Bộ trưởng Bộ TT&TT mong muốn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp CNTT - VT Việt Nam tìm kiếm thị trường, vươn ra quốc tế. |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ tại buổi làm việc. |
Chia sẻ trong cuộc làm việc với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019 chiều nay, 23/6, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, một trong những nhiệm vụ chiến lược đang đặt ra cho các Tập đoàn, tổng công ty CNTT - VT lớn của Việt Nam là phải "vươn ra biển lớn", mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường khu vực, quốc tế.
Tuy nhiên, trong tiến trình đó thì sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam rất quan trọng, nhất là việc tiếp cận các đối tác nước ngoài thông qua các hoạt động như tổ chức triển lãm, diễn đàn xúc tiến đầu tư. Đặc biệt các Đại sứ quán/lãnh sự quán có thể hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh cũng như các thủ tục hộ chiếu, visa cho người lao động trong lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam tại nước sở tại.
"Hiện Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do FTA với các nước và khu vực. Đây là thời điểm và cơ hội lớn cho việc thúc đẩy các hoạt động hội nhập, ngoại giao kinh tế", vị trưởng ngành TT&TT nhấn mạnh. "Chúng ta hiện đang có 500.000 lao động CNTT - VT. Nếu phấn đấu gây dựng được 1 triệu lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể vươn lên có vị thế, tầm cỡ quốc tế".
Bên cạnh đó, các điều kiện phát triển của ngành CNTT - VT trong nước đang hội tụ đầy đủ và chín muồi. Việt Nam đang có tốc độ phát triển viễn thông và Internet hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với 141 triệu thuê bao điện thoại (trong đó hơn 131 triệu thuê bao là di động), hơn 31 triệu thuê bao Internet (8 triệu thuê bao Internet băng rộng). Công nghiệp CNTT năm 2015 đạt doanh thu 42 tỷ USD, đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước. "Ngành CNTT - VT là ngành công nghiệp sạch, không khói, chỉ dùng trí tuệ, đảm bảo an toàn môi trường, rất cần được khuyến khích phát triển", Bộ trưởng nêu rõ, nhất là khi Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT - điện tử của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
"Từ lĩnh vực kinh doanh độc quyền nhà nước, Việt Nam đã có một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ, với các doanh nghiệp thương hiệu Việt làm chủ thị trường trong nước và sẵn sàng vươn ra quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng xúc tiến, đầu tư, khai thác mạnh mẽ thị trường viễn thông quốc tế, đặc biệt phải kể đến Viettel đã được xếp trong danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. VNPT, MobiFone cũng đang xúc tiến ra nước ngoài khá tích cực", Bộ trưởng chia sẻ với các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán.
Giúp thế giới hiểu hơn về Việt Nam
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng đã chúc mừng các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019 đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó trọng trách làm Đại sứ và Tổng Lãnh sự.
"Không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng" mà còn phải "làm cho các nước hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, chia sẻ chủ trương của Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cũng như ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và trong xử lý các vấn đề khu vực có liên quan", ông chia sẻ về vai trò nặng nề của các Đại sứ/Tổng lãnh sự. Trong đó, công tác thông tin, truyền thông có một ý nghĩa rất quan trọng.
Bộ trưởng cũng chia sẻ với đoàn công tác những nét chính về hoạt động quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, với 5 lĩnh vực chính gồm báo chí, xuất bản, viễn thông, CNTT, bưu chính với đoàn công tác. Chẳng hạn như trong lĩnh vực báo chí, cả nước đang có 1064 cơ quan báo chí, PTTH, trong đó 862 cơ quan báo in, 135 cơ quan báo, tạp chí điện tử. Một số báo điện tử đã được đầu tư, với phiên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài như Đảng cộng sản Việt Nam; Vietnam Plus; Vietnamnet; Nhân dân điện tử, Chính phủ Việt Nam; VOV News
góp phần đưa thông tin của Việt Nam ra thế giới tương đối nhanh và chính xác.
Đặc biệt, trong công tác thông tin đối ngoại, một mảng việc có sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao trong suốt thời gian qua, Bộ trưởng cho biết Bộ đang tích cực triển khai Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là quảng bá các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại của Việt Nam ra nước ngoài. Bộ TT&TT cũng đang trong lộ trình triển khai Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015, 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam (trong đó dự kiến mở mới tại Ả rập Xê út, Thụy Điển và Brasil). Đến năm 2020, tối đa 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam.
Luôn sát cánh cùng cơ quan ngoại giao
Đánh giá về sự hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua, ông Dương Chí Dũng, trợ lý Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao khẳng định Bộ TT&TT luôn đồng hành, gắn bó chặt chẽ cùng Bộ Ngoại giao, nhất là trong hoạt động cung cấp và chỉ đạo thông tin. "Một trong những công tác trọng tâm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là thực hiện chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại đến năm 2020, chương trình hành động thông tin tuyên truyền đối ngoại giai đoạn 2013-2020 và Đề án nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài... Nhiệm kỳ 2016-2019 của các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán cũng là giai đoạn chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 với hai mảng lớn là xây dựng và đấu tranh - cả hai mảng này đều luôn cần đến sự hợp tác với Bộ TT&TT", Đại sứ nói.
|
Ông Dương Chí Dũng, trợ lý Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi làm việc. |
Để sự hợp tác đó phát huy hiệu quả hơn nữa, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã đưa ra một số đề xuất, gợi mở và kiến nghị với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong nhiệm kỳ này, như phối hợp triển khai Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020; Hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc giới thiệu, quảng bá, đưa các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại của Việt Nam tới các nước sở tại cũng như ra cộng đồng quốc tế; Phối hợp tổ chức các sự kiện hoạt động thông tin đối ngoại, triển lãm do Bộ TT&TT chủ trì tại các nước giúp quảng bá hình ảnh đất nước - con người Việt Nam, Phối hợp mời các đoàn PV quốc tế về tìm hiểu, viết bài về đất nước, con người Việt Nam...
"Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại kết hợp tổ chức triển lãm, trưng bày các tư liệu lịch sử, bằng chứng pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở nước ngoài. Đồng thời, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia", Bộ trưởng mong mỏi.
Bộ trưởng cũng mong muốn các Đại sứ/Tổng lãnh sự phối hợp theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước sở tại về Bộ TT&TT để tuyên truyền, thúc đẩy quan hệ văn hóa, chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các nước. Hiện các thông tin đối ngoại đang được cập nhật liên tục tại trang tin điện tử đối ngoại Vietnam.vn và Cổng thông tin điện tử ASEAN (Vietnamasean.vn); Ủng hộ các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT trong các tổ chức, diễn đàn chuyên ngành quốc tế....
"Bộ TT&TT luôn sẵn sàng sát cánh và cùng phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các đồng chí Đại sứ và Tổng lãnh sự để làm tốt công tác ngoại giao, không ngừng nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", Bộ trưởng kết luận.
T.C
" alt="Đề xuất các ĐSQ Việt hỗ trợ DN CNTT"/>
Đề xuất các ĐSQ Việt hỗ trợ DN CNTT
|
Ngày 17/6, tin báo về trực thăng rơi, Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, một phi công ưu tú của Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng 5 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp khác cùng ngồi trên chiếc trực thăng ấy. Tối 17/6, ngư dân báo thấy xác phi công quấn dây dù lênh đênh trên biển, anh trở về bên đất mẹ, không còn hơi thở.
Có lẽ chưa bao giờ người dân lại chịu một cú sốc tinh thần mạnh như vậy, đối với sự ra đi của những người họ không quen mà luôn yêu quý, những phi công bảo vệ vùng trời của Việt Nam, những con người đối với nhân dân chẳng bao giờ tính toán phần hơn thiệt.
"Đau quá các anh ơi!", Trần Phương Lâm, một người dùng Facebook tại Hà Nội viết trên trang cá nhân, anh nói khi tướng Giáp qua đời, anh cũng có cảm xúc này, lòng tiếc thương dành cho những người anh biết chắc chắn rằng luôn đặt tổ quốc lên trên mình, luôn sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng.
|
|
Phạm Tuấn Anh, người gần đây từng có dịp tháp tùng Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và trước đó cũng gặp Đại tá Lê Kiệm Toàn viết: "Điều đáng sợ nhất đã xảy ra.
Đại tá Lê Kiêm Toàn là một "giặc lái" thực thụ. Ông lùn, béo, đồ sộ như một con gấu. Ông rất hay đùa cười và không coi điều gì là quá nghiêm túc. Mấy năm gần đây niềm vui lớn nhất của ông Đại tá là mấy máy bay CASA của Cảnh sát Biển Việt Nam. Ông khoe CASA với Mỹ như thể mấy máy bay đó là tầu con thoi của Việt Nam vậy.
Giặc lái Mỹ cũng nể Đại tá Toàn. Và giặc lái ở đâu cũng uống rượu giỏi như nhau thì phải.
Sớm nay mình báo tin cho giặc lái Mỹ về khả năng máy bay của Đại tá Toàn đã bị tai nạn.
"Chúng ta có lẽ đã mất ông ấy. Xin hãy cùng trân trọng ông Đại tá trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng ta".
Từ "giặc lái" được để trong ngoặc kép, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với một người có khả năng điều khiển máy bay trình độ lão luyện, đáng nể phục.
Trang cá nhân của một quan chức lớn trong ngành Thông tin vốn rất kiệm lời, cũng không tránh khỏi bật ra những lời đau xót: "Vĩnh biệt em Trần Quang Khải ơi!!! Đồng đội còn 9 NGƯỜI đang tìm em em ơi!”,
Báo chí thất thần, cộng đồng mạng thất thần! “Đau quá các anh ơi”! cả mạng xã hội Facebook nhuốm màu tang tóc với những tấm ảnh đại diện, ảnh nền về hai chiếc máy bay trong màu cờ đỏ, sao vàng giữa nền trời xám u ám. Sự hi sinh giữa thời bình, tổn thất vô cùng nặng nề.
Trên mạng xã hội Facebook, Hashtag #prayforCASA8983, #prayforSu30MK28585 là những lời cầu nguyện mong các anh bình an được tạo, được hàng nghìn người chia sẻ, nhưng rồi lại chẳng hề có phép lạ nào xảy ra, chỉ có vài dòng thơ khiến lòng đau quặn thắt được cộng đồng mạng chia sẻ nhau, như bài thơ của tài khoản mạng xã hội Phong Ba:
“Một người về, chín người đi. Biển Đông ơi, Mẹ có gì giận không
Mà sao đau đớn chất chồng. Phi cơ hai chiếc, phi công chục người
Vừa bay đã mất tích rồi. Không lời kêu cứu, không lời báo tin
Biển Đông - lạy Mẹ con xin. Sóng đừng to để dễ tìm anh em
Đêm nay lại thức trọn đêm. Con không thể ngủ được yên Mẹ à
Chẳng vì thay gác đổi ca. Mà vì nghèn nghẹn xót xa trong lòng
Thành tâm lạy Mẹ Biển Đông. Cho thêm cơ hội cứu đồng đội con
Niềm tin mãi mãi vẹn tròn. Mười anh em đó vẫn còn đợi trông...”
Hay hai bài thơ của tài khoản Vũ Phương Trang viết trước và sau khi nghe tin anh Khải hi sinh, các anh trên chiếc máy bay Casa cũng không còn nhiều hi vọng sống sót:
“Mẹ Biển ơi chúng con cạn lệ rồi!
Xin trả lại những người anh ưu tú
Chúng con sai gì.... Khiến mẹ buồn, giận dữ...
Cho con xin....Xin mẹ Biển nhân từ...
Đã bao người thức trắng mấy đêm mưa...
Ngày nắng gắt kiếm tìm người anh cả...
Đất nước con đã ngàn năm vất vả
Có gì sai... Con xin mẹ nhẹ nhàng...
Con xin mẹ an ủi sóng đừng tràn
Giông đừng tới , bão mưa đừng lớn
Chỉ một chút êm đềm biển gợn
Giúp các anh con cập bến đất liền...
Một nỗi đau chưa định nghĩa được tên...
Mẹ nỡ lòng khiến con đau lần nữa...
" alt="Cộng đồng mạng khóc thương những phi công anh dũng"/>
Cộng đồng mạng khóc thương những phi công anh dũng