当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Shenzhen vs Cangzhou Mighty Lions, 15h30 ngày 17/6 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Port FC, 18h00 ngày 12/1: Cửa dưới ‘tạch’
>>> Kỳ 1: Chuyện rút nhẫn kim cương, hiến 10.5kg vàng của doanh nhân đất Cảng
>>> Kỳ 2: Cuộc sống khó tin trong biệt thự của thương gia giàu có
Là một doanh nhân lừng lẫy, xung quanh Nguyễn Sơn Hà không thiếu những bóng hồng. Trong cuộc đời mình, cụ có 3 người vợ chính thức và 12 người con.
Cuốn hồi ký của cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi, vợ thứ ba của doanh nhân Sơn Hà, cũng kể về cuộc hôn nhân đầu của chồng. Theo đó, thấy cụ Sơn Hà mải làm ăn nên mẹ và người nhà đã giới thiệu cho cụ một người con gái trong làng.
Người này có nhan sắc nhưng sau mấy lần tiếp xúc, cụ Sơn Hà không tìm được sự đồng điệu. Cụ muốn chọn một người vợ phải là trợ thủ đắc lực cho việc kinh doanh của chồng chứ không chỉ là một bóng hồng với nhan sắc dễ coi.
Vì gia đình đã gửi lễ cho nhà gái nên Sơn Hà cho dựng một căn nhà 3 gian và đưa thêm một khoản tiền để cô gái này có đủ điều kiện xây dựng hạnh phúc mới.
Dân làng phục cách xử sự của cụ nhưng cũng có người trách: “Cô gái đẹp nhất làng mà vẫn còn chê”.
Người vợ thứ hai cũng có thể nói là mối tình khiến cụ Sơn Hà ám ảnh nhất. Họ quen nhau trong một dịp rất tình cờ khi cụ Nguyễn Sơn Hà mới chỉ là một ông chủ nhỏ, việc kinh doanh còn rất gian nan.
Hình ảnh cụ Đinh Thị Nhiêu trong cuốn hồi ký do người vợ thứ ba của doanh nhân Sơn Hà viết. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Bà Sơn Trúc, con gái cụ Sơn Hà kể lại, lần đó, cụ Sơn Hà đi tàu thủy tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Yên (Quảng Ninh).
Cụ ngồi đối diện với một người phụ nữ có vẻ mặt phảng phất buồn nhưng rất đẹp. Tàu chạy, người này bóc cam mời doanh nhân ăn cho đỡ khát nước. Hình ảnh ấy đã khiến Nguyễn Sơn Hà bị hớp hồn từ cái nhìn đầu tiên.
“Cứ thế, cha tôi mắt không rời khỏi cô gái đó. Họ bắt đầu những câu chuyện về nhau. Khi còi tàu vang lên báo hiệu tàu cập bến Hải Phòng, cha tôi lưỡng lự không muốn xuống.
Còi tàu báo hiệu tàu tiếp tục đến Quảng Yên, cụ bất ngờ nói: “Tôi cũng có nhiều việc đến Quảng Yên, tôi sẽ mua thêm vé”. Cuối cùng đến bến cuối, xứ Quảng Yên, cô gái đó xuống cha tôi cũng đuổi theo. Nhưng người đẹp nhanh chóng hòa vào dòng người đi mất.
Cha tôi cuống cuồng tìm nhưng không được. Sau này cụ kể lại với các con, cụ ngồi ở bến tàu cả đêm hôm đó để chờ đợi. Sương đêm xuống, lạnh, cụ vẫn không bỏ cuộc chỉ mong cô gái đó quay lại một lần.
Nhưng kết quả khiến cụ buồn bã, sáng hôm sau phải bắt chuyến tàu ngược trở về”, bà Sơn Trúc chia sẻ.
Người con gái đó là Đinh Thị Nhiêu (Quảng Yên, Quảng Ninh). Tuy nhiên sau này, một sự tình cờ khác lại cho họ gặp nhau lần nữa. Lần này doanh nhân Sơn Hà đã quyết tâm không bỏ cuộc. Cuối cùng họ đến với nhau bằng một đám cưới dù con đường để đến đó không hề dễ dàng.
Thời điểm đó, mẹ của cụ Đinh Thị Nhiêu đang muốn gửi gắm con cho một người lý trưởng, cùng quê dù cụ Nhiêu không có tình cảm với người này. Bởi vậy tình yêu của doanh nhân Sơn Hà và Đinh Thị Nhiêu gặp phải sự phản đối gay gắt của gia đình bên gái.
Bà Sơn Trúc, con gái doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và người vợ thứ ba, cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi, bên những bức ảnh của gia đình. Ảnh: Diệu Bình |
“Cuối cùng cha tôi và giai nhân vẫn đến được với nhau. Năm đó cụ Nhiêu 24 tuổi. Cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài 11 năm…”, bà Sơn Trúc kể.
Lấy nhau vào thời điểm việc kinh doanh của cụ Sơn Hà đang ở giai đoạn đầu, đầy khó khăn, cụ Nhiêu vừa hỗ trợ chồng kinh doanh vừa chăm lo con cái, vun vén gia đình. Trong 11 năm kết hôn, bà sinh cho chồng 5 người con. Công việc nặng nhọc, cuộc sống vất vả cũng có thể là nguyên nhân khiến cụ lao lực, sinh bệnh về sau này.
Những năm về sau, việc kinh doanh của chồng thuận lợi, kinh tế gia đình khá giả hơn nhưng cụ Nhiêu lại mắc căn bệnh lao. Thời điểm đó, đây là một căn bệnh nan y.
Khi bị bệnh, cụ Nhiêu thường xuyên phải lên Hà Nội chữa trị. Một lần cụ Sơn Hà chở vợ lên Hà Nội bằng ô tô thì bị tai nạn. Thương chồng, cụ Nhiêu đề nghị thuê khách sạn để ở lại trên Hà Nội, không phiền chồng đi lại chăm sóc.
Cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi, vợ thứ ba của doanh nhân Sơn Hà. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Trong thời gian ở đây dưỡng bệnh, biết mình không thể qua khỏi nên cụ Nhiêu rất lo cho chồng và các con. Cụ nghĩ chồng mình phải đi bước nữa. Cũng lúc này, cụ Nhiêu gặp Nguyễn Thị Ngọc Mùi, vợ thứ ba của doanh nhân Sơn Hà sau này.
Thấy cô gái hiền hậu, chăm chỉ, chính cụ Nhiêu là người se duyên cho chồng và người vợ tiếp theo này.
Trong cuốn hồi ký, bà Ngọc Mùi cũng viết về cuộc chia ly này: “Ngày cuối cùng, bà Nhiêu cho mời chồng (doanh nhân Sơn Hà) sang phòng. Bà dịu dàng nhìn ông rồi nói:
- Hãy để cho em ngủ yên nhé! Hôn em lần nữa đi.
Chiều vợ, ông hôn lên trán bà và không ngờ đó là nụ hôn cuối cùng”.
Trước sự ra đi của vợ, cụ Sơn Hà bật khóc: “Kìa mình bỏ tôi và các con thật sao? Lúc khó khăn chúng mình chung tay vun đắp, sau này sung sướng mình lại bỏ tôi một mình”.
Sau này khi nối duyên, làm vợ doanh nhân Sơn Hà, cụ Ngọc Mùi cũng dành cho người vợ trước của chồng sự tôn trọng và quý mến.
Những kỷ vật người vợ cũ của chồng, cụ Ngọc Mùi vẫn giữ nguyên. Đặc biệt, chiếc khăn người vợ trước thêu cảnh vật nước Pháp được cụ Mùi giữ gìn cẩn thận.
Vào ngày giỗ người vợ cũ của chồng, cụ Ngọc Mùi chăng tấm thêu ấy lên bàn thờ như một lời nhắc nhở các con không bao giờ được quên người mẹ bạc mệnh của mình.
Giàu có, sống trong căn biệt thự đồ sộ ở Hải Phòng những năm 1930 của thế kỷ trước nhưng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và gia đình có lối sống giản dị, tiết kiệm đến mức khó tin.
" alt="Cuộc đời bi kịch trong biệt thự sang trọng của vợ đại gia Hải Phòng"/>Cuộc đời bi kịch trong biệt thự sang trọng của vợ đại gia Hải Phòng
Thế nhưng mẹ của chị Tuyền - bà Trịnh Thị Diễn, chỉ có thể đáp lại những tấm lòng ấy bằng cái gật đầu và một gương mặt thất thần. Bà không tin đứa con gái mạnh mẽ, cá tính và rất bản lĩnh của mình lại có thể đột ngột ra đi như vậy.
“Con người ta tận số thì trước đó phải có điều khác lạ, bố mẹ người thân phải thấy nóng lòng nóng ruột. Nó lại là đứa bơi giỏi thì làm sao mà chết đuối hả cô?”, bà nói.
10 ngày đã trôi qua, những người thân trong gia đình phóng viên Hải Đường vẫn chưa chấp nhận được sự thật. |
Ngày nhận tin chị Tuyền mất tích, bà Diễn không đủ sức khỏe để đi tìm con. Thế nhưng trong thâm tâm, bà vẫn tin chị Tuyền chỉ đang tác nghiệp đâu đó. Hết việc rồi chị sẽ trở về, an toàn và đầy bản lĩnh như bao lần dấn thân khác.
Chỉ đến khi Trần Đặng Trường Giang - con trai 6 tuổi của chị Tuyền chỉ lên trời rồi nói một câu ngô nghê: “Mẹ con kia rồi, mẹ bay về trời rồi” thì bà giật mình. 5 phút sau, bà nhận được điện thoại của chồng thông báo: Đã tìm thấy xác con.
Tin báo khiến người mẹ không thể trụ vững. Nhiều người phải đỡ bà và ra sức an ủi vì sợ bà quá sốc mà nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng bà vẫn cố với tay để ôm lấy bé Trường Giang: “Thế là từ nay, thằng bé mất mẹ rồi”.
Nỗ lực phi thường của người thương binh nặng
Sinh ra trong một gia đình khó khăn, bố phóng viên Đặng Tuyền - ông Đặng Văn Tĩnh (61 tuổi) là thương binh hạng 2/4. Tỷ lệ thương tật 73%. Sau khi kết hôn với bà Trịnh Thị Diễn, ông bà sinh được 3 người con (chị Tuyền là con gái cả). Cả hai đã phải động viên nhau vượt lên số phận.
Hai ông bà nhận canh tác hơn 1 mẫu ruộng cùng nhiều công việc làm thuê làm mướn khác để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con ăn học thành người.
Trong làng, nhiều người thấy ông chỉ còn một tay và một chân lành lặn nhưng vẫn vác trên vai máy tuốt lúa, đi theo cái cày, cái bừa để cùng vợ kiếm thóc gạo về nuôi con đều thán phục. Có người nhắc ông không nên lao động quá cực nhọc kẻo ảnh hưởng sức khỏe của mình. Tuy nhiên ông chỉ muốn làm việc thật chăm chỉ để các con ông có đủ cơm ăn áo mặc và có điều kiện học hành.
Khi các con đã lớn khôn cũng là lúc các vết thương tái phát khiến sức khỏe của ông bị giảm sút nhiều. Ông liên tục phải nhập viện điều trị. Vì vậy hai ông bà không làm ruộng nữa. Ông chuyển hướng kinh tế sang trồng 60 gốc bưởi và chăm sóc cho mảnh vườn này để kiếm thu nhập.
Mọi việc tưởng yên ổn, gánh nặng kinh tế trên vai đã nhẹ dần thì bà Diễn lại đổ bệnh. “Bác sĩ bảo tôi bị u vòm họng mãn tính. Tôi cũng đã thuốc thang chữa trị thế nhưng khi đi khám lại họ yêu cầu tôi đến viện K làm sinh thiết. Sau khi có kết quả, bác sĩ dặn tôi phải thuốc thang đầy đủ để tránh khối U di căn”, bà Diễn nói.
Bà Diễn ngồi tựa cửa, nước mắt đã cạn khô vì nỗi đau mất con |
Tiền thuốc mỗi tháng cho khối u vòm họng và những bệnh lặt vặt khác của bà Diễn khoảng 3 triệu đồng. Vì vậy ông Tĩnh quyết định mua một chiếc xe ba gác để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Tiền kiếm được từ xe ba gác, ông dùng trang trải cuộc sống hàng ngày. Tiền lương thương binh, ông gói riêng để thuốc thang cho bà Diễn. Vài tháng trở lại đây, bà Diễn không uống thuốc tây nữa mà chuyển sang thuốc nam cho bớt tốn kém.
Số tiền để ra, ông bà dự định sẽ gom góp thành một khoản để lo tuổi già và thêm thắt với chị Tuyền lo cho tương lai của cháu Giang.
Ông Tĩnh, bố của phóng viên Tuyền |
“Tuyền học giỏi từ bé. Khi thi đại học, con bé cũng đỗ cả hai trường. Ban đầu cháu chọn trường đại học Ngoại ngữ nhưng học hết năm thứ 2 thì cháu quyết định nghỉ học và thi tuyển vào khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội.
Từ đó, con bé gắn bó với nghiệp làm báo và luôn trăn trở với những hoàn cảnh khó khăn cũng như những nhức nhối của xã hội. Nhưng cuộc đời con bé lại lắm bão giông", ông Tĩnh kể về cô con gái cả bằng giọng đứt đoạn.
Nước mắt người đầu bạc tiễn người đầu xanh
Dấn thân với nghề và luôn hăng hái xông pha vào những vụ việc khó nên Tuyền được nhiều bạn bè, đồng nghiệp nể trọng. Những hoàn cảnh khó khăn, những cháu bé mồ côi thường xuyên được Tuyền giúp đỡ rất quý mến chị. Thế nhưng chị lại có cuộc hôn nhân đứt gánh, phải trở thành mẹ đơn thân và phải mang con về gửi bố mẹ.
Bé Trường Giang đỡ di ảnh mẹ. |
“Con bé yêu Giang vô cùng tận. Cháu không muốn xa con nhưng vì công việc nay đây mai đó và đầy hiểm nguy nên mới phải gửi con về cho bố mẹ nuôi. Tôi vẫn nhớ lần đưa Giang về, con bé nói với tôi: “Giang là tài sản vô giá của con. Con không thể tin tưởng và không thể giao Giang cho bất cứ ai ngoài bố mẹ. Vì vậy bố mẹ cố gắng chăm cháu Giang giúp con”. Sau đó nó đi Hải Phòng làm, tối tối lại điện về cho con. Vậy mà bây giờ …”, bà Diễn gạt nước mắt rồi ngước nhìn lên ban thờ con gái.
Lúc này, đồng hồ cũng điểm 11h trưa, nhìn thấy những người họ hàng giúp bà đặt lên ban thờ chị Tuyền một mâm cơm cúng, bà Diễn lại mếu máo: “Con bé say nghề nên lần nào về nhà cũng vội vã. Có hôm bê mâm cơm lên rồi cũng không kịp ăn vì phải đi tác nghiệp gấp.
Trên đường từ cánh đồng trở về nhà, cậu bé ngước ánh mắt thơ ngây tìm mẹ trong những áng mây. |
Tôi vẫn bảo cháu, kiếm một nghề nào đó mà làm cho yên bình, ổn định chứ làm nghề này chẳng biết kiếm được bao nhiêu mà bữa đói bữa no. Cơm bưng lên rồi còn phải bỏ đi. Bây giờ thì con không đi tác nghiệp nữa nhưng cơm 3 bữa đặt lên cũng nào có ăn được…”.
Ông Trịnh Văn Quát, trưởng thôn An Lãng, xã Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội cho biết, trong làng nhiều người nể phục bố mẹ chị Tuyền vì sự nỗ lực của họ trong cuộc sống. Ông Đặng Văn Tĩnh, bố chị Tuyền, là thương binh nặng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Bản thân Tuyền là cô gái cá tính. Từ bé đã học giỏi và rất có tấm lòng nhân ái. Mọi trường hợp khó khăn trong làng đều được Tuyền hỗ trợ tặng quà nên các cháu rất quý mến Tuyền. Nay Tuyền mất đi, chính quyền địa phương sẽ có ý kiến đề xuất lên cấp trên và tạo mọi điều kiện về mặt giấy tờ để cháu Giang nhận được sự quan của cộng đồng, xã hội. |
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Trịnh Thị Diễn, thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội (SĐT: 0163.594.4702). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.135 (bé Trần Đặng Trường Giang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Phóng viên Hải Đường (tên thật là Đặng Tuyền) ra đi, bỏ lại ngày lễ 21/6 cận kề với biết bao dự định. Vắng em, ngày này chúng tôi thấy mọi bó hoa chúc mừng đều bớt đi phần thắm...
" alt="Ngày mẹ 'bay về trời', con trai phóng viên Hải Đường nói câu lặng người"/>Ngày mẹ 'bay về trời', con trai phóng viên Hải Đường nói câu lặng người
Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa
Chủ nhà Lucie Sargent cho biết, chiếc giếng này nằm trong khách sạn The Abergavenny Arms - vốn cũng được xây dựng từ thế kỷ 15. Trong vòng 250 năm qua, nơi này từng được sử dụng làm tòa án, nhà xác và cuối cùng là quán bar.
Lucie Sargen đã nhờ đội ngũ chuyên gia chui sâu vào lòng giếng và dọn sạch những thứ tồn đọng bên trong. Do đây là một chiếc giếng ước nguyện nên trong suốt vài thế kỷ qua, nó đã được lấp đầy tiền xu từ những người muốn cầu may mắn.
Đội ngũ chuyên gia phải chui xuống giếng sâu 22,8m để tiếp cận “kho báu” |
Sau buổi dọn dẹp, đội ngũ chuyên gia đã thu hoạch được 171kg tiền xu và nhiều món đồ nữ trang, tổng trị giá khoảng 1.000 bảng Anh. Ngoài ra còn có một số món đồ khác như búp bê, thú bông đồ chơi và hàng chục con dao cỡ nhỏ.
Ngoài tiền xu và nữ trang, dưới giếng còn có nhiều vật dụng khác như búp bê, thú bông |
Lucie Sargent cho biết: “Mọi người đã ném tiền xu xuống đó trong nhiều năm. Chúng tôi nghĩ mình nên lấy số xu đó và trao lại một điều tích cực cho cộng đồng”. Theo đó, 75% số “kho báu” sẽ được đưa tới trạm cứu hộ Newhaven RNLI, phần còn lại quyên góp cho nhà thờ Rodmell Parish gần đó.
Dù nằm giữa thủ đô Jakarta và thủ phủ du lịch Bali nhưng đặc khu Jogja vẫn giữ riêng cho mình vẻ yên ả, dịu dàng.
" alt="Bất ngờ đào được 'kho báu' trong giếng khô bỏ không"/>Ông già và những người rảnh rỗi
Ông tựa lưng vào hàng rào ngồi bất động. Đôi mắt ông sụp xuống. Đầu tóc ông xác xơ. Chòm râu ông tua tủa. Ông ngồi thật lâu ở một vị trí. Một tay để lên đùi, tay còn lại ông đặt lên lưng con chó.
Con chó của ông cũng đã già. Thuộc loại chó lông xù, nó ngoan ngoãn nằm bên ông. Trước mặt ông, một chiếc nón ngửa ra trong đó có nhiều đồng xu bạc trắng.
Lần nào chúng tôi đi chợ người Việt - chợ Innala (Brisbane, Australia) đều gặp ông ngồi ở đó. Chưa lần nào tôi bắt gặp một người nào bỏ tiền vào chiếc nón cho ông.
Ông cụ ngồi bất động bên con chó. |
Chỉ có một lần, có một người đàn ông trung niên ghé lại. Người ấy cúi gập người nói chuyện với ông. Chúng tôi không được biết nội dung câu chuyện giữa hai người, chỉ thấy thỉnh thoảng ông nở nụ cười. Gương mặt ông giãn ra và tươi hẳn lên.
Một người bán hàng ở gần đó cho biết ông thường ngồi tại đây. Nếu gọi là hành khất thì chắc là không phải bởi ông có nhà để ở, có phụ cấp để sinh sống. Có lẽ vì sống một mình nên ông buồn mới ra đây...
Người dân giải trí ở chợ Innala. |
Anh nói tiếp: "Ở Australia những người "cô đơn" thường có cách sống đặc biệt riêng cho mình. Anh hãy lượn một vòng quanh chợ để thấy có nhiều người rất rảnh. Họ đến đây mỗi ngày, tìm thú vui qua nhiều thứ...".
Chúng tôi đến giữa chợ. Một khoảnh sân rất rộng ở giữa hai dãy cửa hàng. Trong sân, có sẵn bàn ghế cho mọi người ai cũng có thể ngồi chơi bao lâu cũng được.
Trời Brisbane đang mùa lạnh. Nhiệt độ dưới 10 độ C. Giữa sân nhiều cụ già đang phơi nắng. Người run, người co ro nhưng cũng có người không ngại lạnh, vẫn mặc quần ngắn áo ngắn.
Những câu chuyện dưới ánh nắng ban mai dường như râm ran hơn. Tiếng Việt có, tiếng Anh có, nhiều ngôn ngữ khác đều có bởi Australia là nước có lượng người nhập cư khá cao.
Anh Lâm (42 tuổi) làm việc cho một cửa hàng trong chợ cho biết, những người rảnh rỗi này hầu hết là người Việt nhập cư. Họ có mặt thường xuyên ở đây.
Trong khi tại Australia, người Australia, người nhập cư và cả các du học sinh ngày đêm lao động miệt mài thì vẫn có những người rảnh việc.
Nhiều người Việt tại Australia làm việc ngày đêm. Thu nhập bình quân 15- 20 đô/giờ. Có người làm 2 việc mới đủ nuôi gia đình và có tiền gửi về giúp người thân ở quê nhà.
Tương tự các du học sinh cũng đều tận dụng giờ rảnh đi làm thêm, kiếm tiền để vơi bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Nếu ở quê nhà, các em là cậu ấm cô chiêu thì ở đây, rất nhiều cô cậu như thế phải bưng bê thức ăn phục vụ khách, phải giúp việc nhà, phải hái từng trái dâu dưới trời lạnh...
Lãng tử du ca
Buổi tối thứ 6 ở trung tâm Brisbane City rất đông người. Chúng tôi len lỏi trên những con đường trong thành phố. Đến một ngã tư, người đông quá khiến chúng tôi dừng lại...
Ban nhạc The Three Inadequates với 3 ca nhạc sĩ Jakson, Marcus và Lawson. |
Người đứng thành hàng dài bao quanh góc ngã tư. Sát vách, 3 thanh niên trong trang phục rất đặc trưng đang cầm đàn ca hát. Thỉnh thoảng, họ có vài điệu nhảy. Khách đứng xung quanh vỗ tay tán thưởng.
Chúng tôi đến gần. Chỉ có người ở giữa sử dụng phong cầm, hai người hai bên cầm một loại đàn rất lạ. Họ hát, họ đàn, họ nhảy. Người xem mỗi lúc một đông.
Chiếc vali đựng tiền khán giả tặng. |
Trước mặt họ, chiếc va-li đựng đàn mở toang. Bên trong, phía trên nắp có dòng chữ: "We are The Three Inadequates". Bên dưới có tiền các loại. Phía sau, sát tường, những nhạc cụ được xếp gọn gàng ngay ngắn...
Tiếng đàn vẫn vang lên đều đặn. Cùng đứng trong hàng khán giả, một người đàn ông đứng tuổi tỏ ra am tường cho chúng tôi biết, họ là một ban nhạc có tiếng.
Còn trẻ, 3 người từng đi biểu diễn khắp các nơi theo phong cách du ca. Họ chơi nhạc cụ dân tộc, bài hát dân ca có thể là của người Australia hoặc của thổ dân. Họ là Jakson, Marcus và Lawson, vừa ca sĩ vừa đánh đàn.
Ở Australia, không phải ban nhạc, nhóm ca sĩ nào cũng có thể vào trình diễn ở các nhà hát. Chi phí cho các đêm diễn như thế lên đến hàng triệu đô la và chưa chắc có thể thu hồi vốn. Do đó, những nhóm nhạc nhỏ vì say mê tiếng đàn, lời ca họ đi trình diễn khắp nơi bằng hình thức "phiêu bạt" như thế.
Buổi trình diễn không kéo dài quá lâu vì qui định chỉ được phép hát đến 21 giờ. Các nghệ sĩ xếp lại dụng cụ. Khách hâm mộ tràn vào. Những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm thắm thiết. Người xem tùy tâm, có thể dùng nhiều hoặc ít tiền bỏ vào trong thùng, trong vali, trong nón.
Họ không quan tâm nhiều hay ít tiền, du khách cho hay không mà chỉ muốn trình diễn hết mình, mong có nhiều người thưởng thức. Vì thế, sau mỗi lần kết thúc bài hát, những tràng vỗ tay của khán giả dành tặng họ lập tức vang lên.
Các bé tặng tiền nghệ sĩ đường phố. |
Một bé gái cầm một nắm tiền bước tới bỏ vào chiếc vali. Jakson bước tới ôm lấy bé. Bé cười thật tươi đưa bàn tay ra trước mặt anh. Anh đưa tay chạm thật mạnh vào tay bé. Cả hai cùng hô lớn "hi...five". Một động thái rất tự nhiên và thân thiện.
Tác giả và nhóm nhạc đường phố. |
Ở Australia thường có những buổi trình diễn ngoài đường phố. Không ai câu nệ, không đánh giá thấp bởi các nghệ sĩ đường phố lúc nào cũng chơi hết mình.
Nghệ thuật và lòng đam mê của họ đã lôi cuốn biết bao người. Những buổi trình diễn như thế đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa xứ sở này.
Trang trại nằm trên khu đất khá rộng với những liếp dâu xanh bạt ngàn đang tới mùa chín rộ. Dâu được trồng thành hàng thẳng tắp và khách tham quan có thể chọn cho mình những trái dâu đỏ tươi, mọng nước.
" alt="Người đàn ông cô đơn trên đường phố Australia"/>