Trước khi truyền, chị H. được đưa đi siêu âm. Tuy nhiên lần này, anh V. không được vào bên trong đứng cạnh vợ xem thai nhi đạp có khỏe không như những lần trước. Lúc sau, bệnh viện thông báo thai nhi đã mất.
Đến 18/11, chị H. được truyền tiểu cầu, nhưng sau đó bị sốc và được y tá tiêm một liều giảm sốc. Tuy nhiên chỉ 5 phút sau, sản phụ có dấu hiệu sùi bọt mép và không qua khỏi.
Anh V. tỏ ra bức xúc, tố các y bác sĩ đùn đẩy trách nhiệm và không cho chuyển viện khi biết thể trạng bệnh nhân yếu dẫn đến hậu quả đau lòng.
Bệnh viện Thanh Nhàn nói gì?
Liên quan vụ việc thai phụ 6 tháng tử vong sau 2 ngày cấp cứu, trao đổi với phóng viên VietNamNet, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Lan Hương, cho biết, thai phụ nhập viện vào 18h5 phút tối 15/11 trong tình trạng thiếu máu rất nặng.
Theo bà Lan Hương, ngay từ lúc vào nhập viện, bệnh nhân chỉ có 9 tiểu cầu/μl máu trong khi người bình thường từ 150.000 đến 200.000 tiểu cầu/μl máu,
“Bệnh nhân có xuất huyết dưới da, thiếu máu, giảm tiểu cầu. Ngay khi tiếp nhận, các y bác sĩ đã tiến hành truyền 700ml máu, 300ml tiểu cầu. Ngày hôm sau, thai phụ lại tiếp tục được truyền 350ml khối tiểu cầu. Tuy nhiên, sau đó, xét nghiệm lại, tình trạng tiểu cầu của bệnh nhân vẫn không lên nhiều (từ 9 lên đến 12 tiểu cầu/μl máu)”.
Bà Hương cũng thông tin thêm, thai phụ này mang thai lần 5 và có tiền sử thai lưu 2 lần trước. “Chúng tôi không rõ, trước đấy, bệnh nhân đã quản lý thai nghén ở đâu nhưng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng”, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn thông tin.
Bà Hương cũng nhấn mạnh, không có chuyện y bác sĩ chậm trễ trong việc cấp cứu bệnh nhân. “Chúng tôi hội chẩn với nhiều chuyên khoa. Trong 2 ngày vừa cấp cứu vừa thực hiện các xét nghiệm để tìm nguyên nhân bệnh của thai phụ. Các y bác sĩ cũng tiến hành truyền máu ngay ở khoa cấp cứu cho bệnh nhân”, bà Hương thông tin.
BSCKII Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh VOV)
Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, gia đình bệnh nhân còn xin về ngay khi đang ở khoa cấp cứu. “Tuy nhiên lúc đó chúng tôi đã giải thích bệnh nhân ở tình trạng nặng, là trường hợp cấp cứu không thể về. Các bác sĩ phải kịp thời truyền máu, truyền tiểu cầu để cấp cứu. Việc này cũng được gia đình đồng ý, viết đơn cam kết vì khi truyền máu, truyền tiểu cầu bác sĩ phải giải thích để có sự đồng ý của gia đình”, Bà Hương nói.
Về việc không để bệnh nhân chuyển viện, bà Lan Hương nhấn mạnh: “Trong tình huống cấp bách, tiểu cầu quá thấp cũng không thể chuyển viện được. Khi sang bệnh viện khác, bệnh nhân lại phải làm lại toàn bộ xét nghiệm trong khi bệnh viện đã xin được hồng cầu, máu… Chuyển sang sẽ mất thời gian trong khi tính mạng bệnh nhân đang cấp bách, phải ưu tiên cấp cứu trước. Làm sao cho bệnh nhân đi trong tình trạng như vậy?”.
Cũng theo đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn, khi xác định thai nhi mất, các bác sĩ vẫn tiếp tục truyền tiểu cầu. Vì tiểu cầu của bệnh nhân lúc đó chỉ 12/ μl máu nên chưa thể chỉ định can thiệp sản khoa. Nếu xử lý thai nhi sẽ có thể gây ra rối loạn đông máu, bệnh nhân chảy máu không cầm, ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
Theo bà Hương, để xác định nguy cơ tử vong chính xác phải tiến hành giải phẫu tử thi tuy nhiên gia đình không đồng ý. Qua họp hội đồng chuyên môn, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị chứng rối loạn đông máu, Hội chứng HELLP - rối loạn liên quan tới tiền sản giật, nếu không chữa trị kịp thời, có thể gây tử vong. “Đây là bệnh hiếm, tỉ lệ tử vong cao”, bà Lan Hương nói.
Ngọc Trang
Mẹ và song thai suýt tử vong vì không tiêm vắc xin Covid-19
Sau 1 tuần điều trị Covid-19, sức khoẻ thai phụ tại TP.HCM chuyển biến xấu. Hai thai nhi chị mang trong cơ thể cũng giảm nhịp tim và yếu dần.
" alt="Bệnh viện Thanh Nhàn lên tiếng vụ người phụ nữ mang thai 6 tháng tử vong"/>