Sẽ có loạt sự kiện chào mừng server mới được áp dụng với những phần thưởng như pháp bảo Hoàng Kim, bảo thạch quý hiếm, nhân đôi kinh nghiệm…. Ngoài ra, sự kiện “Tiến quân phòng máy” cũng được triển khai đến các phòng máy tại TP.HCM. Những tài khoản mới đạt được cấp độ 15 trong thời gian quy định sẽ được tham gia bốc thăm trúng thưởng với các vật phẩm như túi xách thời trang, bút bi, móc khóa, thẻ tân thủ…Chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 31/5/2009.

" />

Thục Sơn Kỳ Hiệp mở server mới

Ngoại Hạng Anh 2025-01-17 13:51:50 76
1.jpg

Sẽ có loạt sự kiện chào mừng server mới được áp dụng với những phần thưởng như pháp bảo Hoàng Kim,ụcSơnKỳHiệpmởservermớlịch bóng đá vn bảo thạch quý hiếm, nhân đôi kinh nghiệm…. Ngoài ra, sự kiện “Tiến quân phòng máy” cũng được triển khai đến các phòng máy tại TP.HCM. Những tài khoản mới đạt được cấp độ 15 trong thời gian quy định sẽ được tham gia bốc thăm trúng thưởng với các vật phẩm như túi xách thời trang, bút bi, móc khóa, thẻ tân thủ…Chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 31/5/2009.

本文地址:http://sport.tour-time.com/html/605b999386.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01

{keywords}

 Sân trước tòa nhà khoa Hóa học tại Caltech đột ngột trở nên rất yên tĩnh

Đầu năm 2020, nghiên cứu sinh và giáo sư trong khoa Hóa học đều chuẩn bị kỹ càng để chào đón người đỗ chương trình tiến sĩ vào năm học mới. 

Vào đầu tháng 3, cũng như nhiều trường đại học trên nước Mỹ, nhà trường quyết định hủy tất cả những sự kiện lớn. Chúng tôi chuyển sang chào đón các sinh viên tương lai qua mạng - điều chưa từng có ở Caltech. 

Ngày 13/3, chúng tôi nhanh chóng hoàn tất những thí nghiệm quan trọng và dọn dẹp dụng cụ để bắt đầu kì “giãn cách xã hội” lâu dài. Caltech cũng yêu cầu sinh viên và giáo sư làm việc tại nhà từ ngày 16/3. Đối với những nhóm nghiên cứu thực nghiệm như chúng tôi, đây là một bước ngoặt 180 độ, bởi không ai có thể tiến hành thí nghiệm hóa học tinh vi tại nhà. Hơn nữa, rất nhiều sinh viên lo ngại về tiến trình nghiên cứu để kịp thời hạn tốt nghiệp.

Nếu như ở Việt Nam, không khó khăn gì để kiếm được một chiếc khẩu trang bằng vải thì ở Mỹ, khi dịch bệnh bùng phát, siêu thị và cửa hàng dược phẩm đều không có khẩu trang bán cho người tiêu dùng. May mắn đã tới khi người bạn Trung Quốc tặng chúng tôi mỗi người mấy cái khẩu trang mà bạn được gia đình gửi sang. Vậy là cũng tạm ổn.

Nghiên cứu sinh tại Caltech đều được trả lương hàng tháng từ quỹ nghiên cứu của các giáo sư để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Thật may mắn cho chúng tôi khi Caltech cam kết sẽ không cắt bỏ hay giảm số tiền lương trong giai đoạn khó khăn này. Hơn nữa, du học sinh cũng không lo sợ mất nguồn thu nhập từ những việc làm thêm tại các quán ăn, cửa hàng như sinh viên ở nhiều nước khác, bởi theo luật nhập cư của Mỹ, sinh viên tại các trường đại học không được phép làm việc cho các cơ sở không thuộc trường của mình nếu không có sự chấp thuận của Cục Di dân.

Thi toàn diện qua Zoom

Bước vào năm thứ hai của chương trình tiến sĩ Hóa học, tôi và các bạn cùng khóa đều phải chuẩn bị báo cáo cho kì thi toàn diện  giữa tháng 2 – tháng 4, bước quan trọng để các giáo sư trong khoa xem xét về tiến độ nghiên cứu và quyết định xem thí sinh có được tiếp tục theo học hay không.

Thí sinh tự chọn ngày thi vấn đáp cho mình từ đầu năm học, và tôi đã lên lịch ngày 9/4. Bởi vậy, làm việc tại nhà là cơ hội để tôi tập trung soạn thảo bản báo cáo cũng như suy nghĩ kĩ càng hơn về những số liệu đã thu thập trong một năm nghiên cứu.  

Trong giai đoạn cách ly này, chiếc máy tính trở thành nhân vật chính cho những cuộc họp mặt. Chỉ trong vòng vài tuần, phần mềm Zoom hỗ trợ họp trực tuyến bỗng biến thành công cụ không thể thiếu đối với người dân Mỹ.

Nhiều nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án và nhận bằng tiến sĩ qua Zoom, và kì thi toàn diện của tôi cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, kì thi đặc biệt này cũng có lợi thế, bởi sự căng thẳng cũng bớt phần nào. Tôi bước vào kì thi với sự nhẹ nhõm và vượt qua thử thách này sau 90 phút vấn đáp.

Tôi cũng đã có dịp họp mặt với những người bạn đại học ở khắp nơi trên nước Mỹ và thế giới qua Zoom, hỏi thăm và trò chuyện trong thời kì phức tạp này. Một nhóm bạn của tôi tại Los Angeles cũng gặp gỡ trên Zoom để tập thể dục tại nhà, giúp giảm mệt mỏi khi phải làm việc nhiều giờ liên tục trước máy tính cũng như tăng sức đề kháng.

Nhiều hoạt động khác trong cộng đồng Caltech đều diễn tra trên mạng internet. Những câu lạc bộ đều họp mặt trực tuyến, và cứ hàng tuần, nghiên cứu sinh từ mọi ngành nghề đều có thể trò chuyện và giao lưu trên đường link do Hội đồng Học sinh phụ trách.

Về nhà trốn dịch hay ở lại Mỹ, sự lựa chọn khó khăn

Người Việt Nam duy nhất cùng khóa với tôi là bạn Thành Trung, đang theo học chương trình tiến sĩ Toán học. Môn Toán học vốn không yêu cầu nhiều dụng cụ phức tạp như khoa học thực nghiệm, nên việc học tập tại nhà cũng không quá khó khăn. 

Đối với Trung, khó khăn lớn nhất là việc chấm điểm trên mạng, vì đây là lần đầu tiên sử dụng công cụ chấm điểm trực tuyến đối với nhiều trợ giảng và giáo sư. Tuy vậy, Trung cảm thấy kì “giãn cách xã hội” cũng có một số lợi thế nhất định, chẳng hạn như dễ liên lạc hơn với những giáo sư nổi tiếng trong khoa, những người thường quanh năm bận rộn bởi các buổi thuyết trình về công trình nghiên cứu của mình tại nhiều trường đại học trên thế giới. Đây là một điều rất quan trọng, bởi Trung đang tất bật tìm đọc tài liệu để lựa chọn đề tài cho luận án trước khi năm học kết thúc...

{keywords}
Nhà ăn Chandler là nơi nhiều sinh viên hay tụ tập sau những giờ học hay nghiên cứu căng thẳng, nhưng giờ đây cũng rất vắng bóng người

Khác với sinh viên cao học sống trong những căn hộ quanh Caltech, nhiều sinh viên đại học được khuyến khích trở về nhà để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm trong kí túc xá. Hoàng Mai (sinh viên năm 3) đã quyết định trở về Việt Nam. Mai chỉ có một tuần để vừa chuẩn bị đồ đạc vừa hoàn thành những bài kiểm tra tại phòng trước khi lên máy bay về Việt Nam và bước vào 2 tuần cách li.

Khi kì học mới bắt đầu, Mai cũng lo ngại về việc lệch múi giờ khi theo dõi bài giảng trực tiếp qua Zoom. Thật may mắn, nhiều giáo sư Caltech đã liên lạc với sinh viên để lựa chọn thời gian phù hợp với múi giờ, cũng như ghi hình bài giảng cho sinh viên khắp nơi trên thế giới. Tuy vậy, Mai vẫn cảm thấy nuối tiếc khi không còn được lên phòng thí nghiệm hằng ngày, một công việc đã gắn bó với em từ lâu và vô cùng quan trọng trên con đường nghiên cứu Vật lí sau này.

Một số người khác kém may mắn hơn, trở về nhà thực sự là một lựa chọn khó khăn. Taleen Dilanyan là một người bạn của tôi trong khoa Hóa học. Taleen đến từ Iraq và đã may mắn tránh được chiến tranh Trung Đông từ năm 2012. Do vậy, bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là ở lại Caltech trong thời điểm phức tạp hiện tại. 

Chủ trương cách li vẫn còn được bang California tiếp tục áp dụng cho tới ít nhất vào ngày 15/5. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tất cả vẫn lạc quan tuân thủ “giãn cách xã hội” và duy trì học tập, nghiên cứu, mong nhanh chóng thoát khỏi đại dịch này.

 

Năm 2017, Caltech nhận giải Nobel Vật lí với phát hiện về sóng hấp dẫn của giáo sư Kip Thorne và Barry Barish. Năm 2018, trường lại đem về giải Nobel Hóa học với công trình nghiên cứu tiến hóa có định hướng của Giáo sư Frances Arnold. Gần đây, năm 2019, Caltech chào đón nữ giáo sư trẻ tuổi Katie Bouman, giảng dạy tại khoa Tin học. Đây là người đã xử lí hình ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ gây xôn xao thế giới vào tháng 4 năm ngoái.

Tôi cảm thấy thật may mắn khi được theo học bằng tiến sĩ Hóa học tại Caltech và được học hỏi từ giáo sư Frances Arnold cũng như hai vị giáo sư Robert Grubbs (Nobel 2005) và Rudolph Marcus (Nobel 1992).

 

 

Lê Nguyễn Vương Linh (NCS Tiến sĩ hóa sinh năm thứ 2 – Caltech)

GS Vũ Hà Văn: "Cần xem học tiến sĩ là một nghề được trả lương"

GS Vũ Hà Văn: "Cần xem học tiến sĩ là một nghề được trả lương"

GS Vũ Hà Văn nói chương trình này nhằm hỗ trợ để các học viên cao học, các nghiên cứu sinh xuất sắc chuyên tâm học tập, vững tâm đi theo con đường nghiên cứu khoa học.

">

Trải nghiệm của một NCS Tiến sĩ tại Mỹ trong thời kỳ Covid

Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1

Nền tảng livestream OnLive đang hoạt động thử nghiệm của VTVCab. 

Ngoài nội dung, OnLive còn tập trung phát triển các tính năng tương tác trên sóng livestream. Theo đó, OnLive cho phép người xem được tự do lựa chọn và điều khiển phiên stream bằng tính năng ‘Interactive - Tương tác trực tuyến’. 

Nền tảng này giúp người xem có thể tham gia tương tác với streamer bằng cách đặt câu hỏi, bình luận hoặc gửi quà tặng cho các nhà sáng tạo nội dung. OnLive ưu tiên đưa người dùng vào vị trí quyết định hướng diễn biến, phát triển nội dung của phiên “live”. 

Sở hữu khoảng 20 triệu thuê bao, VTVCab được biết đến là trung tâm sản xuất và phân phối nội dung độc quyền trong lĩnh vực thể thao, esport, các chương trình giải trí, âm nhạc, giáo dục…. 

Hồi đầu năm, “ông lớn” truyền hình này vừa bắt tay hợp tác với VNPT để thúc đẩy dịch vụ truyền hình di động. Giờ đây VTVCab đang cho thấy hướng đi tiếp theo của mình khi theo đuổi xu hướng truyền hình tương tác, truyền hình trực tuyến.

Theo VTVCab, nền tảng livestream của doanh nghiệp này đã chính thức chạy phiên bản thử nghiệm Close Beta trên cả 2 nền tảng website và ứng dụng. Trong giai đoạn đầu, OnLive sẽ bắt tay vào công cuộc chinh phục thị trường với việc nắm bản quyền LCK – giải đấu game Liên Minh Huyền Thoại của Hàn Quốc. 

Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế Livestream

Tại Trung Quốc, công nghiệp livestream đang trở thành một ngành kinh tế mới. Đó là live commerce - một hình thức kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử. Dù phát triển sau Trung Quốc khoảng 3-5 năm, thế nhưng ngành công nghiệp livestream tại Việt Nam đang có nhiều dấu ấn tích cực. 

Trên thế giới, livestream được đánh giá là ngành công nghiệp tỷ USD. Tại thị trường Việt Nam, livestream cũng đang phát triển nhanh chóng với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều tên tuổi lớn như Youtube Gaming, TikTok, Facebook Live… 

Thực tế cho thấy, livestream đang trở thành kênh bán hàng phổ biến và dễ tiếp cận với mọi thành phần trong xã hội. Không chỉ người trẻ, nhiều hộ gia đình nông dân Việt Nam bắt đầu livestream để bán hàng trên mạng. Hiệu quả của cách làm này đã được chứng minh thông qua nhiều chiến dịch tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang.

Trước đó, sàn thương mại điện tử Voso cũng đã giúp người nông dân tiêu thụ nông sản bằng hình thức livestream. Chỉ khác là, thay vì livestream trên Facebook, Voso để những người nông dân livestream trên chính nền tảng mà mình phát triển. 

Các nhà sáng tạo nội dung số giúp người nông dân livestream bán vải tại Bắc Giang. 

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp streaming tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và mới bắt đầu bước vào giai đoạn bùng nổ nhờ những thuận lợi về dân số trẻ, nhu cầu giải trí cao, sự đầu tư và cạnh tranh của các nền tảng.

Là một ngành kinh tế mới, hiện vẫn chưa có nhiều hành lang pháp lý để hỗ trợ sự phát triển và quản lý ngành công nghiệp livestream. Đây cũng là lý do trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ TT&TT đã bổ sung nhiều quy định nhằm quản lý hoạt động livestream và bảo vệ người dùng mạng xã hội Việt Nam.

Một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là quy định tổ chức, doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải đảm bảo, chỉ những người dùng đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Đối với quyền và nghĩa vụ của người dùng mạng xã hội, tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Mạng xã hội minh bạch và có phép mới được livestreamTrong dự thảo Nghị định mới, Bộ TT&TT đã bổ sung nhiều quy định nhằm quản lý hoạt động livestream và bảo vệ người dùng mạng xã hội Việt Nam.">

Thị trường livestream Việt Nam xuất hiện “tay chơi” mới

 - Việc đăng ký môn học vào đầu mỗi học kỳ đang trở thành "nỗi sợ hãi" với nhiều sinh viên. Thậm chí xuất hiện tình trạng nhiều sinh viên đăng ký nhiều suất học rồi bán lại để kiếm lời.

Trên một diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân mấy ngày qua "nóng ran" vì chuyện mua bán, chuyển nhượng các suất đăng ký môn học.

{keywords}
Một cuộc trao đổi mua bán suất đăng ký học môn thể dục của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Nhiều thành viên đã đăng tải các nội dung trao đổi và mua bán các suất đăng ký môn học. Có suất được ra giá 200 ngàn đồng, có suất đăng ký lên tới 500-700 ngàn đồng. Trong đó, suất học được rao bán và chuyển nhượng nhiều nhất là các suất học giáo dục thể chất.

Hằng (tên nhân vật đã được thay đổi), một sinh viên K57, Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, các môn học thể dục là các môn học có lượng sinh viên đăng ký nhiều nhất vì thế thường lượng đăng ký rất nhiều.

Năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho phép những sinh viên K58 (năm thứ nhất) được phép đăng ký 25 tín chỉ ngay trong đợt đầu tiên (bình thường sinh viên chỉ được đăng ký 18 tín chỉ, đợt 2 mới được đăng ký lên đến 25 tín chỉ) vì vậy, các sinh viên K58 có thể đăng ký nhiều môn học hơn.

Bên cạnh đó, các sinh viên từ khóa K57 trở lên lại không được lựa chọn các môn thể dục lớp 1 (lớp trình độ đầu tiên) ở đợt đăng ký đầu tiên vì vậy, rất nhiều sinh viên không đăng ký được các môn này dù có nhu cầu học. Trong khi đó, các môn thể dục lớp 1 là điều kiện tiên quyết để các sinh viên này có thể chọn học lớp 2 (trình độ tiếp theo).

Việc các sinh viên K58 có thể đăng ký thoải mái các môn thể dục trong khi các khóa sau thì không đã dẫn đến hiện tuợng một số sinh viên K58 đăng ký nhiều suất học các môn thể dục cùng lúc sau đó lên diễn đàn rao bán lại cho sinh viên khóa sau có nhu cầu.

Điều này đã khiến nhiều sinh viên khóa sau bức xúc vì cho rằng, hành vi của những sinh viên đăng ký nhiều suất học khi không có nhu cầu để buôn bán kiếm lời là không tốt, ảnh hưởng tới quyền lợi của những người khác.

Những cuộc tranh cãi đã diễn ra trên diễn đàn khi những thành viên rao bán các suất học cho rằng việc kiếm tiền của mình là chính đáng và "người này không mua thì có người khác mua".

Đăng ký môn học lúc 12h đêm

Mặc dù hiện tượng mua bán "suất đăng ký" môn học là cá biệt, mới xuất hiện trong năm nay ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tuy nhiên, theo các sinh viên ở trường, việc đăng ký môn học trên hệ thống trực tuyến khá khó khăn và áp lực.

Do các sinh viên được tự chọn đăng ký các môn học nên một số môn học nhà trường không cung cấp đủ các lớp học do lượng đăng ký quá đông. Vì vậy, vào mỗi đợt đăng ký, các sinh viên đều mong muốn đăng ký nhanh, và sớm các môn học mong muốn trước khi hết chỗ.

{keywords}
Các trang đăng ký môn học trực tuyến thường xuyên rơi vào tình trạng nghẽn mạng khi lượng sinh viên đăng ký quá đông. 

Lượng truy cập vào một thời điểm quá lớn, trong khi hạ tầng công nghệ thông tin của trường không đủ đáp ứng đã dẫn đến hệ thống đăng ký môn học trực tuyến ở các trường luôn ở trong tình trạng quá tải vào thời gian đăng ký.

Vì vậy, để đăng ký được môn học mong muốn, sinh viên phải túc trực bên cạnh máy tính liên tục. Bên cạnh đó, hệ thống đăng ký lại cho phép các sinh viên hủy đăng ký và cho phép những người khác đăng ký thay thế vào vị trí vừa hủy. Điều này dẫn đến tình trạng chuyển nhượng, trao đổi các suất đăng ký giữa sinh viên với nhau.

Trên thực tế, không chỉ có Trường ĐH Kinh tế Quốc dân gặp phải tình trạng này. 

Vân, một sinh viên năm nhất của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN cho biết, ở trường em không có tình trạng bán các suất đăng ký nhưng việc đăng ký cũng gặp nhiều khó khăn và sinh viên trao đổi các suất đăng ký môn học thì khá phổ biến.

"Đăng ký môn học ở trường thì lúc nào cũng khó khăn vì kỳ nào cũng bị nghẽn vì quá đông người đăng ký. Nhiều lúc trang đăng ký bị sập chưa kịp lưu môn nên chẳng đăng ký được gì. Kỳ một em suýt "thất học" vì chỉ đăng kí được môn Triết. Nhưng mấy ngày sau các bạn ấy "nhả" môn ra em canh me thế là lại đăng kí được" - Vân chia sẻ.

Để có thể "canh me" để có thể đăng ký được các môn học khi có người "nhả ra", nhiều sinh viên phải xác định là phải "gặm bánh mì, ôm máy tính" cả đêm. Nhiều bạn còn phải tính giờ để "nhả" môn học mà không bị "cướp" mất.

Nhiều trường thậm chí còn quy định giờ bắt đầu đăng ký cho học sinh vào lúc nửa đêm, tuy nhiên, tình trạng vẫn không khả quan hơn khi hầu như sinh viên đều đổ dồn vào đăng ký vào những ngày đầu tiên để giành được một suất học của môn học mong muốn.

"Cuộc chiến" đăng ký môn học đối với sinh viên các trường vì thế luôn là một đấu trường đầy căng thẳng với sinh viên.

Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, khi xuất hiện tình trạng có thành viên trên diễn đàn sinh viên nhà trường rao bán các suất đăng ký môn học, trường đã nắm bắt được thông tin và xử lý ngay.

Theo ông Triệu, những thành viên rao bán suất đăng ký học không phải là sinh viên K58 mà là một số thành phần cá biệt đã lợi dụng việc một số sinh viên năm thứ nhất của trường không cảnh giác, không đổi mật khẩu tài khoản mà nhà trường cung cấp để đăng ký nhiều môn học cùng lúc rồi lên diễn đàn rao bán lại.

"Sau khi nắm thông tin, ban giám hiệu cũng như phòng đào tạo đã xử lý bằng cách tách thời gian hủy đăng ký và thời gian đăng ký bổ sung để sinh viên không thể thực hiện được việc chuyển đổi, mua bán các suất đăng ký được nữa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã mở thêm các lớp học cho các sinh viên khóa sau không đăng ký được với môn giáo dục thể chất có nhu cầu học" - ông Triệu nói.

Ông Triệu cũng cho biết, sắp tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng sẽ tiến hành cải tiến hệ thống đăng ký môn học để tạo thuận lợi cho sinh viên.

Lê Văn

">

Sinh viên cân não với 'cuộc chiến' đăng ký môn học

友情链接