Học sinh phụ giúp cha mẹ mưu sinh Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và để đảm bảo an toàn cho các em học sinh từ trẻ mầm non đến THPT,ỉhọcphòngdịbảng xếp hạng ngoại hạng anh 2023 2024 Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cho các em học sinh nghỉ học kéo dài từ sau Tết Nguyên đán năm 2020 theo yêu cầu, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, việc các em nghỉ học ở nhà dài ngày đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, vui chơi, học hành… của các em cũng như phụ huynh. Mới đây nhất, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục ra thông báo cho học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nghỉ học đến hết ngày 8/3, riêng học sinh cấp trung học phổ thông sẽ trở lại trường từ ngày 2/3. Nhưng trong thời gian nghỉ, cha mẹ đi làm cả ngày nên vấn đề chăm lo sinh hoạt, nơi vui chơi giải trí, học hành hàng ngày… cho các em học sinh đã được nhiều phụ huynh từ thành thị đến nông thôn quan tâm. Qua đó, nhiều phụ huynh đã nghĩ ra các phương pháp phù hợp để cho con an toàn, không ảnh hưởng, làm gián đoạn kiến thức của con sau khi được đi học lại. Anh Phạm Văn Ph. (trú ở TP Huế, có con gái học lớp 7 Trường THCS Nguyễn Tri Phương) chia sẻ, sau khi con gái được nghỉ học dài ngày vợ chồng anh hạn chế cho con ra ngoài vui chơi do ngại dịch bệnh và nhắc nhở con ở nhà học bài theo yêu cầu của thầy cô, lấy các đề thi trên mạng để luyện tập rồi gửi cho thầy cô xem giúp. Chỉ được đi chơi khi thời gian học xong bài và nhắc nhở con hạn chế đến nơi đông người. | Khác với học sinh ở khu vực thành thị, học sinh vùng nông thôn giúp cha mẹ bán ngô. |
“Vợ chồng chúng tôi đều đi làm, con ở nhà ông tập, học bài, vui chơi… nhờ bà ngoại chăm sóc và hàng ngày vẫn theo dõi con qua camera đã lắp đặt sẵn trong nhà. Bên cạnh đó, chỉ được đi ra khỏi nhà khi có bố mẹ đi cùng” – chị Phan Thị Phấn (trú TP Huế, có 2 con gái đang học tiểu học) nói. Khác với các em học sinh ở TP Huế, các em học sinh ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) sinh sống dọc ven bờ phá Tam Giang trong những ngày nghỉ lại đi phụ giúp cha mẹ để tăng thêm thu nhập. “Chúng em thường học bài vào buổi tối còn ban ngày phụ giúp mẹ bán ngô kiếm thêm thu nhập” – em Phương D. (học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) cho biết. Theo quan sát của PV, dọc theo đường TL11 gần bờ phá Tam Giang (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang vào mùa thu hoạch ngô nên nhiều em học sinh THPT đeo khẩu trang, phụ giúp cha mẹ ngồi bán ngô trên đường. Các em nhỏ thì tập trung từng nhóm nhỏ 3 – 4 em vui chơi ở các bóng cây ở đường làng ít phương tiện đi lại hoặc tự đi chơi ở các bãi cỏ trống… Em Hồ Thị V. (trú xã Quảng Lợi, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) tươi cười nói “Sau khi được nghỉ học, ở nhà nhiều chúng em muốn gặp thầy cô, bạn bè vui chơi nhưng cha mẹ dặn không được tiếp xúc nơi đông người nên em chỉ ở nhà. Thỉnh thoảng em ra nướng cá phụ giúp cha mẹ bán nên cũng đỡ buồn hơn”. | Hai em học sinh cấp 3 trú ở xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) phụ giúp mẹ nướng cá bán. |
| Một em đang bán cá nướng cho khách qua đường. |
| Các em nhỏ vui chơi với nhau trong bóng cây trên đường làng. |
| Một nhóm bạn ra sân cỏ tự tổ chức nướng sò để ăn. |
Giáo viên chủ động liên lạc, hỗ trợ học sinh làm quen với việc ôn tập qua mạng Trước việc các em học sinh nghỉ học, các trường yên tĩnh vắng tiếng reo hò, ồn ào của học sinh nhưng vẫn có giáo viên trực và làm vệ sinh trường lớp thường xuyên. | Trường Tiểu học số 2 Hương Xuân vẫn có thầy cô đến trường trực dù học sinh nghỉ học. |
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thái Hiệp - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) cho biết, ngoài việc thường xuyên liên lạc với học sinh, Phòng GD-ĐT còn yêu cầu giáo viên các trường tự phân công trực tại trường làm vệ sinh sạch sẽ, cùng phụ huynh sẵn sàng theo dõi việc học của học sinh. Theo ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, không chỉ học sinh, giáo viên các trường cũng nhận “lệnh” chủ động trong việc liên lạc, hỗ trợ học sinh làm quen với việc ôn tập qua mạng. Yêu cầu các trường học chủ động trong việc khuyến khích học sinh chủ động tham khảo giáo án đã học và tải các bài tập thông qua mạng internet để làm rồi gửi cho giáo viên chấm, sửa. “Sở GD-ĐT khuyến khích ôn tập, làm bài qua mạng và không triển khai dạy học bài mới qua mạng bởi sẽ thiệt thòi cho những em không có điều kiện vật chất, thiết bị” - ông Tân cho hay. Ông Nguyễn Tân đề nghị các bậc phụ huynh cũng chủ động trong việc khuyến khích, đốc thúc con chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức trong khoảng thời gian nghỉ tránh dịch bệnh, khi trở lại trường các em học sinh sẽ vững kiến thức cũ, đồng thời dễ dàng tiếp thu lượng kiến thức mới. Hà Oai Những bức thư học trò ngày trở lại trường- Là địa phương có số người bị nhiễm virus corona nhiều nhất cả nước, vì vậy mà việc học sinh Vĩnh Phúc đi học lại cũng trở nên đặc biệt hơn. |