Zing.vn lược dịch bài viết là trải nghiệm thực tế của cây bút Naomi Day từ chuyên trang OneZero thuộc Medium. Tôi trở thành nhân viên thực tập của Google vào mùa hè năm 2016. Đây là lần thứ 2 tôi làm việc tại Google sau lần trước ở New York. Tôi chọn làm việc trong trụ sở của hãng tại Mountain View vì đây là "trái tim" của Google và cả giới công nghệ. Tôi chưa từng xem qua Thung lũng Silicon(bộ phim hài với những chàng trai thành lập một startup tại đây),ựctậpởGoogletôibỏchạykhỏithunglũcúp liên đoàn anh dù nghe nói bộ phim phản ánh rất đúng thực tế. Lẽ ra tôi nên xem nó trước kỳ thực tập, nhưng dù có xem thì tôi cũng không nghĩ mọi thứ ngoài đời thực lại giống trong phim đến như vậy.
Quãng thời gian tại Thung lũng Silicon không quá tệ. Tôi nhớ những lần thả bộ quanh quận Mission, leo đồi Potrero, ngồi ăn trái cây bên Bến Ngư Phủ... Tuy nhiên, những ký ức còn lại không mấy tốt đẹp gì. Tôi từng nghe một lãnh đạo Google nói rằng vấn đề quan trọng cần giải quyết trước mắt là tăng doanh thu quảng cáo hoặc cải thiện trải nghiệm của lập trình viên. Ngồi trong xe đưa rước của Google và nhìn tòa nhà phía bên kia, tôi thấy có khá nhiều người trông giống tôi (một cô gái da đen), nhưng họ là lao công và nhân viên bán cà phê. Đó chỉ là một trong những lý do khiến tôi quyết định rời Thung lũng Silicon mãi mãi.
Tôi bị mắc kẹt trong một "bong bóng công nghệ"Không phải bong bóng thị trường, ý tôi là thứ bong bóng vô hình - một "khu cách ly" chứa những người chỉ quan tâm đến một vấn đề. Do đó, họ không biết chuyện gì đang diễn ra ngoài bong bóng. Tôi đã nhận ra thứ bong bóng này khi thấy một nhân viên chỉ toàn tâm vào công việc của họ. Về cơ bản, bong bóng này giúp xác định vấn đề mà ngành công nghiệp mắc phải. Tuy nhiên, vấn đề của bong bóng ở San Francisco là nó bao trùm thành phố mọi lúc.
Dường như chỉ có 2 loại người ở San Francisco: làm việc trong ngành công nghệ hoặc vô gia cư. Mọi quán cà phê tôi ghé đều có rất đông người đeo tai nghe Apple, ngồi gõ bàn phím bất kể ngày đêm hay cuối tuần. Theo quan điểm của tôi, có sự sùng bái rõ rệt cho bong bóng này. Những người làm việc trong ngành luôn cho rằng chỉ quan tâm đến công việc là tốt đẹp, trong khi người ngoài sẽ nhìn nó với ánh mắt cực kỳ tiêu cực.
Tôi có nhiều sở thích khác, và nó thường không liên quan đến công nghệ. Tôi nhận ra mình không thể thuộc về bong bóng này. Dường như mọi người ở Thung lũng Silicon quên mất rằng có một thế giới bên ngoài với nhiều mối quan tâm khác nhau. Ai lại để ý xe tự lái khi hạ tầng giao thông ở khu vực họ sống còn quá tệ chứ? "Hiệu ứng bong bóng" ở Thung lũng Silicon khiến tôi tự hỏi liệu công nghệ có giúp tay đổi cuộc sống không khi những người bên trong luôn cho rằng họ là thứ tồn tại duy nhất. Tôi không "khôn lớn"Giống như Peter Pan, những người ở Thung lũng Silicon mà tôi gặp có tâm hồn như những đứa trẻ. Chúng tôi có thể ăn bất cứ thứ gì khi làm việc, sử dụng từ "campus" (tòa nhà và khuôn viên quanh trường học) để đánh dấu những tòa nhà Google nơi chúng tôi làm việc. Tôi cũng trải qua sự cạnh tranh giữa những người phụ nữ, mà tôi nghĩ rằng điều đó chỉ tồn tại ở những ngôi trường cấp 2.
Chúng tôi đến bàn bida và những quán bia sau 4 giờ chiều - nơi Google, Facebook, Apple hứa hẹn đủ điều về lợi ích của nhân viên. Tuy nhiên, tôi thấy nhu cầu của mình không phù hợp với ưu đãi của họ. Tôi muốn tìm một công việc ổn định với sự cân bằng về sức khỏe, nơi mọi người thực sự cởi mở về cuộc sống ngoài công việc. Tuy nhiên, nó không thuộc về nơi đây. Tôi cảm thấy lạc lõng ở Thung lũng Silicon. Muốn một môi trường giúp mình trở thành một cá nhân toàn diện, tuy nhiên những gì tôi gặp chỉ là những đồng nghiệp nói chuyện công việc cả ngày hoặc về những bữa ăn đắt tiền. Đa dạng và phân biệt chủng tộcTôi rất hào hứng khi sống tại San Francisco, làm việc tại Moutain View vì lịch sử của cộng đồng LGBTQ với những cuộc diễu hành quy mô lớn tại đây. Đồ ăn ở San Francisco cũng rất ngon, những người Tây duyên hải luôn hào hứng chia sẻ với tôi về cuộc sống ở thành phố. Bên cạnh đó, những gì tôi nhìn thấy còn là cuộc sống của người vô gia cư. Mỗi sáng, nhân viên các hãng công nghệ xếp hàng chờ xe đưa rước, gần đó là những người vô gia cư nằm co ro vì lạnh. Trên vỉa hè, nhân viên với một tay cầm đồ ăn, tay còn lại cầm máy tính đắt tiền bước qua những người vô gia cư ngồi cách đó chỉ vài mét cầu xin đồ ăn, tiền và thậm chí là nụ cười.
Có lần đang nói chuyện với đồng nghiệp, tôi cắt ngang để chào một người vừa đi qua và đưa miếng bánh mới mua cho họ, đồng nghiệp của tôi sẽ hỏi tại sao làm như vậy vì nó chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Tôi chưa từng gặp điều này ở những thành phố khác. Tiếp theo là vấn đề phân biệt chủng tộc. Năm 2018, báo cáo từ Viện Haas cho thấy trong khi sự đa dạng chủng tộc đang gia tăng, phân biệt chủng tộc tại trường học và các vùng lân cận không hề giảm, thậm chí còn nặng nề hơn.
Đó là thứ tôi nhìn thấy mỗi ngày trong suốt kỳ thực tập. Tôi sống ở quận Mission, một nơi có giá nhà đất tăng cao nhờ thế hệ trẻ làm công nghệ. Mỗi buổi sáng, tôi dạo bước trên những con phố, chờ xe đưa rước của Google đến đón. Sau khi rời xe, tôi đi bộ qua khuôn viên đầy sắc xanh. Những người ở đây đa số là dân da trắng và châu Á, họ dành cho tôi một cái bàn riêng và tôi là người da đen duy nhất. Thung lũng Silicon đã đóng góp rất nhiều cho thế giới. Những công ty có sức ảnh hưởng lớn đều đóng quân tại đây. Tuy nhiên đây không phải nơi thích hợp cho tôi, một cô gái da đen muốn trải nghiệm nhiều thứ hơn là ngồi một chỗ viết phần mềm quảng cáo. Sau kỳ thực tập tại Google, tôi vẫn giữ ước mơ làm việc trong ngành công nghệ, nhưng công ty mà tôi làm sẽ không bao giờ nằm ở Thung lũng Silicon. |