúc 7:30 sáng, các em học sinh đã có hai giờ trải nghiệm thú vị khi được tự mình tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra màu sắc, tính kiềm, tính axit của nước thải; tìm hiểu thực tế quy trình sản xuất các sản phẩm nước giải khát yêu thích của các em như Pepsi, 7UP, Mirinda, trà Ô Long Tea+, trà C.C. Lemon…; tìm hiểu về tầm quan trọng của nước trong quá trình sản xuất, quan sát thực tế các hệ thống xử lý nước thải, sự thay đổi trong chất lượng nước thải sau khi đã qua xử lý. Từ đó giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
Các em học sinh có cơ hội được thực hành các thí nghiệm với nước thải - điều mà các em chưa từng có điều kiện thực hiện tại trường học
Khác với phương pháp truyền thống là sử dụng tranh và ảnh để giúp các em hình dung, tưởng tượng, những chuyến tham quan nhà máy đã đem đến cho các em học sinh tiểu học ở khu vực nông thôn cơ hội “học đi đôi với hành” thông qua quan sát thực tế và các thí nghiệm.
Đây là hoạt động ngoại khóa bổ ích nằm trong dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch” được Tập đoàn Suntory tài trợ kinh phí và do Suntory PepsiCo Việt Nam phối hợp với Live and Learn, phòng giáo dục, chính quyền địa phương và các trường tiểu học tại hai huyện Mỹ Đức và Thanh Oai (Hà Nội) triển khai.
Các em học sinh hào hứng tham gia trò chơi trong chuyến tham quan nhà máy
Giúp học sinh trở nên tích cực hơn
Là một trong số các giáo viên dẫn học sinh tham quan nhà máy, cô Đặng Thị Ngàn, giáo viên Trường Tiểu học Hợp Tiến B, huyện Mỹ Đức đánh giá rất cao hiệu quả của hoạt động ngoại khóa này.
Cô cho biết: “Hình thức giáo dục thực hành này giúp các em học sinh trở nên tích cực hơn, tạo cơ hội cho các em được quan sát thực tế và có thể áp dụng kiến thức đã học tại trường vào thực tế nên các em nhớ bài lâu hơn và hiểu sâu hơn”.
Các em được tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải thông qua các trò chơi
Được phát động kể từ tháng 3/2015, đến nay dự án Mizuiku đã hoàn thành hai học phần đầu tiên, bao gồm: Giúp các em học sinh tìm hiểu về vai trò của nước trên hành tinh, tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và vệ sinh nước trong cuộc sống hàng ngày; và đào tạo giáo viên địa phương cũng như chuyển giao tài liệu nhằm đảm bảo tính bền vững của dự án.
Trong giai đoạn hè 2015, dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch” cũng hoàn thành việc cải tạo cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học, gồm: Triển khai thiết kế mô hình nhà vệ sinh thân thiện ở tất cả 6 điểm trường thuộc phạm vi dự án; xây mới hoàn toàn 2 dãy nhà vệ sinh hiện đại tại Trường Tiểu học Đỗ Động và Thanh Mai; hoàn tất việc lắp đặt và đưa vào sử dụng 4 bộ thiết bị dây chuyền lọc nước tinh khiết công suất 150 lít/giờ, mang nước sạch đến với các điểm trường Thanh Thùy, Xuy Xá, Hợp Tiến, Lê Thanh B, là những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Ngọc Thúy định cư ở Mỹ hơn 10 năm nay. Cô kết hôn cùng chồng là luật sư Trường đã được 4 năm. Cô chia sẻ chồng rất tâm lý, luôn giúp đỡ cô trong mọi việc.
Chồng Ngọc Thúy diện áo dài chụp ảnh cùng cậu con trai út 8 tuổi.
Hai con gái riêng của cựu siêu mẫu là Tâm An và Vân An rạng rỡ chụp hình cùng nhau.
Ngọc Thúy chụp hình cùng hai cô con gái. Nhiều người nhận xét Tâm An và Vân An thừa hưởng nhiều nét đẹp cùng chiều cao của mẹ.
Ba chị em Tâm An 12 tuổi, Vân An 11 tuổi và Minh Trường 8 tuổi chụp hình vui vẻ cùng nhau. Ngọc Thúy luôn tự hào vì các con có thành tích học tập tốt.
Ngọc Thúy vẫn rất trẻ trung ở tuổi 40. Sau cuộc tình đầy ồn ào với đại gia Đức An, cô đang có cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên chồng luật sư và 3 con.
Cựu siêu mẫu hiện có công ty tại Việt Nam, cô điều hành công việc qua Email. Dù đã xa quê lâu năm nhưng mỗi dịp Tết đến, cô lại chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và trang hoàng nhà cửa để cảm nhận không khí Tết.
Nhi Hoàng
Ngắm vẻ sexy, gợi cảm của thí sinh Hoa hậu chuyển giới 2020
- Cùng ngắm nhìn những thí sinh đầu tiên lộ diện tại đấu trường sắc đẹp dành cho người chuyển giới lớn nhất hành tinh – Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020.
Trong phóng sự, con gái thầy Đỗ Việt Khoa đã khóc và nói về nỗi khổ khi bố chống tiêu cực
Sau khi phóng sự này được phát sóng vài ngày, thầy giáo Nguyễn Như Ý – Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín – nơi thầy Khoa đang công tác đã lên tiếng về sự việc này.
Theo ý thầy hiệu trưởng này viết trên Facebook thì những thông tin trong phóng sự là không chính xác và dẫn đến hiểu lầm.
“Tôi thấy một số thông tin mà VTC1 đưa tin chưa chính xác và chưa đầy đủ, làm người nghe hiểu sai lệch thông tin về cuộc sống hiện tại của thầy Đỗ Việt Khoa, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của trường THPT Thường Tín, nơi thầy Khoa hiện đang công tác giảng dạy.
Những thông tin đó chỉ đúng tại thời điểm trước năm 2011 - khi thầy Khoa đang công tác tại trường THPT Vân Tảo”, thầy Như Ý viết trên Facebook.
“Nhiều người khuyên tôi đừng nhận thầy Khoa”
Thầy Ý cho biết, chính thầy đã dũng cảm nhận thầy Khoa về trường, nhưng giờ đang bị dư luận hiểu nhầm vì phóng sự "cắt gọt"
Liên quan đến sự việc đang gây bão dư luận này, PV Báo điện tử Trí Thức trẻ đã phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Như Ý - Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín.
Vốn là đồng nghiệp với thầy Khoa từ hơn 20 năm trước, thầy Ý tỏ ra rất buồn khi nhắc đến nội dung phóng sự “Bi kịch của thầy giáo Đỗ Việt Khoa sau 10 năm chống tiêu cực”.
Ông cho hay, qua những câu chuyện thầy Khoa kể thì thấy rằng cuộc sống của thầy bị đảo lộn, thậm chí là mất việc, cuộc sống đang bị đe dọa bởi nhiều thứ.
Nhưng những điều thầy Khoa nói đó là tại thời điểm thầy đang công tác tại trường Vân Tảo, nghĩa là 5 năm về trước.
Tiếc thay, phóng sự đó không nói rõ điều này nên khiến người ta hiểu sai rằng, thầy Khoa đang bị trường THPT Thường Tín trù dập. Bởi vì thầy Khoa giới thiệu là hiện đang công tác tại trường THPT Thường Tín.
“Khi nhận thầy Khoa, trường THPT Thường Tín đang thừa giáo viên, nhưng khi Sở đặt vấn đề đưa thầy Khoa về tôi đã nhận ngay. Thời điểm đó là tháng 1/2011”, thầy Ý nói.
Theo chia sẻ của thầy Ý, sau khi phóng sự đó được phát, rất nhiều người gọi điện đến hỏi thăm anh Đỗ Việt Khoa, tại sao nhà trường lại đối xử với thầy Khoa như thế?
“Chúng tôi không biết trả lời sao cho mọi người hiểu…”, Hiệu trưởng trường THPT Thường Tín giãi bày.
“Mình đã dũng cảm nhận thầy Khoa về trường trong giai đoạn Khoa khó khăn nhất, thế nhưng bây giờ không khéo người ta lại nhìn tôi với nhà trường bằng ánh mắt khác như là nơi trù dập anh ấy”, thầy Ý buồn rầu.
Sở dĩ trường THPT Thường Tín bị "oan", bởi phóng sự nói rõ là sau 10 năm thầy Khoa chống tiêu cực. Đúng với thời điểm hiện nay, thầy Khoa đang công tác ở trường Thường Tín.
Trao đổi với PV, thầy Ý chia sẻ, năm 2010, thấy cuộc sống của đồng nghiệp cũ như vậy và có nguy cơ ra khỏi ngành, thầy đã đứng ra nhận thầy Khoa về trường.
“Lúc đó, rất nhiều người khuyên tôi đừng nhận thầy Khoa. Họ gàn, vì biết đâu tính "gàn dở" của ông ấy về đây sẽ như này như kia, nhưng mình không quan tâm đến chuyện đó”, vị hiệu trưởng này nói tiếp.
Theo chia sẻ của thầy Ý, khi nhận thầy Khoa về, chính thầy Khoa đã nói: “Rất cảm ơn anh đã nhận em. Em bây giờ chẳng ma nào dám nhận”.
Sau khi phóng sự được phát, thầy Ý đã gặp thầy Khoa nói chuyện. Tại buổi nói chuyện này, thầy Khoa cũng khẳng định là nói rõ ràng những bi kịch đó xảy ra ở trường Vân Tảo chứ không phải ở Thường Tín. Tuy nhiên, khi phát sóng, ê kíp chương trình đã cắt bớt đi.
“Phóng viên của VTC1 cũng khẳng định với tôi việc anh Khoa lên đó không nói điều gì không tốt về trường Thường Tín, thậm chí là ca ngợi nhà trường", thầy Nguyễn Như Ý nói thêm.
(Theo Tri Thức Trẻ)
Xem thêm:
"Người hùng" giáo dục Đỗ Việt Khoa sau 10 năm" border="0"/>
评论专区