Ngày 11/5/2020 học sinh khối các trường Mầm non, Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trở lại trường học sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Các trường đã triển khai đầy đủ công tác đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại như hạn chế tập trung đông người, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi vào lớp, chào cờ đầu tuần trong lớp học, bố trí lệch giờ vào học, tan học, giải lao…Tuy học sinh không cần thiết đeo khẩu trang trong lớp tuy nhiên các em vẫn cần duy trì đeo khẩu trang trên đường đến trường, trước khi vào lớp, trong giờ ra chơi, khi ra khỏi lớp và trên đường về nhà...
Anh Quốc Minh, phụ huynh có 2 con đang theo học tại trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Hiện tại dịch bệnh đã được khống chế, các con được trở lại trường lớp với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, việc các con đeo khẩu trang ngoài giờ học cũng khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn. Bởi các con còn nhỏ, đôi khi mải nô đùa mà quên mất việc cần hạn chế tiếp xúc với người khác hay vô tình đưa tay lên mũi, miệng.”
 |
Học sinh không cần đeo khẩu trang trong lớp tuy nhiên vẫn cần trang bị khẩu trang để đảm bảo an toàn |
Tuy nhiên, việc sử dụng khẩu trang thường xuyên cũng gây ra nhiều bất tiện cho học sinh, nhất là các bé ở cấp học dưới còn nhỏ tuổi. Quay trở lại trường học khi trời đã chuyển hè, thời tiết nóng nực, nhiều học sinh cảm thấy bí bách khi phải đeo khẩu trang nhiều giờ trong ngày. Một số loại khẩu trang còn gây ra cảm giác khó chịu, đau tai, dị ứng da, hay gây ra vết hằn đỏ trên mặt.
Cô giáo Minh Hạnh, giáo viên một trường tiểu học tại quận Đống Đa chia sẻ: “Tôi quan sát thấy trong giờ giải lao, các con được yêu cầu đeo khẩu trang theo quy định nhưng một số con đã kéo khẩu trang xuống khi chơi đùa. Khi cô giáo nhắc nhở thì con trả lời rằng đeo khẩu trang khi hoạt động khiến con cảm thấy nóng bức và khó thở.”
Chị Quỳnh Mai (Cầu Giấy) từng vất vả chọn mua khẩu trang cho con. Bởi sau khi sử dụng một số sản phẩm được bán trên thị trường, con trai chị đều gặp phải tình trạng da có vết hằn đỏ và đau tai do chất liệu vải, quai đeo kém mềm mại.
Thấu hiểu và mong muốn được đồng hành cùng các nhà trường và phụ huynh, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ban Mai đã trao tặng hàng chục ngàn khẩu trang vải kháng khuẩn cho cán bộ giáo viên và học sinh tại các trường học do Ban Mai cung cấp dịch vụ ăn uống.
 |
Đại diện thầy cô trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy nhận khẩu trang kháng khuẩn tặng học sinh trong ngày đầu trở lại trường |
“Các thầy cô và các con cảm thấy dễ chịu khi dùng khẩu trang kháng khuẩn Ban Mai. Đây là loại khẩu trang 2 lớp làm bằng vải kháng khuẩn, giúp ngăn vi khuẩn, lọc sạch không khí. Ngoài ra, sản phẩm có thiết kế vừa vặn, co giãn tốt, hạn chế tối đa khe hở nhưng vẫn tạo ra các khoảng trống thuận lợi cho việc hô hấp, đem lại cảm giác dễ thở. Từ lúc sử dụng loại khẩu trang này, nhiều con không bị tình trạng đau nhức tai hay ửng đỏ trên da. Ngoài ra, sản phẩm này có thể giặt và sử dụng nhiều lần nên rất tiết kiệm chi phí”, cô Đào Ánh Nguyệt, giáo viên trường Tiểu học Mai Dịch chia sẻ.
 |
Các bạn học sinh thoải mái khi đeo khẩu trang ngoài sân trường |
Theo đại diện của Công ty Ban Mai, với khẩu trang kháng khuẩn Ban Mai dành riêng cho học sinh, các bậc cha mẹ có thể yên tâm khi cho con đeo khẩu trang đến trường để bảo vệ sức khỏe mà vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đây là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn góp phần đảm bảo sức khỏe học đường, đẩy lùi dịch Covid-19.
Bên cạnh việc trao tặng khẩu trang để đồng hành cùng với các Trường học, Công ty Ban Mai còn chung tay tham gia chương trình “ATM gạo miễn phí”, trao tặng gần 200 tấn gạo từ cây ATM tại nhà văn hóa Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy và nhà văn hóa Quận Bắc Từ Liêm từ ngày 10/4 - 30/4/2020.
Ngoài ra, chương trình đã hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn không bị “đứt bữa” giữa những ngày dịch bệnh với các cây ATM gạo tại nhiều Tỉnh, Thành phố như Phú Yên, Buôn Mê Thuột, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình.
Ngọc Minh
" alt="Hàng chục ngàn khẩu trang kháng khuẩn tặng HS Hà Nội"/>
Hàng chục ngàn khẩu trang kháng khuẩn tặng HS Hà Nội
- Vì lo lắng với hình thức thi mới của môn Toán, nhiều học sinh tìm đến các lớp luyện các kỹ năng giải đề thi trắc nghiệm. Các trung tâm luyện thi trắc nghiệm nhờ vậy cũng nở rộ.Thay đổi cả cách dạy và học
Quý Hằng, một học sinh lớp 12 kể, kể từ sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2017 trong đó, môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm, các thầy cô ở trường đều thay đổi phương pháp dạy.
"Trước đây khi đề thi bao hàm cả kiến thức lớp 10 và 11 thì bọn em học song song kiến thức 12 ở trên lớp và ôn tập lại lớp 10,11 vào học thêm buổi chiều. Bây giờ các thầy cô chỉ tập trung giảng kĩ kiến thức lớp 12. Bám sát vào đề thi minh hoạ, bám sát vào đề thi minh họa" - Hằng cho hay.
 |
Các khóa luyện thi trắc nghiệm môn toán với nhiều hình thức xuất hiện tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình. |
Theo Hằng, các bài kiểm tra trên lớp của các em cũng được các thầy cô thiết kế theo hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Hằng giải thích, do các thầy cô ở trường không thể soạn đủ số lượng câu hỏi để có nhiều mã đề đủ cho học sinh nên buộc phải dùng hình thức kết hợp này để đảm bảo tính khách quan.
Tuy nhiên, các thầy cô chủ yếu vẫn giảng kiến thức như trước chứ không giảng về các kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm. "Em nghĩ dù là trắc nghiệm thì vẫn cần nền tảng kiến thức của sách giáo khoa vững thì mới làm tốt được".
Dẫu vậy, ngoài một buổi chiều học thêm toán ở trường, em còn đi học thêm ở một lớp học thêm ngoài. Và ở lớp này, thầy giáo chủ yếu hướng dẫn các em luyện các đề thi theo hình thức thi trắc nghiệm.
N.T.H, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, hình thức thi trắc nghiệm môn toán cũng làm thay đổi cách dạy và học của thầy cô và các em tại trường.
"Trước đây thi tự luận thì chúng em chú ý nhiều hơn tới việc trình bày chi tiết còn hiện nay thi trắc nghiệm thì bọn em chỉ tập trung vào các kỹ năng tính toán nhanh" - H cho hay. Tuy nhiên, H cho biết, hiện nay mới đầu năm học nên các thầy cô vẫn đang tập trung dạy kiến thức là chính, trong phần luyện tập thì các thầy cô mới giảng thêm về kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
Mặc dù vậy, H cũng cho biết, em và các bạn vẫn đến các lớp học thêm của thầy cô ở trường, nhiều bạn cũng lựa chọn đến học tại các trung tâm để học thêm môn toán. Theo H, hiện tại, mới vào đầu năm nên tại các lớp học thêm các em vẫn học song song cả kiến thức lẫn luyện đề thi trắc nghiệm. "Có thể tới học kỳ 2 hoặc gần cuối năm các thầy cô mới tập trung vào phần luyện thi trắc nghiệm" - H nói
Theo ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) thì sau khi Bộ GD-ĐT chốt phương án thi trắc nghiệm môn toán, việc dạy và học môn toán tại trường cũng thay đổi để thích nghi với hình thức thi mới.
Ông Đạt cho biết, do hình thức thi trắc nghiệm kiến thức sẽ phủ rộng hơn nên việc giảng dạy của giáo viên trên lớp cũng phải đảm bảo phủ hết các kiến thức trong chương trình chứ không chú trọng trọng tâm nào đó như trước. Bên cạnh đó, trong việc biên soạn các bài giảng, bài tập, nếu như trước đây là những bài toán nhiều câu hỏi thì nay các thầy sẽ biên soạn theo hướng các bài toán chỉ có 1 câu hỏi.
Ngoài ra, do đề thi năm nay tập trung vào chương trình lớp 12 nên giáo viên cũng hướng tập trung vào giảng dạy kỹ cho học sinh kiến thức lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi.
Theo ông Đạt, nếu cách dạy trước đây chú trọng tới cách trình bày của học sinh thì hiện nay, các thầy sẽ tập trung nhiều hơn vào phần kết quả. Tuy vậy, việc dạy học trên lớp vẫn không có nhiều thay đổi do học sinh vẫn phải nắm chắc kiến thức mới có thể giải quyết được bài toán.
Ông Đạt cũng cho biết, hiện tại trường Anxtanh các giáo viên toán soạn câu hỏi kiểm tra và bài tập theo hướng trắc nghiệm - điền đáp án chứ không phải là chọn đáp án có sẵn. Theo ông Đạt, việc ra bài tập theo hướng này mới có thể đánh giá được học sinh có thực sự giải được bài toán hay không chứ nếu chọn đáp án thì rất khó đánh giá.
Nở rộ "bí kíp" thi trắc nghiệm
Khi phụ huynh và học sinh lo lắng với một hình thức thi mới thì cũng là lúc các hình thức luyện thi trắc nghiệm môn Toán cũng bắt đầu nở rộ.
Nếu trước cách đây vài tháng, khi cuộc tranh luận có thi trắc nghiệm toán hay không đang ở cao trào, người ta rất khó khăn khi đi tìm tài liệu hướng dẫn thi trắc nghiệm môn toán, thì nay, chưa đầy 1 tháng sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi, chỉ cần gõ từ khóa "luyện thi trắc nghiệm môn toán" sẽ cho ra hàng trăm ngàn kết quả.
 |
Cuốn sách luyện thi trắc nghiệm toán với các kỹ thuật giải đề thi bằng máy tính casio được quảng cáo trên mạng với giá 150 ngàn đồng. Ảnh chụp màn hình. |
Các trang web cung cấp các đề thi trắc nghiệm mẫu, các bí kíp luyện thi trắc nghiệm môn toán xuất hiện rầm rộ trên Internet. Các dịch vụ luyện thi trắc nghiệm môn toán với nhiều hình thức cũng đua nhau quảng cáo, tiếp thị để tiếp cận các khách hàng.
Trên website http://m…vn, tung quảng cáo về một khóa luyện thi trắc nghiệm môn toán giá 600 ngàn đồng với lời khẳng định cung cấp cho học sinh hệ thống hơn 10.000 câu hỏi trắc nghiệm được cập nhật liên tục để học sinh có thể ôn luyện chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Tương tự, tại website có tên http://bikip…vncòn cung cấp hẳn 4 hình thức luyện thi trắc nghiệm toán khác nhau từ các video off được quay sẵn, sách luyện thi trắc nghiệm toán, video live stream cho tới các lớp học trực tiếp tại nhà các "thầy" với chi phí từ 100-200 ngàn đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chủ của website - Nguyễn Thế Anh và Nguyễn Thế Lục, đồng thời cũng là các thầy giáo trực tiếp hướng dẫn đều là những người còn rất trẻ.
Theo thông tin đăng ký trên các tài khoản facebook được giới thiệu trên website này, Nguyễn Thế Anh năm nay khoảng 26 tuổi, từng là sinh viên Trường ĐH Ngoại thương còn Nguyễn Thế Lục năm nay mới 21, là sinh viên Trường ĐH Bách khoa HN.
Tuy nhiên, cả Thế Anh và Thế Lục đã biên soạn hẳn một cuốn sách hướng dẫn luyện thi trắc nghiệm toán có tên "Luyện thi trắc nghiệm toán 2017" rồi tự in thành sách và bán trên facebook cá nhân cũng như các website do hai người tự lập ra là bikip…vnvà luyenthi….vnvới giá khoảng 150 ngàn đồng.
Mặc dù tự tổ chức các lớp luyện thi trên mạng cũng như tại nhà rồi tự soạn sách luyện thi trắc nghiệm toán để bán, song nhờ việc liên tục chia sẻ các đề thi trắc nghiệm mẫu trên mạng, các lớp học của Thế Anh và Thế Lục có rất đông học sinh theo học. Facebook cá nhân của 2 người này cũng có hàng chục ngàn người theo dõi (follow).
Ông Đào Tiến Đạt cho rằng, học sinh không nên tin vào những tài liệu luyện thi trắc nghiệm toán được cung cấp trên các trang mạng cũng như các trung tâm luyện thi trắc nghiệm môn Toán với những lời hứa hẹn sẽ cung cấp các kỹ thuật giải đề thi trắc nghiệm.
"Thực tế chỉ có một vài câu là có thể sử dụng mẹo được, còn lại hầu hết học sinh đều phải nắm kiến thức mới có thể giải được các câu hỏi trong đề thi" - ông Đạt khẳng định. Ông Đạt cũng cho biết, học sinh tại trường ông không đi luyện kỹ năng thi trắc nghiệm ở ngoài.
Ngoài ra, theo ông Đạt thì hiện nay xuất hiện nhiều người tự xưng là thầy giáo tổ chức các lớp luyện thi cả trên mạng và tại nhà song hoàn toàn không ai biết họ có phải là thầy giáo hay không và có được cấp phép để tổ chức luyện thi hay không.
Mặc dù vậy, ông Đạt cho rằng, học sinh có thể sử dụng các đề thi trắc nghiệm trên mạng để luyện tập các kỹ năng làm bài khi có thời gian, song không nên dùng để tính kết quả xem mình có thể đạt bao nhiêu điểm vì đề thi trên mạng sẽ không bao giờ sát với đề thi thật.
Lê Văn
" alt="Học sinh đổ xô luyện thi trắc nghiệm môn Toán"/>
Học sinh đổ xô luyện thi trắc nghiệm môn Toán