- Trong giới nghệ thuật có một cuộc tình được coi như sóng gió,êUyênPhươngvàchuyệntìnhđầysónggiókqbd tbn lãng mạn và vĩnh cửu nhất trong làng văn nghệ Việt Nam phải kể tới cặp đôi Lê Uyên - Phương. Tên Lê Uyên Phương là nghệ danh mà ca sĩ Lâm Phúc Anh và nhạc sĩ Lê Văn Lộc chọn lựa để ghép thành nghệ danh của cả hai. Họ không bao giờ cách xa nhau, lúc nào cũng gắn, bó, quấn quýt nhau và họ yêu nhau ngay cả khi một nửa không còn trên dương thế.
Hầu hết các sáng tác của Lê Uyên Phương là viết về cuộc tình của chính họ, về những trăn trở và lo lắng cho cuộc sống của chính hai người. Những sáng tác của Lê Uyên Phương cấu trúc, khúc thức âm nhạc cũng ảnh hưởng phương Tây nên có chất phiêu diêu, nồng nàn, thiết tha nhưng cũng đầy nức nở, đớn đau và tất cả là nỗi buồn dai dẳng đầy sự ám ảnh. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi cuộc tình của Lê Uyên Phương khá gập ghềnh, trắc trở. Cô học trò Lâm Phúc Anh thơ ngây xinh đẹp con một gia đình giàu có ở Sài Gòn được gửi lên Đà Lạt học ở trường Tây - Virgo Maria và trót si mê tiếng đàn của thầy giáo dạy Triết học Lê Văn Lộc. Mặc cho bị gia đình cấm đoán, để chứng minh tình yêu đích thực, trong sáng dành cho thầy giáo, cô trò nhỏ Lâm Phúc Anh đã từng dùng tới thuốc ngủ để được "chết" vì yêu. Còn thầy giáo cũng bị cuốn theo tiếng gọi của tình yêu, từng bỏ cả giảng đường âm thầm về Sài Gòn để gặp người tình bé nhỏ. Chính thời điểm này, nhạc sĩ đã hiểu được nỗi chia xa khủng khiếp và bởi vậy một loạt các ca khúc đẹp viết về tình yêu được ra đời như: Chiều phi trường, Không nhìn nhau lần cuối, Lời gọi chân mây, Đưa người tuyệt vọng, Vũng lầy của chúng ta, Còn nắng trên đồi... Tình yêu của hai người đã vượt qua tất cả mọi thử thách, mọi rào cản và trở thành cặp vợ chồng nghệ sĩ mang giọng hát và tiếng đàn đến khắp Sài Gòn và Đà Lạt. Hình ảnh chàng nhạc sĩ với mái tóc bồng bềnh với lãng tử chơi ghita sánh vai với cô ca sĩ có đôi mắt như biển mộng cùng hòa giọng ngọt ngào ấm nồng làm nức nở triệu trái tim yêu nhạc. Rồi thời cuộc loạn ly. Cặp vợ chồng nghệ sĩ ở miền đất lạnh hiền như lá cỏ cũng phiêu bạt ở xứ người. Tại đây, hai vợ chồng Lê Uyên Phương bắt đầu cuộc sống từ con số 0. Năm 1985, Lê Uyên gặp tai nạn khi chị không may bị trúng đạn lạc từ một vụ thanh toán của hai băng xã hội đen. Cái chết cận kề, 19 ngày liền chị mê man trên giường bệnh. Lúc này người túc trực duy nhất lo lắng, chăm sóc cho chị chính là người chồng - vị nhạc sĩ lãng mạn Lê Văn Lộc. Chứng kiến những cơn đau đớn, chứng kiến lằn sống mong manh trong gang tấc cận kề, anh đã viết tác phẩm Cho lần cuối.
Sau lần thoát chết đó, cuộc sống cùng với những thử thách sóng gió đã khiến cuộc hôn nhân đẹp như mộng của Lê Uyên Phương cũng bị gián đoạn một thời gian, họ chia xa khoảng vài năm. Lê Uyên không ngại ngần bày tỏ: "Trong tình cảm ai cũng có đôi ba lần vấp váp, gây gổ hay mâu thuẫn. Quan trọng là sau những lần như thế mình hiểu nhau và cảm thông cho nhau hơn. Cả hai chúng tôi đều cho rằng giai đoạn "đường ai nấy đi" chỉ là một nốt lặng trong bản nhạc mà cả hai chúng tôi cùng hòa tấu trước cuộc đời". Nhưng, cuối cùng cặp đôi lại trở về bên nhau, sống cùng nhau một thời gian trước khi nhạc sĩ Văn Lộc ra đi vì căn bệnh ung thư phổi. Cô đơn và yếu đuối trước nỗi đau quá lớn mất chồng, có những lúc Lê Uyên yếu đuối, chới với tìm tới thuốc ngủ để mong được "chết bên nhau thật là hồn nhiên" như bài hát "Dạ khúc cho tình nhân" mà người bạn đời đã viết. Trước khi ra đi, tác giả của "Dạ khúc cho tình nhân" dặn vợ: "Nếu anh có mệnh hệ nào em phải tiếp tục sống và hát để tình yêu chúng ta được lan tỏa khắp nơi, trong trái tim nhiều người để mọi người yêu nhau nhiều hơn". Lê Uyên đã ở lại tiếp tục sống và thực hiện sứ mệnh của người chồng đã giao phó. Play |