Quỳnh Nga từng tham dự nhiều cuộc thi sắc đẹp trước khi về VTV
Quỳnh Nga bắt đầu lên sóng trực tiếp Chuyển động 24h cách đây hơn 3 tháng và trong thời gian dài là nữ MC duy nhất của bản tin này trước khi Á hậu Thụy Vân trở lại. Trước khi trở thành MC VTV, Quỳnh Nga từng lọt Top 10 Miss World Vietnam 2019 cùng giải phụ Người đẹp truyền thông, giành ngôi Á khôi Sinh viên Việt Nam 2017và giải Hoa khôi tài năng Ngoại thương 2015. Người đẹp còn là đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Miss Charm International 2020.
|
MC Quỳnh Nga là MC trẻ nhất của Chuyển động 24h. |
Áp lực cả nước đang xem mình trên tivi
- Quá trình từ một người đẹp trở thành MC của một trong những chương trình thời sự trực tiếp được quan tâm nhất là gì? Áp lực ngày đầu lên sóng với Quỳnh Nga có lớn?
Thực ra trước khi dẫn Chuyển động 24h Nga cũng đã có thời gian làm phóng viên và luyện tập kỹ năng dẫn trong trường quay. Nếu tính thời gian làm cả hai công việc đó và tích lũy thời gian, kinh nghiệm dẫn chắc phải mất một năm. Trong khoảng thời gian đó ngày nào Nga cũng tập, sáng hay tối bất kể lúc nào có thời gian là mình tập dẫn luôn. Khi nộp file dẫn lên lãnh đạo thì Nga được xếp vào dẫn chương trình Y tế 24h trước và sau đó có cơ hội được dẫn Chuyển động 24h.
Đối với một người mới như Nga cũng có nhiều áp lực bởi các anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm và dẫn nhiều chương trình trước khi về Chuyển động 24h. Mọi người nhiều kinh nghiệm, giỏi và có phong cách dẫn riêng nên cũng là áp lực với mình. Nhưng Nga không để điều đó đè nặng tâm lý quá mà lấy đó là động lực để học hỏi và trau dồi bản thân hàng ngày. Và mỗi ngày Nga đều nhận thấy mình học được rất nhiều từ các anh chị.
- Đến thời điểm này bạn đã lên sóng được hơn 3 tháng, bạn thấy tự tin hơn nhiều ngày đầu dẫn?
Với chương trình trực tiếp và với những người mới dẫn như tôi đều có áp lực nhất định, áp lực quen trường quay và áp lực cả nước đang xem mình trên tivi. Những ngày đầu tiên tôi nghĩ khán giả cũng nhận ra nét mặt áp lực của mình và có nhận xét rằng trông rất căng thẳng nhưng dần dần cố gắng thoải mái hơn. Tôi hỏi kinh nghiệm các anh chị đi trước, qua đó cố gắng cải thiện kỹ năng dẫn hàng ngày. Khi quen trường quay mình cũng đỡ áp lực hơn. Tuy nhiên tôi nghĩ cũng không cần quá áp lực mà phải cố gắng làm tốt nhất khả năng của mình hiện tại để truyền tải thông tin rõ ràng nhất với khán giả.
- Nga có nhớ trước ngày lên sóng trực tiếp đầu tiên của Chuyển động 24h? Bạn có lo lắng đến mức mất ngủ?
Trước hôm đó tôi quá bận chuẩn bị mọi việc. Thời điểm ấy tôi được báo lên dẫn khá gấp nên phải chạy theo mọi người để học hỏi thêm xem cách làm việc trong 1 bản tin trực tiếp thế nào, rồi trau dồi bản thân để sẵn sàng cho buổi dẫn đầu. Những việc đó đã gần hết thời gian của tôi nên không còn thì giờ để nghĩ ngợi hay mất ngủ nữa. Tôi chỉ muốn ngủ nghỉ thật tốt để làm tốt nhất cho bản tin của mình.
- Cơ hội đến nhanh chóng có nghĩa bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị trước cho bản tin trực tiếp như vậy?
Nếu nói không có thời gian chuẩn bị cũng không đúng vì trước đó tôi cũng đã tập rất nhiều ngày rồi. Chỉ là cơ hội được lên đúng là đến sớm hơn mình nghĩ một chút. Tuy vậy điều đó cũng không quyết định nhiều vì Nga đã có sự chuẩn bị trước đó khá lâu.
|
Người đẹp 25 tuổi không áp lực khi bị so sánh với các đàn chị. |
Sự so sánh của khán giả đương nhiên
- Hôm đầu tiên tôi hơi bất ngờ vì Quỳnh Nga là người mới nhưng dẫn trưc tiếp mà không vấp váp, rất trôi chảy dù hơi cứng một chút. Hỏi thật bạn có sợ bị so sánh với các đàn chị đã gắn bó lâu năm với Chuyển động 24h như Thu Hương hay Thụy Vân?
Việc so sánh không thể tránh khỏi vì khán giả đã quen với những gương mặt các anh chị dẫn Chuyển động 24h rồi. Nhưng như tôi nói mình cũng không nên quá đặt nặng chuyện đó. Áp lực đó chỉ để mình trưởng thành hơn, cố gắng hơn và học hỏi các anh chị chứ không phải để buồn bã hay tức giận, tự ti với bản thân. Sự so sánh của khán giả đương nhiên là sẽ có rồi và mình đã có thể lường trước. Điều quan trọng là mình phải trau dồi và chứng tỏ bản thân trong tương lai.
- Người đẹp làm MC VTV rất nhiều, vậy bạn muốn định vị hình ảnh bản thân thế nào cho khác những người đẹp khác?
Có thể nhiều người nghĩ MC chỉ là dẫn chương trình thôi nhưng đối với VTV24, tất cả MC đều phải làm phóng viên, biên tập, tham gia sản xuất nội dung bên cạnh dẫn chương trình. Do vậy những MC khi đi làm chương trình bên ngoài sẽ hiểu hơn nội dung mình dẫn để đưa tới khán giả. Việc mình hiểu những nội dung đó cũng sẽ toát ra bên ngoài những người dẫn chương trình ở VTV24. Tôi mong muốn hướng tới hình tượng một người dẫn chương trình trẻ trung, được quốc tế hóa và cố gắng học hỏi được lối dẫn tự nhiên của MC nước ngoài.
|
MC Quỳnh Nga hậu trường một buổi lên sóng trực tiếp. |
- Điều gì ở công việc truyền hình, nhất là thời sự trực tiếp hấp dẫn Nga, một công việc đòi hỏi cường độ làm việc cao và ít có thời gian cho bản thân?
Mọi người nhìn bên ngoài vào có thể nghĩ đây là công việc hào nhoáng, được làm ở một nơi đẹp và hiện đại nhưng đối với chúng tôi đó là công việc vất vả và cần nhiều thời gian trau dồi để đạt hiệu quả chứ không thể ngày 1 ngày 2 mà đạt được. Chính vì hiệu quả đến chậm như vậy nên mỗi ngày tôi cảm nhận là một thử thách cho mình. Mỗi ngày được tiếp xúc với những người mới, đọc tin tức mới và chính bản thân mình cũng trưởng thành hơn. Đó là sự hấp dẫn của công việc này và cũng là điểm khiến tôi và những người làm truyền hình gắn bó với công việc này dù nó rất vất vả.
MC Quỳnh Nga dẫn trực tiếp Chuyển động 24h cùng BTV Sơn Lâm
Quỳnh An
Cuộc sống của MC Thu Hương VTV sau 4 lần phẫu thuật mắt giờ ra sao?
MC Thu Hương chia sẻ thời điểm chưa phẫu thuật cô từng nghĩ nếu mình mù thì thà tự tử chết đi còn hơn. Nhưng có một người đã khiến cô thay đổi tư duy.
" alt="MC Quỳnh Nga VTV24 không áp lực khi bị so sánh với Thụy Vân"/>
MC Quỳnh Nga VTV24 không áp lực khi bị so sánh với Thụy Vân
|
Không khó thể thấy một chiếc xe máy "cà tàng" ngoài đường phố (ảnh: Hoàng Hiệp) |
|
Chiếc xe này không đèn, không gương, không còi và cũng không có biển số nhưng vẫn được chủ nhân cuả nó hàng ngày sử dụng (ảnh: Hoàng Hiệp) |
Theo ghi nhận, những chiếc xe cũ nát chủ yếu của các dòng xe lâu năm như Honda Cub, Wave; SYM Angel; Suzuki Viva, Best; xe Trung Quốc Loncin, Lifan,... Nhiều trong số đó được hàn thêm giá đèo hàng, độ giảm sóc, hoặc chế thành xe kéo, xe ba gác chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn, kèm theo đó là tiếng nổ “váng óc”, khói bụi mù mịt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phương tiện xe máy thải ra 80 - 90% khí CO, HC, NOx,… trong tổng lượng khí phát thải. Trong quá trình hoạt động, những chiếc xe cũ, ít được bảo dưỡng sẽ thải ra môi trường lượng khí thải độc hại cao gấp nhiều lần các loại xe mới, được bảo dưỡng thường xuyên.
Hiện nay, việc kiểm tra khí thải đang thực hiện theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chỉ áp dụng được với ô tô đang lưu hành, chưa có tiêu chuẩn đối với xe máy.
Chính vì vậy, việc kiểm soát, giảm thiểu lượng phương tiện cũ nát này là cấp thiết.
Ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bày tỏ quan điểm ủng hộ việc loại bỏ xe cũ nát, gây ô nhiễm môi trường nhưng cách làm cần phải được nghiên cứu thật kỹ để tránh gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, đặc biệt là vấn đề dân sinh.
“Phần lớn xe cũ nát hiện nay đều thuộc về sở hữu của người có thu nhập thấp, người nghèo. Đối với họ, đây không chỉ là phương tiện tham gia giao thông mà còn là sinh kế. Do đó, việc thu hồi xe cũ nát đồng nghĩa với việc động chạm đến “nồi cơm” của nhiều người, cần phải có sự tính toán thật kỹ” – ông Liên nói.
Ảnh hưởng của chủ trương này đến xã hội, dân sinh là rất rõ ràng bởi xe máy dù cũ nát đi chăng nữa cũng vẫn là tài sản của người dân. Với nhiều người lao động nghèo, chiếc xe còn là “cần câu cơm”, hàng ngày nuôi sống gia đình.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp ĐH Giao thông vận tải nhận định, việc cấm lưu hành, thu hồi những phương tiện không đủ điều kiện về kỹ thuật và khí thải cần có lộ trình để không ảnh hưởng “ngay tắp lự” đến đối tượng người thu nhập thấp, người yếu thế.
“Việc thu hồi, tịch thu hay mua lại xe cũ nát là câu chuyện ‘nhiều tập’, song song với xây dựng hành lang pháp lý còn phải tuyên truyền đề người dân đồng thuận, tuân thủ. Theo tôi, lộ trình từ 2-3 năm là phù hợp”, vị chuyên gia giao thông này chia sẻ.
Cần giải pháp căn cơ, hài hoà
Đa số các chuyên gia đều tỏ ra đồng tình với chủ trương trên nhưng cũng cho rằng, để thu hồi những phương tiện cũ nát không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm môi trường cần có đủ cơ sở về pháp lý, cùng với đó là những giải căn cơ, hài hoà lợi ích. Sao cho, người dân khi phải thải bỏ phương tiện vẫn thấy vui.
Phó Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) Nguyễn Văn Phương cho rằng: “Đối với xe máy, tôi nghĩ phải dùng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát mức độ phát thải chứ không quy định niên hạn sử dụng được”.
Theo ông Phương giải pháp để loại bỏ xe máy cũ nát trong giai đoạn hiện nay là nhà nước, nhà sản xuất và người dân cùng vào cuộc. Trong đó, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhà sản xuất thu hồi xe cũ và đổi xe máy mới cho người dân.
Còn GS.TS Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên cho rằng, việc thu hồi và loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Để chủ trương đi vào thực tế, có hiệu quả, trước tiên cần có số liệu khảo sát, đánh giá, tính toán số lượng, loại xe.
Đồng thời, GS.TS Lê Thanh Hải chỉ ra rằng: “Sau khi thu hồi cũng cần có giải pháp xử lý đối với những loại xe này bởi hiện nay chúng ta chưa phát triển được công nghiệp tái chế, đặc biệt là tái chế kim loại mà những loại xe này chủ yếu là kim loại. Vì vậy, cần tính toán thêm giải pháp tiêu hủy xe ra sao. Tôi nghĩ, nhiều doanh nghiệp cơ khí có thể làm được việc này nhưng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước."
Trên thực tế, nhiều địa phương đã bắt đầu thí điểm để từng bước thực hiện các giải pháp kiểm soát, thu hồi xe cũ. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc, cùng khuyến khích và hỗ trợ người dân kiểm tra, thải bỏ xe máy cũ nát.
Như tại TP. HCM, từ tháng 5-12/2020, hơn 11.000 xe máy tại các quận: 1, 3, Phú Nhuận và Tân Bình được đo, kiểm tra khí thải miễn phí. Kết quả, phần lớn xe sau 5 năm sử dụng không đạt chuẩn khí thải. Đây là tiền đề để các đơn vị liên quan đề xuất giải pháp, chính sách, lộ trình thực hiện trong những năm tới.
Hay tại Hà Nội, vào tháng 9/2020, Sở TN&MT đã trình UBND TP. Hà Nội dự thảo chương trình “Nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố”. Theo đề xuất, người dân mang xe máy cũ đến các địa điểm này để đo kiểm về khí thải, nếu xe không bảo đảm điều kiện, sẽ được Hiệp hội Xe máy Việt Nam (VAMM) hỗ trợ kinh phí đổi xe máy mới với mức hỗ trợ 2-4 triệu đồng/trường hợp. Tuy nhiên đến nay, chương trình này vẫn chỉ nằm trên giấy.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi có những khung pháp lý nhằm kiểm soát xe máy cũ nát thì trước mắt, các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông cần “mạnh tay” hơn đối với những xe không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như xe không giấy tờ, không biển số, vi phạm giao thông,…
Một số hình ảnh về thực tế sử dụng xe máy cũ tại Hà Nội:
|
Khói bụi phát thải từ những chiếc xe máy cũ là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí |
|
Một chiếc xe cũ chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông |
|
Phần đông người sử dụng những chiếc xe "cà tàng" là dân lao động có thu nhập thấp (ảnh: Hoàng Hiệp) |
|
Chiếc xe cũ là “cần câu cơm” của nhiều gia đình (ảnh: Hoàng Hiệp) |
|
Cần nhiều giải pháp để dần kiểm soát, thu hồi xe cũ nát (ảnh: Hoàng Hiệp) |
Hoàng Hiệp
Bạn có ý kiến gì về việc xử lý, thu hồi xe cũ nát? Mời bạn đọc gửi bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cần một cú hích mạnh hơn để người dân thải bỏ xe máy cũ gây ô nhiễm
Những chiếc xe máy quá cũ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Tuy vậy, để người dân ủng hộ, đồng thuận việc thay thế, thải bỏ loại phương tiện này lại cần nhiều giải pháp mang tính thực tế hơn.
" alt="Thu hồi xe máy cũ: Làm sao để không 'đụng chạm' kế mưu sinh cùa người nghèo"/>
Thu hồi xe máy cũ: Làm sao để không 'đụng chạm' kế mưu sinh cùa người nghèo
|
Tại Úc, người dân không phải đóng bất kỳ chi phí “lót tay” nào khác khi làm thủ tục đăng ký sở hữu xe. (Ảnh: Whichcar.co.au) |
Tại Úc, xe được đăng ký theo từng tiểu bang nơi cư dân sinh sống, các thủ tục đều được niêm yết công khai trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tiểu bang, việc thanh toán là không dùng tiền mặt và cũng không cần thiết phải đến tận nơi, hoá đơn điện tử gửi trực tiếp cho người dân thông qua thư điện tử đăng ký hoặc gửi về nhà qua bưu điện.
Các khoản phí phải đóng
1. Thuế (stamp duty):Dựa trên cơ sở giá trị xe tại thời mua bán theo quy định của từng tiểu bang. Mức thu này có thể dao động theo dung tích xi-lanh hoặc giá trị của xe.
Ví dụ: Tại tiểu bang NSW, mức thu cơ bản 3% (xe giá trị dưới 45.000 AUD) hoặc 1350 AUD + 5% (cho phần xe có giá trị vượt 45.000 AUD). Tại tiểu bang Queensland, mức phí thu dựa vào giá trị xe và dung tích xi-lanh, cơ bản dao động từ 2% (xe điện, xe hybrid) đến 4% (xe có dung tích từ 7 xi-lanh trở lên) với xe có giá trị dưới 100.000 AUD hoặc từ 4-6% với xe có giá trị trên 100.000 AUD.
2. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Greenslip): Là loại phí tương tự như của Việt Nam.
3. Phí đăng ký biển số xe:Được quy định theo từng tiểu bang và biển số được gửi trực tiếp đến đại lý xe hoặc đến địa chỉ khách hàng yêu cầu hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan đăng ký (lưu ý khách hàng có nhu cầu đăng ký biển số đẹp/tự chọn sẽ phải trả tiền thêm). Người mua có thể phải trả thêm thuế xe sang (Luxury Car Tax -LCT) nếu xe họ mua thuộc dòng xe sang theo quy định của từng tiểu bang với giá trị xe.
Ví dụ, tại bang NSW, mua xe sang có giá trị từ 80.000 AUD (xấp xỉ 1,415 tỷ đồng), người mua sẽ phải nộp thuế xe sang LCT là 3.742 AUD (xấp xỉ 66,2 triệu đồng).
Việc gia hạn hằng năm cũng cực kỳ thuận tiện và hoàn toàn thực hiện online với những chỉ dẫn cụ thể cho người dân.
Việc mua bán, trao đổi xe đã qua sử dụng cũng hết sức dễ dàng. Theo đó, người mua và người bán chỉ cần điền thông tin cá nhân (như trên GPLX) và giá trị xe vào mặt sau của Giấy chứng nhận đăng ký xe sau đó thực hiện đăng ký on-line (qua website hoặc qua app trên điện thoại) và nộp thuế (stamp duty) tại cơ quan đăng ký xe (Sở Giao thông) của các bang là xong.
Các bên ký nhận và giữ lại phần thông tin của mình làm bằng chứng cho việc mua bán nếu có tranh chấp sau này. Người mua sẽ nhận được Giấy chứng nhận đang ký xe mới gửi về tận nhà theo địa chỉ đăng ký. Với việc ứng dụng CNTT cao, mọi thủ tục đăng ký và quản lý xe đều được thực hiện qua website, qua app trên điện thoại với độ chính xác cao, bảo mật thông tin cá nhân và thanh toán.
Đăng ký biển số đẹp: Học gì được từ Úc?
Tại Úc, người dân có nhu cầu “thích” biển số đẹp thì cũng được đáp ứng ngay, đúng nguyện vọng.
Về nguyên tắc, biển số xe được phân cấp về từng tiểu bang và do Sở Giao thông của các bang phụ trách. Tiểu bang chỉ quy định về kích cỡ, số lượng chữ và số cần phải có trên mỗi biển, loại xe và màu sắc với loại xe chuyên dụng của các cơ quan chính phủ, quân đội…
Nếu người dân cần biển đẹp, khi chọn xong trên hệ thống, sẽ phải đóng phí làm biển và phí biển đẹp trả theo năm sử dụng thực tế. Ngoài ra, lựa chọn kích cỡ hay màu sắc cũng có thể phải mất thêm các chi phí phát sinh. Biển đẹp này có thể được giữ lại khi bán xe và lắp cho xe mới mua, nhưng khi bán xe mà muốn hay không muốn giữ lại biển đẹp thì phải nêu rõ trong thông tin bán lại xe trên các website như carsales.com.au để người mua biết.
|
Các chữ số trên biển, thậm chí cả màu sắc và kiểu dáng của biển số đều có thể chọn online tại Úc. |
Ví dụ, tại tiểu bang NSW, nếu có nhu cầu cấp biển đẹp, người có nhu cầu sẽ lên website www.myplates.com.au để lựa chọn (tại tiểu bang Victoria thì địa chỉ khác).
Đầu tiên tìm đúng loại/hạng xe, sau đó nhập đúng biển mình mong muốn có (tuân theo nguyên tắc về số lượng chữ số+ chữ, hoặc chỉ số hoặc chỉ chữ trên biển do từng bang quy định) sau đó dùng lệnh “Tìm kiếm” để hệ thống tự lọc xem biển khách hàng cần đã bị đăng ký chưa, nếu biển đó chưa được đăng ký thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký cho cá nhân/công ty mình (tại NSW là tới 6 ký tự số hoặc chữ).
Ví dụ, nếu muốn đăng ký biển đẹp cho báo Vietnamnet tại NSW chẳng hạn, thì theo nguyên tắc, chúng ta sẽ tìm được biển đẹp nhất sẽ là VNMNET, khi đó hệ thống sẽ trả về kết quả là chưa được đăng ký và người/công ty/tổ chức có thể đăng ký biển này cho mình.
|
Độc giả tại Úc thử đăng ký biển số đẹp cho báo VietNamNet trên hệ thống. |
Hệ thống cũng đưa ra mức phí phải đóng (phí làm biển + phí năm + phí màu sắc/thiết kế đặc biệt nếu có). Bên cạnh đó, còn có gợi ý cho người đăng ký một số ký tự khác mà hệ thống AI tự nhận biết là biển đẹp và chưa đăng ký để có thể lựa chọn.
|
Với biển số được thiết kế riêng, chủ xe sẽ phải mất thêm phí. |
Bước sau cùng là lựa chọn biển mình cần, màu sắc, thiết kế mình thích và tiến hành đăng ký và thanh toán online.
Biển sẽ được gửi về tận địa chỉ khách hàng yêu cầu hoặc tới nơi mua xe của khách hàng được chỉ định.
Toàn bộ quá trình này thực hiện online, qua app và hoàn toàn minh bạch, công khai, không có tiêu cực và nguyên tắc “First come, First served” (Ai đăng ký trước được trước).
Ví dụ trong trường hợp này, sau khi chọn xong mẫu thiết kế (kiểu châu Âu) thì số tiền đăng ký biển VNMNET là $469/năm. Hình thức này áp dụng cả đăng ký xe mới, xe cũ, hoặc đơn giản là chỉ muốn đổi biển xe đang sử dụng sang biển mới.
|
Biển sẽ được "ship" về tận địa chỉ khách hàng yêu cầu. |
Được biết một dự thảo về cấp biển số đẹp và đấu giá biển số đẹp tại Việt Nam đang được cơ quan chức năng dự thảo lấy ý kiến.
Hy vọng các kinh nghiệm từ Úc trên đây sẽ là những gợi ý cho cơ quan chức năng tham khảo. Về phía cơ quan nhà nước, ngoài việc phải công khai hoá và minh bạch mọi hồ sơ, thủ tục để người dân thuận lợi khi đến làm thủ tục, cần thiết phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các khâu, các công đoạn của quá trình đăng ký, thực hiện liên thông thủ tục hành chính hoặc tập trung một đầu mối quản lý thống nhất (về lâu dài), đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc đăng ký, đăng kiểm, đấu giá/bán/mua biển số đẹp.
Độc giả Lê Minh Toàn(Australia)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết, video về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet qua địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Đấu giá biển số xe: Mũi tên trúng hai đích
Đề xuất cấp biển số đẹp thông qua đấu giá của Bộ Công an đang nhận được sự quan tâm lớn của dự luận. Nếu đề xuất trên được thực hiện sẽ tạo ra lợi ích kép cho cả người dân và ngân sách Nhà nước.
" alt="Đăng ký, đăng kiểm, mua bán biển số đẹp: Kinh nghiệm từ Úc"/>
Đăng ký, đăng kiểm, mua bán biển số đẹp: Kinh nghiệm từ Úc
Việc sử dụng xe với động cơ điện chắc chắn sẽ khiến cho khách hàng quan tâm đến một vài vấn đề mới - vốn chưa từng có khi dùng xe động cơ đốt trong. Dưới đây là những điều cần nắm khi quyết định mua xe điện.
Quãng đường di chuyển
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nói về xe điện. Trước đây những mẫu xe điện thường có phạm vi hoạt động chỉ bằng một nửa xe dùng động cơ đốt trong, tuy nhiên thời điểm hiện tại điều này không còn chính xác.
|
Ô tô điện ngày nay có phạm vi hoạt động không thua kém xe dùng động cơ truyền thống. Ảnh: VinFast. |
Với sự phát triển của công nghệ, xe điện ngày nay có khả năng đi một hành trình dài không thua kém xe dùng máy xăng hay diesel. Chẳng hạn Mercedes EQS được ra mắt gần đây có quãng đường di chuyển tối đa hơn 775 km.
Trong vài ngày tới, VinFast sẽ giới thiệu chiếc VF e34 - mẫu xe điện phổ thông đầu tiên tại Việt Nam. VF e34 có quãng đường di chuyển tối đa khoảng 300 km, tương đương các mẫu xe hạng A, B trên thị trường. Vào năm sau, Thaco cũng gia nhập sân chơi này với mẫu Kia EV6, phạm vi di chuyển khoảng 500 km.
Mức tiêu thụ năng lượng của ôtô điện tỉ lệ thuận với tốc độ, trong khi xe dùng động cơ đốt trong truyền thống có thêm bộ số nên khi di chuyển ở tốc độ hợp lý sẽ tiết kiệm hơn chạy chậm. Bên cạnh đó, phạm vi di chuyển của xe điện cũng bị tác động không ít bởi nhiệt độ môi trường cũng như tình trạng động cơ.
Trạm sạc và thời gian sạc
Để ngành công nghiệp xe điện phát triển tại một quốc gia, mạng lưới trạm sạc là điều được quan tâm hàng đầu. Tại Việt Nam, VinFast đã triển khai lắp đặt hơn 2.000 trạm sạc ở nhiều địa điểm khác nhau, đây được xem như một bước đi quan trọng trước khi ra mắt ôtô điện.
|
Mạng lưới trạm sạc ảnh hưởng nhiều đến doanh số xe điện tại một quốc gia. Ảnh: Bối Hạ. |
Thông thường, vị trí đặt trạm sạc thường là bãi giữ xe của trung tâm thương mại hay chung cư, các trạm dừng chân trên cao tốc, quốc lộ... Tùy thuộc vào địa điểm, nhà sản xuất sẽ quyết định loại trạm sạc được bố trí, chẳng hạn như trạm dừng chân cần loại sạc công suất cao, trong khi tại chung cư có thể bố trí loại sạc thường hoặc sạc chậm để tối ưu chi phí.
Nếu như xe xăng hay diesel chỉ mất 5-10 phút là đủ để đổ đầy nhiên liệu, xe điện cần ít nhất là 45-60 phút. Cho đến hiện tại thì thời gian sạc pin vẫn là bài toán nan giải với các nhà sản xuất xe điện.
Thời gian nạp đầy năng lượng cho ôtô điện phụ thuộc vào 2 yếu tố: Công suất trạm sạc và dung lượng bộ pin lắp trên phương tiện. Các hãng xe điện trên toàn cầu triển khai hệ thống sạc với nhiều tên gọi khác nhau, công suất sạc cũng có sự khác biệt tùy theo địa điểm lắp đặt.
|
Công nghệ sạc nhanh là trợ thủ đắc lực cho xe điện. Ảnh: Tesla. |
Công nghệ sạc nhanh được xem là "trợ thủ" đắc lực cho ôtô điện, công nghệ này sẽ giúp sạc pin lên một mức nhất định, dù không đủ 100% nhưng vẫn đủ để chiếc xe tiếp tục được hành trình thêm một đoạn. Chẳng hạn như các mẫu xe Tesla có khả năng di chuyển thêm 320 km sau 15 phút cắm sạc tại các trạm sạc 250 kW.
Kết luận
Ô tô điện sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, với những nâng cấp về hệ thống pin để đi được xa hơn, hệ thống sạc để nạp năng lượng nhanh hơn, và thậm chí là hệ thống cho thuê pin để người dùng không cần phải chờ đợi.
Một khi những điểm quan trọng nhất của xe điện được nâng cấp nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ, xe điện sẽ dần dần thay thế được những mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong.
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khoảng trống trong tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho xe điện ở Việt Nam
Tổng số tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho các phương tiện cơ giới đường bộ là 260, nhưng chỉ có 39 tiêu chuẩn áp dụng cho xe điện. Thực tế này đòi hỏi cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện trước khi xe điện trở nên phổ biến trong tương lai gần.
" alt="Những điều nhiều người quan tâm khi sử dụng ôtô điện"/>
Những điều nhiều người quan tâm khi sử dụng ôtô điện