Thế giới

Soi kèo phạt góc Los Angeles FC vs Vancouver Whitecaps, 09h15 ngày 12/4

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-15 07:52:23 我要评论(0)

èophạtgócLosAngelesFCvsVancouverWhitecapshngàtin tuc the thao moi nhat Phạm Xuân Hải - tin tuc the thao moi nhattin tuc the thao moi nhat、、

èophạtgócLosAngelesFCvsVancouverWhitecapshngàtin tuc the thao moi nhat   Phạm Xuân Hải - 11/04/2023 05:05  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Người thổi sáolà tên triển lãm cá nhân lần đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ khai mạc 10h ngày 7/1/2021 tại ĐH Mỹ Thuật Việt Nam và sẽ kéo dài đến hết ngày 15/1/2021. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có những chia sẻ xung quanh triển lãm này. 

{keywords}
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có triển lãm đầu tiên vào ngày 7/1/2021.

Vẽ tranh xây được căn nhà nhỏ 2 tầng cho mẹ

- Cơ duyên nào đưa ông thành "nhà văn cầm cọ"?

Tôi bắt đầu vẽ từ tháng 1/2005. Ngày đó dịch giả, họa sĩ Phạm Long Quận - bạn của tôi từ Cuba về đã gửi tranh, toan và màu vẽ tại nhà tôi. Một buổi trưa ông lấy một tuýp màu bóp nhẹ lên toan. Một màu vàng lộng lẫy hiện ra và cuốn tôi theo. Bạn thúc giục tôi vẽ cùng với màu vàng đầu tiên vẽ lên toan cuốn tôi đi không thể nào cưỡng nổi.

Và chỉ 5 tháng sau tôi được nhà văn Hoàng Minh Tường lôi vào cuộc triển lãm có tên Nhà văn vẽ cùng các nhà văn, họa sĩ Trần Nhương, Đỗ Minh Tuấn và Đoàn Lê. Trong triển lãm đó tôi mạnh dạn bày 14 bức. Tôi tặng bạn bè 3 bức và 11 bức còn lại tôi bán được hết. Số tiền bán tranh đã giúp tôi xây một ngôi nhà nhỏ hai tầng ở làng Chùa cho bố mẹ. Sau đó tôi "gác cọ" và nghĩ rằng sẽ không vẽ thêm nữa vì đã 48 tuổi. Muốn vẽ thì phải học, tuổi tôi còn bao thứ phải lo, không có thời gian tập trung để học.

{keywords}
Lần đầu tiên triển lãm các tác phẩm hội hoạ của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không thấy áp lực. 

- Điều gì thôi thúc ông cầm cọ trở lại và ở tuổi 63 lại cho ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên?

Năm 2012, tôi tới chơi nhà ông Trịnh Văn Sỹ, một thành viên của nhóm nhân sĩ Hà Đông. Vừa bước vào phòng, khách tôi sững người lại. Trước mắt tôi là những bức tranh giấy tôi vẽ từ 7 năm trước giờ được đóng khung treo trang trọng. Đấy là những bức tranh tôi vẽ bằng phấn sáp và mực màu. Hoá ra, nhà thơ Dương Kiều Minh - hàng xóm vì thấy tôi vứt những bức vẽ đó đi thì nhặt lại, trước khi mất đã đưa cho ông Sỹ giữ. 

7 năm bỏ vẽ nhưng vì ông Sỹ xây nhà mới và muốn tôi vẽ bức tranh tặng ông, tôi lưỡng lự nhưng do mối thân tình nên nhận lời. Bức tranh Người thổi sáo 1ra đời vì chiều bạn. 

- Người thổi sáo ấn tượng với ông như thế nào mà bức tranh đầu tiên khi cầm cọ trở lại và khi triển lãm đầu tiên ông cũng lấy tên đó?

Trước hết tôi là một cậu bé thổi sáo ở quê. Ngày xưa chỉ có hai thứ mà những đứa trẻ, thanh niên hay những người ở làng quê có thể chơi được. Thứ nhất là đàn bầu - nó bằng ống tre, ống bơ sữa bò, với một cái dây phanh xe đạp để gảy, không có tăng âm, cho nên phải ngồi sát mới nghe được. Thứ hai là sáo - được làm từ cây trúc ở dọc bờ rào, bọn trẻ con chúng tôi hay kéo ra ngoài đê ngồi thổi sáo.

Tôi từng trải qua những ngày tháng mang một nỗi phiền muộn mà không thể thoát ra được. Một sáng có một người thổi sáo mù đi qua nơi tôi ngồi uống cà phê ở thị xã Hà Đông. Tôi đã cầu khẩn người thổi sáo mù thổi cho tôi một khúc nào đó mà người thổi sáo mù muốn thổi nhất. 

Giai điệu của khúc sáo ấy đã thay đổi tôi. Những phiền muộn trong lòng tôi bấy lâu nay đã tan biến. Những tháng ngày sau, tôi đã luôn ngồi ở quán cà phê vỉa hè ấy để mong gặp lại người thổi sáo mù. Nhưng tôi không bao giờ thấy người thổi sáo mù đi qua nữa. Không hiểu sao, cho đến bây giờ tôi vẫn tin buổi sáng mùa Thu ấy người thổi sáo mù đã từ dãy núi cao đi xuống thành phố.

{keywords}
 

- Ngoài hình tượng cây sáo thì những hình ảnh như chim bồ câu, bình gốm hay đôi mắt cũng xuất hiện chủ đạo trong tranh của ông. Ông có thể lý giải gì về hình tượng này?

Tuổi thơ tôi hay nuôi chim, từ chim sẻ đến chim sáo,... Lớn lên, trong đầu tôi có những tư tưởng lớn hơn, đó là những con chim bồ câu - luôn tạo ra một thế giới thanh bình. Chúng ta đã tàn phá thiên nhiên, đấy là sai lầm. Thiên nhiên rất quan trọng với con người, cây cối là chủ đạo nhưng thực tình tôi vẽ cây xấu quá, mấy lần thử rồi nhưng tôi không thấy ưng nên đành thôi. Còn bây giờ tôi đã vẽ những cây theo cách của mình. 

Bình gốm đã ăn vào sâu ký ức của tôi. Lúc nào trong ký ức khi tôi trở về nhà, cái đầu tiên bằng khứu giác tôi cảm nhận được là mùi khói bếp, còn thị giác dâng lên đó là những chiếc lọ gốm trong bếp: lọ đựng mắm, lọ đựng hạt giống. Ngày xưa khi đi chợ ở quê, tôi rất thích đi qua những nơi bán niêu, nồi, chõ. 

Trong quan niệm của tôi có 3 cái bình quan trọng: một bình đựng nước, một bình đựng chữ và một bình đựng hạt giống. Với tôi, chỉ có 3 bình đó tạo thành nhân loại, tạo thành thế giới, tạo thành văn hoá. Nếu mất một trong 3 bình đó thì chúng ta sẽ không thể làm gì cả. Nếu như một ngày thế giới tàn lụi, có người đem đến cho tôi 3 bình gốm ấy thì tôi có thể xây dựng lại thế gian này. Tất cả những hình ảnh trên nó mang tính biểu tượng, nó gắn bó với tuổi thơ của những người ở thế hệ tôi.

{keywords}
 

Tôi là người bị màu sắc thống trị

- Là "nhà văn cầm cọ", hội hoạ có vị trí thế nào trong sự nghiệp của ông?

Gọi là sự nghiệp cũng không đúng, hội hoạ giống như một phương tiện để tôi sống nhiều hơn so với người khác. Vì khi làm thơ tôi nhìn thế gian ở một góc và khi sáng tác tranh tôi lại nhìn thế gian thêm một góc nữa, tôi chơi đàn bầu cũng vậy. Thế nên tôi muốn nhìn thế gian đủ đầy thôi. Và chỉ khi sáng tác tận cùng mới mong có thể mang đến điều gì đó.

Người ta hỏi tôi có ý định bán tranh không? thì tôi vẫn bán. Bởi đó là người ta đang chia sẻ với mình, yêu thích là sự chia sẻ trung thực nhất. Tôi rất vui khi có người thích xem và quyết định mua tranh của tôi. Nhiều người nói rằng họ không biết hội hoạ nhưng xem tranh của tôi họ rất thích. Bởi vì họ thấy trong đó những câu chuyện đồng cảm với mình.

Tôi không phải hoạ sĩ vẽ tranh để sống. Tôi cứ "trồng" tranh trên cánh đồng ấy, ai đi qua muốn mua thì cứ lấy. Không ai có thể cản tôi trên con đường này. Tôi không phải là một họa sĩ mà chỉ là kẻ bị màu sắc thống trị. Tôi là người đi ngang qua cánh đồng hội hoạ. 

Tôi là "nhà văn cầm cọ" nhưng may mắn thay nhận được đánh giá từ mọi người là thoát ra được những văn chương thơ phú để vẽ lên những điều mình thích. Chắc sẽ chẳng ai phán xét tranh của tôi, vì tôi đâu phải hoạ sĩ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Tôi chẳng học cách phối màu, tôi chỉ vẽ màu này gần màu kia, tôi thấy ưng và thấy nói hợp nhau là được.

{keywords}
 

- Vậy với ông, nghệ sĩ được làm điều mình thích đó là một thành công?

Tôi cho đó là thành công lớn nhất. Bởi vì nếu ta mong chờ ai cũng như Picasso, hay Nguyễn Du thì tất cả chết hết rồi. Vì có hàng triệu người làm thơ, người vẽ. Họ làm thơ, họ vẽ để được bày tỏ, cảm nhận cuộc sống này. Còn nếu chỉ để trở thành một cái gì đó chúng ta sẽ không đi đến đâu. Tại sao mỗi ngày lại có một nhà thơ, một bài thơ ra đời? Bởi vì họ cần viết để cho họ, tạo nên giá trị cho thế gian này.

Tôi không minh chứng cho nghệ thuật nhưng tôi có thể là nhân chứng của một đời sống nghệ sĩ. Một bên là danh tiếng, một bên là đời sống, nó khác nhau hoàn toàn. Những người làm thơ là minh chứng của đời sống thi ca, còn những nhà thơ vĩ đại hãy cứ làm thơ vĩ đại. Những người vĩ đại làm những việc vĩ đại. Có những người làm nên đời sống và có những người thay đổi đời sống. 

- Trước ngày diễn ra triển lãm, ông còn trăn trở điều gì muốn vẽ?

Thực ra chẳng ai nghĩ mình đã đi hết con đường, chẳng ai nghĩ mình hoàn thiện. Tôi học Tiếng Việt 63 năm nhưng tôi vẫn bị sai chính tả, sai ngữ pháp, hoặc Tiếng Việt của tôi không đủ để tôi bày tỏ cảm giác bên trong mình. Cho nên là người vẽ cơ bản tôi nghĩ lăn tăn và mong muốn có thêm thời gian hơn nữa để vẽ không chỉ thường trực trong tôi mà còn trong mỗi nghệ sĩ làm nghề chân chính.

Đã thấy vẽ đẹp không ai vẽ nữa, cũng như thấy hoàn thiện trong thi ca rồi không ai làm thơ nữa. Chúng ta luôn cảm giác bị thất bại trước những cái chúng ta làm ra. Tôi luôn khuyên những người trẻ, khi làm thơ hãy in tập thơ ra, để thấy sự thất bại của mình ở đâu, và tiếp tục hoàn thiện trong tập thơ mới. Điều đó có vẻ hơi cầu toàn, nhưng đó là mong muốn của tôi.

Tình Lê

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn

Chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết anh được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá X, nhiệm kỳ 2020-2025.

" alt="Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 'Tôi là người đi ngang qua cánh đồng hội hoạ'" width="90" height="59"/>

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 'Tôi là người đi ngang qua cánh đồng hội hoạ'

{keywords}Đám cưới của Phạm Khôi và Thuỳ Trang diễn ra tại một khách sạn lớn ở Ninh Bình.

Đám cưới của cô dâu Thuỳ Trang và chú rể Phạm Khôi diễn ra ở một khách sạn lớn của Ninh Bình mấy ngày qua khiến nhiều người trầm trồ bởi độ chịu chơi của cặp đôi.

Một trong những điểm nhấn của đám cưới là chiếc váy cưới trị giá 500 triệu đồng của cô dâu. Sản phẩm tinh tế này được làm từ chất liệu ren Ý cao cấp và đá Swarovski, thực hiện thủ công trong khoảng 4 tháng dựa trên ý tưởng của Thuỳ Trang.

Hôn trường cũng được trang trí bởi 100 nghìn bông hoa nhập ngoại. Hàng nghìn viên pha lê và chim hạc phát sáng được kỳ công gắn trên trần, tạo nên một không gian lộng lẫy, lãng mạn cho hôn lễ.

Cặp đôi cũng rất cầu kỳ mời MC Hạnh Phúc dẫn chương trình và ca sĩ Khắc Việt tới biểu diễn.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp nên 400 khách mời tới đám cưới đều được test nhanh trước khi bước vào hôn trường.

{keywords}
Bộ váy cưới trị giá 500 triệu đồng của cô dâu.
{keywords}
Thuỳ Trang và bộ váy lộng lẫy trước giờ cưới.

Chia sẻ với VietNamNet, Thuỳ Trang và Phạm Khôi cũng hé lộ câu chuyện tình hết sức đáng yêu của mình.

Thuỳ Trang (SN 1997) vốn là cựu sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, trong khi Phạm Khôi sinh ra và lớn lên ở Đức. Bố mẹ anh đã sang Đức định cư được khoảng 30 năm nay.

Cách đây hơn 2 năm, trong một lần về Việt Nam ăn Tết, trước khi sang Đức, Khôi có lên Hà Nội chơi vài ngày chỗ người quen. Ở đây, 2 người gặp nhau, vừa quen nhau thì Khôi phải bay về Đức.

Khôi kể: “Lúc ấy, tôi đã ngỏ ý hỏi Trang về việc tìm hiểu sâu hơn để đi tới mối quan hệ lâu dài thì Trang đồng ý”.

Từ đó, cặp đôi ngày nào cũng gọi cho nhau trò chuyện 2-3 tiếng đồng hồ không biết chán.

“Mẹ chồng mình kể, mọi khi anh ấy ở lại ăn trưa với đồng nghiệp trong công ty nhưng từ khi có quan hệ với mình anh nhanh nhanh chóng chóng về nhà để gọi điện vì 2 bên lệch múi giờ tới 6 tiếng”.

{keywords}
Cặp đôi đi du lịch khi Khôi về Việt Nam.

Ban đầu, Khôi dự định chỉ 2-3 tháng sau sẽ về Việt Nam thăm bạn gái, nhưng vì tình hình dịch bệnh cả 2 bên căng thẳng nên phải lùi lịch đến 9 tháng sau anh mới xoay sở được chuyến bay về Việt Nam. “Chi phí cho chuyến bay là 8.000 euro (hơn 200 triệu đồng)”.

Khi đã về Việt Nam, Khôi dự tính sẽ quay lại Đức sớm nhưng cũng vì dịch bệnh, cộng với lưu luyến người yêu mà anh ở đến tận bây giờ - tức là hơn 1 năm sau và tiến hành làm đám cưới luôn.

Trang chia sẻ, khi Khôi về Việt Nam, cô vẫn đang ở Hà Nội. “Ban đầu anh ấy thuê khách sạn nhưng sau đó 2 đứa ở cùng nhau suốt”.

“Một hôm đến giờ đi ngủ thì anh ấy cầu hôn mình. Anh hỏi: ‘Em có muốn làm vợ anh không?’”.

Lời cầu hôn không có hoa, nến hay khung cảnh lộng lẫy nhưng khiến Trang vô cùng bất ngờ, vừa xúc động vừa buồn cười.

{keywords}
 

Từ khi Khôi về Việt Nam, cặp đôi bắt đầu cùng nhau đi du lịch khắp nơi, từ Phú Quốc, Hội An cho tới Đà Lạt, Nha Trang. Khôi thích đi những nơi có biển vì bên Đức không có biển.

Khôi chia sẻ: “Đó cũng là lần đầu tiên mình đi du lịch Việt Nam. Còn những lần trước đó, mình chỉ về thăm quê khoảng 2-3 tuần rồi lại đi luôn và không được đi du lịch ở đâu cả”.

Từ một chàng trai nói tiếng Việt không sõi lắm, sau 2 năm quen Trang, trình độ tiếng Việt của Khôi đã tiến bộ hơn hẳn, khiến người thân bất ngờ.

Trong hơn 1 năm gần như ở bên nhau suốt, cặp đôi chưa từng to tiếng hay có mâu thuẫn gì. “Ai cũng bảo 2 đứa hợp nhau”.

Khôi chia sẻ rằng, anh thấy vợ là một người rất biết kiềm chế, không bao giờ phản ứng nóng giận ngay khi có khúc mắc, mà sẽ đợi lúc khác phân tích lại. “Trang cũng là người rất nhanh nhẹn, biết xử lý tình huống rất quyết đoán” – chàng trai 29 tuổi dành lời khen cho vợ.

Trong khi đó, ấn tượng của Trang về chồng hoàn toàn khác biệt với những người đàn ông khác từng tán tỉnh cô. “Anh ấy rất thật thà, hiền lành, không phải người nói nhiều nhưng mình cảm nhận được sự chân thành và đặc biệt là không biết nói dối”.

Về tính cách này, Khôi chia sẻ rằng, đó là điểm khác biệt lớn mà anh nhận ra sau một thời gian sống ở Việt Nam.

“Ở Đức, mọi người hay nói đúng suy nghĩ của mình. Còn ở Việt Nam thì khi nghe người ta nói vậy nhưng chưa chắc đã phải là như vậy” – anh chàng nhận xét bằng giọng tiếng Việt lơ lớ.

“Nhưng có một điều mình thích đó là mối quan hệ của mọi người trong đại gia đình thường gần gũi hơn là người Đức”.

{keywords}
 

Phạm Khôi cũng chia sẻ, trước quyết định kết hôn với Thuỳ Trang, anh không phải suy nghĩ quá nhiều. “Mình thấy gặp đúng người phù hợp với mình, muốn gắn bó với người đó nên quyết định kết hôn cứ thế đến một cách tự nhiên, chứ không phải mình kết hôn là do mình thấy đã đến tuổi lấy vợ”.

Khôi cũng cho biết, trước đây anh nghĩ rằng mình có khả năng kết hôn với người Đức nhiều hơn bởi vì mỗi lần về Việt Nam, anh không có nhiều cơ hội để gặp người lạ. Khi quen và cưới được một cô gái Việt Nam, bố mẹ anh rất ủng hộ vì con cháu sau này sẽ đậm chất Việt hơn, không bị mất đi nguồn gốc.

Theo kế hoạch, trong tháng 3 tới, cặp đôi sẽ bay sang Đức cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. “Chuyên ngành của mình là y dược, khác hẳn với lĩnh vực mà gia đình chồng đang làm là sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, mình cũng rất thích kinh doanh nên rất háo hức và sẵn sàng thử sức trong việc quản lý công ty cùng gia đình” – Trang chia sẻ.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Đăng Dương

Ảnh: MrLee Studio

Đám cưới gây tranh cãi của cặp đôi 'không biết đó là ngày trọng đại'

Đám cưới gây tranh cãi của cặp đôi 'không biết đó là ngày trọng đại'

Cô dâu chú rể nắm tay nhau tiến vào lễ đường trong bộ trang phục đỏ thắm nhưng nhìn kĩ, ai cũng nhận ra điều bất thường.

" alt="Chuyện tình đáng yêu đằng sau đám cưới 'khủng' ở Ninh Bình" width="90" height="59"/>

Chuyện tình đáng yêu đằng sau đám cưới 'khủng' ở Ninh Bình