ChatGPT là ứng dụng Internet đạt mốc 100 triệu người dùng nhanh nhất trong lịch sử. Ảnh: SpiegelAi đứng sau ChatGPT?
Chatbot đình đám này là sản phẩm của OpenAI, startup thành lập vào năm 2015 bởi các doanh nhân và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. CEO OpenAI, Sam Altman, từng giữ chức Chủ tịch Y Combinator (quỹ đầu tư đỡ đầu cho các startup như Airbnb và Dropbox).
Rót vốn vào OpenAI còn có nhiều nhân vật nổi tiếng ở thung lũng Silicon, như tỷ phú Elon Musk, nhà đồng sáng lập Likedln, Peter Thiel, hay gã khổng lồ Microsoft.
Công ty này bắt đầu sản xuất những sản phẩm đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy học vào năm 2016 như bộ công cụ phát triển và so sánh thuật toán học tăng cường (Reinforcement-learning), hệ thống đào tạo phần mềm máy tính hoạt động độc lập (Universe).
Năm 2019, công ty phát triển GPT-2, công cụ AI tạo ra những câu chuyện bịa đặt thuyết phục bằng cách sử dụng các đoạn trích từ kho dữ liệu 40 GB văn bản trên Internet. Năm 2021, OpenAI ra mắt Dall-E, công cụ cho phép tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ chuỗi văn bản. Đầu tháng 12/2022, công ty đưa ChatGPT “chào sân” và ứng dụng này nhanh chóng thu hút 1 triệu người dùng đầu tiên sau chưa đầy 1 tuần.
ChatGPT không thông minh như bạn nghĩ
Là một chương trình máy tính, ChatGPT sử dụng sức mạnh điện toán để phân tích kho dữ liệu văn bản khổng lồ sẵn có, từ đó chọn ra từ ngữ để ghép thành câu và đoạn văn phù hợp nhất đối với câu hỏi.
OpenAI, công ty phát triển ChatGPT đã cảnh báo rằng, ứng dụng này “có thể tạo ra thông tin sai lệch” hoặc “đưa ra các hướng dẫn độc hại với nội dung sai trái”. Nguyên nhân sâu xa là AI chỉ đơn giản đưa ra phản hồi dựa trên thuật toán xác suất chứ không thực sự hiểu nội dung mà nó đang được hỏi.
“Mặc dù ChatGPT không có trí thông minh thực sự, nó không hiểu ý nghĩa đằng sau các từ, nhưng ứng dụng này biết cách sắp xếp và sử dụng những từ đó dựa trên các văn bản đã có”, Josh Bersin, nhà sáng lập công ty tư vấn nhân lực Bersin & Associates nói.
Ứng dụng này được “đào tạo” với kho dữ liệu khổng lồ từ sách, đoạn hội thoại và bài viết trên Internet. Với từng câu hỏi, nó dựa vào xác suất thống kê để chọn ra các từ có khả năng đi liền với nhau một cách liên tục cho đến khi hoàn thành 1 phản hồi.
AI này hoạt động gần giống tính năng tự động điền/đoán từ (Auto-Complete) trên điện thoại thông minh. Dựa vào văn bản đầu vào và các dữ liệu quá khứ, smartphone có thể dự đoán từ mà người dùng chuẩn bị nhập vào.
“ChatGPT thực hiện chính xác điều tương tự, nhưng trên một quy mô lớn hơn”, Michael Wooldridge, nhà nghiên cứu tại Viện Alan Turing trụ sở London cho hay.
ChatGPT sẽ xoá sổ một số nghề nghiệp?
Các chuyên gia tin rằng nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi các chatbot tương tự như ChatGPT, đặc biệt là với những công việc cơ bản có tính chất lặp đi lặp lại như kiểm thử tìm lỗi lập trình, soạn email cơ bản, truyền thông báo chí…
Tuy nhiên, Search Engine Journal cho biết, hạn chế rõ nhất của ứng dụng này nói riêng cũng như AI nói chung, là khả năng biểu đạt cảm xúc hay suy nghĩ do cơ chế hoạt động chỉ dựa vào dữ liệu là thông tin và xác suất thống kê, thay vì ngữ cảnh cụ thể.
Nhà nghiên cứu Christopher Bartel, Đại học Appalacian, nhận định chatbot này dù đưa ra nhiều thông tin, nhưng không thể thay thế hoàn toàn người viết vì nó không phản ánh được góc nhìn, trải nghiệm hay nhận thức cá nhân.
Chi phí vận hành cũng là một điểm hạn chế của ChatGPT. Do đòi hỏi sức mạnh điện toán cực lớn, tính riêng chi phí máy chủ dành cho chatbot này đã rơi vào khoảng 100.000 USD/ngày, tương đương 3 triệu USD/tháng - Tom Goldstein, chuyên gia khoa học máy tính tại Đại học Maryland ước tính.
Thế Vinh (Tổng hợp)
Sự nguy hiểm khi viết bằng ChatGPT
ChatGPT hay các chương trình trí tuệ nói chung giúp người dùng soạn thảo văn bản nhanh hơn, song đi cùng với sự thuận tiện là không ít rủi ro." alt=""/>ChatGPT và tất cả những điều cần biết về