Hiện anh là Giám đốc Mekong Organics (tổ chức nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ,ậuhọctròchèogheđihọcđổiđờinhờTiếbóng đá vô địch quốc gia tây ban nha nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu), giảng viên danh dự ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England…
TS Nguyễn Văn Kiền |
Câu chuyện của cậu trò chèo ghe đi học
Anh Nguyễn Văn Kiền là con nhà nông chính hiệu ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
“Thời đó, chúng tôi đi học bằng ghe hay xuồng. Bạn bè chúng tôi đi cùng một chiếc ghe nhỏ chở 3-5 bạn. Rồi chúng tôi thay phiên nhau chèo, mỗi đứa chèo một đoạn 500m đến 1km.
Đứa không chèo thì ngồi đọc bài trên ghe để vào lớp trả bài. Mỗi buổi học về là đi ruộng, đâu có thời gian học thuộc lòng. Nên mỗi khi lên ghe là ... đọc “to” đến cả làng đều nghe hết.
Lỡ hôm nào không học kịp, vào lớp bị kêu lên trả bài mà không thuộc thì quê dữ lắm. Mà ngộ thiệt đó, cứ ngày nào cũng phải trả bài, rồi cũng quên hết” – anh Kiền vui vẻ nhớ lại thời học trò.
“Trước 1996, chúng tôi đứa nào cũng học 1 buổi, từ 6h50 đến 11h trưa. Thời đó quê tôi chưa có điện. Chúng tôi đọc sách bằng đèn dầu. Rồi rất may mắn tôi và một số bạn đậu vào đại học. Tôi vào ĐH Cần Thơ năm 1996, ra trường năm 2000”.
Anh Kiền gọi việc ở trọ tại nhà thầy giáo Trương Chí Trung khi ra Cần Thơ học đại học với mình là một sự may mắn. Bởi từ đó, anh mới biết đến… tiếng Anh.
“Các anh ở trọ cùng hàng ngày chạy xe buổi tối đi học tiếng Anh, tôi thấy mà ham. Các anh ấy còn nhiệt tình động viên “Kiền ơi, nên học tiếng Anh đi em...”.
Thời gian đầu, cậu tân sinh viên Kiền còn đi học “lụi”. Lớp học có hai cửa, một cửa vào một cửa ra, anh Kiền hay lén ngồi ở phía cửa ra, thấy giám thị đi kiểm tra thì lủi ra ngoài, “xong xuôi” lại vào ngồi tiếp.
Sau rồi anh Kiền xin tiền ba má để đăng ký học lớp vỡ lòng "English for Today”, cùng với mấy em học sinh tiểu học ở Cần Thơ.
Sau lớp “vỡ lòng”, anh Kiền học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ của ĐH Cần Thơ. Học tới năm ra trường thì có bằng C. Sau đó, anh thi IELTS và xin học bổng ADS của Chính phủ Úc vào năm 2005.
Những lỗi hay mắc khi học Tiếng Anh
Từ việc học của chính bản thân, anh Kiền cho rằng học tiếng Anh phải kiên định.
“Mưa gió gì cũng phải đi học, vì nghỉ một hai buổi quay lại học sẽ ngán lắm. Ví dụ bạn bè rủ đi ăn uống, nhậu nhẹt, sinh nhật mà cứ nghỉ thì sau đó sẽ rất ngại học".
Thứ hai, theo anh Kiền, phải tìm kiếm cơ hội “nạp năng lượng” khi học tiếng Anh.
Anh Kiền tự nhận hồi phổ thông vốn dĩ là người nhút nhát. Vào đại học, do học tốt và được bầu làm lớp trưởng nên từ đó, anh hay phải nói chuyện trước đám đông, trao đổi với giáo viên, nên dạn dĩ dần.
“Khi học tại ĐH Cần Thơ, điều mà tôi thấy thích thú nhất là trường hay có chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Tôi lân la nói chuyện, bập bẹ thôi mà người ta hiểu nên vui lắm. Rồi tôi canh làm bạn với chuyên gia, chở họ đi chợ, đi café…
Khi học tiếng Anh, được nói chuyện với người nước ngoài cảm giác có thêm năng lượng dù hai bên có khi chẳng hiểu nhau được bao nhiêu”.
TS Kiền là chuyên gia về phát triển nông nghiệp hữu cơ |
Một vấn đề nữa mà anh Kiền đặc biệt lưu ý là phát âm. Nghiệm ra điều này, thời còn làm việc ở ĐH An Giang, mỗi khi có chuyên gia nước ngoài đến làm việc là anh Kiền lại giới thiệu, khuyến khích sinh viên giao lưu, nói chuyện, sinh viên càng nhát thì càng tạo điều kiện để các em có cơ hội nói.
“Tôi học xong bằng C phát âm vẫn sai dữ lắm. Hồi đó thi IELTS được 5.5, tôi ra Hà Nội học thêm tiếng Anh để đi du học. Khi giáo viên người Úc dạy, họ lưu ý ngay là không cần nói nhanh, mà cứ nói từ từ, nói rõ, phát âm đúng để người ta hiểu…”.
“Tiếng Anh thay đổi cuộc đời tôi”
25 năm kể từ ngày vào đại học, cuộc sống của anh Kiền đã rất khác.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai tại ĐH Cần Thơ năm 2000, anh Kiền có học bổng du học Úc vào năm 2005. Anh đã học thạc sĩ về quản lý môi trường và phát triển tại ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu sinh về xã hội học từ quĩ học bổng năng lực lãnh đạo Úc (ALA), rồi nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Quốc gia Úc…
Sau này, có thời gian anh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn thuộc Trường ĐH An Giang. Hiện tại anh Kiền là Thành viên Hội đồng quản trị quốc gia tại Liên minh nông nghiệp sinh thái vùng Đông Nam Á (AliSEA), thành viên Ban chỉ đạo mạng lưới nghiên cứu Mekong bền vững (SUMERNET), Giảng viên cao cấp (danh dự) tại ĐH Quốc gia Úc, và nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England (Úc), chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu sức khỏe và Chính sách nông nghiệp thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Anh cũng là Giám đốc Mekong Organics - nơi chuyên hỗ trợ nhà nông vi mô nhỏ phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng Mekong.
TS Nguyễn Văn Kiền trên một cánh đồng trồng cải ở Úc |
Từ câu chuyện bản thân, anh Kiền khẳng định việc học tiếng Anh “đúng” sẽ thay đổi cuộc đời.
“Tôi biết có những người nông dân trẻ Việt Nam bán cafe và hồ tiêu sinh thái hữu cơ trên Instagram mà bán được cả qua Mỹ, bởi vì họ biết Tiếng Anh.
Nông dân trồng lúa, giỏi tiếng Anh vẫn sống rất tốt, ví dụ ông nông dân trồng lúa tại Thái Lan…. Mấy đứa trẻ ở quê nếu không đi học thạc sĩ, tiến sĩ hay kể cả không đi học đại học nhưng nếu có tiếng Anh và kỹ năng nghề thì vẫn kiếm sống được”.
“Giỏi tiếng Anh thì không thể nghèo” – TS Kiền khẳng định.
Thời gian này, ngoài những dự án chuyên môn đang triển khai, anh Kiền còn đặc biệt chú tâm chuẩn bị một “dự án” nhỏ là dạy Tiếng Anh cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa Việt Nam.
“Bước đầu, tôi dự định sẽ chọn khoảng 5 em học sinh tiểu học ở vùng sâu vùng xa, với tiêu chí là hiếu học và gia đình ủng hộ việc học của các em. Mỗi em sẽ có một thầy hướng dẫn riêng, và hàng tuần sẽ có những buổi học với người bản xứ. Những tình nguyện viên sẽ dạy các bạn trẻ có thể nói được tiếng Anh, đặc biệt là phát âm phải thật chuẩn.
Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh (smart phone) là các em có thể nói chuyện tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ miễn phí. Sự hỗ trợ này sẽ kéo dài khoảng 2 năm, cho tới khi các em thông thạo” – anh Kiền chia sẻ.
Phương Chi
Nhà vô địch Olympia khởi nghiệp ở nước Úc
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2005 Lê Vũ Hoàng cho rằng, Úc sẽ là môi trường thuận lợi để anh tạo ra sản phẩm, đưa về Việt Nam phục vụ cộng đồng.