Đang có một xu hướng đáng báo động rằng cha mẹ bỏ quên con cái họ ở mọi lứa tuổi, chú ý tới điện thoại và máy tính bảng hơn là những thứ xung quanh.
Trẻ cần cha mẹ đáp lại khi chúng tức giận, buồn bã, thất vọng hay phấn khởi, giờ đây chúng sẽ thấy mình phải cạnh tranh với chiếc điện thoại để có được điều đó.
Tương tự, vừa qua hãng bảo mật Kaspersky Lab công bố ra rất nhiều con số cho thấy internet đang ngày càng là nguyên nhân của những mối bất hòa và ngăn cách trong các gia đình hiện đại.
Qua khảo sát hơn 3.700 gia đình tại 7 quốc gia, họ đã chỉ ra: 23% số bậc phụ huynh cho biết con cái họ thích online hơn là nói chuyện với họ; 42% bậc cha mẹ không kết bạn với con mình trên mạng xã hội và 18% trong số đó cho rằng việc này có thể khiến cho con họ cảm thấy xấu hổ…
Tấm Passport trở về tuổi thơ
Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra, những đứa trẻ thời hiện đại thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện tình cảm với những người thân của chúng. Điều này cũng dẫn đến hệ lụy sau này khi trưởng thành sẽ khiến con bạn khó khăn khi hình thành mối quan hệ thân thiết với bạn đời hoặc con cái.
Việc cha mẹ chơi với trẻ sẽ giúp đưa bạn và con lại gần nhau hơn, xây dựng mối ràng buộc tồn tại vĩnh cửu. Ngoài ra, khi có sự gắn kết thân thiết giữa cha mẹ và con cái, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh những hành vi và suy nghĩ tiêu cực hoặc không đúng đắn của trẻ.
Chính vì thế, với mong muốn tạo nên một vùng đất của trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, lần đầu tiên thương hiệu Mamamy tổ chức Lễ Hội Chơi tại Vùng đất Tò Mò (ở Hà Nội). Sở dĩ đặt tên là Vùng đất tò mò vì sự tò mò chính là nơi trí tưởng tượng bắt đầu. Từ đây, trẻ con khát khao được khám phá thế giới.
Mamamy cũng tạo ra một cơ hội để cha mẹ có cơ hội hiểu con mình hơn, gần gũi với con cái hơn. Tận mắt chứng kiến những gì diễn ra ở Lễ hội chơi, nhiều cha mẹ đã nhận thấy rằng, chính người lớn mới là những người cần phải học, phải nhìn gương con trẻ. Lễ hội chơi tổ chức trong thời tiết bất lợi, nắng mưa bất thường song hàng nghìn trẻ em vẫn ngay ngắn, kiên trì xếp hàng đợi đến lượt hoặc tham gia các trò chơi.
Trong không gian đô thị xanh của Ecopark, chương trình kéo dài 1 ngày của Mamamy các bạn trẻ vui chơi, ăn uống tại Vùng đất tò mà không hề có một cọng rác nào. Cả một rặng ổi trĩu chịt quả trong khuôn viên lễ hội vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị vặt hái tan hoang như người ta thường thấy trong các lễ hội.
Hai ông bố của chương trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?” là MC Phan Anh và đạo diễn Trần Lực đã cùng tham gia với các con, như khơi dậy trong mỗi người làm cha mẹ không khí gia đình mà đôi khi họ vô tình lãng quên để đổi lấy những bon chen công việc hoặc những cái nhấn like ảo trên mạng xã hội.
Nhìn trẻ con đắm mình trong các trò chơi dân gian, dầm mình trong bể bọt khổng lồ hay nhôm nhoam kẹo bông miễn phí, không ít bố mẹ hồi tưởng đến tuổi thơ của mình. Ý tưởng thiết kế quyển sổ hộ chiếu dành cho cư dân của Vùng đất tò mò của Mamamy bất ngờ trở thành tấm vé đi tuổi thơ của chính bậc cha mẹ. Đồng thời đặt nền tảng giáo dục cho một thế hệ “cư dân văn minh”
Chị Hoa và bé Trí Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản
Cùng nghe chị Hoa kể lại kỷ niệm lần giả làm lao công để thực hiện buổi quan sát đầy bất ngờ ở trường mẫu giáo Nhật Bản:
9h sáng mẹ đưa bạn đến trường, chào tạm biệt như mọi khi, sau đó được cô hiệu phó dẫn đi thay đồ. Toàn bộ quần, áo, áo tạp dề, tất chân, khăn quấn đầu, giày đi trong nhà, khẩu trang, giày đi bên ngoài được chuẩn bị sẵn.
Hôm nay có mình và hai mẹ nữa tham gia, ban đầu lo hoá trang thế nào cũng bị phát hiện, thế mà sau khi thay đồ, bịt khăn quấn đầu, đeo khẩu trang kín mít, mình nhìn một hồi mới nhận ra mẹ bạn Sana, lại được các cô bảo yên tâm, ít trường hợp bị lộ, con mà mà có nhìn vô mắt thì nhớ quay đi chỗ khác nhanh, coi như không quen biết là được nên yên tâm.
Hoá trang xong, cầm cái khăn lau giả vờ vào phòng dọn dẹp và bắt đầu quan sát.
Lớp học của các bé có rất nhiều sách truyện được sắp xếp gọn gàng
- 9 giờ: Các bạn đến lớp xong sẽ tự do chơi thoải mái đồ chơi. Bạn thì chơi búp bê, bạn thì ngồi ghép hình cho khớp với ô, bạn chơi bóng... Su ngồi xếp lego một hồi thì lấy xe ra chơi cùng bạn Hayato, hai bạn vừa chơi vừa thi nhau gào "Bư bư" (tiếng xe chạy) , thi thoảng giật xe của nhau nhưng diễn biến hoà bình vui vẻ.
- 9h20: Giờ ăn nhẹ buổi sáng. Cô phụ trách nấu nướng đẩy xe đồ ăn vào phòng gọi các bạn “Giờ ăn đến rồi, hôm nay có sữa chua, bánh qui và trà lúa mạch nhé". Thế là các bạn chạy tới bàn ăn, ngồi đúng vị trí của mình, nghiêm chỉnh đợi các cô đeo tạp dề, lau tay. Lớp Su 12 bạn, có hai cô trông chính, mỗi cô phụ trách 6 bạn, chia làm hai bàn. Các cô vừa lau mặt cho từng bạn vừa hát bài gì đó mà các bạn tỏ vẻ rất vui, hoan hô đủ kiểu.
Xong mỗi bạn được phát hai cái bánh, một hũ sữa chua, một ly trà. Tất cả đều tự xúc, tự cầm ly uống ngoan ngoãn. Bạn nào ăn xong thì đưa lại chén bát cho cô, đứng dậy không quên kéo cái ghế lại cho ngay ngắn vào bàn.
Tấm bảng ghi thực đơn các món ăn trong ngày
- Hơn 10 giờ
Xong là đến màn thay bỉm, chuẩn bị đi ra ngoài chơi. Cô vừa ra hiệu “đi ra ngoài chơi", mở cửa phòng một phát là tất cả các bạn nhanh như chớp lao ra ngoài, đến đúng vị trí bỏ mũ của mình lấy mũ, vô cùng nhanh gọn rồi cùng chạy ra cầu thang xuống tầng 1.
Ngạc nhiên nhất là khúc này, đến cầu thang tất cả cùng quay mông lại và bò xuống, nhìn nguyên một đám bé xíu, đầu đội mũ hồng, bò bò xuống cầu thang, rồi các cô lại hoà nhịp “xuống nào, xuống nào" mà không nhịn được cười, quá sức dễ thương. Xuống dưới tầng là tự chạy tới đúng hộp để giày của mình, cầm ra cho các cô đi vào cho.
Ra đến sân trước khi lên xe đẩy thì ngồi ở bậc sân để cô điểm danh, trật tự và nhanh lẹ.Hôm nay lịch trình của các bạn là sẽ đi xem tàu, vì trường gần đường tàu chạy qua.
Cô vừa ra hiệu “đi ra ngoài chơi", mở cửa phòng một phát là tất cả các bạn nhanh như chớp lao ra ngoài, đến đúng vị trí bỏ mũ của mình lấy mũ, vô cùng nhanh gọn.
- Hoạt động đi ngắm tàu hoả
Đoạn đường khoảng hơn 200m thôi mà bao nhiêu thứ mới lạ, đầu tiên là gặp con chó đang đi cùng một bác già mà các bạn gào lên "Wan wan" um sùm, xong “bye bye" kịch liệt, rồi đi qua mấy chậu hoa cũng chỉ chỏ, đi qua cửa kính của một cửa hàng, thấy hình mình trong kính thì giơ tay làm trò, ồ à xì xồ, rồi đi ngang qua hai chậu cá nhà nào để trước nhà lại chào cá, “bye bye” cá...
Đến nơi là một con đường nhỏ, một bên là đường tàu chạy, có hàng rào, môt bên là hàng cây mát rượi, có bậc thềm nhỏ. Ngồi đợi tàu chạy qua,sự háo hức ngón trông hiên rõ, mỗi lần có tiếng kẻng kêu “kan kan” là các bạn đứng dậy ra đu hàng rào ngóng tàu, reo hò phấn khích. Hôm nay trời nắng to, xem được ba bốn lần tàu chạy là đã nắng lắm rồi nên phải về lại trường.
Chiếc xe đẩy đặc trưng của các trường mẫu giáo Nhật
Các em bé đứng ngắm xem tàu hoả, đây là một hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ
- Đây là khúc mà mình cảm động nhất, muốn khóc luôn
Lúc đi mình thấy mỗi xe đều có một bạn sẽ xuống đẩy cùng với cô, nghĩ đơn thuần là chắc mấy bạn không chịu đứng lên xe, đòi đi bộ. Thì ra không phải, các bạn sẽ thay phiên nhau đẩy xe, đợt về hôm nay là tới phiên bạn Su.
Trời nắng, đoạn đường hơn 200m mình nghĩ chắc Su chỉ đẩy nừa đường là cùng, vậy mà bạn đẩy đến cuối cùng, tay cứ bám thành xe, mặt đôi khi nhăn lại vì nắng nhưng không hề dừng lại, xong lại còn chơi "inai inai ba (ú oà) với các bạn đứng trên xe.
Nhìn bạn nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ bừng, xong đến nơi được cô khen vì giúp cô, đã cố gắng nhiều " Viet kun, arigato yoku ganbatta ne", bạn cười tươi ơi là tươi mà lúc đó muốn chạy lại ôm bạn ghê gớm!
Con trai chị Hoa phụ trách giúp cô đẩy các bạn về lại trường
Về tới trường, xuống xe là ngồi bậc thềm điểm danh đầy đủ, cất dép vào vị trị, tự leo lên cầu thang, cất mũ, trước khi vào lại phòng từng bạn ngồi xuống để cô lau chân, vào phòng chạy đến chỗ rửa tay để cô rửa cho.
Tất cả các hành động đều diễn ra trật tự, tự lập, các cô chỉ nhắc miệng thôi. Xong các cô đọc ehon ( sách ảnh), các bạn ngồi nghe chăm chú, thích thú lắm luôn, chẳng bù ở nhà mẹ đọc là bạn ý cứ đòi lật trang khác cho nhanh.
-11h20
Tới giờ ăn trưa, cô phục vụ lại đẩy xe đồ ăn vào, nói to "giờ ăn trưa tới rôi, hôm nay có bánh mì, thịt gà, canh đậu hũ và rau xà lách nhé". Các bạn nhanh chóng ngồi vào ghế, cô đeo tạp dề, lại hát bài gì đó trước khi ăn, các bạn lại vỗ tay vui vẻ.
Bữa trưa diễn ra không suôn sẻ như ban sáng, bắt đầu có bạn không muốn ăn, bạn thì chỉ ăn bánh mì, không chịu ăn rau, bạn thì chỉ nghịch. Thịt gà hôm nay các cô không cắt nhỏ hẳn, để nguyên miếng nên nhiều bạn không cắn được dứt ra, đâm ra toàn bỏ thịt. Mình cứ nghĩ sao cô không cắt nhỏ ra cho dễ ăn nhỉ, vì thây Su cũng muốn ăn mà không cắn đuọc thêm nên bỏ nửa. (lúc về cô mới giải thích là để tập dần cho các bạn tự dùng răng cửa cắn miếng nhỏ cho quen).
30 phút ăn trưa, cô phải xoay mòng mòng, mình thấy mà chóng mặt. Thế nào mà cuối cùng các bạn cũng đều ăn gần hết phần của mình chứ.
Ăn xong đến tiết mục thay quần áo, thay bỉm chuẩn bị đi ngủ, có bạn đi ị luôn lúc này, các cô lại phải thay chùi rửa đủ kiểu. Mình đến giờ này theo dõi không thôi mà còn thấy chóng mặt. Thực sự hâm mộ các cô.
Mẫu minh hoạ các món ăn của bé cho cha mẹ dễ hình dung quan sát
- 12h giờ:
Tất cả trong tình trạng sạch sẽ no nê, được lùa qua phòng bên cạnh, chăn nệm của từng bạn đã được trải sẵn. Cô ngồi giữa các bạn, xoa đầu xoa chân, hát ru, một hồi là các bạn khò khò ngon lành hết. Quá vi diệu, không một tiếng khóc.
Bạn ngủ xong là mẹ hết giờ hoá trang, xuống nói chuyện với cô rồi về. Các bạn ngủ trưa dậy là sẽ được chơi, 3 giờ chiều ăn thêm một bữa nhẹ nữa, nhảy mùa hát hò và chờ ba mẹ tới đón, kết thúc một ngày ở nhà trẻ.
"Mới hai tháng thôi mà con đã học được nhiều thứ như thế này, từ những điều nhỏ nhất, tỉ mỉ nhất, thật lòng khâm phục và biết ơn các cô giáo rất nhiều. Hơn hết là cảm giác yên tâm, hanh phúc vì con đang được học ở một môi trường thật tốt, mà nếu chỉ ở với ba mẹ không bao giờ có được" chị Hoa hạnh phúc kết luận.
Lối vào khu vườn như miền cổ tích của gia đình chị Thảo
Anh chị dùng khoảng rộng để xây nhà ở, dành một nơi riêng làm vườn trồng hoa. Diện tích còn lại chị Thảo trồng rau sạch cung cấp cho gia đình.
Với tình yêu thiên nhiên, khi xây dựng ngôi nhà mới, anh chị đã đưa nhiều sỏi đá tự nhiên vào để trang trí cổng, lối đi. Chị Thảo còn tự tay nhặt những viên sỏi ở sông về và tự ghép thành cánh hoa, trang trí cho ngôi nhà của mình. Bước vào khu vườn của anh chị, người ta có cảm giác như đang ở khu sinh thái, được thỏa sức hòa mình với thiên nhiên.
Nữ giáo viên đúc kết bài học chăm con từ việc trồng cây, chăm vườn
Chị Thảo tự tay tạo hình sỏi đã cho lối đi, gốc cây cũng được trang trí tỉ mỉ.
Nói là vậy nhưng công việc lại không hề đơn giản chút nào. "Đá xếp luống phải thuê người tìm về. Sỏi làm lối đi trong vườn cũng phải thay 2 lần để cho các con có thể dễ dàng đi lại. Đất trồng rau vì không có kinh nghiệm cũng phải thay 2 lần. Mỗi lần làm, thuê nhân công rất tốn kém", chị Thảo bộc bạch.
Bắt tay vào trồng rau, chị Thảo mới thấm sự vất vả. Ngoài chi phí để đầu tư cải tạo đất, mua phân, trấu... việc chọn giống và ươm cây cũng rất quan trọng. Mong muốn trồng một vườn rau hữu cơ, cho ra những sản phẩm rau sạch, chị Thảo đã đổ rất nhiều mồ hôi công sức cho khu vườn.
Mỗi luống rau chị đều để một lối đi riêng bằng sỏi để con cái có thể vào chăm sóc, vui chơi
Mọi thao tác anh chị đều phải chung tay làm thì mới yên tâm. Dù đã không ít lần thất bại, cây trồng không phát triển lại thêm sâu bệnh, nấm mốc, chị Thảo vẫn cố gắng hết mình.
Mỗi ngày, chị dành 1,5 đến 2 tiếng để chăm sóc cây. “Vì không phun thuốc sâu nên phải chăm cây kĩ lắm, nhãng ra là hỏng luôn. Mùa cà chua vừa rồi, vì bé thứ hai ốm mà sau đúng một tuần mình hỏng cả 3 giàn cà chua đang sai trĩu quả. Từ lúc gieo hạt đến ngày đó mất bao thời gian và công sức nên mình tiếc lắm, buồn bã ngơ ngẩn cả một ngày”, chị Thảo nói.
Các loại rau được chị Thảo trồng xe kẽ, đầy đủ từ rau thơm đến rau ăn lá, củ quả
Dù chồng chị đã làm hệ thống tưới nước tự động nhưng cứ hai ngày một lần chị phải hoà nước ngâm rau củ quả bón từng gốc. Mỗi buổi chiều như vậy, chị phải xách không biết bao nhiêu xô nước 20 lít đi tưới khắp vườn. Công việc tuy vất vả nhưng nhìn những gốc cây lớn lên từng ngày, lòng chị lại ấm áp.
“Cứ tầm 2 tuần 1 lần mình lại nhờ người đến giúp những việc nặng nhọc như chuyển đất, chuyển cây, trộn đất, làm giàn... Những việc như vậy nếu không nhờ thì người chân yếu tay mềm như mình không thể làm nổi”, nữ giáo viên tâm sự.
Dù vất vả nhưng chị Thảo luôn lấy niềm vui làm động lực
Mỗi loại rau trồng theo phương thức hữu cơ tốn rất nhiều công sức và thời gian. Muốn gia đình có bữa cơm đầy đủ các loại rau, chị Thảo thường xuyên phải trồng xen kẽ rau gia vị, rau thơm, rau xanh ăn lá, củ quả….
Mỗi luống rau, anh chị đều làm lối đi riêng để gia đình, con cái tiện đi lại chăm sóc. Vậy nên dù vườn khá rộng thì sản lượng rau thu hoạch cũng không quá lớn, chỉ đủ cho cả gia đình.
Nhìn khoảng sân vườn rộng được trang trí tỉ mỉ từ lối đi, luống rau, hoa lá đã đủ thấy chị Thảo là người tâm huyết thế nào. Chị yêu vườn, yêu thiên nhiên như yêu con cái của mình. Với chị, việc làm vườn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là đam mê, nó còn là bài học về sự chăm sóc, giáo dục con cái.
Rau cũng có thể trở thành hoa trang trí nhà cửa
Rau quả được chị Thảo biến thành thú vui tao nhã mỗi khi nhàn rỗi.
Ngoài rau, chị Thảo còn trồng xen kẽ các loại hoa.
“Với tôi, làm vườn là một công việc tuyệt vời không chỉ bởi vì kết quả là hoa thơm trái ngọt, mà thông qua quá trình làm vườn, tôi đã đúc kết được cho mình nhiều triết lý sống. Đặc biệt là những triết lý trong việc giáo dục con cái.
1. Muốn cây sống khoẻ, trước tiên bạn phải làm tốt khâu làm đất, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, diệt nấm mốc, sâu bệnh. Muốn đứa trẻ lớn lên mạnh khoẻ cả về thể chất và tinh thần, cha mẹ phải đem đến cho con một môi trường sống an toàn lành mạnh, tràn ngập tình thương và hạnh phúc.
2. Muốn cây sống khoẻ bạn nhất định phải chăm chút hàng ngày. Nếu cây mắc bệnh, hãy chữa trị kịp thời. Muốn con ngoan bạn cũng phải theo sát con từng ngày nhưng không phải kiểm soát. Đồng hành cùng con trên mỗi bước trưởng thành, phát hiện và uốn nắn con kịp thời khi con lệch lạc.
Chị Thảo đặt rất nhiều tâm huyết vào vườn tược, đúc kết nhiều bài học giáo dục con cái từ đam mê làm vườn.
3. Để làm vườn tốt, bạn phải có kiến thức về làm đất, mùa vụ, cách chăm sóc và xử lý sâu bệnh của từng loại cây khác nhau. Làm cha mẹ bạn lại càng cần phải có kiến thức về dinh dưỡng, sức khoẻ, kiến thức về tâm lý lứa tuổi. Trồng cây bị chết bạn có thể trồng cây khác nhưng việc nuôi dạy con không cho phép bạn phạm sai lầm.
4. Khi ngắm một cái cây tươi tốt thì phải hiểu người chủ đã yêu và chăm chút cái cây thế nào. Nhìn một đứa trẻ chăm ngoan học giỏi đừng ghen tị sao cha mẹ đứa trẻ tốt số, mà phải hiểu rằng cha mẹ đứa trẻ đã vất vả bao nhiêu, họ có thể đã phải hi sinh rất nhiều.
5. Bạn bè ngắm cây trái trong vườn nhà tôi rồi khen tôi mát tay, mà không biết rằng để có được ngày hôm nay tôi đã thất bại nhiều lắm. Số cây tôi trồng bị chết cũng không hề ít. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại lao vào tìm hiểu xem mình sai ở khâu nào. Tôi học ở mọi nơi, mọi người, học từ các chuyên gia cho tới những người bạn xung quanh.
Tôi có 3 đứa con, nhưng mỗi khi con chưa làm tôi hài lòng ở điểm gì tôi luôn lặng im suy ngẫm xem mình đã sai ở đâu trong quá trình nuôi dạy. Cha mẹ cần không ngừng học tập làm cha mẹ tốt thì kết quả chắc chắn sẽ là những đứa con ngoan ngoãn giỏi giang”.
Tú Linh
Ảnh NVCC
Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng
Đam mê trồng rau, chị Phạm Tuyết và chồng quyết định về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng 50m2 đủ loại cây trái.
评论专区